1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu vai trò của một số dấu ấn sinh học trong chẩn đoán chửa ngoài tử cung(FULL TEXT)

150 34 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐẶT VẤN ĐỀ Chửa ngoài tử cung là hiện tượng trứng thụ tinh, làm tổ và phát triển ngoài buồng tử cung, là một cấp cứu sản phụ khoa, nếu không được chẩn đoán, xử trí kịp thời, khối thai vỡ gây chảy máu trong ổ bụng đe dọa tính mạng người bệnh và thậm chí tử vong. Tỉ lệ chửa ngoài tử cung có xu hướng tăng tại Việt Nam và trên toàn Thế giới. Theo nghiên cứu của Stulberg tại Hoa Kỳ, tỉ lệ chửa ngoài tử cung giai đoạn 1991-1992 là 1,97%, tăng lên 2,07%-2,43% trong giai đoạn 20002003 [1]. Nghiên cứu của Mai Trọng Dũng (2016) tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, tỉ lệ chửa ngoài tử cung ngày càng tăng, từ năm 2003 đến 2013 là 6,67%, năm 2015 là 6,9% trường hợp chửa ngoài tử cung trên tổng số người bệnh đến điều trị [2]. Nghiên cứu của Vương Tiến Hòa có tới 56,51% chửa ngoài tử cung chẩn đoán muộn [3]. Hiện nay, trong thực hành lâm sàng, để chẩn đoán chửa ngoài tử cung các thầy thuốc thường dựa vào triệu chứng lâm sàng và siêu âm đường âm đạo. Tuy nhiên, khi các triệu chứng lâm sàng và siêu âm không rõ thì nên chỉ định thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác đó là các dấu ấn sinh học. Hiện tại có trên 20 dấu ấn sinh học của chửa ngoài tử cung đã được xác đinh, trong đó dấu ấn β-hCG, Activin-A và PAPP-A được quan tâm và còn nhiều tranh luận về giá trị chẩn đoán. β-hCG là glycoprotein do tế bào nuôi sản xuất. Nồng độ β-hCG huyết thanh tăng gấp đôi sau 48 giờ tiên lượng chửa trong tử cung. Nếu nồng độ βhCG không tăng hoặc giảm, gợi ý thai trong tử cung bất thường hoặc chửa ngoài tử cung [4]. Activin-A là một glycoprotein kép có nguồn gốc từ tế bào nuôi, có vai trò trong sự xâm lấn của tế bào lá nuôi. Khi phôi làm tổ ở ngoài buồng tử cung gây giảm hoặc rối loạn sự sản xuất Activin-A của nguyên bào nuôi nên Activin-A được xem là dấu ấn sinh học do bất thường của chức năng tế bào nuôi và được ứng dụng để chẩn đoán phân biệt giữa chửa trong tử cung với chửa ngoài tử cung, sẩy thai sớm [5]. PAPP-A là một glycoprotein được tế bào nuôi sản xuất. PAPP-A giúp thúc đẩy khả năng bám dính, tăng sinh của tế bào nuôi. Bischof đã chứng minh nồng độ PAPP-A giảm trong chửa ngoài tử cung khi so sánh với chửa trong tử cung ở cùng tuổi thai và dựa vào PAPP-A có thể chẩn đoán phân biệt giữa chửa ngoài tử cung và chửa trong tử cung [6]. Hiện nay, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán chửa ngoài tử cung nhưng vẫn còn muộn, tỉ lệ chẩn đoán chưa đúng vẫn còn đáng kể, sự phân biệt với chửa trong tử cung giai đoạn sớm vẫn còn khó khăn nên làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị và sinh sản trong tương lai của bệnh nhân vậy nếu kết hợp lâm sàng, siêu âm và các dấu ấn sinh học β-hCG, Activin-A, PAPP-A huyết thanh sẽ có giá trị như thế nào trong chẩn đoán chửa ngoài tử cung? Một vấn đề cần được giải quyết vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với 2 mục tiêu là: 1. Xác định nồng độ các dấu ấn sinh học β-hCG, Activin-A và PAPP-A trong huyết thanh của bệnh nhân chửa ngoài tử cung. 2. Khảo sát giá trị chẩn đoán của các dấu ấn sinh học β-hCG, Activin-A và PAPP-A trong chẩn đoán chửa ngoài tử cung.

Ngày đăng: 26/01/2021, 10:52

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w