BÀI 4: ĐAU HỌNGĐa phần người bị đau họng không đi khám bác sĩ (khoảng 5% là đi khám) và nhiều người chọn cách tham khảo ý kiến dược sĩ. Những người bị đau họng tìm đến nhà thuốc thường là bị nhiễm virus (90%), chỉ 110 chỉ 110 các trường hợp là do nhiễm vi khuẩn, vì vậy điều trị bằng kháng sinh là không cần thiết trong hầu hết các trường hợp. Về mặt lâm sàng hầu như không thể phân biệt giữa 2 dạng trên. Phần lớn các nhiễm trùng là tự khỏi. Đau họng thường phối hợp với triệu chứng khác của cảm lạnh.Những điều bạn cần biết•Tuổi (xấp xỉ)oTrẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn•Thời gian•Mức độ nghiêm trọng•Các triệu chứng liên quanoLạnh, nghẹt mũi, hooKhó nuốtoKhàn tiếngoSốt•Tiền sử bệnh•Thói quen hút thuốc•Thuốc dùng hiện tại1.Ý nghĩa của câu hỏi và câu trả lời1.1. TuổiXác định bệnh nhân là ai sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn điều trị và liệu rằng đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa có cần thiết hay không. Nhiễm trùng họng do liên cầu (Vi khuẩn) thường gặp ở trẻ em độ tuổi đến trường.1.2. Thời gianHầu hết đau họng là tự khỏi và sẽ đỡ hơn trong vòng 710 ngày. Nếu đau họng trong thời gian dài hơn thì bệnh nhân nên đến khám bác sĩ để được tư vấn thêm.1.3. Mức độ nghiêm trọngNếu đau họng được mô tả là cực kì đau, đặc biệt không có các triệu chứng lạnh, ho, triệu chứng xuất tiết và bệnh không cải thiện trong vòng 2448 giờ, thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa.1.4. Các triệu chứng liên quanLạnh, xuất tiết, ho có thể liên quan đến đau họng. Có thể có sốt và đau nhức chung chung. Những triệu chứng đó là dấu hiệu của nhiễm trùng nhẹ do virus và có khả năng tự khỏi.Khàn tiến kéo dài hơn 3 tuần và khó khăn trong việc nuốt (khó nuốt) đều là dấu hiệu để thăm khám bác sĩ chuyên khoa.1.5. Tiền sử bệnhCó những cơn tái phát nhiễm trùng (viêm amiđan) thì tốt nhất nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa. 1.6. Thói quen hút thuốcHút thuốc sẽ làm đau họng trầm trọng thêm, nếu bệnh nhân có hút thuốc thì dược sĩ nên cung cấp lời khuyên và thông tin về việc cai thuốc lá.1.7. Thuốc dùng hiện tạiDược sĩ nên xác minh liệu thuốc nào bệnh nhân đã sử dụng để điều trị triệu chứng. Nếu một hoặc nhiều thuốc đang sử dụng mà không cải thiện thì nên xem xét giới thiệu bệnh nhân đến gặp bác sĩ.Các đơn thuốc hiện tại bệnh nhân đang dùng rất quan trọng và dược sĩ nên hỏi bệnh nhân cẩn thận về các đơn thuốc đó. Thuốc xịt chứa steroid (ví dụ beclometazon hoặc budezonid) có thể gây khàn tiếng và nhiễm Candida ở họng và miệng. Nói chung, chúng có xu hướng gây ra triệu chứng đó khi sử dụng các thuốc đó ở liều cao. Nhiễm trùng này có thể ngăn ngừa bằng cách súc miệng với nước sau khi sử dụng thuốc xịt steroid. Kiểm tra xem kĩ thuật hít của bệnh nhân đã đúng chưa cũng rất quan trọng. Kỹ thuật không tốt với ống hít định liều có thể dẫn đến một lượng lớn thuốc hít vào lắng đọng ở mặt sau họng. Bạn có thể thảo luận với bác sĩ để xem liệu có cần bán cho bệnh nhân thiết bị hỗ trợ hít hoặc đổi dạng hít khác nếu cần.Bất kì bệnh nhân nào dùng carbimazol và có biểu hiện đau họng nên được đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức. Một tác dụng không mong muốn hiếm gặp của carbimazol là mất bạch cầu hạt (ức chế sản xuất tế bào bạch cầu trong tủy xương). Nguyên tắc khuyên bệnh nhân đi khám bác sĩ cũng áp dụng cho bất kỳ thuốc nào có thể gây mất bạch cầu hạt. Đau họng ở những bệnh nhân này có thể là dấu hiệu đầu tiên của một nhiễm trùng đe dọa tính mạng.2.Các triệu chứng cần ngay lập tức khuyên bệnh nhân đi khám2.1. Khàn tiếngKhàn tiếng là do viêm dây thanh ở thanh quản (viêm dây thanh quản). Viêm dây thanh quản bởi nhiễm trùng virus có thể tự khỏi. Viêm dây thanh quản thường kết hợp đau họng và khàn, giảm âm lượng giọng nói. Kháng sinh không có giá trị và nên đưa ra các tư vấn về giảm triệu chứng (Xem phần “Quản lí” phía dưới) bao gồm hạn chế nói. Nhiễm trùng này thường được giải quyết trong vài ngày và thăm khám bác sĩ là không cần thiết.Khi nhiễm trùng này xảy ra ở trẻ em, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, nó có thể gây ra viêm thanh khí phế quản cấp tính và gây khó khăn trong việc thở và thở rít. Tình huống này cần thăm khám bác sĩ.Khàn tiếng kéo dài hơn 3 tuần, đặc biệt là khi nó không liên quan đến một nhiễm trùng cấp tính, nên thăm khám bác sĩ. Có nhiều nguyên nhân gây nên khàn tiếng kéo dài, một trong số đó là nghiêm trọng. Ví dụ trong ung thư thanh quản, khàn tiếng có thể là triệu chứng sớm duy nhất. Bác sĩ thường giới thiệu bệnh nhân đến các chuyên gia về tai mũi họng để được chẩn đoán chính xác hơn. 2.2. Khó nuốtKhó khăn trong việc nuốt có thể xảy ra trong nhiễm trùng họng nặng. Nó có thể xảy ra khi có một áp xe phát triển trong khu vực amidan (viêm amidan mủ), là một biến chứng của viêm amidan. Trường hợp này thường phải nhập viện, phẫu thuận dẫn lưu từ ổ áp xe và dùng kháng sinh liều cao ở đường tiêm. Chứng viêm các tuyến bạch cầu (tăng bạch cầu đa nhân do nhiễm trùng) bởi virus và gây đau họng, bệnh thường tạo sự khó chịu đáng kể và có thể khiến bệnh nhân khó nuốt. Nếu nghi ngờ rơi vào trường hợp này, hãy đến khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác.Hầu hết đau họng nghiêm trọng sẽ gây khó chịu khi nuốt nhưng không thực sự khó khăn hay cần thiết để khám bác sĩ chuyên khoa, trừ khi có những lý do liên quan khác. Nếu khó nuốt không liên quan đến đau họng, khám càng sớm càng tốt.2.3. Biểu hiện tại họngKhi xuất hiện các đốm trắng, dịch tiết hoặc mủ trên amidan nên đến khám bác sĩ, đây có thể là một dấu hiệu trong việc phân biệt giữa nhiễm trùng do virus hoặc do vi khuẩn. Tuy nhiên, biểu hiện tại họng có thể như nhau trong cả hai loại nhiễm trùng và đôi khi họng gần như bình thường, không có dịch tiết trong nhiễm khuẩn do liên cầu.2.3.1Bệnh tưa miệng (nhiễm nấm Candida)Một ngoại lệ không thể quên là nhiễm nấm Candida (bệnh tưa miệng), tạo các mảng trắng. Tuy nhiên chúng hiếm khi chỉ ở họng, và thường gặp nhất ở trẻ em hoặc người cao tuổi. Bệnh tưa miệng là bệnh nhiễm trùng bất thường ở người trưởng thành trẻ tuổi và có thể liên quan đến những rối loạn nghiêm trọng hơn, làm giảm hệ thống miễn dịch ở cơ thể (như ung thư máu, HIV, AIDS hoặc do sử dụng liệu pháp điều trị ức chế miễn dịch). Các màng có thể nhìn thấy trong họng, nướu và lưỡi. Khi chúng được lấy ra, bề mặt bị trầy xước và viêm. Nên khuyên bệnh nhân khám bác sĩ nếu nghi ngờ bệnh tưa miệng và họng có đau nhức. 2.3.2Chứng viêm các tuyến bạch cầu Đây là nhiễm trùng họng do virus Eptein – Barr gây ra, được biết đến là virus có xu hướng làm bệnh nhân suy nhược sau vài tháng và liên quan đ