Dẫn đến, bên mua bảo hiểm lơ là, không quan tâm các nghĩa vụ phải thực hiện theo hợp đồng như việc đóng phí bảo hiểm đúng thời hạn, thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế rủi ro theo
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
-oOo -
NGUYỄN THỊ THU HÀ
CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP HỒ CHÍ MINH – 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
-oOo -
Nguyễn Thị Thu Hà
CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS NGUYỄN THỊ THỦY
TP HỒ CHÍ MINH – 2018
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình, luận văn, luận án nào trước đây Các thông tin tham khảo trong luận văn đều được tác giả trích dẫn một cách đầy đủ và cẩn thận
TÁC GIẢ
NGUYỄN THỊ THU HÀ
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN 8
1.1 Khái niệm và đặc điểm hợp đồng bảo hiểm tài sản 8
1.1.1 Khái niệm hợp đồng bảo hiểm tài sản 8
1.1.2 Đặc điểm hợp đồng bảo hiểm tài sản 9
1.2 Khái quát về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản 20
1.2.1 Khái niệm 20
1.2.2 Bản chất pháp lý của chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản 24
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM 27
2.1 Thực trạng pháp luật về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam 27
2.1.1 Các trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản 27
2.1.2 Hậu quả của chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản 58
2.2 Nhu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản 64
KẾT LUẬN 71
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử nền văn minh nhân loại Hoạt động bảo hiểm liên tục phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người
và góp phần gia tăng những lợi ích cho nền kinh tế, cho xã hội của mỗi quốc gia
Cụ thể, thông qua hoạt động chi trả tiền bồi thường, bảo hiểm giúp củng cố sự ổn định tài chính của các hộ gia đình cũng như các doanh nghiệp; thông qua việc đánh giá những rủi ro trong hoạt động bảo hiểm, bảo hiểm giúp phân loại rủi ro, đồng thời khuyến khích việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro đối với các tổ chức, cá nhân trong xã hội Đối với nền kinh tế, với các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí được tạo lập
từ nguồn phí bảo hiểm của khách hàng, các công ty bảo hiểm chính là những tổ chức đầu tư lớn, đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Do đó, bảo hiểm là nhu cầu không thể thiếu, là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo cho quá trình tái sản xuất có thể tiến hành thường xuyên và liên tục, đồng thời góp phần ổn định đời sống của mọi thành phần trong xã hội
xem là khá non trẻ, trước năm 1993 chỉ có một công ty bảo hiểm phi nhân thọ duy nhất là Công ty bảo hiểm Bảo Việt và chỉ “mở cửa” phát triển kể từ khi thế độc quyền kinh doanh bảo hiểm được xoá bỏ theo Nghị định 100/CP của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm ban hành ngày 18/12/1993 Dẫu vậy, cho đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã phát triển với 50 doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tái bảo hiểm và tỷ trọng phí bảo hiểm trên GDP cả nước
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm thì bảo hiểm thương mại được chia thành ba nhóm: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự Trong đó, bảo hiểm tài sản là một loại hình bảo hiểm có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Đây là loại bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tài sản (cố định
1
Về mặt lý luận, khái niệm bảo hiểm thương mại và kinh doanh bảo hiểm là giống nhau (theo Nguyễn Thị
Thủy (2012), Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Nxb Thanh Niên, tr 35)
2
Bùi Gia Anh, “Doanh nhân góp phần kiến tạo sự phát triển thị trường bảo hiểm”, Bảo hiểm & Đời sống –
số 106 (Tháng 10/2017), Bản tin của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
Trang 6hay lưu động) của người được bảo hiểm Các tài sản được bảo hiểm theo loại bảo hiểm này đa dạng, bao gồm nhà cửa, công trình, xe ô tô, xe máy, hàng hóa,… của
cá nhân, tổ chức Mục đích của bảo hiểm tài sản là cung cấp sự hỗ trợ quan trọng
về mặt tài chính trong trường hợp xảy ra tổn thất, để hộ gia đình, doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động với sự gián đoạn ít nhất có thể Về mặt pháp lý, dịch vụ bảo hiểm tài sản hoạt động trong khuôn khổ của Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 09/12/2000 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 (“Luật kinh doanh bảo hiểm”) Luật kinh doanh bảo hiểm điều chỉnh dịch vụ bảo hiểm tài sản nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia bảo hiểm, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tăng cường quản lý Nhà nước, góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội,
ổn định đời sống nhân dân trong việc quản lý rủi ro đối với tài sản của cá nhân, tổ chức
Tác động và hiệu quả của bảo hiểm tài sản là dễ dàng nhận thấy, tuy nhiên trong thực tế các giao dịch bảo hiểm tài sản vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất cập dẫn đến tranh chấp giữa các bên tham gia bảo hiểm Nguyên nhân có thể là do thông tin bất cân xứng, quy trình kiểm soát chưa chặt chẽ, hay thậm chí là gian lận trong hợp đồng bảo hiểm tài sản nhằm mục đích trục lợi Cũng như các hợp đồng nói chung, hợp đồng bảo hiểm tài sản được giao kết nhằm mục đích bảo vệ lợi ích mà các bên tham gia hướng tới và đương nhiên không bên nào muốn chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp mục đích đã đạt được Tuy vậy, trên thực tế, khá nhiều hợp đồng bảo hiểm tài sản đã giao kết nhưng công ty bảo hiểm phải đơn phương chấm dứt các hợp đồng này hoặc khi bên mua bảo hiểm yêu cầu giải quyết bồi thường thì công ty bảo hiểm cho rằng hợp đồng bảo hiểm tài sản đã chấm dứt và không có trách nhiệm bồi thường Từ đó dẫn đến khá nhiều tranh chấp liên quan đến vấn đề chấm dứt
Trong thực tế quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các công ty bảo hiểm đã gửi nhiều ý kiến liên quan đến tranh chấp về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản
3 Ung Thị Xuân Hương (2018), Một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan
đến Hợp đồng bảo hiểm, Kỷ yếu Hội thảo chuyên đề về pháp luật kinh doanh bảo hiểm và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ
Trang 7Trong các công trình nghiên cứu khoa học, một số sách chuyên khảo của các chuyên gia nghiên cứu về pháp luật hợp đồng bảo hiểm tài sản cũng kiến nghị những bất cập xung quanh vấn đề chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản Để hệ thống hóa quy định pháp luật, nghiên cứu các bất cập, tranh chấp liên quan đến vấn
đề này, tác giả chọn đề tài luận văn với tên gọi “CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM“ nhằm nhìn nhận rõ ràng hơn vấn đề chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản trong giao dịch về hợp đồng bảo hiểm tài sản, qua đó mong muốn có thể góp phần xây dựng và hoàn thiện các quy định liên quan đến lĩnh vực này, nâng cao hiệu quả quản lý và đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm tài sản
2 Tình hình nghiên cứu
Với hơn 20 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam, ngành kinh doanh bảo hiểm có lịch sử khá non trẻ so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Luật kinh doanh bảo hiểm chính thức được ban hành năm 2000 đến nay mới trải qua 18 năm quản lý và điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm Tuy nhiên, dẫu “sinh sau đẻ muộn” thì ngành kinh doanh bảo hiểm đã trải qua nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực và đang ngày càng hoàn thiện để bắt nhịp cùng xu thế phát triển của khu vực và thế giới Dưới góc độ nghiên cứu, có khá nhiều công trình nghiên cứu về ngành kinh doanh bảo hiểm với các chủ đề đa dạng từ nhiều quan điểm khác nhau Các công trình này đa phần nghiên cứu một cách tổng thể về ngành bảo hiểm, nghiên cứu từng mảng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ hoặc nghiên cứu từng loại sản phẩm, nghiệp vụ trong các công
ty bảo hiểm cụ thể Riêng đối với lĩnh vực hợp đồng bảo hiểm tài sản và các chế định liên quan thì hiện có các công trình nghiên cứu như:
Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam” (Trần Phước Thu – Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014) Luận văn
hệ thống các vấn đề lý luận, phân tích thực trạng pháp luật và đưa ra các kiến nghị
về định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản của Việt Nam
Trang 8Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật: “Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm vô hiệu (Nguyễn Thị Huyền – Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, 2012) Khóa luận nêu khái quát về hợp đồng bảo hiểm vô hiệu, trình bày các trường hợp hợp đồng bảo hiểm
vô hiệu với thực trạng và các khuyến nghị kèm theo nhằm hoàn thiện các quy định trong lĩnh vực này
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật: “Pháp luật về ký kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam” (Lý Tố Thúy – Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, 2010) Khóa luận trình bày nội dung pháp luật thực trạng quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về ký kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm tài sản
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật: “Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản - Những vướng mắc và hướng hoàn thiện” (Nguyễn Thị Thu Dung – Đại học Luật
Tp Hồ Chí Minh, 2010) Khóa luận nêu khái quát về bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm tài sản, trình bày các quy định của pháp luật về bảo hiểm tài sản, thực trạng áp dụng và hướng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng bảo hiểm tài sản” (Đèo Thị Thuỷ - Đại học Luật Hà Nội, 2011) Khóa luận hệ thống các vấn đề lý luận về hợp đồng bảo hiểm tài sản, các quy định pháp luật liên quan và nêu lên thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật: “Hợp đồng bảo hiểm tài sản và các vấn đề pháp lý phát sinh” (Trần Thị Hồng Nhung – Đại học Luật Hà Nội, 2007) Khóa luận phân tích các vấn đề pháp lý về hợp đồng bảo hiểm tài sản như chủ thể, hiệu lực, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm tài sản và kiến nghị các hướng hoàn thiện quy định pháp luật liên quan
Như vậy, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu riêng vấn đề “Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản theo pháp luật bảo hiểm Việt Nam” Do đó, đề tài này không hề trùng lặp và tác giả muốn đi sâu nghiên cứu các quy định pháp luật, quy trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm tài sản giữa các bên liên quan và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật này để làm rõ các chế định liên quan cũng như các bất cập tồn tại xung quanh vấn đề này mà vẫn chưa được giải quyết trọn vẹn
Trang 93 Mục đích, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Luận văn có các mục đích nghiên cứu như sau:
- Hệ thống các vấn đề lý luận về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản theo pháp luật hiện hành của Việt Nam
- Làm rõ các quy định pháp luật, văn bản hướng dẫn khác về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm làm hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản, giảm thiểu bất cập trong áp dụng quy định nhằm nâng cao hiệu quả của giao dịch bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia bảo hiểm
Để đạt được các mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây:
- Phân tích khái niệm và đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản là cơ sở cho các quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản;
- Phân tích khái niệm và bản chất pháp lý của chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản;
- Nghiên cứu thực trạng pháp luật về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản
ở Việt Nam thông qua việc áp dụng các quy định pháp luật và phán quyết của cơ quan tài phán;
- Tổng hợp các nhu cầu hoàn thiện pháp luật và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các khái niệm, đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản; khái niệm và bản chất pháp lý của chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản; các trường hợp chấm dứt và hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam Đồng thời, luận văn cũng nghiên cứu và phân tích việc áp dụng pháp luật về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản thông qua các bản
Trang 10án thu thập được nhằm làm rõ các bất cập trong việc thực hiện các quy định về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản hiện nay
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Về cơ sở pháp lý, luận văn tập trung nghiên cứu các trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản và hậu quả của các trường hợp chấm dứt này theo Luật kinh doanh bảo hiểm, theo Bộ luật hàng hải và dựa trên các quy định chung về chấm dứt hợp đồng theo Bộ luật dân sự Bên cạnh đó, một số quy định pháp luật hiện hành của các nước về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản cũng được tham khảo nhằm phân tích, so sánh để tìm ra ưu điểm áp dụng vào pháp luật Việt Nam
Về thực tiễn, tác giả thu thập và nghiên cứu một số tranh chấp liên quan tới chế định chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản trong lãnh thổ Việt Nam, qua đó làm
rõ các yếu tố tác động cốt lõi khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản của các bên tham gia giao dịch này
4 Các phương pháp tiến hành nghiên cứu
Luận văn được trình bày trên cơ sở nghiên cứu Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật dân sự, Bộ luật hàng hải, các hợp đồng bảo hiểm thực tế, các tài liệu pháp lý khác… và đối chiếu với pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nước ngoài
Phương pháp minh họa thực tế được sử dụng trong các phân tích tình huống,
cụ thể là việc giao kết và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản giữa công ty bảo hiểm và bên tham gia bảo hiểm
Phương pháp nghiên cứu khách quan, phân tích logic, giải thích, diễn dịch hay quy nạp là các phương pháp được tác giả sử dụng đan xen nhằm tổng hợp để đưa ra các đánh giá, nhận xét về tất cả các vấn đề có liên quan Bên cạnh việc làm
rõ thông tin, các đề xuất, kiến nghị cũng được đưa ra nhằm cải thiện và nâng cao quyền lợi cho các bên, giảm thiểu tranh chấp
5 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Đề tài này tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản, trong đó, tổng hợp và phân tích các quy định về chấm dứt hợp
Trang 11đồng bảo hiểm tài sản theo Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật hàng hải và Bộ luật dân sự; nêu lên thực trạng quản lý và áp dụng chế định này trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm Qua đó, tác giả cũng đưa ra một số đề xuất đối với cơ quan quản
lý, các công ty bảo hiểm và các bên tham gia bảo hiểm nhằm phòng ngừa rủi ro, đảm bảo quyền lợi khi xảy ra thiệt hại và hạn chế các tranh chấp liên quan
Các tình huống được phân tích cụ thể trong đề tài này sẽ giúp người đọc có thêm kiến thức và kinh nghiệm khi tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm tài sản, tránh tình trạng thông tin bất cân xứng hay các nguy cơ bị gian lận, lừa đảo trong giao dịch Một số lưu ý quan trọng cũng được nêu ra nhằm giúp các bên chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi của mình từ khi bắt đầu đến khi chấm dứt hợp đồng
6 Bố cục của luận văn
Với các nội dung cần giải quyết như trên, luận văn này được thiết kế theo bố cục gồm có các phần chính như sau:
MỞ ĐẦU
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
KẾT LUẬN
Trang 12CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN
1.1 Khái niệm và đặc điểm hợp đồng bảo hiểm tài sản
1.1.1 Khái niệm hợp đồng bảo hiểm tài sản
Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 phân loại hợp đồng bảo hiểm tài sản là
Tuy nhiên, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 cũng như Luật sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010 đều không có định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm tài sản Khái niệm hợp đồng bảo hiểm tài sản được hiểu là sự kết hợp giữa định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm nói chung và kết hợp với quy định
về đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản nói riêng Theo đó, hợp đồng bảo hiểm tài sản được hiểu là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm đối với tài sản được bảo hiểm
Tham khảo pháp luật kinh doanh bảo hiểm của một số nước cho thấy, Luật bảo hiểm của Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa có cùng cách phân loại các loại hợp đồng bảo hiểm tương đồng với Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam, định nghĩa hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng mà đối tượng bảo hiểm là một phần tài sản và lợi ích liên quan liên quan đến bảo hiểm6 Trong khi đó, Đạo luật về
sửa đổi, bổ sung) thì phân loại bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm con người, trong
đó, bảo hiểm phi nhân thọ được quy định cụ thể các loại bảo hiểm như bảo hiểm cháy, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm nội địa và hàng không, bảo hiểm trách nhiệm và những loại bảo hiểm phi nhân thọ khác nên cũng không có định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm tài sản và quy định chung về hợp đồng bảo hiểm được áp dụng cho tất cả các loại bảo hiểm cụ thể kèm theo các điều khoản chuyên biệt (nếu có thỏa thuận)
4
Khoản 2 Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm
5 Có thể phân loại nghiệp vụ bảo hiểm theo kỹ thuật quản lý hợp đồng bảo hiểm (kỹ thuật phân chia và kỹ thuật tồn tích) hoặc theo hình thức (bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc), (theo Tổng Công ty CPBH
Bảo Minh, Giáo trình đại lý bảo hiểm (2012), tr.22-23)
Trang 13Như vậy, trong chừng mực nào đó, cách quy định về hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm tài sản nói riêng trong Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam là tương đồng với pháp luật kinh doanh bảo hiểm một số nước và điều này là hợp lý Việc định nghĩa hợp đồng bảo hiểm nói chung là không thể thiếu nhằm phân biệt hợp đồng bảo hiểm và các loại hợp đồng thương mại, dân sự khác Trong hợp đồng bảo hiểm, các loại hợp đồng bảo hiểm rất đa dạng do được gọi tên, phân loại theo đối tượng được bảo hiểm hoặc theo nghiệp vụ bảo hiểm Việc định nghĩa từng loại hợp đồng bảo hiểm nhỏ lẻ có thể bị trùng lặp và rất nhiều định nghĩa sẽ mang tính cứng nhắc và hiện chưa có pháp luật nước nào đi theo hướng quy định như thế
1.1.2 Đặc điểm hợp đồng bảo hiểm tài sản
Hợp đồng bảo hiểm tài sản có các đặc điểm của một hợp đồng bảo hiểm nói chung, bao gồm:
1.1.2.1 Hợp đồng bảo hiểm tài sản dựa trên tinh thần thiện chí, trung thực
Phù hợp với nguyên tắc tin cậy lẫn nhau trong thực tiễn giao dịch thương mại, nguyên tắc thiện chí, trung thực được quy định tại Bộ luật dân sự của Việt
cũng dựa trên tinh thần thiện chí, trung thực tuyệt đối9
của các bên tham gia Mục đích của nguyên tắc trung thực tuyệt đối là giảm chi phí đánh giá rủi ro và ràng buộc trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm Theo nguyên tắc này, bên biết thông tin quan trọng liên quan đến hợp đồng bảo hiểm mà mình tham gia sẽ phải thông báo cho bên đối tác về thông tin đó10 Bản chất của bảo hiểm là chia sẻ
quan hệ bảo hiểm Trong quan hệ bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói
8 Điều 16 Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991, Điều 395 Bộ luật dân sự năm 1995, Điều 389 Bộ luật dân
sự năm 2005, Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015
9
Từ cuối thế kỷ 17, các nước ở Châu Âu ghi nhận nguyên tắc này trong hệ thống pháp luật bảo hiểm của mình (theo Rohard (1994), The doctrine of “Utmost Good Faith” in the Marine Insurance Law of Some
Civial Law Contries, CIM Yearbook, tr.309; David Bland (1998), Bảo hiểm – Nguyên tắc và thực hành, Học
viện bảo hiểm Hoàng gia Anh, NXB Tài chính, tr.41)
10
Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt, Các nguyên tắc trong bảo hiểm, Báo điện tử Bảo hiểm Bảo Việt, mục
Kiến thức chung về bảo hiểm phi nhân thọ, truy cập theo website:
nguyen-tac-trong-bao-hiem/201/3457/MediaCenterDetail/
http://www.baoviet.com.vn/baohiem/Kien-thuc-Bao-hiem/Kien-thuc-chung-ve-bao-hiem-phi-nhan-tho/Cac-11 David Bland (1998), Bảo hiểm – Nguyên tắc và thực hành, Học viện bảo hiểm Hoàng gia Anh, Nxb Tài
chính, tr.30
Trang 14riêng, rủi ro của bên mua bảo hiểm sẽ chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm khi
có sự kiện bảo hiểm xảy ra, vì thế, các bên tham gia quan hệ bảo hiểm phải cùng thiện chí, hợp tác và có trách nhiệm trong việc cung cấp cho nhau những thông tin liên quan đến rủi ro có thể xảy ra hoặc thông tin mà dựa vào đó có thể đánh giá được những rủi ro xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm
Trong bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm là người duy nhất có khả năng biết được tất cả các yếu tố liên quan đến đối tượng bảo hiểm khi đề nghị giao kết
sản, bên mua bảo hiểm nắm rõ nhất việc đối tượng bảo hiểm có tồn tại hay không
và những đặc điểm, yếu tố có thể liên quan đến rủi ro đối với tài sản yêu cầu bảo hiểm Do đó, bên mua bảo hiểm phải trung thực khai báo, thiện chí cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm đầy đủ các thông tin theo yêu cầu để doanh nghiệp bảo hiểm có cơ sở đánh giá rủi ro đối với tài sản, quyết định nhận bảo hiểm cho tài sản hay không và tính phí bảo hiểm đối với tài sản Trên nền tảng nguyên tắc này, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 của Việt Nam ghi nhận bên mua bảo hiểm có nghĩa
vụ: “kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm
theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”13
Ngược lại, với tư cách là chủ thể cấp hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm là bên hiểu rõ nhất quyền và nghĩa vụ mà các bên có được khi tham gia quan
phải cung cấp đầy đủ các thông tin về dịch vụ bảo hiểm cũng như các tài liệu, văn bản của hợp đồng bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm là bên soạn thảo hợp đồng bảo hiểm, bên đưa ra các điều kiện, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm, do đó, doanh nghiệp bảo
hiểm có nghĩa vụ “giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản
bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm”15 một cách rõ ràng, chính xác, không được đưa ra những thông tin làm cho bên mua bảo hiểm hiểu nhầm dẫn đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm ngoài ý muốn của bên mua bảo hiểm
12
Nguyễn Thị Thủy (2012), Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Nxb Thanh Niên, tr 94
13 Điểm b, Khoản 2, Điều 18, Luật kinh doanh bảo hiểm
14
Nguyễn Thị Thủy (2012), Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Nxb Thanh Niên, tr 94
15 Điểm a, Khoản 2, Điều 17, Luật kinh doanh bảo hiểm
Trang 15Nguyên tắc thiện chí, trung thực trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và trong bảo hiểm tài sản nói riêng đồng thời được ghi nhận trong pháp luật bảo hiểm của nhiều quốc gia trên thế giới Điều 16 Luật bảo hiểm Trung Quốc quy
định: “Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, chủ hợp đồng phải khai báo trung thực
theo yêu cầu của người bảo hiểm về đối tượng được bảo hiểm hoặc các tình trạng liên quan đến người được bảo hiểm” Điều 64 Đạo luật bảo hiểm Đài Loan quy
định: “Vào thời điểm hợp đồng bảo hiểm được giao kết, người yêu cầu phải khai
báo trung thực để trả lời các câu hỏi bằng văn bản của bên bảo hiểm” Theo đó,
cách quy định của pháp luật bảo hiểm Trung Quốc, Đài Loan và pháp luật bảo hiểm Việt Nam đều quy định bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm, có nghĩa là bên mua bảo hiểm chỉ phải thể hiện tinh thần thiện chí, trung thực khi cung cấp thông tin theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm, còn bên mua bảo hiểm không có nghĩa vụ cung cấp thông tin trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không yêu cầu và bên mua bảo hiểm không vi phạm nguyên tắc thiện chí, trung thực trong trường hợp này Tuy nhiên,
về điểm này, pháp luật của một số nước có hoạt động kinh doanh bảo hiểm ra đời
từ rất lâu (khoảng thế kỷ 15) như Anh, Pháp lại quy định chặt chẽ hơn, nghiêm ngặt hơn đối với yêu cầu thiện chí, trung thực của bên mua bảo hiểm Do đối với các nước này, kiến thức về bảo hiểm của người dân đã đạt đến một trình độ hiểu biết nhất định, cho nên, khi một người yêu cầu bảo hiểm, họ buộc phải biết những yếu
tố liên quan đến sản phẩm bảo hiểm mà họ tham gia Chính vì thế, theo pháp luật
Pháp thì: “người mua bảo hiểm phải tiết lộ chính xác, vào thời điểm hợp đồng được
hình thành, tất cả các trường hợp trong kiến thức của mình và có thể ảnh hưởng tới nhận thức của người bảo hiểm về rủi ro”16 và pháp luật của Anh thì: “Người mua
bảo hiểm phải tiết lộ cho người bảo hiểm mọi thông tin quan trọng được biết đến bởi người mua bảo hiểm; và, người mua bảo hiểm được coi là biết đến mọi thông tin nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh bình thường của mình, anh ta phải biết về thông tin đó…Mọi thông tin được coi là quan trọng nếu nó ảnh hưởng tới
16
Phạm Sĩ Hải Quỳnh (2004), Cơ sở hình thành nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng bảo
hiểm, Tạp chí Khoa học pháp lý – Trường Đại học Luật Tp.HCM, số 3, năm 2004, tr 21
Trang 16đánh giá của một người bảo hiểm khôn ngoan trong việc định mức bảo hiểm phí hoặc quyết định liệu có tham gia tiếp nhận (bảo hiểm) rủi ro hay không”17
Như vậy, hợp đồng bảo hiểm tài sản, dù ở Việt Nam hay các quốc gia lân cận hoặc các quốc gia phương Tây có nền bảo hiểm phát triển, đều được giao kết dựa trên cơ sở tinh thần thiện chí, trung thực của bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm
Tinh thần thiện chí, trung thực của các bên trong hợp đồng bảo hiểm nói chung, hợp đồng bảo hiểm tài sản nói riêng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới việc chấm dứt hợp đồng Cụ thể, việc thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng bảo hiểm tài sản của bên mua bảo hiểm như đóng phí bảo hiểm, cung cấp thông tin,
đề phòng, hạn chế tổn thất, chuyển giao quyền yêu cầu đòi người thứ ba có lỗi bồi hoàn,… hay của doanh nghiệp bảo hiểm như giải thích điều khoản hợp đồng, khuyến nghị các biện pháp đề phòng, hạn chế rủi ro,…đều chỉ có thể làm tốt nếu tuân thủ nguyên tắc này Không có tinh thần thiện chí, trung thực, các bên không tuân thủ nghĩa vụ theo quy định và hậu quả là hợp đồng bảo hiểm tài sản chấm dứt theo các trường hợp mà pháp luật quy định
1.1.2.2 Hợp đồng bảo hiểm tài sản có tính gia nhập
Kinh doanh bảo hiểm là một ngành kinh doanh có điều kiện Theo đó, cũng như pháp luật kinh doanh của nhiều nước khác, pháp luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải thỏa mãn rất nhiều điều kiện để đảm bảo cho sự gia nhập thị trường bảo hiểm cũng như duy trì hoạt động kinh doanh bảo hiểm Ngoài các điều kiện về vốn pháp định, trụ sở, hạ tầng công nghệ thông tin, pháp luật cũng đòi hỏi người quản lý, điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm phải
có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm Ngoài ra, các quy trình chuyên môn, các sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phải được xây dựng đầy đủ để đảm bảo hoạt động kinh doanh bảo hiểm một cách hiệu quả Tất cả những điều kiện ấy để tạo dựng thị trường bảo hiểm vững mạnh và để
17
Marine insurance Act English (1906), Điều 18
18 Nguyễn Thị Thủy (2012), Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Nxb Thanh Niên, tr 138
Trang 17Chính vì doanh nghiệp bảo hiểm là chủ thể có trình độ chuyên môn nhất định trong lĩnh vực bảo hiểm, biết rõ những yếu tố liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên, biết rõ đặc trưng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và từng sản phẩm bảo hiểm mà pháp luật cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được soạn thảo hợp đồng bảo hiểm với những điều khoản mẫu để đề nghị bên mua bảo hiểm tham gia
bảo hiểm chỉ có thể đồng ý hoặc từ chối giao kết hợp đồng bảo hiểm dựa trên các điều khoản mẫu mà doanh nghiệp bảo hiểm đã định sẵn Bên mua bảo hiểm không
có cơ hội để yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa các điều khoản của hợp đồng sẵn có
Vì vậy, hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm tài sản nói riêng được coi là loại hợp đồng gia nhập vì phụ thuộc vào quyết định của bên mua bảo hiểm có tham gia, gia nhập vào quan hệ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã định sẵn các điều kiện, điều khoản và bên mua bảo hiểm không được thay đổi các điều kiện, điều khoản này Như thế, tính gia nhập của bên mua bảo hiểm trong các loại hợp đồng bảo hiểm nói trên là tính gia nhập chủ động và bên mua bảo hiểm có quyền
Bên cạnh đó, nhằm bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội, pháp luật kinh doanh bảo hiểm quy định một số loại hình bảo hiểm là bắt buộc đối với bên mua bảo hiểm, ví dụ như bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm công trình xây dựng bắt buộc Trong các trường hợp này, pháp luật quy định sẵn các điều kiện, mức phí và số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện Khi đó, bên mua bảo hiểm, nếu thuộc các trường hợp theo quy định phải mua bảo hiểm bắt buộc thì buộc phải mua bảo hiểm, buộc phải gia nhập hợp đồng bảo hiểm theo loại hình bảo hiểm này một cách vô điều kiện
Do đó, bên mua bảo hiểm luôn là bên được yêu cầu gia nhập hoặc quyết định việc gia nhập theo các điều khoản định sẵn dựa trên quy định bắt buộc của
có bán không và bán theo sản phẩm nào (Theo Nguyễn Nam Cường (2016), Hợp đồng bảo hiểm hay đơn
bảo hiểm, Bản tin Bảo hiểm và đời sống, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, số 91 (tháng 7/2016))
Trang 18pháp luật hoặc sản phẩm sẵn có của doanh nghiệp bảo hiểm Tuy nhiên, tính gia nhập của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm tài sản nói riêng được bảo vệ trong trường hợp có tranh chấp về ngữ nghĩa của các điều kiện, điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm tài sản Đó là việc hợp đồng bảo hiểm tài sản sẽ được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm
Điều 21 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “Trong trường hợp hợp đồng bảo
hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm” Quy định này là hoàn toàn phù hợp để bảo vệ bên yếu
bảo hiểm tài sản Pháp luật kinh doanh bảo hiểm của các nước khác cũng cùng chung quan điểm này Cụ thể, Điều 54 Đạo luật bảo hiểm của Đài Loan quy định:
“Việc giải thích hợp đồng bảo hiểm sẽ dựa trên ý chí đích thực của các bên tham
gia chứ không chỉ căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm Trường hợp
có bất kỳ sự không rõ ràng nào, việc giải thích sẽ được thực hiện theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm” hay Điều 30 Luật bảo hiểm Trung Quốc đề cập: “Trường hợp người bảo hiểm và chủ hợp đồng, người được bảo hiểm hay người thụ hưởng
có tranh chấp về điều khoản hợp đồng bảo hiểm được giao kết dựa theo điều khoản mẫu của người bảo hiểm, điều khoản đó sẽ được giải thích theo cách hiểu thông thường Nếu điều khoản nào có nhiều hơn hai cách giải thích khác nhau, tòa án hoặc trọng tài sẽ giải thích điều khoản đó theo hướng có lợi cho người được bảo hiểm và người thụ hưởng”
Trong quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm có tranh chấp với khách hàng và tòa án hoặc trọng tài đã xử doanh nghiệp bảo hiểm thua theo hướng giải thích điều khoản có lợi cho bên mua bảo hiểm khiến cho một số doanh nghiệp bảo hiểm bức xúc và kiến nghị nên bỏ điều khoản này trong Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam Tuy nhiên, theo tác giả, căn cứ vào pháp luật cũng như thông lệ của các nước khác trên thế giới, quy định về giải thích điều khoản theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm của Luật kinh doanh bảo hiểm Việt
21
Mặc dù, về mặt lý thuyết, bên mua là bên quen thuộc hơn với đối tượng được bảo hiểm, là người nắm giữ
và tiếp cận thông tin về rủi ro nhiều hơn doanh nghiệp bảo hiểm, trong khi doanh nghiệp bảo hiểm biết rất ít hoặc thậm chí không có thông tin nào về rủi ro Và hiện tượng thông tin không cân bằng tạo vị thế kẻ mạnh cho bên mua bảo hiểm trong việc tính toán lợi ích bảo hiểm, thỏa thuận và thể hiện ý chí của mình về việc
có tham gia hay không tham gia hợp đồng (theo Phạm Sĩ Hải Quỳnh, Cơ sở hình thành nghĩa vụ cung cấp
thông tin trong giao kết hợp đồng bảo hiểm, Tạp chí khoa học pháp lý – số 3/2004)
Trang 19Nam vẫn là một điều khoản cần thiết và hợp lý Bởi lẽ như đã phân tích ở trên, bên mua bảo hiểm là bên không có kiến thức và kinh nghiệm về sản phẩm bảo hiểm, việc tham gia bảo hiểm xuất phát từ nhu cầu được bảo hiểm nhưng cũng đồng thời hoàn toàn dựa vào sự giải thích các điều khoản mẫu hợp đồng bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm là bên soạn sẵn điều kiện điều khoản của hợp đồng và trong nhiều trường hợp, nhân viên hoặc đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm không giải thích đầy đủ cho bên mua bảo hiểm trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm Ngoài ra, do sản phẩm bảo hiểm đa dạng, nhiều sản phẩm bảo hiểm có điều kiện, điều khoản phức tạp, liên quan đến các nghiệp vụ kỹ thuật đặc thù, chuyên sâu Do đó, có thể coi bên mua bảo hiểm là “bên yếu thế” trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm so với doanh nghiệp bảo hiểm Chính vì vậy, khi có tranh chấp giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm về các điều khoản không rõ ràng của hợp đồng bảo hiểm thì pháp luật quy định điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm là cần thiết và hợp lý để đảm bảo công bằng và
an toàn trong giao dịch dân sự, thương mại
Do tính chất gia nhập, bên mua bảo hiểm thường không hiểu hết hoặc không hiểu rõ tất cả các điều khoản, điều kiện của hợp đồng bảo hiểm tài sản mà mình giao kết Dẫn đến, bên mua bảo hiểm lơ là, không quan tâm các nghĩa vụ phải thực hiện theo hợp đồng như việc đóng phí bảo hiểm đúng thời hạn, thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế rủi ro theo khuyến nghị của doanh nghiệp bảo hiểm,…hậu quả là hợp đồng bảo hiểm tài sản bị chấm dứt vì bên mua bảo hiểm vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng, không thực hiện đúng nghĩa vụ theo pháp luật quy định hoặc thỏa thuận trong hợp đồng
1.1.2.3 Hợp đồng bảo hiểm tài sản có tính dịch chuyển thiệt hại
Điều cốt yếu của bảo hiểm là phải hoạt động giống như một cơ chế chuyển giao rủi ro và bồi thường về mặt tài chính đối với tổn thất mà người được bảo hiểm phải gánh chịu Bảo hiểm không loại trừ được rủi ro nhưng nó lại cố gắng bảo vệ
về mặt tài chính trước những hậu quả có thể xảy ra22 Bản chất của bảo hiểm là chia
sẻ những rủi ro giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm Mục đích của
22 David Bland (1998), Bảo hiểm – Nguyên tắc và thực hành, Học viện bảo hiểm Hoàng gia Anh, Nxb Tài
Chính, tr.30
Trang 20việc chia sẻ rủi ro là để giảm thiểu thiệt hại mà bên mua bảo hiểm có thể phải gánh chịu một mình nếu không tham gia hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm Khi hợp đồng bảo hiểm được giao kết và có hiệu lực cũng là lúc các rủi ro được thỏa thuận chuyển giao từ bên mua bảo hiểm sang doanh nghiệp bảo hiểm Chấp nhận thu phí bảo hiểm và giao kết hợp đồng bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận gánh chịu rủi ro thay cho bên mua bảo hiểm Khi rủi ro xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chia sẻ gánh nặng tài chính với bên mua bảo hiểm bằng việc bồi thường cho bên mua bảo hiểm số tiền đền bù cho thiệt hại của đối tượng bảo hiểm Đây chính là sự chuyển giao rủi ro từ bên mua bảo hiểm sang cho doanh nghiệp bảo hiểm và là cách mà bảo hiểm “hoạt động” để thực hiện mục đích và ý nghĩa chia sẻ rủi ro của nó
Tuy nhiên, việc bên mua bảo hiểm chuyển giao rủi ro thành công cho doanh nghiệp bảo hiểm thông qua ký kết hợp đồng bảo hiểm không có nghĩa bên mua bảo hiểm không còn bất kỳ trách nhiệm nào với đối tượng bảo hiểm Bởi lẽ, tham gia vào quan hệ bảo hiểm tài sản, các bên đều có chung mục đích là không muốn có thiệt hại về tài chính đối với mình23 Đồng thời, trong bất kỳ trường hợp nào thì nguyên tắc giảm thiểu rủi ro hay việc đề phòng, hạn chế tổn thất luôn được đặt ra
dù rủi ro gánh chịu bởi bất cứ bên nào Do đó, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có nghĩa vụ trong việc thực hiện các hành động cần thiết để hỗ trợ lẫn nhau trong việc giảm thiểu thiệt hại đối với đối tượng được bảo hiểm Đối với bên mua bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm vẫn là tài sản của bên mua bảo hiểm, vẫn thuộc
sự quản lý, giám sát của bên mua bảo hiểm Cho nên, bên mua bảo hiểm cũng vẫn
có trách nhiệm bảo vệ đối tượng bảo hiểm Về phía doanh nghiệp bảo hiểm, bằng chuyên môn, nghiệp vụ, doanh nghiệp bảo hiểm phải hướng dẫn bên mua bảo hiểm trong việc quản lý, sử dụng tài sản được bảo hiểm đúng cách, hướng dẫn các biện pháp ngăn chặn rủi ro kịp thời đối với tài sản này Nếu cả bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đều thực hiện tốt phần của mỗi bên trong việc hỗ trợ lẫn nhau bảo vệ tài sản được bảo hiểm thì sẽ hạn chế được tổn thất đối với đối tượng được bảo hiểm Và ngược lại, nếu một trong hai bên hoặc cả hai bên lơ là trong
23
Nguyễn Thị Thủy (2012), Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Nxb Thanh Niên, tr 98
Trang 21việc thực hiện các bước nhằm giảm thiểu rủi ro thì nguy cơ tổn thất đối với tài sản được bảo hiểm càng tăng cao
Vấn đề hợp tác giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm trong việc giảm thiểu rủi ro, đề phòng, hạn chế tổn thất không chỉ là nguyên tắc kinh doanh
mà còn được “luật hóa” bằng các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm Cụ thể, Luật kinh doanh bảo hiểm quy định các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới hợp tác với nhau trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất để quản trị rủi ro24; quy định doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện
; quy định bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ trong
vụ trả cho người được bảo hiểm chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất đó27 Ngoài ra, khi đề cập đến nguyên tắc an toàn, Luật kinh doanh bảo hiểm28 đã chỉ rõ:
“1 Người được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm
2 Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế rủi ro
3 Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm
Điểm đ, Khoản 2, Điều 18 Luật kinh doanh bảo hiểm
27 Khoản 3 Điều 46 Luật kinh doanh bảo hiểm
28
Điều 50 Luật kinh doanh bảo hiểm
Trang 224 Doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Hơn thế nữa, việc đề phòng, hạn chế tổn thất và giảm thiểu thiệt hại không chỉ được quy định nhằm bảo vệ tài sản, ngăn chặn rủi ro trước khi xảy ra thiệt hại, trách nhiệm này còn đặt ra ngay cả khi thiệt hại đã xảy ra Đó là quy định về việc người được bảo hiểm không được phép cứ để tổn thất xảy ra và từ bỏ tài sản khi
giao rủi ro bằng bất kỳ hợp đồng bảo hiểm tài sản nào như hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro hoặc hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối cho tài sản, ngoài việc phải tuân thủ các điều kiện phòng cháy, chữa cháy, các điều kiện đảm bảo an toàn đối với tài sản, thì khi sự cố cháy xảy ra, bên mua bảo hiểm/người được bảo hiểm cũng phải thực hiện tất cả những biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với tài sản, bên mua bảo hiểm/người được bảo hiểm này không thể cứ để mặc cho tất cả hàng hóa, tài sản của mình bị thiêu rụi bởi vì đã mua bảo hiểm
Như vậy, bên mua bảo hiểm dù đã chuyển giao rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm thông qua hợp đồng bảo hiểm tài sản nhưng vẫn còn nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất, ngăn ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại, kể
cả khi rủi ro xảy ra Do đó, việc chuyển giao rủi ro này không phải là một chiều và một lần hoàn toàn tuyệt đối từ bên mua bảo hiểm sang cho doanh nghiệp bảo hiểm
mà có sự dịch chuyển rủi ro qua lại giữa các bên trong việc thực hiện các điều kiện điều khoản của hợp đồng cũng như quy định của pháp luật
Có thể nói, tính dịch chuyển thiệt hại của hợp đồng bảo hiểm tài sản được
“kích hoạt” khi các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản và được “duy trì” kèm theo điều kiện là các nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm phải được thực hiện nhằm đảm bảo việc chuyển giao rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm một cách công bằng
Do đó, tính dịch chuyển thiệt hại của hợp đồng bảo hiểm tài sản sẽ “dừng lại” hay nói cách khác là hợp đồng bảo hiểm tài sản sẽ chấm dứt khi việc thực hiện các nghĩa vụ nói trên không “hoàn hảo”
29
Điều 51, Luật kinh doanh bảo hiểm
Trang 231.1.2.4 Hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng mang tính bồi thường
Đây là đặc điểm xuất phát từ nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm, theo đó, khi có tổn thất xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy
ra, không hơn không kém30 Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi Mục đích của nguyên tắc bồi thường là khôi phục lại một phần hoặc toàn bộ tình trạng tài chính như trước khi xảy ra tổn thất cho người được bảo hiểm Nguyên tắc bồi thường đảm bảo người được bảo hiểm không thể nhận được số tiền chi trả
tài sản, doanh nghiệp bảo hiểm có thể trả một khoản tiền tương ứng với số tiền để sửa chữa thiệt hại cho tài sản được bảo hiểm hoặc thay thế tài sản tương tự tài sản được bảo hiểm bị thiệt hại cho người được bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm tài sản mang tính bồi thường nhưng không có nghĩa doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường tất cả mọi khoản tiền để khôi phục lại cho người được bảo hiểm tình hình tài chính như cũ Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả những khoản chi phí liên quan trực tiếp đến thiệt hại của người được bảo hiểm và theo số tiền bảo hiểm mà các bên đã xác định và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tài sản Số tiền bảo hiểm chính là số tiền tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả cho mỗi yêu cầu bồi thường Bất kỳ hợp đồng bảo hiểm tài sản nào cũng phải xác định số tiền tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm, đồng thời, có thể
có những điều khoản, điều kiện nhất định mà khi người được bảo hiểm rơi vào các trường hợp đó, số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm sẽ giảm xuống
Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản thường có những điều khoản thể hiện rõ nguyên tắc bồi thường này Chẳng hạn, hợp đồng bảo hiểm tài sản sẽ có những điều khoản ngăn chặn việc người được bảo hiểm nhận tất cả những khoản tiền bồi thường từ hai hợp đồng bảo hiểm tài sản khác nhau cho cùng một sự kiện bảo hiểm
Cụ thể, trong trường hợp người được bảo hiểm được nhận tiền bồi thường từ nhiều hợp đồng bảo hiểm khác nhau, có thể từ các doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau hoặc của cùng một doanh nghiệp bảo hiểm thì tổng số tiền bồi thường của tất cả
30 David Bland (1998), Bảo hiểm – Nguyên tắc và thực hành, Học viện bảo hiểm Hoàng gia Anh, Nxb Tài
Chính, tr.4
Trang 24các hợp đồng bảo hiểm sẽ không vượt quá giá trị tổn thất Đối với trường hợp người được bảo hiểm được một bên thứ ba có trách nhiệm chi trả thiệt hại Ví dụ như nhận tiền bồi thường từ người điều khiển ô tô khác gây thiệt hại cho ô tô của người được bảo hiểm Khi đó, tổng số tiền bồi thường của bên thứ ba và doanh nghiệp bảo hiểm cũng không vượt quá giá trị tổn thất mà người được bảo hiểm phải gánh chịu Nếu người được bảo hiểm đã nhận tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm, người được bảo hiểm phải có trách nhiệm bảo lưu và chuyển quyền đòi bồi thường người thứ ba cho doanh nghiệp bảo hiểm Đó chính là nguyên tắc thế quyền, được gắn liền với nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản Quy tắc điều khoản của hợp đồng bảo hiểm tài sản thường quy định rõ ràng về việc thế quyền này để đảm bảo người được bảo hiểm không thể nhận nhiều hơn số tiền so với thiệt hại mà người đó phải gánh chịu và bảo vệ quyền thu đòi bên thứ ba có lỗi phải bồi thường thiệt hại31
Với đặc tính “bồi thường tương xứng”, khi doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm theo đúng thiệt hại thực tế và đến mức tối đa của
số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tài sản thì hợp đồng bảo hiểm tài sản chấm dứt kể cả trong trường hợp thời hạn bảo hiểm vẫn còn Bởi lẽ, doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường hết hạn mức trách nhiệm bảo hiểm cam kết với bên mua bảo hiểm, do đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chi trả thêm bất kỳ khoản nào dù có sự kiện bảo hiểm xảy ra, như vậy, hợp đồng bảo hiểm tài sản phải chấm dứt vì việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không còn ý nghĩa
1.2 Khái quát về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản
1.2.1 Khái niệm
đề cập cụ thể trường hợp “hủy bỏ hợp đồng” và “đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng” Theo đó, “hủy bỏ hợp đồng” được hiểu là “Một bên có quyền hủy bỏ
hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây: a) Bên kia
vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận; b) Bên kia vi
31
Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt, Các nguyên tắc trong bảo hiểm, Báo điện tử Bảo hiểm Bảo Việt, mục
Kiến thức chung về bảo hiểm phi nhân thọ, thuc-chung-ve-bao-hiem-phi-nhan-tho/Cac-nguyen-tac-trong-bao-hiem/201/3457/MediaCenterDetail/
http://www.baoviet.com.vn/baohiem/Kien-thuc-Bao-hiem/Kien-32 Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015
Trang 25phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng; c) Trường hợp khác do luật quy định” và
“đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng” được hiểu là “Một bên có quyền đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Về hậu quả, “Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời
điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận
về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp” 33 còn
“Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời
điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận
về giải quyết tranh chấp Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện” 34 Như vậy, hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, còn hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thì hợp đồng vẫn có hiệu lực vào thời điểm giao kết nhưng sẽ không còn hiệu lực kể từ thời điểm bị chấm dứt trở về sau
Trước đây, cũng khái niệm “đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng”, Bộ
luật dân sự năm 2005 quy định: “Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện
thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán” 35 Khái niệm này đã thay thế cho khái niệm “đơn
phương đình chỉ thực hiện hợp đồng” được đề cập trong Bộ luật dân sự 199536 Ngoài ra, khái niệm “đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng” trong Luật thương
mại năm 2005 quy định “Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt
từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng” 37 Như thế, “đơn phương đình chỉ
thực hiện hợp đồng” và “đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng” là các thuật
33
Khoản 1 Điều 427 Bộ luật dân sự năm 2015
34 Khoản 3 Điều 428 Bộ luật dân sự năm 2015
35 Khoản 3 Điều 426 Bộ luật dân sự năm 2005
36
Điều 420 Bộ luật dân sự năm 1995
37 Khoản 1 Điều 311 Luật thương mại năm 2005
Trang 26ngữ có cùng bản chất với hậu quả như nhau Tuy nhiên, khái niệm “đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng” đã được dùng để thay thế cho khái niệm “đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng” trong quy định pháp luật dân sự kể từ năm
2005 Do đó, thuật ngữ “đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng” hiện đang sử dụng trong Luật thương mại hay Luật kinh doanh bảo hiểm nên được điều chỉnh cho thống nhất với quy định của Bộ luật dân sự
Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản, việc “chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản” dù không có khái niệm cụ thể nhưng được hiểu là tuân theo những quy định riêng về “chấm dứt hợp đồng bảo hiểm” của Luật kinh doanh bảo hiểm38 và các quy định chung về “chấm dứt hợp đồng” của Bộ luật dân sự Cách quy định về
“chấm dứt hợp đồng bảo hiểm” tại Điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm tương tự cách quy định về “chấm dứt hợp đồng” tại Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015, theo
đó, liệt kê các trường hợp hợp đồng (bảo hiểm) chấm dứt Đồng thời, với quy định
“Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp
đồng bảo hiểm còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây:…” Luật kinh doanh
bảo hiểm đã khẳng định việc “chấm dứt hợp đồng bảo hiểm” sẽ bao gồm các trường hợp chấm dứt được quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm và các trường
hợp chấm dứt khác quy định tại Bộ luật dân sự Đối với các trường hợp chấm dứt
hợp đồng bảo hiểm mà Điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định, đây được coi
là trường hợp “đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng” xét theo Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015 bởi lẽ khi hợp đồng bảo hiểm chấm dứt theo các trường hợp này thì hợp đồng bảo hiểm vẫn có hiệu lực cho tới thời điểm chấm dứt, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã cam kết kể từ thời điểm chấm dứt, bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện
là phù hợp với hậu quả của việc “đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng” theo quy định tại Điều 428 Bộ luật dân sự năm 2015 Do đó, việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản xem xét theo các trường hợp quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm chính là trường hợp “đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản”
Như vậy, có thể hiểu rằng “chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản” hay “đơn
phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản” là việc hợp đồng bảo hiểm tài sản
38
Điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm
Trang 27đã được giao kết nhưng trong lúc đang thực hiện thì bị chấm dứt do một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định Hợp đồng bảo hiểm tài sản sẽ chấm dứt vào thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt hoặc trường hợp khác mà pháp luật có quy định Các bên trong hợp đồng bảo hiểm tài sản sẽ không bị ràng buộc với nhau về quyền và nghĩa vụ kể từ thời điểm chấm dứt và trong tương lai, trừ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện Đây là khái niệm thể hiện sự kết hợp cả
yếu tố chung và riêng trong các quy định của Bộ luật dân sự và Luật kinh doanh bảo hiểm đối với việc “chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản” Theo đó, hợp đồng bảo hiểm tài sản sẽ chấm dứt theo các trường hợp mà Luật kinh doanh bảo hiểm quy định (là các trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 23 và các điều
nếu một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng (vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng được hiểu là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết
điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt” (theo quy định của Bộ luật dân sự
năm 2015 trong trường hợp Luật kinh doanh bảo hiểm không quy định) hoặc “khi
hết thời hạn thanh toán phí bảo hiểm” (theo quy định của Luật kinh doanh bảo
hiểm) Về hậu quả, kể từ thời điểm hợp đồng bảo hiểm tài sản chấm dứt, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không bị ràng buộc với bên mua bảo hiểm về nghĩa vụ bảo hiểm cho tài sản được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm sẽ không phải thanh toán phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng, trường hợp bên mua bảo hiểm đã thanh toán, bên mua bảo hiểm sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm hoàn lại khoản phí bảo hiểm này Trường hợp bên mua bảo hiểm vẫn chưa thanh toán phí bảo hiểm khi hợp đồng bảo hiểm tài sản chấm dứt, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thanh toán khoản phí bảo hiểm tính từ thời điểm hợp đồng bảo hiểm tài sản có hiệu lực cho đến thời điểm hợp đồng bảo hiểm tài sản chấm dứt cho doanh nghiệp bảo hiểm
39 Điểm c Khoản 1 Điều 17, Điểm c Khoản 1 Điều 18, Khoản 2, Khoản 3 Điều 19, Điều 20, Khoản 3 Điều
50 Luật kinh doanh bảo hiểm
40 Khoản 2 Điều 423 Bộ luật dân sự năm 2015
Trang 28Ngoài ra, hợp đồng bảo hiểm tài sản còn chấm dứt theo các trường hợp “đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng” được quy định tại Bộ luật hàng hải năm
2015 và theo các trường hợp khác được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, bao gồm các trường hợp: hợp đồng đã được hoàn thành, theo thỏa thuận của các bên, hợp đồng có cá nhân giao kết hợp đồng chết hoặc pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện, hợp
1.2.2 Bản chất pháp lý của chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản
Chấm dứt hợp đồng nói chung và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản nói riêng được xem là “biện pháp cuối cùng khi mà không thể còn biện pháp nào khác
để tiếp tục hợp đồng”42
Thật vậy, theo quy định của luật chung, Bộ luật dân sự
năm 2015 chỉ cho phép đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng “khi bên kia vi
phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định” Đồng thời, thuật ngữ “vi phạm nghiêm trọng” được định
nghĩa là “việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên
kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” Thuật ngữ “vi phạm
nghiêm trọng” là sự kế thừa thuật ngữ “vi phạm cơ bản” trong Luật thương mại
luật dân sự năm 2015 đã ghi nhận quan điểm của Tòa án dân sự và Hội đồng thẩm
hợp đồng được xem là “vi phạm nghiêm trọng” theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015
Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản được áp dụng như “biện pháp cuối cùng” này được thực hiện trong các
trường hợp “Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm” hoặc
“Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa
41 Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015
42 Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học – Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015, Nxb Hồng Đức –
Hội Luật gia Việt Nam, tr.405
43
Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học – Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015, Nxb Hồng Đức –
Hội Luật gia Việt Nam, tr.398
44 Đỗ Văn Đại (2014), Luật hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận bản án, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia,
tr.587
Trang 29thuận khác” hoặc “Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm” Rõ ràng,
khi bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm với đối tượng được bảo hiểm thì việc tiếp tục bảo hiểm cho đối tượng được bảo hiểm sẽ không liên quan và không nhằm bảo vệ lợi ích tài chính của bên mua bảo hiểm Do đó, việc bảo hiểm này sẽ không còn ý nghĩa và hợp đồng bảo hiểm tài sản phải bị chấm dứt là điều hợp lý Đối với nghĩa vụ thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng theo thời hạn hoặc thời gian gia hạn thỏa thuận theo hợp đồng bảo hiểm tài sản, đây là nghĩa vụ cơ bản và trọng yếu của bên mua bảo hiểm Việc bên mua bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ này đồng nghĩa với việc “vi phạm nghiêm trọng” nghĩa
vụ theo hợp đồng vì khiến doanh nghiệp bảo hiểm không đạt được mục đích thu phí bảo hiểm tạo quỹ bảo hiểm chung và thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh khác Do đó, dù quy định trước Bộ luật dân sự năm 2015, nhưng quy định chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản trong trường hợp này của Luật kinh doanh bảo hiểm hoàn toàn phù hợp với cơ sở lý luận của pháp luật, mà cụ thể được “luật hóa” vào Bộ luật dân sự năm 2015 hiện hành
Về hệ quả, khác với hủy bỏ hợp đồng, khi hủy bỏ hợp đồng thì hợp đồng bị triệt tiêu kể từ thời điểm giao kết: những gì được xây dựng theo hợp đồng cần được phá hủy, còn khi chấm dứt hợp đồng thì những gì được thực hiện sẽ vẫn được giữ
bảo hiểm tài sản bị chấm dứt do bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm vẫn phải có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm cho tới thời điểm hợp đồng bảo hiểm tài sản bị chấm dứt và doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có trách nhiệm đối với các tổn thất phát sinh trong thời gian thỏa thuận cho bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm này Trường hợp bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm đầy đủ và hợp đồng bảo hiểm bị chấm dứt do bên mua không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm đối với các tổn thất phát sinh kể từ thời điểm bắt đầu thời hạn bảo hiểm cho tới thời điểm hợp đồng bị chấm dứt
45 Đỗ Văn Đại (2014), Luật hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận bản án, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia,
tr.609
Trang 30Tóm lại, trên cơ sở các quy định về chấm dứt hợp đồng của Bộ luật dân sự
và các đặc trưng cơ bản của hợp đồng bảo hiểm ảnh hưởng tới tính hiệu lực hợp đồng, hợp đồng bảo hiểm tài sản khi giao kết và thực hiện phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc và quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm Trong trường hợp các bên không tuân thủ các nghĩa vụ mà Luật kinh doanh bảo hiểm quy định hoặc các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tài sản thì hợp đồng bảo hiểm tài sản
sẽ bị chấm dứt thực hiện theo các trường hợp được phân tích và làm rõ trong Chương 2 dưới đây Các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm tài sản phải hiểu rõ cơ
sở pháp lý liên quan tới hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tài sản, tránh để hợp đồng rơi vào các trường hợp bị chấm dứt này Bởi lẽ, khi rơi vào các trường hợp chấm dứt này, các hợp đồng bảo hiểm tài sản rõ ràng không đạt được mục đích chung của bảo hiểm, đồng thời kéo theo nhiều tranh chấp là những hệ quả mà không bên tham gia hợp đồng nào mong muốn
Trang 31CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1 Thực trạng pháp luật về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt
Nam
2.1.1 Các trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản
2.1.1.1 Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm
Quyền lợi có thể được bảo hiểm trong hợp đồng tài sản là quyền sở hữu,
Quyền lợi có thể được bảo hiểm thực chất là mối liên hệ giữa bên mua bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm được xác lập dựa trên quan hệ tài sản theo đó, sự rủi ro của đối tượng được bảo hiểm sẽ gây thiệt hại về tài chính cho bên mua bảo hiểm47 Chính sự khác biệt về đối tượng bảo hiểm mà quyền lợi có thể được bảo hiểm của bên mua bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm nói trên cũng khác nhau Đây chính là các quyền lợi hay “lợi ích tài chính”48
của bên mua bảo hiểm đối với tài sản được bảo hiểm và là đối tượng được doanh nghiệp bảo hiểm cam kết đảm bảo cho bên mua bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm tài sản Có thể coi quyền lợi có thể được bảo hiểm theo quy định trên là những quyền lợi vật chất thuần tuý của bên mua bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm49 Theo John Birds và Norma J.Hird (2004) thì bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm khi người đó sẽ bị thiệt hại về tài chính xuất phát từ quyền lợi hợp pháp liên quan đến người được bảo
hiểm phải thỏa mãn các điều kiện: (i) phải thực sự tồn tại vào thời điểm giao kết hợp đồng và (ii) phải là quyền lợi hợp pháp và không trái với lợi ích chung của Nhà
46 Khoản 9 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm
47 Lê Văn Sua (2017), Quy định Luật kinh doanh bảo hiểm và một số kiên nghị hoàn thiện, Báo điện tử Bộ
Tư pháp, mục Nghiên cứu trao đổi,
Trần Vũ Hải (2014), Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.59.
51
Trương Mộc Lâm và Lưu Nguyên Khánh (2001), Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo
hiểm, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.96
Trang 32sản bị rủi ro, thiệt hại là chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng tài sản Do đó, để tiến hành mua bảo hiểm cho tài sản thì bên mua bảo hiểm phải chứng minh được mối liên hệ về quyền lợi tài chính giữa bản thân bên mua bảo hiểm và tài sản đó Hay nói cách khác, bên mua bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản phải chứng minh họ là chủ
sở hữu hoặc là chủ thể đang trực tiếp quản lý tài sản thì mới đảm bảo có quyền lợi
có thể được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm tài sản với doanh nghiệp bảo hiểm Bởi lẽ, một người có quyền sở hữu đối với tài sản thì mới có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến tài sản, bao gồm quyết định bảo vệ các lợi ích có được từ tài sản thông qua việc mua bảo hiểm để chuyển giao rủi ro, tổn thất mà mình phải gánh chịu sang doanh nghiệp bảo hiểm Đồng thời, chủ sở hữu hoặc người quản lý,
sử dụng tài sản mới là người gánh chịu thiệt hại nếu tài sản gặp rủi ro và do đó, đảm bảo mục đích chia sẻ rủi ro của bảo hiểm Ngoài ra, vì là chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng tài sản nên những người này mới có ý thức bảo vệ tài sản khỏi rủi ro, mới đảm bảo thực hiện nguyên tắc đề phòng, hạn chế tổn thất và sẽ ít
có khả năng trục lợi bảo hiểm Do đó, trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm phải có một trong các quyền: quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản là các quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với tài sản thì mới
Hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng bảo hiểm mang tính bồi thường Bên mua bảo hiểm sẽ được bồi thường cho tổn thất đối với tài sản của mình khi rủi ro xảy ra Bên mua bảo hiểm sẽ được chia sẻ tổn thất tài chính bằng việc doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho những thiệt hại thực tế mà bên mua bảo hiểm phải gánh chịu và tối đa bằng số tiền bảo hiểm Do đó, để được bồi thường, được chia sẻ rủi ro thì điều kiện tiên quyết là bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm Khi không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với tài sản mua bảo hiểm thì điều kiện có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tài sản đó cũng bị mất đi, hay nói cách khác, hợp đồng bảo hiểm cho tài sản
đó bị chấm dứt hiệu lực Chính vì thế, Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam quy
52 Khoản 9 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm
Trang 33định hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong trường hợp bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm53
Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản, quyền lợi được bảo hiểm giữa bên mua bảo hiểm và tài sản được bảo hiểm sẽ bị mất đi trong trường hợp người sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản hay người có quyền chiếm hữu, quản lý tài sản bị thu hồi các quyền này Ví dụ 1: ông Nguyễn Văn A là chủ sở hữu của chiếc ô tô Mercedes và đang tham gia hợp đồng bảo hiểm vật chất xe ô tô với doanh nghiệp bảo hiểm B, tuy nhiên, khi ông A bán chiếc xe đó cho một người khác là ông Trần Văn C thì ông Nguyễn Văn A đã chuyển giao quyền sở hữu chiếc xe cho ông Trần Văn C, do đó, quyền lợi bảo hiểm của ông Nguyễn Văn A với chiếc xe không còn, khi đó, ông Nguyễn Văn A hoặc doanh nghiệp bảo hiểm B có quyền chấm dứt hợp đồng tài sản nói trên (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác) Trên thực tế, những trường hợp này các bên sẽ có thỏa thuận để đảm bảo tính liên tục của Hợp đồng bảo hiểm và giảm thiểu chi phí hành chính, ví dụ: ông Nguyễn Văn A đồng ý chuyển và ông Trần Văn C đồng ý nhận quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm tài sản này, doanh nghiệp bảo hiểm B cũng chấp thuận, do đó, nếu ông Nguyễn Văn A không yêu cầu chấm dứt thì Trần Văn C sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung Hợp
Ví dụ 2: Ông Phạm Văn A thuê nhà của ông Lê Văn B Theo hợp đồng thuê nhà, ông Phạm Văn A được sử dụng và quản lý nhà thuê theo các yêu cầu của ông
Lê Văn B, đồng thời có nghĩa vụ mua bảo hiểm cháy nổ tài sản đối với nhà thuê Căn cứ vào hợp đồng thuê nhà đó, ông Phạm Văn A mua bảo hiểm cháy nổ cho căn nhà nói trên Tuy nhiên, trong thời gian thuê nhà, ông Phạm Văn A đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán nhiều lần và ông Lê Văn B đã chấm dứt hợp đồng thuê nhà, thu hồi nhà cho thuê đối với ông Phạm Văn A Khi đó, ông Phạm Văn A đã không còn quyền lợi được bảo hiểm đối với ngôi nhà nói trên và hợp đồng bảo hiểm cháy,
nổ trong trường hợp này chấm dứt Trên thực tế, trong trường hợp này, ông Phạm Văn A sẽ gửi một thông báo chấm dứt hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo
53 Khoản 1 Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm
54 Các Quy tắc điều khoản bảo hiểm vật chất xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo hiểm đều quy định tương
tự như sau: “Trường hợp chuyển quyền sở hữu xe được bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên có hiệu lực đối với chủ xe mới trừ trường hợp chủ xe cũ yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm”
Trang 34hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phát hành một thông báo chấm dứt hợp đồng này và hoàn phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của thời hạn bảo hiểm cho ông
và Công ty bảo hiểm rơi vào trường hợp chấm dứt hợp đồng theo Luật kinh doanh bảo hiểm
Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, nếu đối tượng bảo hiểm bị thiệt hại toàn
bộ hoặc bị chìm đắm, mất tích thì hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt vì không còn tồn tại đối tượng được bảo hiểm Ví dụ như trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu, Công ty
A và doanh nghiệp bảo hiểm B ký kết hợp đồng bảo hiểm thân và vỏ của con tàu XYZ trong thời gian 1 năm Trong thời hạn bảo hiểm, con tàu gặp một cơn bão lớn
và bị chìm tại khu vực E trên biển Đối với trường hợp này, nếu sự kiện chìm tàu nói trên thuộc phạm vi bảo hiểm thì Công ty A sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm B bồi thường theo giá trị của con tàu tại thời điểm và nơi xảy ra thiệt hại nếu có thể trục vớt tàu và xác định được giá trị của con tàu và tối đa bằng số tiền bảo hiểm Trường hợp khác, sau khi con tàu bị chìm, người ta không trục vớt được tàu cũng không có cơ sở để xác định giá trị của con tàu tại thời điểm đó thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải trả tiền bồi thường theo số tiền bảo hiểm mà các bên đã thỏa thuận ban đầu Khi đó, xem xét dưới góc độ đối tượng của hợp đồng thì dù thời hạn bảo hiểm vẫn còn nhưng đối tượng bảo hiểm đã không còn tồn tại nên hợp đồng bảo hiểm này sẽ chấm dứt hiệu lực sau khi doanh nghiệp bảo hiểm B chi trả bồi thường cho Công ty A Ngoài ra, xem xét dưới góc độ giá trị của hợp đồng bảo
Trang 35hiểm thì trong trường hợp tổn thất toàn bộ hoặc đối tượng bảo hiểm bị mất, doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường bằng với số tiền bảo hiểm mà các bên đã thỏa thuận, tức là đã chi trả hết giá trị của hợp đồng bảo hiểm nên hợp đồng bảo hiểm đó cũng chấm dứt vì trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm đã được chi trả toàn bộ nên không còn trách nhiệm đối với hợp đồng bảo hiểm đó nữa
Đối tượng của hợp đồng là một trong những điều khoản cơ bản của hợp đồng, quyết định sự hình thành của hợp đồng Bởi vậy, khi đối tượng của hợp đồng không còn thì hợp đồng không thể thực hiện được55 Quyền lợi có thể được bảo hiểm là mối liên hệ giữa bên mua bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm của hợp đồng tài sản như đã phân tích Một cách gián tiếp, Luật kinh doanh bảo hiểm quy định khi bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt cũng giống như quy định của Bộ luật dân sự hợp đồng chấm dứt trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn56 Về điểm này, trong phần bảo hiểm cháy nổ của Đạo luật bảo hiểm Đài Loan có quy định tương tự Đó là trường hợp nếu đối tượng bảo hiểm
bị phá hủy hoặc thiệt hại hoàn toàn mà không do rủi ro được bảo hiểm gây ra thì
dứt trong trường hợp bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm
là phù hợp và thống nhất với quy định của Bộ luật dân sự và phù hợp với quy định
về bảo hiểm của nước ngoài
2.1.1.2 Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm
Quan hệ bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng được hình thành
từ hoạt động cung ứng dịch vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm Hoạt động cung ứng này dựa vào nhu cầu chuyển giao rủi ro từ bên mua bảo hiểm sang doanh nghiệp bảo hiểm Để gánh chịu tổn thất thay cho bên được bảo hểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có khả năng tài chính đủ mạnh để chi trả bảo hiểm theo cam kết Tuy nhiên, nguồn lực tài chính này phải có sự đóng góp của những người tham gia bảo
55 Hoàng Thế Liên (chủ biên, 2013), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 Tập III, tr 274
56
Khoản 5 Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015
57 Điều 81 Đạo luật bảo hiểm Đài Loan
Trang 36hiểm và bên mua bảo hiểm sẽ phải trả những khoản phí nhất định khi yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm cho những rủi ro của mình, đây chính là khoản phí dịch vụ mà bên mua bảo hiểm trả cho doanh nghiệp bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm cung ứng dịch vụ bảo hiểm Nói một cách khác, phí bảo hiểm do bên mua bảo hiểm đóng chính là sự đóng góp của người được bảo hiểm vào quỹ chung để chia sẻ rủi ro58
Xét về phương diện kinh tế, phí bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đóng không những được sử dụng để chi trả bảo hiểm mà còn giúp doanh nghiệp bảo hiểm duy trì được hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo cung ứng sản phẩm bảo hiểm cho xã hội, do dó, việc doanh nghiệp bảo hiểm thu phí bảo hiểm để cung ứng dịch
vụ cho bên mua bảo hiểm là hoàn toàn hợp lý
Xét về phương diện pháp lý, khi tham gia vào một giao dịch dân sự, các bên đều hướng đến những lợi ích nhất định và đều phải thực hiện nghĩa vụ để được hưởng những lợi ích đó Việc bên mua bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quan hệ bảo hiểm tài sản phát sinh từ nghĩa vụ dân sự trong giao dịch dân sự Cụ thể, để nhận được cam kết chi trả từ phía doanh nghiệp bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm Nghĩa vụ này phát sinh từ quyền nhận tiền bồi thường của bên mua bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra Hơn nữa, nghĩa
vụ đóng phí bảo hiểm còn gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm, bởi lẽ phí bảo hiểm cũng là nguồn lực để trang trải chi phí kinh doanh và đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm
Do đó, phí bảo hiểm là một nội dung quan trọng và cơ bản trong các quy định về hợp đồng bảo hiểm Trách nhiệm đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm được quy định cụ thể là nghĩa vụ của bên mua bảo
phí của bên mua bảo hiểm phải đảm bảo các đủ các yếu tố: đóng phí đầy đủ, đóng phí theo đúng thời hạn và đóng phí theo đúng phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm Phí bảo hiểm phải đảm bảo được đóng đầy đủ bởi lẽ phí bảo hiểm
Trang 37và mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm gắn liền với nhau, phụ thuộc vào nhau Phí bảo hiểm được xác định dựa trên số tiền bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm mong muốn, do đó, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có trách nhiệm theo số tiền bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm yêu cầu nếu phí bảo hiểm được bên mua bảo hiểm đóng đầy đủ Phí bảo hiểm cần phải được đóng đúng thời hạn bởi lẽ hợp đồng bảo hiểm tài sản là loại hợp đồng dịch vụ và thông thường, dịch vụ sẽ được cung cấp nếu bên mua dịch vụ đã trả phí dịch vụ, trường hợp các bên có thỏa thuận thời hạn trả phí dịch vụ thì đương nhiên bên mua dịch vụ cũng phải tuân thủ đúng thời hạn thỏa thuận Ngoài ra, khi chấp nhận bảo hiểm, trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm đã phát sinh dù các bên có thỏa thuận phí bảo hiểm được thanh toán sau một thời hạn chứ không phải ngay khi ký kết hợp đồng Do đó, với thỏa thuận có thời hạn đóng phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm đã “có lợi” hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm nên việc đóng phí theo đúng thời hạn đảm bảo sự công bằng trong thỏa thuận của các bên Hơn thế nữa, nếu bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn đã thỏa thuận thì hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt khi hết thời hạn thanh toán phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận nợ phí bảo hiểm giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm60 Phí bảo hiểm cần đóng theo đúng phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, bởi lẽ, phương thức đóng phí cũng là một nội dung bắt buộc của hợp đồng bảo hiểm tài sản61 Do đó, nếu bên mua bảo hiểm không tuân thủ việc đóng phí theo đúng phương thức và đúng thời hạn đã thỏa thuận thì đồng nghĩa với việc vi phạm hợp đồng Luật kinh doanh bảo hiểm quy định hợp đồng bảo hiểm tài sản sẽ chấm dứt nếu bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm, không đóng đủ phí bảo hiểm
của Luật kinh doanh bảo hiểm là rất rõ ràng, cụ thể và bao quát các trường hợp liên quan tới “đóng phí bảo hiểm” Theo đó, có ba trường hợp mà hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt liên quan đến đóng phí bảo hiểm
Trường hợp thứ nhất: bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm Theo lý thuyết về hợp đồng dân sự nói chung, hợp đồng bảo hiểm là một loại hợp đồng
60 Điểm c, Khoản 1 Điều 21 Thông tư 50/2017/TT-BTC
61
Điểm g, Khoản 1 Điều 13 Luật kinh doanh bảo hiểm
62 Khoản 2, 3 Điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm
Trang 38cung cấp dịch vụ bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm Trong bất kỳ loại hợp đồng dịch vụ nào, bên mua dịch vụ muốn được cung cấp dịch vụ thì phải trả tiền, việc không trả tiền đối với bên cung cấp dịch vụ được xem
là vi phạm hợp đồng và bên cung cấp dịch vụ có quyền chấm dứt hợp đồng Đây là quyền cơ bản của bên cung cấp dịch vụ nói chung và là quyền của doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng trong thực hiện hợp đồng bảo hiểm tài sản Ngoài ra, như đã đề cập, đóng phí bảo hiểm còn thể hiện thiện chí tham gia hợp đồng bảo hiểm và nghĩa
vụ đóng góp vào quỹ bồi thường chung của doanh nghiệp bảo hiểm, đảm bảo nguyên tắc số đông bù số ít của bảo hiểm63 Nếu bên mua bảo hiểm không đóng phí, tức là không thực sự muốn tham gia vào mối quan hệ bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm, đồng thời, nếu không đóng góp vào quỹ bồi thường chung thì sẽ không hợp lý nếu bên mua bảo hiểm đó lại được chia sẻ rủi ro, được trả tiền bảo hiểm từ quỹ này và từ doanh nghiệp bảo hiểm Do đó, hoàn toàn hợp lý khi pháp luật quy định nếu bên mua bảo hiểm không đóng phí thì hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt
Trường hợp thứ hai: bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm Quy định này thật ra là quy định nhằm thực hiện quy định trong trường hợp thứ nhất một cách chặt chẽ và kín kẽ hơn, tránh việc bên mua bảo hiểm không có thiện chí tham gia hợp đồng bảo hiểm cũng như không muốn thực hiện nghĩa vụ của mình, tuy nhiên, để “lách luật”, bên mua bảo hiểm chỉ đóng một khoản tiền nhỏ trên tổng
số tiền phí bảo hiểm mà lẽ ra họ phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm Sẽ là không công bằng đối với những bên mua bảo hiểm thiện chí và tuân thủ việc đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo đúng thỏa thuận của các bên trong trường hợp nói trên Đồng thời, đối với doanh nghiệp bảo hiểm, nếu chấp nhận trường hợp trên thì khó xác định trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi chi trả bồi thường bởi theo tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm thì phí bảo hiểm được đóng đầy đủ tương ứng với trách nhiệm bồi thường mà doanh nghiệp đã cam kết64 Ngoài ra, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm cũng không đạt được vì phí bảo hiểm được gom chung thành quỹ chủ sở hữu hợp đồng được doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để đầu
Trang 39tư sinh lời cũng như bảo đảm cho trách nhiệm chi trả bảo hiểm của họ Do đó, trong trường hợp bên mua bảo hiểm đóng không đầy đủ phí bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm tài sản của bên mua bảo hiểm đó cũng rơi vào trường hợp chấm dứt theo pháp luật kinh doanh bảo hiểm
Trường hợp thứ ba: bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm Quy định này thể hiện “ngoại lệ” của trường hợp thứ hai đối với “thời hạn thanh toán” mà các bên thỏa thuận Thông thường, giống như bất kỳ bên mua dịch vụ nào, trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cũng thỏa thuận một thời hạn thanh toán phí bảo hiểm nhất định Tuy nhiên, nhằm bảo vệ tinh thần thiện chí của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm tài sản, tránh trường hợp hợp đồng bảo hiểm bị chấm dứt khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm “kịp thời” trong thời hạn thanh toán đã thỏa thuận do các nguyên nhân khách quan, quy định này cho phép các bên
có thể thỏa thuận một “thời gian gia hạn” của “thời hạn thanh toán” đã thỏa thuận trước đó Điều này thể hiện sự “mềm dẻo” của quy định pháp luật nhằm giúp các bên có thể tiếp tục “theo đuổi” và thực hiện hợp đồng bảo hiểm đã giao kết Tuy nhiên, trên thực tế, quy định này được “tận dụng” triệt để nhằm kéo dài thời hạn thanh toán phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm Cụ thể, thay vì đóng phí bảo hiểm
luôn thỏa thuận thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm và bên mua bảo hiểm luôn đóng phí bảo hiểm sau khi trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm đã
để các bên “lợi dụng” và gây ra những tranh chấp hoặc khó khăn khác khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm Cụ thể, theo quy định này, các bên được phép thỏa thuận “gia hạn” thời gian đóng phí bảo hiểm nhưng không giới hạn thời gian gia hạn này nên
có thể được hiểu là các bên có thể thỏa thuận gia hạn thời gian đóng phí tùy ý, không chỉ gia hạn một lần mà có thể nhiều lần, cũng không có giới hạn về khoảng thời gian gia hạn kéo dài đến khi nào, kể cả sau “thời hạn bảo hiểm” Như thế, lẽ ra, bên mua bảo hiểm cần phải đóng phí bảo hiểm ngay khi giao kết hợp đồng bảo
65
Đối với hợp đồng thông thường, nếu là hàng hóa có thể kiểm tra được bằng mắt, bằng cách thử nghiệm thì
sau khi người bán giao hàng, người mua sẽ phải trả tiền ngay (theo Nguyễn Nam Cường, Hợp đồng bảo
hiểm hay đơn bảo hiểm, Bản tin Bảo hiểm & Đời sống, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, số 91 (tháng 7/2016))
66 Điều 15 Luật kinh doanh bảo hiểm
Trang 40hiểm thì bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm được phép thỏa thuận bên mua có thể đóng phí bảo hiếm sau khi giao kết hợp đồng Tuy nhiên, thực tế là khi
có “cơ sở” để gia hạn thì bên mua bảo hiểm sẽ tiếp tục muốn được gia hạn hơn là tuân thủ thời gian gia hạn mà nhờ đó hợp đồng bảo hiểm chưa bị chấm dứt Doanh nghiệp bảo hiểm khi đó không thu được tiền phí bảo hiểm ngay từ ban đầu nhưng vẫn chịu trách nhiệm đối với cam kết bảo hiểm của mình, đồng thời, còn phát sinh thêm nghĩa vụ truy đòi phí bảo hiểm nếu bên mua bảo hiểm vẫn không đóng phí bảo hiểm theo thời gian gia hạn Trên thực tế, nếu trong trường hợp có sự kiện bảo hiểm xảy ra mà bên mua bảo hiểm vẫn chưa nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận thì khi doanh nghiệp bảo hiểm sẽ khấu trừ lại khoản phí bảo hiểm bên mua bảo hiểm phải đóng trước khi chi trả bồi thường Còn nếu không có sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên mua bảo hiểm có thể lợi dụng quy định này mà không đóng khoản phí bảo hiểm đã thỏa thuận và trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm phải khởi kiện đòi phí bảo hiểm từ bên mua bảo hiểm như các vụ án được đề cập trong phần
Việc tuân thủ các quy định này có ý nghĩa quan trọng, bởi lẽ, việc đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng thời hạn và phương thức có liên quan mật thiết đến “thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm” của doanh nghiệp bảo hiểm
Điều 15 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 trước đây quy định:
“Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết hoặc khi có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm”
67
Theo nhận định của nhiều Tòa án khi giải quyết tranh chấp liên quan đến việc gia hạn thời gian đóng phí bảo hiểm thì “Việc chấm dứt HĐBH do bên mua bảo hiểm chậm thanh toán phí bảo hiểm dù có thỏa thuận trong hợp đồng thì cũng đều được xác định là hành vi “đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng” Do vậy, trong trường hợp chấm dứt trước hạn do khách hàng chậm thanh toán phí bảo hiểm đối với thanh toán phí bảo hiểm định kỳ hay 1 lần, DNBH vẫn phải có nghĩa vụ thông báo cho Bên mua bảo hiểm” và “Đối với trường hợp thanh toán theo kỳ, trong mọi trường hợp (kể cả đã có thỏa thuận tự động chấm dứt trong HĐBH) nếu quá ngày nộp phí mà Bên mua bảo hiểm không nộp phí, DNBH vẫn phải ấn định, gia hạn thêm một thời gian nữa để khách hàng nộp phí bảo hiểm Hết thời hạn gia hạn (đơn phương) này, nếu khách hàng không đóng phí thì DNBH mới được chấm dứt HĐBH theo đúng quy định của Bộ Luật dân sự”, theo đó, nhận định của Tòa án theo hướng quy định của Bộ luật dân sự mà không xét tới các quy định chuyên ngành của Luật kinh doanh bảo hiểm (theoHồng Anh (2014), Một số vấn đề bất cập trong các quy định của pháp
luật liên quan đến thực hiện hợp đồng bảo hiểm, Báo điện tử Bộ Tư pháp, mục Nghiên cứu,
http://www.moj.gov.vn/thpl/tintuc/Pages/nghien-cuu.aspx?ItemID=10 )