báo cáo thực tập cộng đồng ngành điều dưỡng đại học tại trạm y tế xã Thái Nguyên, huyện Thái Thụy, Tỉnh Thái Bình năm 2021 . gồm 7 phần lời mở đầu, đặc điểm tình hình, cơ cấu tổ chức trạm y tế, chức năng nhiệm vụ của trạm y tế, cán bộ trạm, cơ cấu bệnh tật, danh mục thuốc tại trạm y tế, danh mục cây thuốc đông y, phiếu điều tra cộng đồng, kế hoạch chăm sóc cộng đồng, kế hoạch chăm chóc 1 người trong gia đình, kế hoạch truyền thông cộng đồng, lời cảm ơn
Trang 1THỰC TẬP TẠI CỘNG ĐỒNG I
Đối tượng: Sinh viên ngành điều dưỡng Khóa 23
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRẠM Y TẾ XÃ THÁI NGUYÊN
Thời gian: 16/11/2020 - 25/01/ 2021
Nhóm sinh viên thực tập:
- Lê Văn Quỵnh
- Nguyễn Thu Trang
Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương
Hà Nội, năm 2021
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: TÓM TẮT TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA XÃ 3 1 Điều kiện tự nhiên 3
2 Lịch sử hình thành 3
3 Truyền thống văn hóa 3
PHẦN II: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRẠM Y TẾ XÃ PHƯỜNG 4
I Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu 4
II Chức năng 4
III Nhiệm vụ của Trạm y tế 5
PHẦN III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM Y TẾ VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA ĐANG ĐƯỢC THỰC HIỆN 8
I Tổ chức bộ máy của Trạm 8
II Tổ chức hoạt động các chương trình 9
1 Chương trìnhTiêm chủng mở rộng 9
2 Chương trình HIV-AIDS 9
3 Chương trình phòng chống sốt rét 9
4 Chươg trình phòng chống thiếu hut Iod 10
5 Chương trình Phòng chống khô mắt 10
6 Chương trình y tế học đường 10
7 Chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 10
8 Chương trình phòng chống tiêu chảy 10
9 Chương trình tâm thần cộng đồng 10
10 Chương trình Khám chữa bệnh 11
11 Chương trình Phong và da liễu 11
12 Chương trình Lao 11
13 Chương trình Sốt xuất huyết 11
14 Chương trình An toàn thực phẩm………11
15 Chương trình chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi, người tàn tật 12
16 Chương trình Bệnh không lây nhiễm 12
17 Chăm sóc bà mẹ trẻ em – Dân số KHHGĐ 12
PHẦN IV: NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ CỦA XÃ/PHƯỜNG 13
I Nhiệm vụ của trạm trưởng y tế xã 13
II Nhiệm vụ của bác sỹ, y sỹ Đa khoa 15
III Nhiệm vụ của y sỹ sản và nữ hộ sinh 15
IV Nhiệm vụ của điều dưỡng 16……….16
V Nhiệm vụ cán bộ dân số KHHGĐ………17
VI Nhiệm vụ của dược sỹ trung cấp: .17
Quy định y đức 18
PHẦN V: MÔ HÌNH CUNG ỨNG THUỐC, MÔ HÌNH TÌNH HÌNH BỆNH TẬT VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC CỦA NHÂN DÂN TRONG XÃ 19 I Mô hình bệnh tật 19
II Tình hình sử dụng thuốc của người dân 21
PHẦN VI: VƯỜN DƯỢC LIỆU DANH MỤC CÁC CÂY CÓ TRONG TRẠM 29 PHẦN VII: PHẦN CUỐI……… 32
LỜI CẢM ƠN 48
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trạm y tế xã, phường là một tổ chức y tế cơ sở trong hệ thống mạng lưới chămsóc sức khỏe quốc gia Đó là nơi thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhândân dưới sự lãnh đạo của ủy ban nhân dân xã Trạm y tế còn là nơi cung ứng, đápứng nhu cầu thuốc cho nhân dân
Trạm Y tế xã Thái Nguyên là một tổ chức y tế cơ sở thuộc mô hình quản lýthuộc ở xã, phường Trạm được xây dựng ngay trung tâm xã Thái Nguyên và nằmphía nam của huyện, cách trung tâm huyện Thái Thụy 3km, cách trung tâmTP.Thái Bình 25km Xã Thái Nguyên đang phát triển từng ngày vì vậy vấn đề sứckhỏe luôn được quan tâm hàng đầu, công tác chăm sóc sức khỏe luôn được đề cao
và chú trọng
Ủy ban nhân dân xã luôn chú trọng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, luônquan tâm, giám sát cá hoạt động của trạm y tế Xã Thái Nguyên đã đầu tư xâydựng trạm khang trang, sạch sẽ để công tác chăm sóc sức khỏe người dân được tốthơn
Trạm y tế xã Thái Nguyên có 2 dãy nhà:
Trang 4- Phòng tiêm chủng
- Phòng hội trườngTrạm y tế xã Thái Nguyên còn có vườn thuốc nam gồm nhiều cây thuốc thuộcnhiều nhóm khác nhau như: nhóm thuộc cảm cúm, nhóm thuốc rối loạn tiêu hóa,thuốc lợi tiểu, cảm sốt, kinh nguyệt không đều, xương khớp, ho, mụn nhọt… Vườnthuốc thường xuyên được chăm sóc kĩ lưỡng Được sự quan tâm của UBND xã TháiNguyên nhân viên y tế của trạm đã được cử đi học tại các trường lớp nhằm nâng caochuyên môn, tay nghề YHCT để có thể chế biến, mở quầy thuốc tại trạm y tế xã phục
vụ việc khám và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân trong xã
Khuân viên xung quanh trồng nhiều cây xanh tạo bóng mát và không khí tronglành Nhân viên y tế trạm luôn có thái độ tận tình chăm sóc người bệnh vì vậy mànhân dân đến khám bệnh rất an tân và tin tưởng
Trong suốt quá trình thực tế tốt nghiệp từ 16/11/2020 đến 25/01/2021 tai trạm y
tế xã Thái Nguyên với sự giúp đỡ tận tình của Trưởng Trạm cùng các nhân viên tạitrạm y tế giúp em hiểu được danh mục thuốc thiết yếu , nhu cầu khám chữa bệnh vàkhả năng của trạm y tế tại xã Thái Nguyên, Đặc biệt e được tham gia các hoạt độngcủa trạm như cấp phát thuốc dưới sự hướng dẫn của cán bộ dược, các buổi thăm hộgia đình trong xã, tu bổ vườn thuốc của trạm
Qua thời gian thực tập tại trạm đã giúp em được tiếp cận hơn với cộng đồngcũng như nâng cao hoàn thiện kỹ năng của chính bản thân mình và để đợt thực tế đạtkết quả cao không những có sự giúp đỡ của nhân viên tại trạm y tế mà còn có sự giúp
đỡ và tạo điều kiện của các thầy cô trong khoa sức khỏe trường Đại Học Đông Đô đãgiúp em hoàn thành bài báo cáo này
Em Xin chân thành cám ơn!
Trang 5PHẦN I: TÓM TẮT TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA XÃ
1.Giới thiệu khái quát về xã
Xã Thái Nguyên là một xã nằm phía nam của huyện cách Trung tâm Y tếhuyện 3km cách TT TP.Thái Bình 25 km, có diện tích: 7,3 km2, có 5 thôn, dân số
7267 người, số hộ y tế: 1850 người, trẻ em dưới 5 tuổi 560, phụ nữ 15-49 tuổi là:1645,người cao tuổi : 1476 , các cụ 80 tuổi trở lên: 240, tổng số sinh: 99 , tổng số tử: 57 , là
xã đông dân cư với nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp ngời ra người dân còn thamgia lao động tại các xí nghiệp hoặc buôn bán nhỏ lẻ Trong những năm qua địa bàn xãkhông có dịch lớn xảy ra Công tác khám chữa bệnh đảm bảo theo đúng kế hoạch, tỷ
lệ sinh con không ổn định, tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh
2 Lịch sử hình thành
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học vùng đát thuộc huyện Thái Thụy nói chung
và xã Thái Nguyên Nói riêng có lịch sử hình thành từ rất sớm.Tuy nhiên do sự vậnđộng của địa chất đã tạo lên những đợt biển tiến lùi, làm cho miền đát này có khi chìmkhi nổi Khoảng đầu công nguyên cùng vói sự ổn định dần của địa chất nước biển rútdần để lộ ra vùng đồng bằng rộng lớn có nhiều kênh rạch ao hồ Trải qua quá trình sanlấp cải tạo của con người những gò đống đầm hồ ngày một ít dần đi Trả qua quá trìnhhình thành hàng nghìn năm cùng với sự tụ cư, mở rộng và phát triển gắn liền vớinhững diễn biến của lịch sử dân tộc, từ những cư dân bản địa ít ỏi ban đầu qua nhiềuđợt chuyển cư cư dân nhiều vùng đã đến định cư lập làng trên địa bàn xã Qua nhiềunăm cư dân ngày càng đông đúc, địa bàn cư trú được mở rộng hiện nay xã có 2008 hộgia đình với 7267 nhân khẩu và 20 dòng họ sinh sống
3 Truyền thống văn hóa
Xã Thái Nguyên nằm ở phía nam sông Diêm , là một mảnh đát có bề dày lịch sử.Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc , nhân dân nơi đây luônđoàn kết, cần cù, sáng tạo trong sản xuất , dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ, giữ gìn
và xây dựng quê hương đất nước
Để có được những cánh đồng rộng lớn, phong cảnh làng quê trù phú như hôm nay,các thế hệ người dân Thái Nguyên xưa và nay đã phải một nắng hai sương, quai đê lấnbiển , khai hoang, san ghềnh lấp trũng, quật thổ lập cư, thau chua rửa mặn, biến đồngtrũng ruộng hoang thành đồng ruộng phì nhiêu, xóm làng trù phú Sống trên mảnh đấtnày , các thế hệ người dân Thái Nguyên đã cố kết, nương tựa vào nhau để chống chọivới thiên tai địch họa nên truyền thống đoàn kết đã trở thành nét đẹp văn hóa truyềnthống quý báu của quê hương
Trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm lớp lớp những chàng trai cô gáiThái Nguyên đã hăng hái lên đường tham gia các đơn vị vũ trang , các đoàn dân công,thanh niên xung phong chiến đấu phục vụ chiến đấu khắp các chiến trường.Đã cónhiều tấm gương anh dũng chiến đấu , sãn sàng hi sinh đẻ bảo vệ độc lập tự do cho Tổquốc
Trang 6PHẦN II: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRẠM Y TẾ XÃ PHƯỜNG
I Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu
Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thiết yếu theo quy định
a Về cơ sở vật chất và trang thiết bị:
- Có đầy đủ các phòng chức năng theo quy chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo đủđiều kiện để chuyển đổi hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại trạm y tế theonguyên lý y học gia đình
- Đảm bảo vệ sinh và an toàn môi trường của trạm y tế, bao gồm: Nước sạch,nhà vệ sinh; Phòng cháy chữa cháy; An toàn sinh học đối với phòng xét nghiệm(nếu có phòng xét nghiệm); An toàn bức xạ đối với phòng X-quang (nếu có phòngX-quang); Xử lý nước thải y tế, thực hiện thu gom, phân loại, xử lý rác thải y tếtheo quy định
- Có đủ dụng cụ và trang thiết bị y tế thiết yếu phục vụ công tác khám, chữabệnh và sơ cấp cứu theo danh mục kỹ thuật đã được phê duyệt Trang thiết bị sửdụng tại trạm y tế phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; có đầy đủ sổ lý lịch máy vàhướng dẫn sử dụng; được kiểm định, hiệu chuẩn, bảo trì, bảo dưỡng đúng quy định
và luôn trong tình trạng sẵn sàng sử dụng Nhân sự sử dụng trang thiết bị y tế đượctập huấn và nắm vững kiến thức, kỹ năng sử dụng
b Về cung ứng thuốc và vật tư y tế:
- Trung tâm y tế quận/huyện phối hợp với bệnh viện quận/huyện đảm bảocung ứng đầy đủ thuốc điều trị và vật tư y tế tiêu hao cho trạm y tế theo mô hìnhbệnh tật và theo danh mục kỹ thuật khám, chữa bệnh đã được phê duyệt; đảm bảo
đủ cơ số thuốc, dụng cụ và trang thiết bị cấp cứu theo quy định; danh mục thuốc tạitrạm phù hợp với danh mục thuốc thiết yếu và danh mục thuốc thuộc gói dịch vụ y
tế cơ bản; bảo quản, cấp phát thuốc đúng quy chế chuyên môn
- Trung tâm y tế quận/huyện triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trongquản lý sử dụng thuốc, vật tư y tế tiêu hao cho trạm y tế, đảm bảo việc cung ứngkhông bị gián đoạn, đủ về số lượng và điều tiết kịp thời tránh lãng phí do quá hạn
sử dụng
II Chức năng
1 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Trạm Y tếxã) có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu chonhân dân trên địa bàn xã
Trang 72 Trạm Y tế xã có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tácchuyên môn nghiệp vụ.
III Nhiệm vụ của Trạm y tế
1 Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật:
- Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thương tích, xây dựngcộng đồng an toàn; y tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của phápluật;
- Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toànthực phẩm trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật
b) Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng
bệnh và chữa bệnh:
- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu;
- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹthuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật;
- Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnhbằng các phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứngdụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn câythuốc quý tại địa phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân;
- Tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự
c) Về chăm sóc sức khỏe sinh sản:
- Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ trợ đẻ và
đỡ đẻ thường;
- Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ emtheo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của phápluật
d) Về cung ứng thuốc thiết yếu:
- Quản lý các nguồn thuốc, vắc xin được giao theo quy định;
- Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;
Trang 8- Phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
e) Về quản lý sức khỏe cộng đồng:
- Triển khai việc quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợpmắc bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm, bệnhmạn tính;
- Phối hợp thực hiện quản lý sức khỏe học đường
f) Về truyền thông, giáo dục sức khoẻ:
- Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm chủng; cácvấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và tuyên truyền biện phápphòng, chống;
- Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động quần chúng cùng tham gia thực hiệncông tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; công tác dân số - kếhoạch hóa gia đình
2 Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn:
a) Đề xuất với Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm
Y tế huyện) về công tác tuyển chọn và quản lý đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản;b) Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật đối với nhân viên y tếthôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và cô đỡ thôn, bản theo quyđịnh của pháp luật;
c) Tổ chức giao ban định kỳ và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồidưỡng về chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản theo phân cấp
3 Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân số - kếhoạch hóa gia đình; thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo phântuyến kỹ thuật và theo quy định của pháp luật;
4 Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch
vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân:
a) Tham gia, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác kiểm tra,giám sát hoạt động hành nghề y, dược tư nhân, các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởngđến sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã;
Trang 9b) Phát hiện, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động y tế vi phạmpháp luật, các cơ sở, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm an toànthực phẩm, môi trường y tế trên địa bàn xã.
5 Thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xác định vấn đề sứckhỏe, lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên trên địa bàn, trình Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp xã phê duyệt và làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạchđược phê duyệt;
b) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹthuật về Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn, trình Giám đốcTrung tâm Y tế huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạchđược phê duyệt
6 Thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình thực tế ở địa phương
7 Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo phâncông, phân cấp và theo quy định của pháp luật
8 Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật
9 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện vàChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
Căn cứ vào điều kiện, năng lực của từng Trạm Y tế, Trung tâm Y tế huyệntrình Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định trạm y
tế trên địa bàn được thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về khám bệnh, chữa bệnh tạiĐiểm b, chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Điểm c Khoản 1 và thực hiện các nhiệm vụquy định tại Khoản 6 Điều này để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhândân theo quy định của pháp luật và của Bộ Y tế
Trang 10PHẦN III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM Y TẾ VÀ CÁC CHƯƠNG
TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA ĐANG ĐƯỢC THỰC HIỆN
dược
UBND XãThái Nguyên
Trung tâm Y tế Huyện Thái Thụy
Trạm TrưởngBùi Thị Dung
Y Sỹ
Lê Văn Quỵnh
NHS Phạm Thị Hường
Điều dưỡng Đàm Thị Nguân
Dược SỹNguyễn Thị Là
DSĐoàn Thị Thanh Duyên
Trang 11II, Tổ chức hoạt động các chương trình
1, Chương trình tiêm chủng mở rộng
Ngày 25 hàng tháng công tác tiêm chủng được duy trì có nề nếp, tỷ lệ trẻ dưới
1 tuổi quản lý 115/115 đạt 100%, tiêm đủ mũi 86/86 đạt 100%, số phụ nữ đã sinhđược tiêm phòng uốn ván đủ mũi đạt 100% kế hoạch năm, vác xin DPT-VGB-Hibmũi 3 là 89/89 đạt 100%, tỷ lệ tiêm phòng viêm gan sơ sinh đạt 101/102 đạt 99%,tiêm phòng lao 98/98 đạt 100%, ngoài ra còn triển khai tiêm vác xin viêm não nhậtbản B mũi 1,2 cho 223 đối tượng, viêm não nhật bản B mũi 3 cho 101/101 đối tượngđạt 100%, tiêm vác xin phòng sởi Rubella chiến dịch, DPT 4, các vác xin dịch vụ nhưQuimi-Hib, viêm gan mũi 4, cúm mùa, viêm não nhật bản B mũi 4 đạt kết quả tốt, cácmũi tiêm đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, an toàn không xảy ra tai biến Ghi chép sổsách rõ ràng đúng quy định, công tác tuyên truyền đạt 5 lần trên tháng, công tác tuyêntruyền trực tiếp cho các đối tượng ngày một chú trọng và nâng cao
2, Phòng chống lây nhiễm HIV.
Trạm y tế xã đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện kế hoạch đa dạng hóacông tác tuyên truyền và tập trung vào các thời điểm như trước trong và sau tếtnguyên đán, tháng hoạt động nhân ngày 08/03, tháng thanh niên giám sát phát hiện, tưvấn cho các đối tượng nguy cơ cao đi xét nghiệm, năm 2020 xét nghiệm cho 87 đốitượng có nguy cơ cao kết quả đều âm tính Trạm tổ chức cấp, phát bơm kim tiêm miễnphí cho các đối tượng nguy cơ cao Trên địa bàn xã có 1 đối tượng nhiễm HIV đang đitù
3, Chương trình phòng chống sốt rét.
Quản lý 100% số người từ vùng sốt rét về địa phương, vào sổ quản lý, nhữngngười trước khi vào vùng sốt rét được tư vấn, cấp thuocs miễn phí để điều trị khi bịsốt rét Những người từ vùng có sốt rét lưu hành về địa phương khi bị sốt được tư vấnlấy máu xét nghiệm tìm ký sịm trùng sốt rét trong năm 2020 không có bệnh nhân mắcsốt rét trên địa bàn xã
Trang 124, Chương trình phòng chống thiếu hụt Iod.
Tuyên truyền rộng dãi trong nhân dân về sử dụng muối IOD tường xuyên trngcác bữa ăn hàng ngày để phòng bệnh, đã có 98,7% hộ ga đình sử dụng muối IODthường xuyên trong bữa ăn
5, Chương trình phòng chống khô mắt.
100% bà mẹ sau khi sinh được uống Vitamin A, trẻ em từ 6-36 tháng tuổi uốngVitamin A 2 lần/năm vào ngày 01/6 và ngày 01/12 phòng chống bệnh khô mắt dothiếu Vitamin A 376/376 đạt 100%, 19/19 trẻ em dưới 5 tuổi mắc các bệnh tiêu chảykéo dài viêm phổi suy dinh dưỡng… có nguy cơ thiếu Vitamin A được uống VitaminA
6, Chương trình y tế học đường.
Phối kết hợp với trung tâm y tế huyện kiểm tra vệ sinh trường học 2 lần/nămđồng thời tổ chức khám và chăm sóc sức khỏe học đường cho 100% học sinh trườngTiểu học và trung học cơ sở, Mầm non, số mắc bệnh được tư vấn tới tận hộ gia đình
đẻ phối hợp vf điều trị và chăm sóc
7, Chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (ARI).
Trạm y tế xã đã khám và điều trị cho 1031/1021 lượt trẻ mắc bệnh nhiễmkhuẩn hô hấp cấp tính đạt tỷ lệ 100% kế hoạch năm, điều trị đúng phác đồ của chươngtrình, tỷ lệ bà mẹ hiểu biết về bệnh hô hấp cấp tính đạt 85%, không có tử vong donhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
8, Chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy cấp (CDD).
Thường xuyên tuyên truyền và hướng dẫn các bà mẹ biết sử dụng ORS và dungdịch thay thế trẻ bị tiêu chảy, đã khám phân loại, quản lý và điều trị cho 410/409 lượttrẻ bị tiêu chảy đạt 100% kế hoạch năm Điều trị đúng phác đồ tỷ lệ trẻ tiêu chảy sửdung ORS đạt 100% không có trẻ tử vong do tiêu chảy
9, Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng.
Quản lý, giám sát và điều trị cho 24 bệnh nhân tâm thần động kinh trong đó có
20 bệnh nhân tâm thần phân liệt, 4 bệnh nhân động kinh, hàng tháng được cấp thuốcđiều trị miễn phí đầy đủ đúng phác đồ ghi chép đầy đủ đúng quy định
Trang 1310, Công tác khám chữa bệnh.
Tổng số lần khám chữa bệnh là 2106 lượt trong đó:
Số lần khám tại trạm là 1475 lượt
- Số lần khám tại nhà 631 lượt
- Tổng số lượt điều trị 1475 lượt, điều trị kết hợp bằng y học cổ truyền là 625,
số bệnh nhân chuyển tuyến là 35 lượt
Duy trì và thực hiện tốt quy chế chuyên môn, thực hiện tốt 12 điều y đức cungứng thuốc thiết yếu điều trị cho nhân dân, đảm bảo an toàn trong công tác khám vàđiều trị không có tai biến xẩy ra
11, Chương trình phòng chống phong và da liễu.
Khám lồng ghép cho 2097/ 2106 đạt 99,7% điều trị cho bệnh hân mắc các bệnh
và da 132 lượt điều trị cho các ca mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục Không cóbệnh nhân phong
12, Chương trình phòng chống lao.
Tuyên truyền cho nhân dân về bệnh lao để nhân dân hiểu biết và phòng bệnh.Quản lý đối tượng ho khạc nghi lao 582 lượt đã gới thiệu cho 58 đối tượng đi xétnghiệm đờm, phát hiện 6 bệnh nhân lao mới, trong đó bệnh nhân AFB dương tính là
4, tỷ lệ điều trị khỏi là 4, điều trị đúng phác đồ đúng thời gian quy định
13, Chương trình phòng chống sốt xuất huyết.
- Tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân về bệnh sốt xuất huyết, triệu trứng, cáchphòng tránh và điều trị
- Giám sát côn trùng đạt 1 lần / tháng, tỷ lệ thả các cờ diệt bọ gậy đạt 97,7%
Có một ca mắc sốt xuất huyết ngoại sinh đã được giám sát dịch, tuyên truyềnphòng chống kịp thời không để lây lan ra địa bàn xã
14, Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, tổchức ký cam kết các cơ sở kinh doanh thực phẩm đạt 26/26 đạt 100%, ký cam kết bữa
ăn đông người 125/125 đạt 100%, tỷ lệ hộ kinh doanh thực phẩm, khám sức khỏa đạt
Trang 1486,6% không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xẩy ra Kiểm tra công tác an toàn thựcphẩm 3 đợt /năm.
15, Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuỏi, người tàn tật.
Tuyên truyền rộng dãi cho nhân dân về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi,người tàn tật
- Quản lý người cao tuổi, người tàn tật trong xã
Ngày 15/9/2020 kết hợp với UBND, ban TBXH khám sức khỏe cho 137 đốitượng người tàn tật trên địa bàn xã
- Ngày 28,29/10/2020 phố hơp với người cao tuổi khám sức khỏe cho 845 các
cụ cao tuổi trên địa bàn xã
16 Chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm.
Quản lý bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm đạt 100%
- Tuyên truyền phòng chống các bệnh không lây nhiễm đạt 3 lần/tháng
- Ngày 23-26/10/2020 khám sàng lọc tăng huyết áp cho 205 đối tượng nguy cơtăng huyết áp tại các thôn phát hiện 73 bệnh nhân tăng huyết áp mới
- Ngày 04/11/2020 khám sàng lọc cho đối tượng nguy cơ phổi tắc nghẽn mãntính
17 Bảo vệ bà mẹ trẻ em – Dân số KHHGĐ
- Phụ nữ có thai được tiêm chủng an toàn 100%
- Thai phụ khám thai đủ 3 lần trước khi sinh 100%
-Tổng số sinh: 99 trẻ
Trong đó : Con thứ nhất và thứ 2: 67 trẻ
Con thứ 3 trở lên: 32 trẻ
Sơ sinh dưới 2500g: không có
- Phụ nữ sau sinh được chăm sóc 100%
- Không có tử vong mẹ và con trên địa bàn xã
Trang 15- khám phụ khoa và điều trị phụ khoa tại trạm:
PHẦN IV: NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ CỦA XÃ/PHƯỜNG
I Nhiệm vụ của trạm trưởng y tế xã
a Nhiệm vụ
Trưởng trạm y tế
Trưởng trạm y tế xã là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước cấp trên
và trước Pháp luật về mọi mặt hoạt động của trạm y tế, thực hiện các nhiệm vụ sau:
1 Lập kế hoạch hoạt động của trạm y tế xã, trình cấp có thẩm quyền phêduyệt và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt Tổng kết đánhgiá, rút kinh nghiệm hàng năm
2 Tham gia ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu, làm phó ban thường trựcchỉ đạo, chủ trì công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân trên đại bàn
3 Xây dựng quy chế hoạt động của trạm y tế xã theo hướng dẫn của giám đốctrung tâm y tế dự phòng huyện, quản lý nhân lực và hoạt động của trạm theo quy
Trang 16chế, theo chức trách cá nhân và thực hiện các chế độ, chính sách theo Quy định củaNhà nước đối với cán bộ y tế thuộc quyền quản lý.
4 Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và tổ chức triển khai thực hiệncác Quy chế chuyên môn tại trạm y tế
5 Phân công các nhân viên y tế thuộc trạm quản lý, thực hiện các trương trìnhmục tiêu Quốc gia phù hợp với chuyên môn từng người, đạt hiệu quả: chương trình
vệ sinh phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường An toàn vệ sinh thực phẩm, y
tế, trường học, khám chữa bệnh và phục hồi chức năng, y học cổ truyền, chăm sócsức khỏe trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản và các chương trình y tế Quốc giakhác…
6 Quản lý, chỉ đạo y tế xã, tổ dân phố hoạt động chuyên môn, tổ chức giaoban hàng tháng, phối hợp hoạt động về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đìnhvới cán bộ chuyên trách xã và cộng tác viên thôn, xóm
7 Huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho y tế xã Tổ chức phongtrào thi đua, khen thưởng phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tại trạm theo nội dung
sở y tế Quy định
8 Bảo đảm quản lý và tổ chức cung ứng thuốc thiết yếu và sử dụng thuốc antoàn hợp lý chữa bệnh tại trạm cho nhân dân và các đối tượng chính sách theo Quyđịnh, quy chế hiện hành
9 Tham mưu cho UBND xã quản lý hành nghề y dược tư nhân trên toàn xã
10 Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, y dụng cụ, thuốc chữa bệnh… của trạm ytế
11 Quản lý tài chính thu, chi của trạm theo Quy định
12 Tiếp nhận và quản lý công văn, tài liệu
13 Thực hiện chế độ thống kê báo cáo theo Quy định và khi có dịch trên địabàn quản lý phải báo cáo kịp thời đúng quy định
14 Tham gia các cuộc họp và các công việc khác khi được giao
b Mối quan hệ
Chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của giám đốc trung tâm y tế dự phòng Quận
và chỉ đạo chuyên môn của bệnh viện Quận và các trung tâm chuyên khoa
Chịu sự quản lý chỉ đạo của chủ tịch UBND Xã về xây dụng kế hoạch pháttriển y tế của địa phương
Giữ mối quan hệ chặt chẽ với Đảng ủy, chính quyền địa phương, và các đoàn
Trang 17thể chính trị - xã hội trong Xã, phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệsức khỏe nhân dân trên địa bàn.
c Tiêu chuẩn
- Về trình độ chuyên môn: Phấn đấu Trạm trưởng trạm y tế xã phải có trình
độ Tiến Sỹ, trước mắt phải có trình độ Bác Sỹ Đa khoa
- Về quản lý: Phấn đấu phải qua lớp đào tạo, tập huấn về kỹ năng quản lý
II Nhiệm vụ của bác sỹ, y sỹ Đa khoa
a Nhiệm vụ
1 Khám chữa bệnh, thường trực cấp cứu, theo phân cấp chuyên môn
2 Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng
3 Huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho y tế thôn theo kế hoạchcủa trạm
4 Quản lý sức khỏe cộng đồng và tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự khiđược phân công
5 Bác sỹ tham gia khám thai, đỡ đẻ thường, theo dõi quản lý thai sản
6 Tham mưu với trưởng trạm y tế triển khai thực hiện các nội dung trong Bộtiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn, duy trì thườngxuyên đạt hiệu quả
7 Ghi chép, thống kê số liệu theo biểu mẫu những việc được giao, báo cáotrạm trưởng tổng hợp
8 Thực hiện các thủ thuật và làm các tiểu phẫu tại trạm theo phân cấp
9 Bác sỹ hướng dẫn y sỹ về chuyên môn và hướng dẫn kiểm tra y tá thực hiện
y lệnh Y sỹ hướng dẫn kiểm tra y tá thực hiện y lệnh
10 Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công
IV Nhiệm vụ của nữ hộ sinh
a Nhiệm vụ
1 Khám chữa bệnh, thường trực cấp cứu theo phân cấp, được trạm trưởng giao
Trang 182 Tham gia khám thai, đỡ đẻ thường, theo dõi quản lý thai sản, làm các thủthuật chuyên môn được phân cấp
3 Quản lý theo dõi, thực hiện chăm sóc chương trình CSSK bà mẹ trẻ em nhưsức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống tiêu chảy
4 Tham gia tuyên truyền bảo vệ sức khỏe cộng đồng
5 Thực hiện dịch vụ KHHGĐ được phân cấp
6 Tham mưu với trưởng trạm y tế triển khai thực hiện các nội dung trong Bộtiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 trên địa bàn
7 Ghi chép thống kê số liệu theo biểu mẫu những việc được giao báo cáotrưởng trạm tổng hợp
8 Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công
V Nhiệm vụ của điều dưỡng :
a Nhiệm vụ
1 Thực hiện mệnh lệnh của y, bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân tại trạm, thamgia thường trực cấp cứu cùng với y, bác sỹ
2 Thực hiện quy trình vệ sinh, chống nhiễm khuẩn tại trạm
3 Tham gia tuyên truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng
4 Ghi chép thống kê số liệu theo biểu mẫu những việc được giao báo cáoTrưởng trạm tổng hợp
5 Tham gia thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng và các chương trình
y tế Quốc gia khác khi được phân công
6 Tham mưu với trưởng trạm y tế triển khai thực hiện các nội dung trong Bộtiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn
7 Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được trưởng trạm phân công phù hợp vớibằng cấp chuyên môn
b Mối quan hệ
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng trạm y tế và chỉ đạo về chuyên mônnghiệp vụ của trung tâm y tế huyện
Trang 19Giữ mối quan hệ với chính quyền địa phương và kết hợp chặt chẽ với cácđoàn thể quần chúng tại địa phương, quan hệ phối hợp công tác với các thành viêntrong trạm.
VI Nhiệm vụ của cán bộ dân số KHHGĐ:
a Nhiệm vụ:
Đảm nhiệm tham mưu cho trưởng trạm y tế xây dựng các kế hoạch chuyênmôn về lĩnh vực công tác dân số KHHGĐ, phối kết hợp vói các ban ngành đoàn thểtuyên truyền, vận động cho nhân dân, cho từng nhóm đối tượng biết về lĩnh vực dân
VII Nhiệm vụ của dược sỹ trung cấp:
sử dụng theo đúng qui định
3 Tham mưu với trạm trưởng kiểm tra, hướng dẫn thực hiện tủ thuốc cấp cứutại phòng khám, luôn có đủ thuốc cấp cứu trên địa bàn thuốc chống sốc theo quiđịnh
4 Tham mưu với trưởng trạm y tế triển khai thực hiện các nội dung trong Bộtiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn
5 Thực hiện chế độ thống kê báo cáo về công tác Dược chính xác, kịp thời
6 Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công
Trang 20QUY ĐỊNH VỀ Y ĐỨC
(TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC Y TẾ)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 06 tháng 11 năm 1996 của
Bộ trưởng Bộ Y tế)
Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, coi họ đau đơn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
"Lương y phải như từ mẫu" Phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khăn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền Y học Việt Nam.
Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận.
1- Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý Khi đã tự nguyện đứngtrong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ Phải có lươngtâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạođức của người thầy thuốc Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học
để nâng cao trình độ chuyên môn Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sựnghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân
2- Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn.Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩnđoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấpnhận của người bệnh
3- Tôn trọng quyền được khám bệnh chữa bệnh của nhân dân Tôn trọngnhững bí mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kínđáo và lịch sự Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xãhội Không được phân biệt đối xử người bệnh Không được có thái độ ban ơn, lạmdụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh Phải trung thực khi thanh toáncác chi phí khám bệnh, chữa bệnh
4- Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tậntình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh Phải giảithích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điềutrị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh;động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục.Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa vàchăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết
5- Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đunđẩy người bệnh
Trang 216- Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, antoàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốckhông đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
7- Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thờicác diễn biến của người bệnh
8- Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị,
tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ
9- Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn,giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết
10- Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵnsàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau
11- Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không
đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước
12- Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chốngdịch bệnh cứu chữa người bị tai hạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiệnnếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch
PHẦN V: MÔ HÌNH CUNG ỨNG THUỐC, MÔ HÌNH TÌNH HÌNH BỆNH TẬT VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC CỦA NHÂN DÂN TRONG XÃ
1 Chỉ số khám chữa bệnh, phục hồi chức năng
- Số người đến khám bệnh tai TYTX/năm: 2106 lượt
- Bình quân số lần KCB/người/năm: 0,3 lần
- Số bệnh nhân điều trị ngoại trú tại TYTX/năm: 1475 người
- Số bệnh nhân chuyển tuyến/năm: 35 người
- Số bệnh nhân mắc bệnh xã hôi đang được điều trị và theo dõi, điều trị tại xã: 1 người
- Số người tàn tật được cộng đồng được quản lý: 175 người
- Số lần KCB cho người tàn tật/năm: 1 lần
-Số lần KCB cho người cao tuổi/năm: 1 lần
Tỷ lệ bệnh nhân được khám và điều trị bằng YHCT: 625 người
Trang 222 Chỉ số về chăm sóc sức khỏe trẻ em
- Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đầy đủ đúng quy định: 99%
- Tỷ lệ trẻ 6 – 36 tháng tuổi ướng vitamin A x 2 lần/năm: 100%
- Tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi được theo dõi tang trưởng hàng tháng: 100%
- Tỷ lệ trẻ em 2 -5 tuổi được theo dõi tang trưởng x2 lần/năm: 100%
- Tỷ lệ học sinh mẫu giáo được khám sức khỏe hàng năm: 98%
- Tỷ lệ học sinh tiểu học và trung học cơ sở được khám sức khỏe hàng năm: 99%
- Số trẻ được tẩy giun do TYTX tổ chức: 100%
- 10 bệnh trẻ e trong xã hội mắc nhiều nhất: cúm, chân tay miệng, sốt phát ban, tiêu chảy, viêm phổi, sâu rang, tai mũi họng, đau mắt đỏ, thủy đậu, quai bị
3 Chỉ số chăm sóc sức khỏe sinh sản
- Số phụ nữ có thai: 99
- Tỉ lệ phụ nữ mang thai được khám thai dưới 3 lần: 10%
- Tỉ lệ phụ nữa mang thai được khác thai từ 3 lần trở lên: 90%
- Tỷ lệ phụ nữ Mang thai được tiêm phòng uấn ván: 100%
- Số sản phụ đẻ tại trạm/năm: 0
- Tỷ lệ bà mẹ dc CBYT chăm sóc 1 lần trong tuần đầu sau khi sinh: 100%
- Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại: 67,5%
- Số phụ nữ sinh con thứ 3: chiếm tỷ lệ 32%
4 Tài chính, ngân sách
- Số người có thẻ BHYT: 86,2%
5 Những vấn đề sức khỏe của cộng đồng dân cư trong xã
- Công tác vệ sinh môi trường (tổng vệ sinh CN hàng tuần) thu gom rác.
- Nhận thức của một phận người dân trong xã chưa được tốt trong vấn đề chăm sóc sức khỏe
6 Xác định các vấn đề sức khỏe ưu tiên của xã
- Vấn đề vệ sinh, bảo vệ môi trường và sức khỏe toàn diện
Trang 237 Tình hình sử dụng thuốc của người dân:
Bảng danh mục thuốc Tân Dược(Bảng 1)
KHÁNG SINH
Trang 24Thuốc đường tiêu
hóa
+ Coldacmin 10 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
+ Serratiopeptidase 10mg,10viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
+ Pharcoter 10 viên, ngày 2 lần mỗi lần 1 viên
- Chấn thương gối do ngã
+ Mofen 400mg, 20 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên
+ Cimetidin 200mg, 20 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.
+ Vitamin C 100mg, 30 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên.
Trang 25- Viêm quanh cuống chân răng
+ Cephalexin 500mg, 10 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
+ Serratio peptidase 10mg, 10 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
+ Mofen 400mg, 20 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
+ Vitamin C 100mg, 30 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên.
- Cao huyết áp
+ Nifedipin 10mg, 20 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.
+ Hapacol Codei 20 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.
- Viêm phế quản
+ Amoxicilin 200mg, 10 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
+ Hapacol Codei 20 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
+ Pharcoter, 10 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
+ Vitamin C 100mg, 30 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên.
- Viêm đường tiết liệu
+ Amoxicilin 500mg, 20 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.
+ Vitamin C 100mg, 30 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên.
- Viêm đa khớp
+ Penicilin V 1.000.000 IU, 10 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
+ Mofen 400mg, 20 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
+ Cimetidin 200mg, 20 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.
- Sốt virut
+ Cephalexin 500mg, 20 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 2
viên.
+ Coldacmin 10 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.
+ Pharcoter 20 viên, ngày 2 lần mỗi lần 2 viên.
- Tăng huyết áp và viêm họng
+ Nifedipin 10mg, 10 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Trang 26+ Amoxicilin 500mg, 10 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
+ Vitamin C 100mg, 30 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên.
- Rối loạn tuần hoàn não
+ Devomir (Cinarifin 25mg), 20 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.
+ Paracetamol 500mg, 10 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
+ Vitamin A,D 10 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
+ Vitamin B6 40 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 4
viên.
- Hội chứng lỵ
+ Loberin 20 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.
+ Metronidazole 250mg, 20 viên, ngày 2 lần,
mỗi lần 2 viên.
+ Vitamin B1 100 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 5 viên.
- Viêm kết mạc
+ Penicilin V 1.000.000 IU, 10 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
+ Vitamin A,D 10 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
+ Vitamin C 100mg, 30 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên.
+ Mỡ Tetracylin 1%, 1 tuýp, tra mắt bệnh 1 đoạn thuốc khoảng 0,5cm, 3-4 lần mỗi ngày.
- Viêm đại tràng
+ Biseptol 480mg, 20 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 2
viên.
+ Berberin 200 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 10 viên.
+ Papaverin 20 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Trang 27- Viêm khớp cổ tay
+ Penicilin V 1.000.000 IU, 10 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
+ Mofen 400mg, 20 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
+ Omeprazol 20mg, 10 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
+ Vitamin C 100mg, 30 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên.
- Suy nhược cơ thể
+ Vitamin A,D 20 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.
+ Vitamin C 100mg, 30 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên.
+ Mỡ Tetracylin 1%, 1 tuýp, tra vào mắt bị bệnh 1 đoạn thuốc khoảng 0,5cm, 3 lần mỗi ngày.
- Viêm nhiễm trùng ngoài mu bàn tay
+ Cephalexin 500mg, 20 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.
+ Serratio peptidase 10mg, 10 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
+ Paracetamol 500mg, 10 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
- Viêm lợi
+ Amoxicilin 500mg, 20 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.
+ Hapacol Codei 10 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
+ Vitamin A,D 10 viên, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.