THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀNMẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM
CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.1Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Phương Nam-Chi nhánh Đống Đa.
Đứng trước tình hình nhiệm vụ xây dựng một ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa năng và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mới, tại các khu vực đô thị, các khu công nghiệp và trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nước nhiều chi nhánh NHTMCP Phương Nam đă hình thành Ngày 27/9/2002, Ban lãnh đạo Hội sở Ngân hàng TMCP Phương Nam đã quyết định thành lập NHTMCP Phương Nam - chi nhánh Đống Đa, theo giấy phép số 0030/NH-GP với mục đích đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng, và nâng cao uy tín của NHTMCP Phương Nam trên địa bàn Chi nhánh Đống Đa trực thuộc trung tâm điều hành của Hội sở NHTMCP Phương Nam.
Ngân hàng có tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Phương Nam Viết tắt: Ngân hàng Phương Nam
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Southern Commercial Joint Stock Bank Trụ sở tại: Số 4, Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
Phương châm hoạt động: Tất cả vì sự thịnh vượng của Khách hàng.
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của NHTMCP Phương Nam - chi nhánh Đống Đa
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn - Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển.
- Vay vốn các tổ chức tín dụng khác - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác - Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
Trang 2- Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
2.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức của NHTMCP Phương Nam - chi nhánh Đống Đa.
Trang 3Chi nhánh NHTMCP Phương Nam hoạt động theo mô hình NHTM chi nhánh thông thường, là đơn vị hạch toán phụ thuộc, là đại diện theo uỷ quyền và có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Hội sở NHTMCP Phương Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Hội sở.
Trang 4Tại Chi nhánh, công tác tổ chức cán bộ luôn được coi là trọng tâm trong quá trình chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh Các phòng ban đã từng bước được hoàn thiện và đi vào hoạt động có hiệu quả Với hướng chỉ đạo phát triển, sẽ bố trí lực lượng lao động phù hợp với năng lực và yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ cũ kèm cặp, hướng dẫn cho cán bộ mới với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, an toàn, hiệu quả để phát triển Từ đó hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng ổn định và phát triển vững chắc, đời sống của cán bộ viên chức được nâng cao hơn.
2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Phương Nam - Chi nhánhĐống Đa trong những năm gần đây.
Trang 52.4.1 Công tác huy động vốn.
Mục đích của việc huy động vốn là đáp ứng yêu cầu vốn vay của mọi thành phần kinh tế dân cư và ngân hàng lại sử dụng chính nguồn vốn huy động được để thực hiện nghiệp vụ tín dụng của mình, tạo ra lợi nhuận và nguồn vốn quay vòng trong
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004, 2005, 2006)
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, với phương châm coi việc huy động vốn là công việc đầu tiên, làm nền tảng cho những hoạt động tiếp theo của quá trình kinh doanh, ngân hàng đã cố gắng trong công tác huy động vốn với nhiều hình thức huy động khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Chính vì vậy, nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng trưởng Năm 2004, tổng nguồn vốn huy động đạt 245 tỷ đồng tăng 5.1% so với năm 2005, tuy nhiên tốc độ tăng này thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng năm 2005 đạt 43%
2.4.2 Công tác sử dụng vốn.
Là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay Mặc dù môi trường kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn đối với một chi
Trang 6nhánh mới hoạt động trong thời gian ngắn, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, Chi nhánh luôn cố gắng để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, nhằm mục tiêu kinh doanh và an toàn vốn Trong những năm qua Chi nhánh đã góp phần tích cực cung ứng vốn kịp thời, đẩy mạnh công tác triển khai tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn cho mọi thành phần kinh tế Tổng dư nợ tăng trưởng liên tục qua các năm, số liệu được thể hiện trong bảng sau:
Trang 7Cùng với việc thực hiện đồng bộ các hoạt động ở trên, chi nhánh cũng quan tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp khác:
+ Công tác kế toán thanh toán: Chi nhánh đã tăng cường kỷ cương trong công tác kế toán, đảm bảo tuân thủ pháp luật và chế độ kế toán đã được Nhà nước và ngành quy định Với đội ngũ cán bộ ngày càng nâng cao, trình độ khoa học công nghệ tiên tiến nên công tác thanh toán và điều hành vốn đảm bảo nhanh chóng chính xác và tập trung Công tác chuyển tiền và quyết toán cuối năm được thực hiện nhanh gọn, an toàn và đạt chất lượng tốt.
+ Công tác tiền tệ kho quỹ: Doanh số thu chi tiền mặt cả năm 2006 là 247.520 tỷ VNĐ và 127 triệu USD (kể cả ngoại tệ khác được quy đổi) So với năm 2005 khối lượng VNĐ tăng hơn 50% nhưng vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối, lựa chọn tiền đủ tiêu chuẩn để phục vụ khách hàng.
+ Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ: Trên cơ sở nhiệm vụ kinh doanh, căn cứ vào chương trình kiểm tra của Hội sở NHTMCP Phương Nam, chi nhánh đã chủ động lập chương trình và thực hiện kiểm soát trên tất cả các mặt nghiệp vụ: Tín dụng, bảo lãnh, kế toán tài chính, tiền tệ kho quỹ, giao nhận tiền, chấp hành chế độ tại các quỹ tiết kiệm từ đó đôn đốc việc thực hiện chế độ quy định đi vào nề nếp
2.5 Thực trạng hoạt động Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTMCP
Phương Nam - Chi nhánh Đống Đa.
2.5.1 Tình hình chung
Trong những năm gần đây hoạt động thanh toán của chi nhánh cũng đã được chú trọng bên cạnh những hoạt động kinh doanh chính như: Huy động vốn và sử dụng vốn(cho vay) Càng ngày hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt càng trở nên quan trọng và có tác động qua lại khăng khít với các hoạt động khác Nó nổi lên như một hướng hoạt động mới cho tương lai của Chi nhánh Hiện tại Chi nhánh thực hiện hoạt động thanh toán với các hình thức TTKDTM bao gồm:
Trang 8a Séc chuyển khoản b Séc bảo chi.
c Uỷ nhiệm thu d Uỷ nhiệm chi Các loại khác.
Trong hoạt động TTKDTM ở Chi nhánh có nhiều hoạt động thực tế không trực tiếp liên quan tới khách hàng như: các hoạt động điều chuyển vốn trong nội bộ chi nhánh hay trong hệ thống cũng như ngoài hệ thống Những hoạt động này cũng làm phát sinh nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như: lệnh điều chuyển vốn nội bộ, giấy nợ tiền, phiếu thu, phiếu chi và các loại chứng từ khác Chúng đã đóng vai trò như các chứng từ, hoá đơn để chứng thực cho các hoạt động trên, không được Pháp luật cũng như thông lệ coi là hình thức thanh toán được chấp nhận rộng rãi, chúng chỉ được chấp nhận bởi những tổ chức nhất định trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể rất hạn chế Với những lý do trên, các hình thức TTKDTM dạng này sẽ không được các chủ thể có phát sinh quan hệ thanh toán(ở đây là các khách hàng của ngân hàng) coi là hình thức thanh toán thay cho tiền mặt.
2.5.2 Doanh số Thanh toán không dùng tiền mặt
Xuất phát từ đặc điểm ngân hàng là đơn vị kinh doanh tiền tệ, nguồn vốn chủ yếu là đi vay để cho vay, phục vụ nền kinh tế làm cho vốn tiền tệ sinh sôi Một trong số các nguồn vốn có khả năng sinh lời nhiều nhất cho hoạt động của ngân hàng là nguồn vốn thanh toán Để huy động nguồn vốn này ngoài việc mở rộng quy mô hoạt động, ngân hàng còn chú trọng đến việc vận động khách hàng mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng với thủ tục đơn giản, thuận tiện
Doanh số thanh toán qua Ngân hàng lớn hay nhỏ, một phần nói lên trình độ thanh toán của Ngân hàng, thương hiệu Ngân hàng…mặt khác cho thấy tình hình
Trang 9thực hiện công tác thanh toán nói chung và công tác TTKDTM qua Ngân hàng nói
(Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ thanh toán năm 2006)
Biểu đồ 1:Tình hình TTKDTM tại NHTMCP Phương Nam -Chi nhánh Đống Đa.
Qua bảng số liệu cho thấy tình hình TTKDTM của Chi nhánh diễn ra rất tốt trong 3 năm qua Nhìn chung doanh số đều tăng lên theo các năm:
+ Năm 2004 doanh số TTKDTM là 234.562trđ chiếm 75.1% trong tổng doanh số thanh toán
Trang 10+ Năm 2005 doanh số đạt 646.239trđ chiếm 76.5% tổng doanh số thanh toán chung và tăng 411.677trđ so với năm 2004.
+ Đến năm 2006 tỷ trọng TTKDTM đạt 78.9% với doanh số là 927.272trđ, tăng 281.033tr so với năm 2005 Điều đó đã chứng tỏ tính hữu dụng của công cụ TTKDTM trong nghiệp vụ thanh toán tại NHTMCP Phương Nam chi nhánh Đống Đa
Sở dĩ có sự tăng trưởng trong doanh số TTKDTM qua các năm xuất phát từ nhu cầu thanh toán ngày càng tăng trong nền kinh tế, việc mở tài khoản cá nhân đã trở nên dễ dàng và thuận tiện Người dân đã dần thấy được tính hữu dụng trong việc sử dụng tài khoản cá nhân cũng như việc sử dụng thẻ trong thanh toán Các doanh nghiệp cũng đều hướng tới thanh toán bằng chuyển khoản nên giảm áp lực về tiền mặt Mặt khác hoạt động TTKDTM tại Chi nhánh đạt được doanh số và tỷ trọng cao hơn so với thanh toán bằng tiền mặt là do Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác tiền tệ, kho quỹ, đáp ứng mọi nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng Trong công tác thanh toán, Chi nhánh luôn có sự đổi mới, nắm bắt kịp thời các chủ trương của ngành, vận dụng công nghệ tin học tiên tiến, hiện đại vào quy trình thanh toán để nâng cao chất lượng thanh toán.
Tuy nhiên, qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy doanh số thanh toán bằng tiền mặt cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ Điều này đòi hỏi ngành ngân hàng nói chung và chi nhánh NHTMCP Phương Nam nói riêng phải quan tâm nhiều đến vấn đề giảm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt Đồng thời Chi nhánh cũng cần phải sử dụng các biện pháp như quảng cáo, tuyên truyền về tính ưu việt của các hình thức TTKDTM để nâng cao tỷ trọng TTKDTM hơn nữa trong tổng doanh số thanh toán nói chung.
2.5.3 Tình hình sử dụng các hình thức Thanh toán không dùng tiền mặt.
Trang 11Các hình thức TTKDTM luôn được thay đổi cho phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế Chi nhánh đã tiếp nhận và triển khai thực hiện tốt nhằm khai thác triệt để tính năng động của nó
Bảng 4: Doanh số sử dụng các hình thức TTKDTM tại chi nhánh Đống Đa.
2 Uỷ nhiệm chi 211.106 90 579.030 89.6 822.490 88.7 3 Uỷ nhiệm thu 4.457 1.9 12.731 1.97 17.896 1.93 4 Thanh toán khác 5.864 2.5 14.411 2.23 19.195 2.07
(Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ TTKDTM)
Qua bảng trên chúng ta thấy mỗi hình thức chiếm tỷ trọng khác nhau trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt Trong đó, Ủy nhiệm chi là hình thức chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 90% trong doanh số TTKDTM năm 2004;
Trang 12năm 2005 là 89,6% và năm 2006 là 88.7% Hình thức có tỷ trọng ít nhất là Uỷ nhiệm thu, chỉ chiếm < 2% trong tổng doanh số thanh toán.
Trong tất cả các hình thức TTKDTM của Chi nhánh thì hình thức nào cũng có những ưu điểm và không tránh khỏi những mặt hạn chế Để có thể hiểu rõ hơn những ưu, nhược điểm đó chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu và phân tích từng hình thức
a Hình thức thanh toán bằng Séc.
Séc ra đời rất sớm, là hình thức thanh toán đơn giản, thuận tiện nên đã dần trở thành hình thức thanh toán phổ biến chủ yếu của nhiều nước Tuy vậy, qua số liệu trên ta thấy doanh số thanh toán của Séc còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với các hình thức TTKDTM khác Thực trạng của các hình thức thanh toán Séc như sau:
Qua bảng 6 ta thấy, Séc chuyển khoản được sử dụng nhiều hơn Séc bảo chi Biểu hiện của sự vượt trội này là doanh số thanh toán bằng Séc chuyển khoản năm 2004 là 8.538 triệu đồng chiếm tỷ trọng 65%; năm 2005 là 23.640 triệu đồng chiếm tỷ trọng 59%; năm 2006 là 41.292 triệu đồng chiếm tỷ trọng 61% trên tổng
Trang 13doanh số thanh toán bằng Séc Mặc dù tỷ trọng năm 2005 có giảm so với năm 2004, nhưng sang năm 2006 tỷ trọng doanh số thanh toán bằng Séc chuyển khoản đã tăng trở lại.
Séc chuyển khoản với thủ tục đơn giản, không phải ký quỹ một khoản tiền, điều đó tạo điều kiện cho người dùng linh động hơn trong việc sử dụng đồng tiền của mình Có thể đó chính là nguyên nhân làm cho hình thức này được ưa chuộng nhiều hơn so với séc bảo chi tại Chi nhánh NHTMCP Phương Nam.
* Séc bảo Chi.
Mặc dù có phạm vi thanh toán lớn hơn SCK nhưng qua bảng 6 ta thấy: doanh số thanh toán SBC luôn nhỏ hơn doanh số thanh toán SCK, cụ thể năm 2004 là 4.597 triệu đồng, năm 2005 là 16.427 triệu đồng, năm 2006 là 26.399 triệu đồng Tuy doanh số thanh toán có tăng qua các năm nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số TTKDTM bởi vì SBC còn có hạn chế:
+ Thủ tục thanh toán của SBC phức tạp vì trước khi trao Séc cho người bán chủ tài khoản phải đến ngân hàng để làm thủ tục bảo chi Séc.
+ Tất cả các tờ SBC đều phải trích tài khoản tiền gửi để lưu ký vào tài khoản đảm bảo thanh toán SBC Việc lưu ký này làm chủ tài khoản bị ứ đọng vốn ở tài khoản lưu ký, và chủ tài khoản không được ngân hàng trả lãi ở tài khoản này.
+ Đối với SBC thanh toán khác NH cùng hệ thống thì NH bảo chi Séc phải tính kí hiệu mật và NH thanh toán Séc phải giải mã nên mất nhiều thời gian Nếu NH tính sai ký hiệu mật thì Séc đó không được thanh toán ngay, gây chậm trễ trong thanh toán và tăng chi phí do phải tra soát ký hiệu mật.
Như vậy, ta thấy tại Chi nhánh Đống Đa hình thức thanh toán này được dùng ít hơn so với thanh toán bằng SCK Cũng có thể chỉ do đặc điểm quan hệ khách hàng của Chi nhánh Để khắc phục sự mất cân đối này, tại Chi nhánh khoản tiền
Trang 14lưu ký vào tài khoản tiền gửi thanh toán SBC được trả lãi, để giảm thiệt thòi cho khách hàng khi có một khoản tiền bị lưu ký không sinh lời.
* Vấn đề sử dụng thanh toán Séc của chủ tài khoản là cá nhân:
Mở rộng dịch vụ ngân hàng trong khu vực dân cư là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của ngân hàng thương mại nước ta, nhằm khai thác vốn đầu tư, cải thiện tình hình lưu thông tiền tệ…
Hình thức thanh toán bằng Séc cá nhân là một lĩnh vực hoạt động mới liên quan đến nhiều người Nhưng những tiền đề về luật pháp, kỹ thuật và kinh nghiệm chưa nhiều phải thực hiện dần dần từng bước, vừa rút kinh nghiệm bổ sung, vừa tiếp tục tạo lập các tiền đề và các điều kiện cần thiết.
Về tính ưu việt thì Séc cá nhân có rất nhiều ưu điểm, an toàn, tiện lợi Nhưng đến nay nó vẫn chưa phát huy được hiệu quả bởi vì còn hàng vạn hộ sử dụng điện, nước, thuê nhà…là một trong những đối tượng thực hiện thanh toán qua tài khoản ngân hàng nhưng lại chưa tham gia.
Thực tế tại Chi nhánh hình thức thanh toán bằng Séc cá nhân chưa được sử dụng Tuy vậy vấn đề trước mắt của Chi nhánh là tăng số lượng tài khoản cá nhân, đó sẽ là nền tảng để Chi nhánh triển khai các dịch vụ hiện đại như thẻ thanh toán… b Uỷ nhiệm chi
Hình thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi luôn là hình thức thanh toán phổ biến, thủ tục đơn giản thuận tiện nên được khách hàng sử dụng nhiều Hiện nay hình thức này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số TTKDTM tại Chi nhánh
Trang 15UNC 211.106 579.030 822.490 367.924 243.460
(Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ TTKDTM)
Sở dĩ hình thức thanh toán bằng UNC chiếm tỷ trọng cao về doanh số và không ngừng tăng lên là do có thủ tục thanh toán đơn giản, thuận tiện và nội dung thanh toán phong phú so với các hình thức thanh toán khác Ngoài việc dùng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ còn được dùng để thanh toán công nợ, chuyển tiền cấp kinh phí, nộp lệ phí, chuyển tiền cá nhân
Khác với Séc, UNC không thể dùng để rút tiền mặt mà chỉ được dùng trong thanh toán chuyển khoản Khác với thư tín dụng, UNC không giao thư cho khách hàng, chi nhánh hay ngân hàng giao dịch đựoc thông báo thẳng, do đó không có rủi ro bị giả mạo Khách hàng chỉ cần đến nơi chỉ thị của ngân hàng ký xuất UNC cùng mẫu chữ ký của người thụ hưởng Các doanh nghiệp hàng tháng cần trả lương cho nhân viên có thể sử dụng hình thức UNC.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì hình thức này vẫn còn có những hạn chế: + Do không quy định thời hạn thanh toán cụ thể nên người mua có thể chiếm dụng vốn của người bán.
+ Ngân hàng không có căn cứ để đôn đốc việc thanh toán c Uỷ nhiệm thu
Đây là hình thức được sử dụng ít trong nhất trong các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh, được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 8: Tình hình thanh toán hình thức Uỷ nhiệm thu