Baøi 18. Mol

26 171 0
Baøi 18. Mol

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT TP.BIÊN HOÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS LONG BÌNH TÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I KHỐI 8 NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN TOÁN I. Lý thuyết: A. Đại số: Câu 1: Quy tắc: - Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích lại với nhau. - Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mồi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích lại với nhau. Câu 2: Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ: 1) (A + B) 2 = A 2 + 2AB + B 2 . 2) (A – B) 2 = A 2 – 2AB + B 2 . 3) A 2 – B 2 = (A – B) (A + B). 4) (A + B) 3 = A 3 + 3A 2 B + 3AB 2 + B 3 . 5) (A – B) 3 = A 3 – 3A 2 B + 3AB 2 – B 3 . 6) A 3 + B 3 = (A + B) (A 2 – AB + B 2 ). 7) A 3 – B 3 = (A – B) (A 2 + AB + B 2 ). Câu 3: Có 5 phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử: - Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung. - Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức. - Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử. - Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp. - Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách mổ xẻ và thêm bớt hạng tử. Câu 4: Quy tắc: - Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B, ta lấy phần hệ số chia cho phần hệ số, phần biến chia cho phần biến rồi nhân các kết quả với nhau. - Muốn chia đa thức A cho đa thức B ta chia mỗi hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau. - Chia hai đa thức cho một biến (SGK). Câu 5: Tính chất cơ bản của phân thức : - Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức 0 thì bằng một phân thức bằng phân thức đã cho. Biên soạn: Phạm Hoàng Phúc 1 A/B = A.M / B.M (M là một đa thức 0) - Nếu ta chia cả tử và mẫu của một phân thức cho một nhân tử chung của chúng thì được một phân thức bằng phân thức đã cho. A/ B = A:N / B:N (N là nhân tử chung) Câu 6: Muốn rút gọn phân thức ta làm như sau: - Phân tích tử và mẫu thành nhân tử chung. - Chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung. Câu 7: Quy tắc: * Phép cộng phân thức: + Cùng mẫu: - Muốn cộng hai phân thức có cùng mẫu thức, ta cộng các tử thức với nhau và giữ nguyên mẫu thức. + Khác mẫu; - Muốn cộng hai phân thức khác mẫu, ta quy đồng mẫu thức rồi cộng các phân thức có cùng mẫu thức vừa tìm được. * Phép trừ phân thức: - Muốn trừ phân thức A/B cho phân thức C/D, ta cộng A/B với phân thức đối của C/D: A/B – C/D = A/B +( -C/D) B. Hình học: Câu 1: Đònh lý tổng số đo các góc của đa giác. Câu 2: * Hình thang: - Đònh nghóa: hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song. * Hình thang cân: - Đònh nghóa: hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau. - Tính chất: + Trong hình thang cân, hai cạnh bên bằng nhau. + Trong hình thang cân hai đường chéo bằng nhau. - Dấu hiệu nhận biết: + Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân. + Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân. * Hình bình hành: - Đònh nghóa: hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song. - Tính chất: Trong hình bình hành: + Các cạnh đối bằng nhau. + Các góc đối bằng nhau. + Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. - Dấu hiệu nhận biết: + Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành. + Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành. + Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành. + Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành. + Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành. * Hình chữ nhật: - Đònh nghóa: hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông. - Tính chất: + Hình chữ nhật có đầy đủ tính chất của hình thang cân và hình bình hành. Biên soạn: Phạm Hoàng Phúc 2 + Trong hình chữ nhật hai đường chéo bằng nhau, cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. - Dấu hiệu nhận biết: + Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật. + Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật. + Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật. + Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật. * Hình thoi: - Đònh nghóa: hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau. - Tính chất: Trong hình thoi: + Hai đường chéo vuông góc với nhau. + Hai đưòng chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi. - Dấu hiệu nhận biết: + Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi. + Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi. + Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc vơí nhau là hình thoi. + Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi. * Hình vuông: - Đònh nghóa: hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và có bốn cạnh bằng nhau. - Tính chất: Trong hình vuông: + Hai đường chéo bằng nhau, vuông góc với nhau, cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. + Mỗi đường chéo là đường phân giác của các góc hình vuông. - Dấu hiệu nhận biết: + Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông. + Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông. + Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình vuông. + Hình thoi có một góc vuông là hình vuông. + Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông. Câu 3: Công thức: * Tính diện tích hình chữ nhật: S = a . b * Tính diện tích hình vuông: S = a 2 * Tính diện tích tam giác vuông: S = ½ . a . b * Tính diện tích tam giác thường: S = ½ . a . h II. Bài tập: A. Đại số: (SGK) B. Hình học: (SGK) MÔN VẬT LÝ I. Lý thuyết: Câu 1: Chuyển động cơ học là sự thay đổi vò trí của một vật theo thời gian so với vật khác ( vật mốc). Biên soạn: Phạm Hoàng Phúc 3 Câu 2: - Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được tính bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vò thời gian. - Công thức tính vận tốc: v = s/t , trong đó: s :là độ dài quãng đường đi đựơc. t :là thời gian đi hết quãng đường đó. v:là vận tốc. Câu 3: - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian . - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. Câu 4: Cách biễu diễn vectơ lực: - Lực là một đại lượng vectơ. - Lực được biễu diễn bằng một mũi tên có: + Gốc: là điểm đặt của lực. + Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. + Độ dài biểu thò cường độ ( độ lớn) của lực theo tỉ lệ xích cho trước. - Vectơ lực kí hiệu là: F Câu 5: - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau. - Khi có lực tác dụng, một vật không thay đổi vận tốc đột ngột được, vì có quán tính. - Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang dứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này gọi là chuyển động theo quán tính. Câu 6 : - Ma sát có lợi nó lợi cho việc làm và có thể tăng lực ma sát. - Ma sát có hại, khi có ma sát có hại có thể giảm lực ma sát. Câu 7: - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bò ép. - Nguyên tắc hoạt động của bình thông nhau: + Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao. - Độ lớn của áp suất khí quyển: + Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tô – ri – xe – li, do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn vò đo áp suất khí quyển. Câu 8: - Áp suất: tác dụng của áp lực (áp suất) càng lớn khi áp lực càng mạnh và diện tích bò ép càng nhỏ. - Áp suất chất lỏng: chất lỏng gây áp suất lên đáy bình, thành bình và mọi điểm ở trong lòng chất lỏng. - Lực đẩy Ác – si – mét: có độ lớn bằng với trọng lượng của phần chất lỏng bò chiếm chỗ. - Công thức tính áp suất: p = F , trong đó: S F : là áp lực (N). S : là diện tích bò ép (m 2 ). p : là áp suất (N / m 2 ). - Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d . h, trong đó: d : trọng lượng riêng của chất lỏng (N / m 3 ). h : chiều cao của cột chất lỏng (m). Biên soạn: Phạm Hoàng Phúc 4 p : áp suất của cột chất lỏng. - Công thức tính lực đẩy Ác – si – mét: FA = d . V, trong đó: d : trọng lượng riêng của chất lỏng (N / m 3 ). V : thể tích phần chất lỏng bò vật chiếm chỗ (m 3 ). FA : lực đẩy Ác – si – mét. Câu 9: Điều kiện vật nổi, vật chìm: - Nếu ta thả một vật trong long chất lỏng thì: + Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác – si – mét FA nhỏ hơn trọng lượng P: FA < P. + Vật nổi lên khi: FA > P. + Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: FA = P. Câu 10: - Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật dòch chuyển. - Công thức tính công: A = F . s, trong đó: A : công cơ học (N . m). F : lực tác dụng làm vật dòch chuyển (N). s : quãng đường vật dòch chuyển (m). II. Bài tập: (SGK). Phần vận dụng (SGK). MÔN HOÁ HỌC Câu 1: Nguyên tử : - Khái niệm: nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện. - Các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử là hạt nhân và vỏ. Hạt nhân gồm proton, notron mang điện tích dương. Vỏ gồm các electron mang điện tích âm. - Vẽ cấu tạo nguyên tử: nguyên tử thì gồm hạt nhân và vỏ, vỏ thì có electron (e), hạt nhân thì có proton (P) và nơtron (n). Vỏ electron Hạt nhân Hạt nhân proton và nơtron. - Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vò Cacbon( viết tắt là đvC). Câu 2: Phân tử: - Khái niệm: phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. Đối với đơn chất kim loại thì nguyên tử là hạt hợp thành có vai trò như phân tử. - Cách tính phân tử khối cũng như tính phân tử khối và tính bằng đơn vò Cacbon (đvC). Câu 3: * Đơn chất: - Khái niệm: là những chất được tạo nên bằng một nguyên tố hoá học. - Phân loại: + Kim loại: ở thể rắn (trừ Hg), dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim. + Phi kim: đa số ở trạng thái khí (trừ C, P, S ở trạng thái rắn), không dẫn điện, dẫn nhiệt, không có ánh kim (trừ than, chì có ánh kim). Biên soạn: Phạm Hoàng Phúc 5 * Hợp chất: - Khái niệm: là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên. - Phân loại: + Hợp chất vô cơ. + Hợp chất hữu cơ. Câu 4: Đònh luật bảo toàn khối lượng: - Nội dung: trong phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia. - Áp dụng: dựa vào nội dung đònh luật bảo toàn khối lượng ta sẽ tính được khối lượng các chất còn lại khi biết được khối lượng các chất khi biết khối lượng các chất kia. MA + MB = MC + MD. Câu 5: - Quy tắc hoá trò: trong công thức hoá học, tích của chỉ số và hoá trò của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trò của nguyên tố kia. AxBy => a . x = b . y. (a, b là hoá trò của nguyên tố A, B). - Áp dụng tính hoá trò và CTHH của hợp chất: Chuyển tỉ lệ: x = b = b’ y a a’ Câu 6: * Lập phương trình hoá học: - Khái niệm: là biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học. - Các bước lập phương trình hoá học: + Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng (biết CTHH của chất tham gia và sản phẩm. + Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố (thêm hệ số vào đặt trước CTHH để số nguyên tử mỗi nguyên tố bằng nhau). + Bước 3: Viết phương trình hoá học (thay dấu ( ) thành dấu( ). * Ý nghóa của phương trình hoá học: - Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng. - Tỉ lệ này đúng bằng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phản ứng. Câu 7: * Công thức chuyển đổi khối lượng và mol: m = n . M -> n = m -> M = m, trong đó: M n m : là khối lượng của một lượng chất (g). n : là số mol (mol). M : là khối lượng mol (g). * Chuyển đổi giữa mol và thể tích chất khí: V(đktc) = n . 22,4 -> n = V , trong đó: 22,4 V : là thể tích của chất khí (đktc) (l). n : là số mol của chất khí (đktc) (mol). Câu 8: Mol: - Khái niệm: là lượng chất có chứa 6.10 23 nguyên tử, phân tử của chất đó. Biên soạn: Phạm Hoàng Phúc 6 - Cách tính khối lượng mol của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hay phân tử của chất đó. - Ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc), thì một mol bất kì chất khí nào bằng 22,4 l. - Ở điều kiện phòng (đkp), thì một mol bất kí chất khí nào bằng 24 l. II. Bài tập: Câu 1: Lập CTHH, PTHH. Câu 2: Đònh luật bảo toàn khối lượng. Câu 3: Chuyển đổi khối lượng, thể tích, mol. MÔN CÔNG NGHỆ Câu 1: - Hình biểu diễn phần vật thể lên mặt phẳng chiếu đối với người quan sát đứng trước vật vật thể gọi là hình chiếu của vật thể. - Có 3 loại phép chiếu: + Phép chiếu xuyên tâm. + Phép chiếu song song. + Phép chiếu vuông góc. Câu 2: - Phép chiếu vuông góc có 3 loại hình chiếu cơ bản: + Hình chiếu đứng. + Hình chiếu bằng. + Hình chiếu cạnh. Câu 3: Vò trí của các hình chiếu trên bản vẽ kó thuật: - Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng. - Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng. Câu 4: Bản vẽ kó thuật – hình cắt: - Khái niệm: bản vẽ kó thuật (gọi tắt là bản vẽ) trình bày những thông tin kó thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ. - Khái niệm: là hình biểu diễn vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt (khi giả sử cắt vật thể) lên mặt phẳng chiếu. Trên bản vẽ kó thuật thường dùng hình cắt để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể. Câu 5: Quy ước vẽ ren: - Ren có kết cấu phức tạp nên các loại ren được vẽ theo cùng một quy ước. * Ren nhìn thấy (ren ngoài): - Ren đựơc hình thành ở mặt ngoài của chi tiết. + Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm. + Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh, vòng chân ren chỉ vẽ ¾ vòng. * Ren bò che khuất: - Các đường đỉnh ren , đường chân ren và đường giới hạn ren đều được vẽ bằng nét đứt. Câu 6: Nội dung: * Bản vẽ chi tiết: bao gồm các hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kó thuật, khung tên. * Bản vẽ lắp: - Gồm: khung tên, hình biểu diễn, kích thước, bảng kê. Biên soạn: Phạm Hoàng Phúc 7 - Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng, kết cấu của một sản phẩm và vò trí tương quan giữa các chi tiết máy của sản phẩm. * Bản vẽ nhà: - Là một loại bản vẽ xây dựng thường dùng. - Gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng), xác đònh hình dạng, kích thước của ngôi nhà. Câu 7: Vật liệu cơ khí gồm 4 tính chất: - Tính chất cơ học. - Tính chất vật lí. - Tính chất hoá học. - Tính chất công nghệ. Câu 8: Người ta chia dụng cụ cơ khí ra làm 3 loại: - Dụng cụ đo và kiểm tra. - Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt. - Dụng cụ gia công. Phân biệt: - Dụng cụ đo vả kiểm tra: gồm có thước đo chiều dài và thước đo góc, trong thước đo chiều dài được chia ra thành 2 loại nhỏ là thước lá và thước cặp. - Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt: gồm mỏ lết, cờ lê, tua vít, etô, kìm. - Dụng cụ gia công: gồm búa, cưa, đục, dũa. Câu 9: - Mối ghép cố đònh là những mối ghép mà những chi tiết ghép không có chuyển động tương đối với nhau. - Mối ghép động là mối ghép mà những chi tiết được ghép có thể chuyển động tương đối với nhau. Ví dụ: - Mối ghép cố đònh: mối ghép bằng hàn, mối ghép bằng đinh tán, khung xe đạp… - Mối ghép động: mối ghép bản lề, trục vít, ổ trục… MÔN ÂM NHẠC I. Học hát: Câu 1: Hát thuộc lời các bài hát: - Mùa thu ngày khai trường. - Hò ba lí. - Tuổi hồng. - Lí dóa bánh bò. Câu 2: Hát thuộc lời bài tập đọc nhạc: TĐN số 1; 2; 3; 4. II. Tập đọc nhạc: - Tập viết tên các nốt : + Móc đơn: 0,5 phách. + Nốt đen: 1 phách + Nốt trắng: 2 phách + Nốt trắng chấm dôi: 3 phách. + Nốt móc kép: + Nốt móc đơn chấm dôi: + Nốt đen chấm dôi: 1,5 phách. Biên soạn: Phạm Hoàng Phúc 8 trên khuông nhạc. III. Nhạc lý: Câu 1: - Giọng song song là một giọng trưởng và một giọng thứ có chung hoá biểu. VD: Đô trưởng song song với giọng la thứ. Pha trưởng song song với rê thứ. - Giọng la thứ hoà thanh là giọng thứ có âm bậc 7 tăng lên nửa cung so với giọng la thứ tự nhiên. * Giọng la thứ tự nhiên: * Giọng la thứ hoà thanh: Câu 2: - Thứ tự các dấu thăng: FA – ĐÔ – SON – RÊ – LA – SI – MI. - Thứ tự các dấu giáng: SI – MI – LA – RÊ – SON – ĐÔ – FA. - Giọng cùng tên là một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng âm chủ nhưng khác hoá biểu. Câu 3: Gam thứ là hệ thống 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc, hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung như sau: I II III IV V VI VII (I) 1c 1/2c 1c 1c 1/2c 1c 1c - Giọng thứ là các bậc âm trong gam thứ được sử dụng để xây dựng giai điệu một bài hát (hay một bản nhạc) người ta gọi đó là giọng thứ kèm theo tên âm chủ. IV. Âm nhạc thường thức: Câu 1: Giới thiệu nhạc só: * Trần Hoàng: - Nhạc só Trần Hoàng tên thật là Nguyễn Tăng Hích (còn có bút danh là Hồ Thuận An), sinh năm 1928 ở Hải Long, tỉnh Quảng Trò. Ông nguyên là bộ trưởng bộ Văn Hoá – Thông tin. - Một vài sáng tác của ông như: lời ru trên nương, Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, thăm bến nhà rồng, lời Bác dặn trước lúc đi xa. - Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn Học – Nghệ Thuật. * Hoàng Vân: - Tên thật là Lê Văn Ngọ (còn có bút danh là Y-na)ï, sinh ngày 14 – 07 – 1930 tại Hà Nội. - Ông là một trong những nhạc só có nhiều đóng góp trong phong trào âm nhạc Việt Nam. Ông thành công trong việc sáng tác bài hát người lớn và trẻ em. - Một số ca khúc của ông như: em yêu trường em, ca ngợi tổ quốc, tình ca Tây Nguyên, bài ca xây dựng. Biên soạn: Phạm Hoàng Phúc 9 - Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn Học – Nghệ Thuật. * Phan Huỳnh Điểu: - Còn có bút danh là Huy Quang, sinh ngày 11 – 11 – 1924, quê ở Đà Nẵng. - Ông có nhiều sáng tác nổi tiếng như; bóng cây kơ-nia, những ánh sao đêm, thuyền và biển, đoàn vệ quốc quân, anh ở đầu sông em cuối sông : cùng các ca khúc thiếu nhi quen thuộc như: những em bé ngoan, nhớ ơn Bác, đội kèn tí hon. - Nhạc só Phan Huỳnh Điểu đã được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn Học – Nghệ Thuật. Câu 2: Một số nhạc cụ dân tộc: * Cồng, chiêng: - Là nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn, đường kính từ 20 cm cho đến 60 cm. Âm thanh như tiếng sấm rền. * Đàn T’ rưng: - Làm bằng các ống nứa to, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Âm sắc của đàn t’ rưng hơi đục, tiếng không vang to, vang xa nhưng khá đặc biệt. * Đàn đá: - Là một dụng cụ gõ cổ nhất ở Việt Nam, Được làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau. Thanh đá dài, to thì tiếng trầm, thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu 1: Hoạt động chính trò - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng, bảo vệ nhà nước, chế độ chính trò, trật tự an ninh xã hội, nhân đạo, bảo vệ mội trường sống của con người. Ví dụ : - Tham gia các hoạt động của đội, của đoàn, của trường đề ra. - Hoạt dộng thể dục, thể thao, văn nghệ. - Học tập văn hoá. Câu 2: Ý nghóa của hoạt động – chính trò: - Là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội. Câu 3: - Tôn trọng và học hỏi dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc. Luôn tìm hiểu và phát huy những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc. Câu 4: Ý nghóa của việc tôn trọng và học hỏi dân tộc khác: - Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng dất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc. - Trách nhiệm của người học sinh chúng ta là phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống văn hoá của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc. Câu 5: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư: - Làm cho đời sống văn hoá, tinh thần, ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng tình đoàn kết xóm giềng và tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội. Biên soạn: Phạm Hoàng Phúc 10 . lượng và mol: m = n . M -> n = m -> M = m, trong đó: M n m : là khối lượng của một lượng chất (g). n : là số mol (mol) . M : là khối lượng mol (g) mol và thể tích chất khí: V(đktc) = n . 22,4 -> n = V , trong đó: 22,4 V : là thể tích của chất khí (đktc) (l). n : là số mol của chất khí (đktc) (mol) .

Ngày đăng: 30/10/2013, 06:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan