1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN QUỲNH LƯU

20 480 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 153,41 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN QUỲNH LƯU 2.1. MỘT SỐ NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN-KINH TẾ HUYỆN QUỲNH LƯU. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN Quỳnh Lưuhuyện địa đầu xứ nghệ, có vị trí trọng yếu của đất nước, Bắc giáp huyện tỉnh gia – Thanh Hoá, có phân cách bởi khe nước Lạnh, tây giáp huyện Nghĩa Đàn, Nam giáp huyện Yên Thành, Diễn Châu. Phía đông là Biển đông có bờ biển dài 34 Km. Có diện tích tự nhiên 595 Km 2 . Là một huyện đồng bằng lớn của tỉnh Nghệ An. Quỳnh Lưu được chia làm 3 vùng kinh tế rõ rệt. Vùng núi trung du bán sơn địa chiếm 70% diện tích tự nhiên(Gồm 10 xã) Vùng này thuộn lợi lớn cho trồng cây công nghiệp như mía, dứa, cây ăn quả Hoa màu. Vùng đồng bằng, chạy từ dốc thông (Quỳnh Xuân) trở vào giáp với đồng bằng Diễn Châu( Gồm 17 xã 1 thị trường Cầu Giát ) đây là vựa thóc lớn của huyện trung tâm văn hoá, chính trị xã hội của huyện. Quỳnh Lưu có nhiều khu công nghiệp vừa nhỏ mọc lên, đặc biệt có nhà máy xi măng Hoàng Mai 4,2 triệu tấn năm đưa lại cho ngân sách huyện nhà nước nhiều tỷ đồng năm. Có đường sắt quốc lộ 1A chảy dọc huyện từ Bắc Nam có đường sắt đường 48 lên Nghĩa Đàn các huyện vùng cao, có hệ thống nông giang từ ba ra Đô Lương chay về tưới tiêu thuận lợi cho vùng lúa, ngoài ra còn nhiều hồ đập lớn như hồ Vực Mấu khoảng 150 triệu m2 nước tưới quanh năm cho vùng bắc Quỳnh Lưu. Vùng màu (Bãi ngang, Bãi dọc) là 1 giải đất cát chạy dọc ven biển phù sa biển bồi lắng thành những bãi, những bãi đất pha cát trải dài chạy dọc từ dãy núi Xước đến Quỳnh Thọ, Diện Hùng, ngăn cách đồng bằng bởi 1 chi nhánh sông Hoàng Mai chạy dọc từ kim Lũng vào tận cửa biển lạch Thơi thành 1 đoạn kênh tự nhiên, còn gọi là kênh nhà Lê. Vùng ven biển có 3 cửa lạch( lạch quèn – Tiến Thuỷ, lạch thơi – Sơn Hải, lạch cờn – Quỳnh Phương) Tạo thành một ngư trường đánh cá nuôi trồng thuỷ hải sản trù phú, kết hợp với biển là muối. Muối Quỳnh Lưu nhiều nổi tiếng tinh khiết, sản lượng hàng năm từ 5 đến 6 vạn tấn. Vùng kinh tế Bãi Ngang nay đã có dường rải nhựa, từ Quỳnh Dỵ qua cầu Quỳnh Phương chạy dọc ven biển đến Diện Hùng, Tạo thành khu du lịch nghỉ mát từ đền Cờn, bãi tắm Qùynh Phương, Quỳnh Bảng, Quỳnh Nghĩa mũi Rồng Tiến Thuỷ. Đặc điểm về kinh tế xã hội Quỳnh Lưu là một huyện kinh tế đa dạng phong phú, dân số đông có 367.285 người, số hộ gia đình gồm 75.117 hộ. Chia ra : + Hộ nông dân : 53.505 hộ + Hộ ngư dân : 6.869 hộ + Hộ diêm dân : 2.300 hộ + Hộ lâm nghiệp : 52 hộ + Hộ thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải : 3.432 hộ + Hộ thương nghiệp, dịch vụ : 6.375 hộ + Hộ khác : 2.584 hộ (Theo báo cáo năm 2005 phòng thống kê huyện Quỳnh Lưu) Kinh tế huyện Quỳnh Lưu được phát triển theo đặc điểm kinh tế của từng nơi. Vùng ven biển chủ yếu phát triển ngành đánh bắt cá ngoài khơi, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối. Vùng đồng bằng chuyên trồng trọt, chăn nuôi, mộc, mây tre đan xuất khẩu, trồng nấm…Vùng bán sơn địa chăn nuôi bò sữa, trồng các cây công nghiệp, phát triển kinh tế trang trại. Tổng giá trị sản xuất đạt 1.732,2 Tỷ đồng Trong đó: - Sản lượng lương thực 116.354 tấn bằng 107,1%KH, tăng 11,8% -Sản lượng thuỷ sản 22.662 tấn đạt 111% KH, tăng 12,4% Những thuận lợi khó khăn đối với hoạt động cho vay trung dài hạn của Ngân hàng trong địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Thuận lợi Môi trường hoạt động tín dụng cho vay trung dài hạn thuận lợi hơn từng bước thực hiện có hiệu quả các chủ trương, của Đảng, địa phương. Ngân hàng đã tạo được sự nhất trí cao về nhận thức của các cấp ngành tạo động lực mở rộng hoạt động tín dụng nâng cao chất lượng tín dụng Khi có Quyết định 1627/QĐ-NHNN, Quyết định 72/QĐ-HĐQT-TD về “Quy chế cho vay đối với khách hàng” Đối tượng vay được mở rộng hơn. Mặt khác Quyết định 149 của Thủ tướng chính phủ về xử lý nợ tồn đọng của NHTM đã giúp cho việc xử lý nợ tồn đọng thuận lợi hơn. Về tình hình chính trị trên địa bàn huyện đã ổn định, an ninh giữ vững. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện Khó khăn. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đến nay 80% số dân làm nông nghiệp thuần tuý Sản phẩm chủ yếu là nông sản, thực phẩm nhưng chưa có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, chế biến sản phẩm Công nghiệp dịch vụ phi nông nghiệpnông thôn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, tiêu chí trang trại chưa có nơi cấp giấy xác nhận để đủ điều kiện. Đây là những khó khăn khi hộ cần vay với mức vay lớn đòi hỏi phải có thủ tục thế chấp hay ưu đãi. Việc xử lý nợ tồn đọng, đối với những con nợ phức tạp cần có sự phối hợp các ngành các cấp 2.2. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNO PTNT QUỲNH LƯU: 2.2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN: Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện Quỳnh lưungân hàng cấp 2 trực thuộc ngân hàng nông nghiêp phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An. Trải qua 20 hình thành phát triển với nhiều bước thăng trầm nhất định, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Quỳnh Lưu đã phát triển vững mạnh, là một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh, huy động sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Sự lớn mạnh của NHNo là một công cụ quan trong để Đảng, Nhà Nước, Chính Phủ thực hiện cách chính sách đầu tư phát triển, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Để có đước sự lớn mạnh như vậy Ngân Hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn huyện Quỳnh Lưu đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. 2.2.1.1 SỰ CHUYỂN ĐỔI TỪ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SANG NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÌNH THÀNH ĐỊNH HÌNH. Ngày 26 tháng 3 năm 1988 chính phủ đã ra nghị định số 53HĐBT tổ chức lại ngân hàng cấp 2. Ngân hàng nhà nước các ngân hàng chuyên doanh. Ban đầu ngân hàng phát triển nông thôn huyện Quỳnh Lưu có cơ cấu 1 giám đốc, 2 phó giám đốc. Tổng số nhân viên lên tới 119 người. Cơ cấu cồng kềnh, phức tạp trong thời kì bao cấp nên hầu hết cán bộ công nhân viên ngân hàng đời sống rất khó khăn, không đủ ăn. Đặc điểm hoạt động trong thời kì này là chưa có cơ chế riêng, các hoạt đông của NHNo đều căn cứ văn bản của NHNN ban hành. Công tác tổ chức cán bộ đều trực thuộc vào NHNN tỉnh. *) Thành lập phòng đại diện tại NHNo huyện: Tháng 2 năm 1989 Ngân hàng nhà nước có quyết định thành lập phòng đại diện ngân hàng nông nghiệp huyện: gồm 1 trưởng phòng, 3 nhân viên kế toán, 3 nhân viên thủ quỷ; làm nhiệm vụ thu chi ngân sách thu nhận tiền gửi của các đơn vị trực thuộc , của ngân hàng chuyên doanh kiểm soát các hoạt động của NHNo&PTNT huyện sở tại. - Về kinh doanh: trong 3 năm hoạt động nhìn chung là có lãi nhưng là lãi giã, lỗ thật chưa được xác định. Chưa tính đúng, tính đủ đầu vào, đầu ra, cơ sở vật chất nghèo nàn, nguy cơ tiềm ẩn lớn. Tuy nhiên, đó là những khó khăn ban đầu với toàn ngành ngân hàng khi trong giai đoạn đầu chuyển đổi cơ chế. Đó là những kinh nghiệm, bài học về khắc phục khó khăn rất đáng quý. 2.2.1.2 NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUỲNH LƯU XÂY DỰNG BỘ MÁY CƠ CHẾ ĐỒNG BỘ THEO HƯỚNG THỊ TRƯỜNG. GIAI ĐOẠN 1991 - 1996. Theo nghị quyết 2 khoá 7 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng đã xác định nhiệm vụ trong giai đoạn 1991 – 1995 là “kiên quyết đẩy lùi khống chế lạm phát, ổn định tăng cường nền tài chính, tiền tệ, tạo môi trường sản xuất có hiệu quả” Giải pháp lớn về lĩnh vực này là xoá bỏ bao cấp qua tín dụng, áp dụng cơ chế 1 lải xuất, đổi mới quản lý ngoại hối, chuyển ngân hàng thương mại sang kinh doanh thực sự, kiện toàn bộ máy Ngân Hàng Nhà Nước. Đặc điểm tổ chức bộ máy: Hai pháp lệnh về ngân hàng đã được ban hành từ tháng 5 năm 1990 bắt đầu thực thi từ tháng 1 năm 1991. Là dấu mốc cơ bản về đổi mới hệ thống ngân hàng. - Pháp lệnh Ngân Hàng Nhà Nước: ngân hàng nhà nước là một cơ quan thuộc Hội Đồng Bộ Trưởng (Nay là chính phủ), quản lý nhà nước về mặt tiền tệ, tín dụng. NHNN có tính chất độc lập cao nhất, thực hiện các chính sách về tiền tệ, tín dụng của Đảng Nhà Nước. - Pháp lệnh về Ngân Hàng Thường Mại: ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà hoạt động chủ yếu thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu làm phương tiện thanh toán. Lúc này Ngân hàng Nông Nghiệp được đổi tên thành “ngân hàng nông nghiệp Việt Nam viết tắt là NHNoVN”. Cơ cấu tổ chức của NHNoVN có hệ thống thống nhất từ trung ương xuống cơ sở, kinh doanh tiền tệ dịch vụ ngân hàng chủ yếu đối với thành phần kinh tế thuộc các ngành nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, chế biến hàng nông lâm thuỷ sản…(gọi tắt là nông nghiệp) nhằm mục đích thúc đẩy hàng hoá nông nghiệp phát triển ổn định tiền tệ. Ngân hàng nông nghiệp hoạt động chủ yếu từ nguồn vốn trong dân cho vay phát triển nông nghiệp, thực hiện việc “đi vay để cho vay” theo cơ chế thị trường có tổ chức định hướng xã hội chủ nghĩa. Do ổn định lại được bộ máy có cơ chế phù hợp nên ngân hàng đã đi vào hoạt động ổn định có hiệu quả cao. Do yêu cầu của tình hình thực tế, ngân hàng đóng trên địa bạn huyện Quỳnh Lưu ( là một huyện đông dân có diện tích rộng lớn) Ngân hàng Nông Nghiệp thành lập thêm 3 Ngân hàng cấp 4 trực thuộc Ngân Hàng huyện quản lý: - Ngân hàng liên xã khu vực Hoàng Mai, địa bàn 10 xã phía bắc huyện Quỳnh lưu, biên chế 13 cán bộ - Ngân hàng liên xã Quỳnh Châu, gồm 4 xã miền núi biên chế 6 cán bộ -Ngân hàng liên xã Sơn Hải gồm 9 xã vùng ven biển biên chế 11 cán bộ 2.2.1.3. NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM: Từ ngày 15/11/1996 NHNo Việt nam đã đổi tên thành NHNo & PTNT Việt nam( căn cứ vào QĐ số 28/QĐ- NHNo của thống đốc NHNo Việt nam) .Với tên gọi mới,ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, NHNo&PTNT Việt nam được xác định thêm nhiệm vụ: Đầu tư phát triển với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung dài hạn, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị ngành ngân hàng quan tâm xây dựng cũng cố, tiếp tục đưa toàn hệ thống không ngừng lớn mạnh không những đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước tại khu vực đô thị mà còn chủ động được nguồn vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá-Hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. NHNo&PTNT thể hiện định hướng chiến lược có í nghĩa quan trọng: Cũng cố giữ vững thị trường nông thôn tiếp cận nhanh từng bước chiếm lĩnh thị phần tại thị trường thành thị phát triển kinh doanh đa năng, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Từ thực tiễn trên, cũng với sự ra đời của một số chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tại các thành phố lớn, khu đô thị trung tâm kinh tế trên mọi miền trong giai đoạn 1988-1989 thì chi nhánh NHNo&PTNT quỳnh lưu được thành lập chính thức đi vào hoạt động. Sự ra đời của chi nhánh NHNo & PTNT Quỳnh lưu đã thể hiện quan tâm của hoạt động chính trị ban tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt nam trong chiến lược cũng cố giữ vững thị trường nông thôn, tiếp cận nhanh từng bước chiếm lĩnh thị trường thành thị, đánh dấu bước phát triển về lượng chất của hệ thống NHNo trên địa bàn Quỳnh Lưu. Chi nhánh NHNo & PTNT Quỳnh lưu được thành lập đi vào hoạt động với các chức năng các nhiệm vụ sau: Huy động vốn: Khai thác nhận tiền gửi không kỳ hạn có kỳ hạn tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bằng việt nam đồng ngân tệ. Phát hành chính chỉ tiền gửi,kì phiếu,trái phiếu ngân hàng thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo qui định của NHNo. Tiếp cận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của chính phủ, cơ quan địa phương, các tổ chức cá nhân trong ngoài nước theo qui định của NHNo. Được phép vay vốn của tổ chức tại chính, tín dụng trong nước khi hai giám đốc NHNo cho phép. Cho vay: Cho đến nay lợi nhuận mà NHNo & PTNT Quỳnh lưu thu được từ rất nhiều nghiệp vụ khác nhau, tuy nhiên lợi nhuận chủ yếu mà ngân hàng thu được đó là từ nghiệp vụ cho vay vốn. Vì vậy tại NHNo & PTNT Quỳnh lưu, nói đến công tác sử dụng vốn là nói đến cho vay vốn. Hoạt động cho vay bao gồm: Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng VND ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế. Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng VND đối với cá nhân hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế. Cân đối điều hoà vốn kinh doanh nội tệ với các chi nhánh NHNo & PTNT trực thuộc địa bàn. Thực hiện hạch toán kinh doanh phân phối thu nhập theo quy định của NHNo Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, thi đua khen thưởng theo phân cấp uỷ quyền của NHNo 2.2.2 MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP&PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN QUỲNH LƯU 2.2.2.1 MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT thống nhất từ trung ương đến cơ sở, kinh doanh tiền tệ dịch vụ ngân hàng chủ yếu đối với các thành phần kinh tế thuộc các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm đối với các loại hàng hoá Nông, lâm, thuỷ sản. Nhằm mục đích thúc đẩy kinh tế hàng hoá nông nghiệp phát triển ổn định tiền tệ Ngân hàng nông nghiệp huy động nguồn vốntrong dân cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp, thực hiện việc “đi vay để cho vay” theo cơ chế thị trường có tổ chức, định hướng XHCN. Mục tiêu phục vụ cho phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, góp phần ổn định thị trường tiền tệ; bảo toàn vốn, trang trải chi phí có lải. Như nhiệm vụ mục tiêu đã trình bày ở trên, NHNo huyện phải tăng cườg huy động vốn tại chỗ để làm nguồn vốn cho vay hộ nông dân. NHNo huyện Quỳnh Lưu chuyển sang nhiệm vụ chính là cho vay hộ nông dân. Hộ nông dân từ chỗ là thành viên của HTX, ruộng đất công cụ sản xuất tập thể nay trở thành đơn vị kinh tế tự chủ về sản xuất, mở rộng ngành nghề, tự sản xuất, tự tiêu thụ sản phẩm do mình làm ra. Những thay đổi này mở ra cơ hội cho người dân vươn lên làm chủ cuộc sống của mình. Đây là thị trường rộng lớn của NHNo&PTNT huyện Quỳnh Lưu (bởi địa bàn huyện rộng lớn, đông dân, dân cư chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp…) [...]... bộ tín dụng ngân hàng Việc thực hiện cho vay không chỉ mang tính lợi nhuận, mà phải phù hợp với những mục tiêu sử dụng vốn của ngân hàng, cho vay đúng đối tượng, đúng quy định, không ngừng nâng cao dư nợ, quản lý rủi ro có hiệu quả là những tiêu chí để đánh giá năng lực của các cán bộ tín dụng Mục tiêu của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Quỳnh Lưu là cho vay phát triển kinh tế. .. lực thúc đẩy sự kinh doanh khong ngừng phát triển, xoá bỏ bao cấp, tạo cạnh tranh trong kinh doanh Trên cơ sở này, Ngân hàng Nông Nghiệp & phát triển nông thôn huyện Quỳnh Lưu nhận khoán hằng năm từ Ngân Hàng Nông Nghiệp tỉnh Nghệ An Sau đó về khoán cụ thể cho từng ngân hành cấp 3, từng tổ phòng giao nhiệm vụ cho từng cá nhân Từ khi thực hiện quy chế khoán 946A, NHNo huyện Quỳnh Lưu đều có lải,... tác huy động vốn năm 2008 tại chi nhánh quỳnh lưu không đạt được kế hoạch đặt ra nhưng lượng vốn huy động được vẫn lớn điều này tạo cho ngân hàng có được nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp cá nhân Góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội 2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn: Huy động vốn là điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại còn sử dụng vốn là hoạt động... một ngân hàng là VND cho nên công tác huy động vốn được xác định là nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Muốn mở rộng hoạt động tín dụng đòi hỏi ngân hàng phải mở rộng hoạt động huy dộng vốn Điều cần quan tâm đối với ngân hàng là phải làm như thế nào huy động được vốn đa dạng giá rẻ nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh của ngân hàng Thực tế, trong 3 năm qua tình hình kinh tế có... ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn 2.2.2.3 Chức năng nhiệm vụ của phòng Tín Dụng: Phòng tín dụng được coi là bộ phận quan trọng nhất của ngân hàng, là nơi trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, giải quyết nhu cầu vay vốn của khách hàng Chức năng cơ bản nhất của phòng tín dụng là “cho vay”, kinh doanh nguồn vốn đã huy động được một cách có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, ... quân hàng năm cao ổn định Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện nay, NHNo&PTNT Quỳnh Lưu đã mở rộng thêm các lĩnh vực cho vay, như là: cho vay tiêu dùng, cho vay cầm cố, cho vay xuất khẩu lao động… để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người dân địa phương Như vậy, với cơ chế hoạt động hiện nay, mục tiêu chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Quỳnh Lưu là kinh. .. của ngân hàng: GIÁM ĐỐC P.G ĐỐC P.KTOÁN N.QUỸ P.G ĐỐC P.TÍN DỤNG P.HÀNH CHÍNH P.KSOÁT NỘI BỘ Hình 2.1: cơ cấu phòng ban của ngân hàng - Trụ sở chính: khối 1 – thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An - Chi nhánh Ngân hàng cấp 3 Hoàng Mai: khối 1 – thị trấn Hoàng Mai, huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An - Chi nhánh ngân hàng cấp 3 Sơn Hải: xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An - Chi nhánh ngân hàng. .. giai đình, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn nông dân Nên mục đích sử dụng vốn của khách hàng là điều kiện quan trọng nhất cho việc giải ngân các khoản vay (*) Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng: Khách hàng Cán Bộ thẩm định Đơn vị Cung ứng Kế Toán TPTín Dụng Giám Đốc TPThẩm Định Thủ Quỷ Hình 2.2 sơ đồ quy trình nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng 1 khách hàng: cung cấp đầy đủ... có lãi (đạt mục tiêu về lợi nhuận), thực hiện đúng các quy định của nganh ngân hàng các chính sách của nhà nước Là công cụ, đòn bẩy quan trong trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Hiện nay NHNo&PTNT là đơn vị đi đầu thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế địa phương, thúc đẩy tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng hiện đại 2.2.2.2... hàng cấp 3 Quỳnh Châu: xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An - Chi nhánh ngân hàng cấp 3 Bãi Ngang: xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (*) Cơ cấu nhân sự: - Ban giám đốc bao gồm: 1 giám đốc 2 phó giám đốc - Ba trưởng phòng nghiệp vụ phụ trách các phòng: Tín dụng, Kế Toán Ngân Quỷ phòng Hành Chính Nhân Sự - Bốn giám đốc của bốn ngân hàng cấp 3: Hoàng Mai, Sơn Hải, Quỳnh Châu, . THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN QUỲNH LƯU 2.1. MỘT SỐ NÉT. bộ tín dụng. Mục tiêu của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quỳnh Lưu là cho vay phát triển kinh tế hộ giai đình, cho vay phát triển nông

Ngày đăng: 30/10/2013, 04:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: cơ cấu phòng ban của ngân hàng. - THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN QUỲNH LƯU
Hình 2.1 cơ cấu phòng ban của ngân hàng (Trang 12)
Hình 2.2 sơ đồ quy trình nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng - THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN QUỲNH LƯU
Hình 2.2 sơ đồ quy trình nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng (Trang 14)
Nhìn vào bảng trên ta thấy: nguồn vốn huy động của năm sau phát triển so với năm trước - THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN QUỲNH LƯU
h ìn vào bảng trên ta thấy: nguồn vốn huy động của năm sau phát triển so với năm trước (Trang 17)
Qua bảng số liệu trên ta thấy quỹ thu nhập của chi nhánh không ngừng phát triển qua các năm - THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN QUỲNH LƯU
ua bảng số liệu trên ta thấy quỹ thu nhập của chi nhánh không ngừng phát triển qua các năm (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w