1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

RAM - Sự cố máy tính - Virus

68 527 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

RAM - Sự cố máy tính - Virus

Trang 1

Mở đầu

Máy tính ngày càng giữ vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật cũng như cuộc sống hàng ngày Sự phát triển nhanh về công nghệ các thiết bị phần cứngcủa máy tính đã tạo nên các thế hệ máy mới cho phép thu nhập những phần mềm đa năng và xử lí dữ liệu ngày càng nhanh hơn Nước ta trong thời kì mở cửa, nền kinh tế hòa nhập dần vào nền kinh tế thế giới Điều này làm cho chúng ta phải “chạy đua với thếgiới ” về thời gian , trong hành động , năng suất, chất lượng và giá thành

Trong lĩnh vực tin học, sự phát triển nhanh về phần cứng và phần mềm làm cho máy tính thực sự trở thành “công cụ cá nhân về xử lý thông tin” Và với rất nhiều người hiện nay , máy tính là 1 phần không thể thiếu Tuy nhiên, trong số họ không phải ai cũnghiểu hết về máy tính Thành phần cấu tạo, chức năng hoạt động, các lỗi , hiểm họa khi sử dụng và cách khắc phục ra sao đó là cả 1 kho kiến thức khổng lồ

Đề tài dưới đây sẽ trình bày 1 phần nhỏ kiến thức về máy tính để mọi người có thể hiểu rõ về RAM, các sự cố máy tính và virus

 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:

 Tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến Ram, mục đích, đặc trưng của Ram. Phân loại Ram, các loại Ram đã từng được sử dụng và xuất hiện trên thị trường,

hiện nó đang đừng ở loại nào.

 Thành phần cấu tạo, hoạt động ra sao? Cách thức truy cập Ram.

 Cách Lựa chọn Ram, các lỗi thường gặp do Ram gây ra, và cách khắc phục. Tìm hiểu các lỗi máy tính thường gặp phổ biến, nguyên nhân và cách khắc phục. Khái niệm virus, hình thức lây lan, mức độ nguy hiểm của virus, các phần mếm

diệt tốt hiện nay.

Trang 2

PHẦN I : RAM

Nếu CPU (Central Processing Unit) được ví như bộ não của PC, bó mạch chủ (Mainboard) được coi là xương sống giúp cho máy tính của bạn hoạt động thì RAM đóng vai trò như một bộ nhớ chính của máy tính Vì sao lại như vậy? Cấu tạo, cách thức truy cập ra sao? Dung lượng, các dòng Ram trên thị trường hiện nay? … Phần này sẽ làm rõ điều đó

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ RAM

I)Định nghĩa, đặc trưng, mục đích, ý nghĩa

1- Định nghĩa

RAM (viết tắt từ Random Access Memory trong tiếng Anh) là một loại bộ nhớ chính của máy tính RAM được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên vì nó có đặc tính: thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ Mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ Thông thường, mỗi ô nhớ là một byte (8 bit); tuy nhiên hệ thống lại có thể đọc ra hay ghi vàonhiều byte (2, 4, 8 byte).

2- Đặc trưng

Bộ nhớ RAM có 4 đặc trưng sau:

 Dung lượng bộ nhớ: Tổng số byte của bộ nhớ ( nếu tính theo byte ) hoặc là tổng số bit trong bộ nhớ nếu tính theo bit.

 Tổ chức bộ nhớ: Số ô nhớ và số bit cho mỗi ô nhớ

 Thời gian thâm nhập: Thời gian từ lúc đưa ra địa chỉ của ô nhớ đến lúc đọc được nội dung của ô nhớ đó.

 Chu kỳ bộ nhớ: Thời gian giữa hai lần liên tiếp thâm nhập bộ nhớ.

3- Mục đích

Máy vi tính sử dụng RAM để lưu trữ mã chương trình và dữ liệu trong suốt quá trình thực thi Đặc trưng tiêu biểu của RAM là có thể truy cập vào những vị trí khác nhau trong bộ nhớ và hoàn tất trong khoảng thời gian tương tự, ngược lại với một số kỹ thuật khác, đòi hỏi phải có một khoảng thời gian trì hoãn nhất định.

4-Ý nghĩa

Trang 3

+ Bộ nhớ RAM là bộ nhớ không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống máy tính nào, CPU chỉ có thể làm việc được với dữ liệu trên RAM vì chúng có tốc độ truy cập nhanh, toàn bộ dữ liệu hiển thị trên màn hình cũng được truy xuất từ RAM

+ Khi ta khởi động máy tính để bắt đầu một phiên làm việc mới, hệ điều hành cùng với các trình điều khiển phần cứng được nạp lên bộ nhớ RAM

+ Khi ta chạy một chương trình ứng dụng : Thí dụ Photo Shop thì công cụ của chương trình này cũng được nạp lên bộ nhớ RAM

=> Tóm lại khi ta chạy bất kể một chương trình nào, thì công cụ của chương trình đó đều được nạp lên RAM trước khi có thể sử dụng được chúng.

+ Với một hệ thống để chạy đúng tốc độ thì khoảng chống của RAM phải còn khoảng30% trở lên, nếu ta sử dụng hết khoảng trống của Ram thì máy sẽ chạy chậm hoặc bị treo

II)Phân loại

Theo công nghệ chế tạo: người ta phân biệt thành 2 loại

- SRAM (Static RAM): RAM tĩnh

- DRAM (Dynamic RAM): RAM động

1)Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên tĩnh (SRAM hay RAM tĩnh)

SRAM (Static RAM): RAM tĩnh là một loại bộ nhớ sử dụng công nghệ bán dẫn Từ"tĩnh" nghĩa là bộ nhớ vẫn lưu dữ liệu nếu có điện, không như RAM động cần được nạp lại thường xuyên Không nên nhầm RAM tĩnh với bộ nhớ chỉ đọc và bộ nhớ flash vì RAM tĩnh chỉ lưu được dữ liệu khi có điện.

2) DRAM (Dynamic RAM): RAM động

+ Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động (DRAM hay RAM động) là một loại bộ nhớ truycập ngẫu nhiên lưu mỗi bit dữ liệu trong một tụ điện riêng biệt trên một mạch tích hợp Vì các tụ điện bị rò điện tích nên thông tin sẽ bị mất dần trừ khi dữ liệu được nạplại đều đặn Đây là điểm khác biệt so với RAM tĩnh

+ DRAM lại có nhiều loại :

Trang 4

- FPM-DRAM (Fast Page Mode DRAM)

Fast Page Mode Dynamic Random Access Memory là dạng nguyên thủy của DRAM Bộ nhớ loại này sẽ đợi sau khi toàn bộ quá trình xác định vị trí bit dữ liệu bằng cột và hàng hoàn tất, mới bắt đầu đọc bit Sau đó nó mới bắt đầu sang bit kế tiếp.Tốc độ truyền dữ liệu tối đa đến bộ đệm L2 xấp xỉ 176 MBps Những loại RAM như FPM hầu như không còn sản xuất trên thị trường hiện nay nữa.

- EDO-DRAM (Extended Data Out DRAM)

Extended data-out dynamic random access memory không đợi toàn bộ quá trình xử lý bit đầu tiên hoàn tất mới tiếp tục chuyển sang bit tiếp theo như FPM DRAM Ngay khi địa chỉ của bit đầu tiên được xác định, EDO DRAM bắt đầu kiếm bit tiếp theo Dovậy, nó nhanh hơn FPM khoảng 5% Tốc độ truyền dữ liệu tối đa đến bộ đệm L2 sấp xỉ đạt 264 MBps.

- BEDO – DRAM(Burst Extended Data Out RAM)

Trang 5

Là thế hệ sau của EDO DRAM, dùng kỹ thuật "pineline technology" để rút ngắn thời gian dò địa chỉ của data.

- SDRAM (Synchronous DRAM): SDRAM (Viết tắt từ Synchronous Dynamic RAM) được gọi là DRAM đồng bộ SDRAM gồm 3 phân loại: SDR, DDR, DDR2 va DDR3

 SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "SDR" Có 168 chân Được dùng trong các máy vi tính cũ, bus speed chạy cùngvận tốc với clock speed của memory chip, nay đã lỗi thời.

 DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR" Có 184 chân DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc độ truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ.

Trang 6

 DDR2 SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR2" Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là có bus speed cao gấp đôi

 DDR3 SDRAM (Double Data Rate III Synchronous Dynamic RAM): có tốc độ bus 800/1066/1333/1600 Mhz, số bit dữ liệu là 64, điện thế là 1.5v, tổng số pin là 240.

- RDRAM (Viết tắt từ Rambus Dynamic RAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "Rambus" Đây là một loại DRAM được thiết kế kỹ thuật hoàn toàn mới so với kỹ thuật SDRAM RDRAM hoạt động đồng bộ theo một hệ thống lặp và truyền dữ liệu theo một hướng Một kênh bộ nhớ RDRAM có thể hỗ trợ đến 32 chip DRAM Mỗi chip được ghép nối tuần tự trên một module gọi là RIMM (Rambus Inline

Memory Module) nhưng việc truyền dữ liệu được thực hiện giữa các mạch điều khiểnvà từng chip riêng biệt chứ không truyền giữa các chip với nhau Bus bộ nhớ

RDRAM là đường dẫn liên tục đi qua các chip và module trên bus, mỗi module có cácchân vào và ra trên các đầu đối diện Do đó, nếu các khe cắm không chứa RIMM sẽ phải gắn một module liên tục để đảm bảo đường truyền được nối liền Tốc độ Rambusđạt từ 400-800MHz Rambus tuy không nhanh hơn SDRAM là bao nhưng lại đắt hơn rất nhiều nên có rất ít người dùng RDRAM phải cắm thành cặp và ở những khe trống phải cắm những thanh RAM giả (còn gọi là C-RIMM) cho đủ.

Trang 7

- SLDRAM (Synchronous-Link DRAM) Là thế sau của DRDRAM, thay vì dùng Direct Rambus Channel với chiều rộng 16bit và tốc độ 400MHz,SLDRAM dùng bus 64bit chạy với tốc độ 200MHz Theo lý thuyết thì hệ thống mới có thể đạt được tốc độ400Mhz x 64 bits = 400Mhz x 8 bytes = 3.2Gb/giây, tức là gấp đôi DRDRAM Ðiều thuận tiện là là SLDRAM được phát triển bởi một nhóm 20 công ty hàng đầu về vi tính cho nên nó rất da dụng và phù hợp nhiều hệ thống khác nhau.

3)Một số loại khác

- VRAM (Video RAM) Khác với memory trong hệ thống và do nhu cầu về đồ hoạ ngày càng cao, các hãng chế tạo graphic card đã chế tạo VRAM riêng cho video card của họ mà không cần dùng memory của hệ thống chính VRAM chạy nhanh hơn vì ừng dụng Dual Port technology nhưng đồng thời cũng đắt hơn rất nhiều.

Trang 8

- SGRAM (Synchronous Graphic RAM) Là sản phẩm cải tiến của VRAM mà ra, đơn giản nó sẽ đọc và viết từng block thay vì từng mảng nhỏ.

- Credit Card Memory

Credit Card Memory là loại môđun nhớ DRAM độc lập thuộc sỡ hữu riêng Chúng được dùng để cắm vào các khe đặc biệt sử dụng cho máy tính xách tay.- PCMCIA Memory Card

Là một loại bộ nhớ độc lập khác dành cho máy tính xách tay Tuy nhiên, chúng không phải là loại sở-hữu-riêng nên có thể làm việc với bất kỳ máy tính xách tay nào có bus hệ thống hợp với cấu hình của card nhớ

- CMOS RAM

CMOS RAM là một loại bộ nhớ có dung lượng nhỏ được dùng trong máy tính củabạn và một số thiết bị khác để lưu trữ những thứ như các thiết lập của đĩa cứng chẳng hạn Bộ nhớ loại này sử dụng một pin nhỏ để cấp điện duy trì thông tin nhớ.

Trang 9

kiện có tốc độ thấp hơn, vì vậy ta lên chọn tốc độ của RAM >=Bus của CPU

=> Trong các máy Pentium 4, khi lắp máy ta chọn RAM cótốc độ >= 50% tốc độ Bus của CPU

{ Với máy Pentium 4 , khi hoạt động thì tốc độ Bus của CPUnhanh gấp 2 lần tốc độ của RAM vì nó sử dụng công nghệ(Quad Data Rate) nhân 4 tốc độ Bus cho CPU và công nghệ(Double Data Rate) nhân 2 tốc độ Bus cho RAM }

+ Khi gắn một thanh RAM vào máy thì phải đảm bảo Mainboardcó hỗ trợ tốc độ của RAM mà ta định sử dụng

Trang 11

DDR3: Dùng cho Các dòng máy Intel Core 2 Duo cao cấp và Core i

2) Độ trễ (Latency)

CAS Latency là khái niệm mà người dùng thắc mắc nhiều nhất Trước đây, khi đi mua RAM, người mua thường chỉ quan tâm tới tốc độ hoạt động như 100MHz hay 133MHz nhưng gần đây, khái niệm CAS đang dần được người dùng để ý bởi nó đóngvai trò khá quan trọng vào tốc độ xử lý tổng thể của hệ thống; đặc biệt trong ép xung Vậy CAS là gì?

CAS là viết tắt của 'Column Address Strobe' (địa chỉ cột) Một thanh DRAM được coi như một ma trận của các ô nhớ (bạn có thể hình dung như một bảng tính excel với nhiều ô trống) và dĩ nhiên mỗi ô nhớ sẽ có toạ độ (ngang, dọc) Như vậy bạn có thể đoán ngay ra khái niệm RAS (Row Adress Strobe)là địa chỉ hàng nhưng do nguyên lý hoạt động của DRAM là truyền dữ liệu xuống chân nên RAS thường không quan trọng bằng CAS.

Khái niệm độ trễ biểu thị quãng thời gian bạn phải chờ trước khi nhận được thứ mình cần.

Theo từ điển Merriam-Webster thì latency có nghĩa là 'khoảng thời gian từ khi ra lệnh đến khi nhận được sự phản hồi' Vậy CAS sẽ làm việc như thế nào? CAS

Latency có ý nghĩa gì?

Để hiểu khái niệm này, chúng ta sẽ cùng điểm nhanh qua cách thức bộ nhớ làm việc, đầu tiên chipset sẽ truy cập vào hàng ngang (ROW) của ma trận bộ nhớ thông qua việc đưa địa chỉ vào chân nhớ (chân RAM) rồi kích hoạt tín hiệu RAS Chúng ta sẽ phải chờ khoảng vài xung nhịp hệ thống (RAS to CAS Delay) trước khi địa chỉ cột được đặt vào chân nhớ và tín hiệu CAS phát ra Sau khi tín hiệu CAS phát đi, chúng ta tiếp tục phải chờ một khoảng thời gian nữa (đây chính là CAS Latency) thì dữ liệu sẽ được tìm thấy Điều đó cũng có nghĩa là với CAS 2, chipset phải chờ 2 xung nhịp trước khi lấy được dữ liệu và với CAS3, thời gian chờ sẽ là 3 xung nhịp hệ thống.

Câu hỏi đặt ra: CAS2 nhanh hơn CAS3 tới 33%, không đến mức như vậy bởi

có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng tổng thể của bộ nhớ điển hình như: + Chuỗi xử lý thông tin: kích hoạt RAS, chờ khoảng thời gian trễ RAS-to-CAS Delay và CAS Latency.

+ Truy cập bộ nhớ theo chuỗi: đôi khi chipset sẽ đọc dữ liệu trong bộ nhớ RAM theo chuỗi (burst) như vậy rất nhiều dữ liệu sẽ được chuyển đi một lần và tín hiệu CAS chỉ được kích hoạt một lần ở đầu chuỗi.

+ Bộ vi xử lý có bộ đệm khá lớn nên chứa nhiều lệnh truy cập và dữ liệu; do đó thông tin được tìm kiếm trên bộ đệm trước khi truy cập vào RAM và tần số dữ liệucần được tìm thấy trên bộ đệm (hit-rate) khá cao (vào khoảng 95%).

Tóm lại: việc chuyển từ CAS 3 sang CAS 2 sẽ tăng hiệu năng xử lý cho tất cả

các ứng dụng Những chương trình phụ thuộc vào bộ nhớ như game hay ứng dụng đồ họa sẽ chạy nhanh hơn Điều này đồng nghĩa với việc những thanh RAM được đóng

Trang 12

dấu CAS2 chắc chắn chạy nhanh hơn những thanh RAM CAS3 Nếu bạn dự định muađồ chơi cho một cuộc đua ép xung hay đơn giản chỉ cần hệ thống đạt tốc độ tối ưu, hãy chọn RAM CAS2 nhưng nếu chỉ là công việc văn phòng, CAS 3 hoàn toàn vẫn đáp ứng yêu cầu.

4) SDRAM access time.

Việc cho ra đời cách đọc dữ liệu theo từng chuỗi (Burst Mode) đã giúp khắc phục nhiều nhược điểm và tăng hiệu năng cho RAM, chu kì của chuỗi ngắn hơn rất nhiều chu kì trang của RAM loại cũ Chu kì của chuỗi cũng được coi như là chu kì xung nhịp của SDRAM và chính vì thế nó được coi như thang xác định cho tốc độ của RAM bởi đó là khoảng thời gian cần thiết giữa các lần truy xuất dữ liệu theo chuỗi của RAM Những con số -12, -10, -8 ghi trên các chip RAM cho biết khoảng thời gian tối thiểu giữa mỗi lần truy xuất dữ liệu: nhãn -12 xác định chu kì truy cập dữ liệucủa RAM là 12ns (nano-giây) đồng nghĩa với việc tốc độ hoạt động tối đa của RAM sẽ là 83MHz Thường RAM có tốc độ cao sẽ sử dụng chip RAM có chu kì truy xuất thấp nhưng với chu kì truy xuất thấp chưa chắc RAM đã có thể hoạt động ở tốc độ caodo còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác Do đó đôi khi bạn sẽ gặp trường hợp thanh RAM có tốc độ thấp nhưng khi đem vào 'thử lửa' ép xung thì lên được tốc độ cao hơn nhiều so với những loại RAM mặc định dán nhãn tốc độ cao.

II) Cấu tạo

1) SRAM

Mỗi bit trong 1 thanh SRAM được chứa trong 4 transistor tạo thành 2 cặp chéo nhau Ô chứa này có 2 trạng thái 0 và 1 Ngoài ra còn 2 transistor được sử dụng điều khiển quyền truy cập tới 1 ô nhớ trong quá trình đọc và ghi Tổng cộng, cần 6 transistor để chứa 1 bit bộ nhớ.Truy cập tới cell được kích hoạt bởi word line (WL ở trong hình)

Trang 13

vốn điều khiển 2 transistor truy cập M5 và M6, và khi tới lượt, điều khiển cho tới mỗi cell sẽ được kết nối tới các đường bit: BL và BL Đường bit được sử dụng để truyền dữ liệu cho cả hai tác vụ đọc và ghi Mặc dù việc có cả 2 đường bit là không bắt buộc,những hầu hết đều cung cấp cả hai để cải thiện biên nhiễu tín hiệu.

Kích thước của một bộ nhớ SRAM với m đường địa chỉ và n đường dữ liệu là 2m từ, tức 2m × n bit.

Một ô CMOS SRAM với sáu transitor.

2) DRAM

DRAM có cấu trúc đơn giản: chỉ cần một transistor và một tụ điện cho mỗi bit trong khi cần sáu transistor đối với SRAM Điều này cho phép DRAM lưu trữ với mậtđộ cao Vì DRAM mất dữ liệu khi không có điện nên nó thuộc loại thiết bị nhớ tạm thời.

3) So sánh 2 loại RAM

Trang 14

a Bảng so sánh một số tính năng của 2 loại Ram:

Tính năng SRAM DRAM

Mạch dữ liệu

Tốc độ truyền tảiĐộ trễ

Mật độ

Tiêu tốn năng lượng Giá thành

Flip-Flop= CPUThấp Thấp Cao Đắt

Tụ điện cực lớn Thấp hơn CPU Cao

Cao

Thấp Rẻ

b.So sánh với các loại bộ nhớ khác

LoạiMất dữliệukhi mất

Khả năngghi ?

Cỡ xoá ?Xoánhiều lần ?

Tốc độ ?Giáthành

Không sẵnsàng

đắtPROMKhôngMột lần, yêu

cầuthiết bịchuyên dụng

Không sẵnsàng

Không sẵnsàng

cầnthiết bịchuyên dụng

đọc,chậm cho xoá

Đắt

Trang 15

và ghi

đọc,chậm cho xoá/

III) Các thông số của RAM1)Dung lượng

Dung lượng RAM được tính bằng MB và GB, thông thường RAM được thiết kế với

các dung lượng 8, 16, 32, 64, 128, 256, 512 MB, 1 GB, 2 GB tăng theo 2 mũ n Dung lượng của RAM càng lớn càng tốt cho hệ thống, tuy nhiên không phải tất cả cáchệ thống phần cứng và hệ điều hành đều hỗ trợ các loại RAM có dung lượng lớn.

2)BUS

Được phân loại theo chuẩn của JEDEC.

a) SDR SDRAM được phân loại theo bus speed như sau:+ PC-66:66 MHz bus.

+ PC-100:100 MHz bus.+ PC-133:133 MHz bus.

b) DDR SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:

+ DDR-200: Còn được gọi là PC-1600 100 MHz bus với 1600 MB/s bandwidth.

+ DDR-266: Còn được gọi là PC-2100 133 MHz bus với 2100 MB/s bandwidth.

+ DDR-333: Còn được gọi là PC-2700 166 MHz bus với 2667 MB/s bandwidth

+ DDR-400: Còn được gọi là PC-3200 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.

c) DDR2 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:

+ DDR2-400: Còn được gọi là PC2-3200 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.

+ DDR2-533: Còn được gọi là PC2-4200 133 MHz clock, 266 MHz bus với 4267 MB/s bandwidth.

Trang 16

+ DDR2-667: Còn được gọi là PC2-5300 166 MHz clock, 333 MHz bus với 5333 MB/s bandwidth.

+ DDR2-800: Còn được gọi là PC2-6400 200 MHz clock, 400 MHz bus với 6400 MB/s bandwidth.

IV) Cách thức truy cập RAM

1) Cấu tạo của 1 chip nhớ

- RAS (Row Address Strobe) Là tín hiệu để xác định địa chỉ nhớ theo hàng.- CAS (Column Address Strobe) là tín hiệu để xác định địa chỉ nhớ theo cột.- Address Bus là đường truyền tín hiệu RAS và Cas.

- Data Bus là đường truyền dữ liệu giữa Memory Controler và chip nhớ.

- Khi cần truy xuất đến 1 địa chỉ nhớ bất kì Memory Controler sẽ gửi các tín hiệu RAS và CAS tương xứng đến Chip nhớ tương ứng với dữ liệu cần lấy.

2)Cách thức truy cập chip nhớ.

- Tín hiệu RAS sẽ được Mem Control truyền theo Address bus.

- Khi RoW Addr Latch nhận được tín hiệu RAS Nó sẽ chuyển tín hiệu này sang Row Address Decoder (Bộ phận giải mã địa chỉ nhớ theo hàng) để giải mã địa chỉ Row cầnđược truy xuất

Trang 17

- Row này sẽ được kích hoạt.

- Sau đó tín hiệu CAS sẽ được gửi đến Column Address Latch và tương tự Column cần được truy xuất được kích hoạt.

- Mặc định là Write Enable Deactived (Ko có trong hình vẽ) dữ liệu sẽ được đọc theo Data Bus đi về Memory Controler.

- Nếu Write Enable được Active thì dữ liệu sẽ được ghi.

Chính cách thức truy xuất dữ liệu này mà sẽ dẫn đến Delay tạo nên Memory Timmingsẽ được nhắc đến ở phần sau.

3)Dung lượng RAM tối đa và Memory Bank

Các Module ( Thanh Ram) có thể dựa trên các chip x4 x8 hoặc x16, x4 và x8 muốn nói đến bus width của chip nhớ tức là đồng thời chip nhớ có thể cho ra bao nhiêu bit dữ liệu Hầu hết các hệ thống hiện nay đều sử dụng loại x8 hoặc x16 Cáchệ điều hành 32bit có khả năng quản lí địa chỉ nhớ trong 32bit kết hợp với CPU 32bit có khả năng đánh dấu địa chỉ nhớ trong 32bit Tức là sẽ có 2^32 địa chỉ nhớ được đánh dấu và quản lí 2^32 = 4294967296 ~ 4Gb địa chỉ nhớ Tương ứng với mỗi địa chỉ nhớ là 8bit (x8) Như vậy lượng Ram tối đa mà 1 hệ thống 32 bit có thểcó là 4Gb * 8 = 4GB Đối với các hệ điều hành 64 bit kết hợp với hệ thống 64 bit có khả năng đánh dấu và quản lí địa chỉ nhớ trong 64bit Tức là lượng Ram tối đa

Trang 18

là có 4GB*2^32 (do 2^64 gấp 2^32 là 2^32 lần ) Một con số thật khủng khiếp phải không Chuẩn mỗi location ( địa chỉ nhớ) ứng với 8bit là do IBM đưa ra Nhưng sau này thì đã có các chip x16 nên lượng RAM tối đa với hệ thống 32bit trên lý thuyết sẽ cao hơn 4GB nhiều nhưng trên thực tế với 4GB cũng là đã khó kiếm dc BIOS hỗ trợ Với 1 Chip RAM có kí hiệu 32M x 8 thì có thể hiểu 32M là có 32 triệu location (32M) mỗi location là 8 bit (x8) nên chip RAM này có dung lượng 32Mbyte Tương tự với các kĩ hiệu khác như 16Mx16 64M x 4

Có thể chúng ta sẽ thắc mắc, Data Bus width của Ram là 64 bit Tương xứng với mỗi địa chỉ nhớ là 8 bit Vậy làm thế nào mà CPU tận dụng được 64 bit bus width này.1 Module RAM gồm nhiều chip Trong đó 8 chip hợp lại tạo thành 1 Bank ( đối với loại chip x8) và cả 16 chip hợp thành 1 Bank (đối với loại chip x4) hoặc 4chip hợp thành 1 BANK đối với loại x16 Đây là hình minh họa cho 1 BANK đối với chip x8

Khi cần nạp dữ liệu CPU sẽ nạp toàn bộ dữ liệu vào 1 Bank Như vậy cả 64 bit dữ liệu sẽ được phân đều trên 8 chip x8 Trên chỉ là 1 VD để làm rõ chức năng của Bank Trên thực tế 1 SDRAM(ko phải SDR-SDRAM đâu nha) chip có khoảng 60 pin Ngoài các pin cho địa chỉ, điều phối và điện tiêu thụ thì sẽ còn 16 pin để truyền dữ liệu Như vậy 4 Chip này đã đủ hợp thành 1 BANK để lấp đầy 64 bit dữ liệu cho CPU.

4)Single Channel và Dual Channel

Ở chế độ Single Channel sẽ chỉ có 1 Bank duy nhất được truy cập vào cùng 1 thời điểm Nhưng ở chế độ Dual Channel sẽ có tới 2 Bank ở 2 DIMM khác nhau được truy cập cùng 1 lúc Điều này đã làm cải thiện băng thông của toàn bộ hệ thống - Cách tính băng thông của RAM :

Trang 19

+ Ở chế độ Single Channel : Sẽ chỉ có 1 BANK được truy xuất trong cùng 1 thời điểm Data Bus Width sẽ là 64 bit Như vậy

BandWidth = Bus Speed * Bus Width/8 = Bus Speed * 64/8 = Bus Speed *8 (Sở dĩchia 8 là do Bus width tính theo đơn vị Bit còn BandWidth lại tính theo đơn vị là MB/s 1byte = 8 bit)

VD: Với 1 thanh DDR-SDRAM 400 MHZ thì BandWidth = 400 * 64/8 = 3200MB/s vì thế mà người ta còn kí hiệu PC3200

+ Ở thế độ Dual Channel : Sẽ có 2 BANK ở 2 DIMM khác nhau được truy xuất cùng 1 lúc Lúc này mỗi Bank sẽ mở 1 kênh về Mem Controler Mỗi kênh có BandWidth là 64 bit như vậy tổng BandWidth của toàn bộ hệ thống là 128 Bit.Lúc này BandWidth = Bus Speed * 128/8 = Bus Speed * 8.

5) Memory Timing.

Chúng ta thường nghe mọi người nhắc đến RAM Timings kiểu 2-2-2-5-1T hay 3-3-8-2T và là một trong những tiêu chí để chọn RAM đối với dân OverClocker Vậy thực chất những con số này có ý nghĩa gì.

Cas Latency (TCL) (Số thứ 1): Là khoảng thời gian (tính theo cycle) từ khi CAS được Active cho đến khi dữ liệu bắt đầu được truyền trong Data Bus Chính vì thế mà đây được coi là 1 chỉ số hết sức quan trọng Để hiểu rõ hơn về Cas Latency có thể nhìn hình sau:

NOP là No Operation (không hoạt động) Vì sao xen kẽ giữa các lệnh READ lại kèm theo các NOP Lý do rất đơn giản là tốc độ của CPU thường cao hơn so với tốc độ xử lí của RAM Chính vì thế mà giữa các lệnh READ CPU phải chèn theo các lệnh No Operation để RAM có thời gian xử lí và cung cấp đủ dữ liệutrước khi tiếp nhận 1 lệnh mới.

Ras to Cas delay (TRCD) (Số thứ 2): Nếu nhìn vào cách truy xuất RAM ở trên thì các bạn có thể dễ dàng hiểu ngay đây là khoảng thời gian nhỏ nhất từ khi RAS được active cho đến khi CAS được active.

Trang 20

Ras precharge time (TRP) (Số thứ 3): Trước đây trong các chip RAM đời cũ thì cứ sau mỗi lần Row active nó sẽ bị deactived ngay lập tức và phải sau 1 khoảng vài cycle để precharge nó mới được active trở lại hoặc Row khác được active Nhưng đối với các chip RAM bây giờ có thêm chế độ FAST PAGE MODE Với FPM thì Row sẽ được active cho đến khi dữ liệu cần nằm ở Row khác Lúc này RoW này sẽ được deactive Và Row chứa dữ liệu cần sẽ phải mất 1 khoảng thời gian precharge trước khi được actived Đay chính là TRP.

Min Ras Active Time (TRAS)(Số thứ 4): Do đảm bảo vấn để về nhiệt độ nên sau 1 khoảng thời gian Actived thì Row phải được Shutdown Đây là delay giữa khoảng thời gian Row bị deactive trước khi nó được actived trở lại.

Comand Rate (1T hay 2T): Là khoảng thời gian giữa Chip RAM được chọn và lệnh được gửi đến Chip RAM đó.

Trang 21

Đây là các latency quan trọng nhất ngoài ra còn có nhiều timing RAM khác không được đề cập ở đây.

Mỗi thanh RAM đều có các chỉ số mặc định do nhà sản xuất đưa ra nhằm đảo bảo RAM hoạt động ổn định nhất và được ghi vào SPD EEPROM và BIOS được mặc định nhận chỉ số này tự động Dĩ nhiên là có thể thay đổi các timing này nếu BIOS hỗ trợ nhưng việc thay đổi không có kinh nghiệm sẽ dẫn đến hỏng RAMhoặc hệ thống hoạt động không ổn định.

V)Các dạng module của Ram:

- có 2 loại SIMM và DIMM.

+ SIMM(single in-line memory module): đây là loại giao tiếp ra đời sớm Ram dùngcho khe cắm SIMM có hai loại 30 pins hoặc 72 pins Ở đây Ram tường tải thông tin mỗi lần 8 bit, sau đó phát triển lên 32 bit.

Trang 22

+ DIMM(dual in line memory modules): Ram cắm khe dạng DIMM có số pins là 72hoặc 168 Thông thường loại 72 pins tải data 32 bit, loại 144 hay 168 tải 64 bit.

- Một đặc điểm khác để phân biệt Ram DIMM và Ram SIMM là: cái chân pins của Ram SIMM đính lại với nhau thành một mảng để tiếp xúc với khe cắm trên

mainboard, và khi ấn vào nghiểng 45 độ Còn chân pins của Ram DIMM có các chân hoàn toàn tách rời độc lập với nhau được cài đặt thẳng đứng trên mainboard

+ FB-DIMM: Hiện nay được dùng cho các loại máy server cao cấp.

+ SO-DIM(small outline dual-line memory module): Thường sử dụng trong máy tính xách tay Có hai loiaj pins là 72 hoặc 144 Loại 72 vận hành với 32 bits, còn loại 144 vận hành với 64 bits.

Chương III Lựa Chọn RAM – Các Lỗi Thường Gặp – Cách Khắc Phục

- Khi tìm mua bộ nhớ cho máy tính, có một số yếu tố bạn sẽ phải cân nhắc và quyết định để chọn đúng RAM Tuy nhiên có 2 vấn đề thường được xem là quan trọng nhất, đó là giá cả và chất lượng RAM

1) Tính tương thích của hệ thống:

Trong hệ thống máy tính thì 3 linh kiện là Mainboard , CPU và RAM luôn luôn có sự rằng buộc lẫn nhau hay nói cách khác, khi lắp vào hệ thống chúng phải tương thích với nhau thì mới cho ta một tốc độ tối ưu

+ Tốc độ Bus của RAM phải được Mainboard hỗ trợ

+ Tốc độ Bus của RAM >= 50% tốc độ Bus của CPU ( Để khai thác được tốc độ tối đa của CPU )

Trang 23

Lưu ý : Nếu hai RAM có Bus khác nhau chênh lệch là 1USD, thì hai CPU tương ứng sẽ chênh lệch là 10USD, vì vậy ta có thể chấp nhận thiệt tốc độ RAM để khai thác tối đa tốc độ CPU

Ghi chú: Ta nên dùng RAM có tốc độ Bus > 50% tốc độ Bus của CPU là 1 nấc.

- Ta tham khảo các trường hợp sau đây:

+ Ở máy Pentium 3, do một số đời máy không tự động nhận tốcđộ FSB của CPU vì vậy ta phải thiết lập tốc độ FSB cho CPUthông qua các Jumper

Hình ảnh minh hoạ => Mainboard thiết lập FSBlà 133MHz trong khi lắp CPU có Bus 100MHz

=> Trường hợp này máy sẽ không hoạt động

Mainboard thiết lập FSB là 133MHz bằng với tốc độ Buscủa CPU vì vậy máy có hoạt động, nhưng sử dụng RAM có

Bus 100MHz do đó hệ thống sẽ chạy ở tốc độ là 100MHz

Trang 24

Thiết lập tốc độ trên Mainboard là 100MHz bị sai so vớitốc độ Bus của CPU là 133MHz nên máy sẽ không chạy

Máy có hoạt động vì đã thiết lập đúng tốc độ Bus cho CPUTuy máy sử dụng RAM tốc độ 133MHz nhưng chúng chỉ chạy

ở tốc độ 100MHz theo CPU

Trang 25

Với các máy Pentium2 và Pentium 3 mà thiết lập và sử dụnglinh kiện như trên là chính xác và sẽ cho tốc độ tối ưu

+ Trong các Máy Pentium 4 không có Jumper để thiết lập tốc độ Bus cho CPU mà chúng đã được tự động hoá Mỗi loại Mainboard thông thường chỉ hỗ trợ 2 loại tốc độ Buscho CPU và 2 loại tốc độ Bus cho RAM, do vậy khi muaMainboard, CPU và RAM ta phải chú ý điều này Có 3 yếu tố rằng buộc như sau mà ta phải tuân thủ khi lắp Máy

Pentium 4 :

+ Bus ( FSB) của CPU phải được Mainboard hỗ trợ+ Tốc độ Bus của RAM phải được Mainboard hỗ trợ+ Tốc độ Bus của RAM >= 50% tốc độ Bus của CPU ( Đểkhai thác được tốc độ tối đa của CPU )

- Ta tham khảo các trường hợp dưới đây

Lắp CPU có Bus (FSB) 800MHz vào Mainboard chỉ hỗ trợFSB 400 và 533MHz vì vậy máy sẽ không chạy

Lắp RAM có tốc độ Bus 400 vào Mainboard chỉ hỗ trợ RAMtốc độ 266 và 333MHz vì vậy máy sẽ không nhận RAM

Trang 26

Cả RAM và CPU đều được Mainboard hỗ trợ vì vậymáy chạy bình thường và chạy ở tốc độ Bus 400MHz

( Trường hợp này hay dùng vì tốc độBus RAM > 50% Bus CPU 1 nấc )

Cả RAM và CPU đều được Mainboard hỗ trợ vì vậymáy chạy bình thường và chạy ở tốc độ Bus 533MHz

Trang 27

Cả RAM và CPU đều được Mainboard hỗ trợ vì vậymáy chạy bình thường, tuy nhiên trường hợp này ít dùng

vì tốc độ RAM = 50% tốc độ Bus của CPU

Cả RAM và CPU đều được Mainboard hỗ trợ vì vậymáy chạy bình thường, tuy nhiên trường hợp này ít dùng

vì tốc độ RAM >> 50% tốc độ Bus của CPU

DDR2 cho core 2 duo va core 2 quad bình thườngDDR3 cho các còng core 2 duo va core 2 quad cao cấp

Trang 28

DDR3 cho các dòng core i

2) Nguyên tắc chọn RAM

+ Trước khi chọn RAM, bạn cần phải chọn cho được mainboard và CPU cần dùng Từ đó, căn cứ vào khả năng hỗ trợ RAM của mainboard mà bạn chọn loại RAM phù hợp với mainboard cả về chủng loại và tốc độ bus Nếu không quan tâm đến việc chọn sao cho giảm chi phí, bạn chọn loại RAM có bus tối đa ghi trên báo giá của mainboard là được.

+ Ngược lại, bạn hãy hỏi nhân viên tư vấn bán linh kiện máy tính xem với mainboard và CPU đã chọn thì chúng sẽ chạy ở tốc độ bus nào, từ đó chọn loại RAM có bus bằng hoặc lớn hơn tốc độ bus mà nhân viên tư vấn cho biết; hoặc đơn giản hơn là bạn chỉ cần hỏi “với mainboard và CPU đã chọn thì dùng loại RAM có bus bao nhiêu là phù hợp nhất?” Còn nếu muốn tự tính và mua RAM có bus phù hợp với CPU và mainboard đã chọn, một cách gần đúng, bạn có thể tính bus RAM mà hệ thống sẽ hoạt động theo công thức:

Trang 29

Lấy bus CPU chia 4, tất cả đem nhân với 2 (hay nói cách khác, lấy bus CPU chia 2).

+ Ví dụ: bạn chọn loại CPU có bus 800 MHz tương thích với mainboard, bus RAMcủa hệ thống sẽ là: (800/4)+2 = 200+2 = 400 MHz Khi đó, bạn chọn loại RAM (DR1, DR2, DR3) tương thích với mainboard và đồng thời có tốc độ bus phải từ 400MHz Nếu loại RAM bus 400 MHz không còn hàng, bạn có thể chọn loại RAM có bus cao hơn nhưng không được vượt quá giá trị bus RAM tối đa mà mainboard quy định.

+ Sau khi đã xác định được bus RAM, tiếp đến bạn chọn loại nhãn hiệu định mua Nếu hầu bao không cho phép, bạn có thể chọn loại RAM rẻ tiền với những thương hiệu lạ, tất nhiên là tính ổn định của nó sẽ không cao, đôi khi còn phụ thuộc vào sự may rủi của lô hàng và nhãn hiệu được chọn.Muốn ổn định hơn, bạn chọn loại RAM trung bình nhãn hiệu Kingmax, Corsair ValueSelect, Kingston , bù lại bạn sẽ tốn thêm từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn Một khi muốn tính ổn định của hệ thống cao hơn nữa, bạn hãy chọn loại RAM cao cấp, như đã nói ở trên, giá của nó cao đến mức không thể cao hơn!

Ngoài các yếu tố trên, còn một số yếu tố nữa mà ít người dùng quan tâm, đó là: số lượng chip nhớ trên mỗi thanh RAM, RAM một mặt hay hai mặt, chíp hàn hay chíp dán Thường thì những yếu tố này gắn liền với giá tiền của thanh RAM, do vậy nếu bạn chọn loại RAM chất lượng từ trung bình trở lên thì mặc nhiên có sẵn Còn nếu hai loại bằng giá, bạn hãy chọn loại có nhiều chip nhớ, loại 2 mặt chip nhớ thay vì một mặt, loại dùng chip dán thay vì chip hàn

Thực tế cho thấy, loại RAM có nhiều chip nhớ có tính tương thích cao hơn loại RAM có ít chip nhớ, tức là dùng được cho nhiều loại mainboard Gần đây, một số loại mainboard đời mới dùng chipset Intel 946 hoặc G31 hay “đỏng đảnh” với RAM một mặt và hai mặt, do vậy bạn nên lưu ý khi chọn hai loại mainboard này Hiện nay, ngày càng có nhiều loại RAM dùng chip dán, bởi đặc điểm của loại này là ít nóng (tỏa nhiệt ít), năng lượng tiêu thụ thấp, tốc độ truyền dữ liệu nhanh nhờ kích thước chip nhớ nhỏ, lắp được nhiều chip nhớ trên diện tích nhỏ

- RAM cao cấp và khả năng đáp ứng

Loại RAM cao cấp có giá rất cao và tính ổn định của nó cũng cao hơn so với những loại rẻ tiền hơn Ngoài tính ổn định, loại RAM này đặc biệt phù hợp cho máy tính

Trang 30

phục vụ công việc đồ họa, xử lý phim, chơi game và những người thích ép xung (over clock) một số linh kiện trong máy tính để máy chạy ở tốc độ cao hơn tốc độ thực của linh kiện, khả năng ép xung của loại RAM này tối thiểu phải là 10% Chínhvì vậy, loại này thường có thêm phần tản nhiệt bằng nhôm.

Hiện nay, trên thị trường có rất ít nhãn hiệu RAM cao cấp, có thể đếm trên đầu ngón tay, như: Corsair, Muskin và “tân binh” Super Talent Điển hình, loại RAM DDR2 dung lượng 1 GB (bus 800 MHz), Corsair được bán với giá gần 2,2 triệu đồng, Super Talent là 729.000 đồng (bằng với Kingmax); riêng loại RAM nhãn hiệu Muskin không được bán rộng rãi, chỉ có bán ở công ty Viễn Sơn.

Trong số này, đặc biệt nhất vẫn là RAM nhãn hiệu Corsair ở chủng loại twin (cặp đôi), không chỉ đặc biệt về giá mà còn đặc biệt ở cả cách lắp, phải lắp sao cho có đôi thì mới dùng được! Nghĩa là một khi đã chọn RAM nhãn hiệu Corsair chủng loại twin,â bạn phải mua 2, hoặc 4, hoặc 6 thanh RAM giống nhau về dung lượng và bus để lắp vào máy tính, lúc đó máy tính mới hoạt động Chính vì vậy mà loại RAM này rất phù hợp với mainboard hỗ trợ RAM kênh đôi (dual channel).

Cho dù, bạn chọn loại RAM cao cấp đến cỡ nào đi chăng nữa thì khả năng lỗi vẫn cóthể xảy ra với tần số thấp Do vậy, máy tính dùng RAM cao cấp của bạn vẫn có thể “sớm nắng chiều mưa” vì lỗi RAM, đây là chuyện bình thường của tất cả các mặt hàng điện tử, bởi nó còn phụ thuộc yếu tố may rủi khi mua.

II) Lỗi Thường Gặp & Cách Khắc Phục

1 Khi RAM hỏng thường có biểu hiện là :

+ Bật máy tính có 3 tiếng bít dài , không lên màn hình, hiện màn hình xanh báo xungđột phần cứng.

*Lưu ý : Lỗi Card Video cũng có các tiếng bíp nhưng thông thường là một tiếng bíp dài ba tiếng bíp ngắn

+ Tháo RAM ra ngoài , vệ sinh chân sạch sẽ bằng xăng sau đó lắp lại Thay thử một thanh RAM mới ( lưu ý phải thanh RAM có Bus được Main hỗ trợ).

Trang 31

+ Trường hợp sau khi thay RAM mà vẫn còn tiếng kêu nhưng tiếng kêu khác đi thì ta cần kiểm tra Card Video hoặc thay thử Card Video khác

* Lưu ý : Trong tất cả các trường hợp máy lên được phiên bản BIOS trên màn hình là RAM và Card Video đã bình thường

2 RAM mới mua về cắm vào không chạy - Nguyên nhân :

+ Cắm chưa chắc, các mối tiếp xúc không tốt -> RAM không chạy.

+ Bus RAM không tương thích - Thường là do mainboard đời đầu (PIV) chỉ hổtrợ Bus 266 Thanh ram có bus 333 hay 400 vẫn chạy được trên mainboard đời đầu (PIV) chỉ hổ trợ Bus 266, trường hợp này ram sẽ chạy tốc độ 266 mà mainboard hỗ trợ Ngược lại thanh ram có bus 266 ko chạy được trên mainboard chỉ hỗ trợ 333 hay 400.

- Khắc phục:

Tháo ra cắm lại hoặc cắm thật chắc vào Nếu vẫn không được thì kiểm tra lại mainboard và khe cắm RAM xem có bị chập, cháy không Còn mua sai Bus thì chỉ có cách đổi lại.

Chương IV: Định hướng phát triển của thị trường

I ) Tình hình thị trường RAM hiện nay

Cùng sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các nhà sản xuất phần cứng máy tính nói chung và sản xuất RAM nói riêng Hàng loạt các sản phẩm RAM ra đời với nhiều chủng loại và chất lượng khác nhau Một số loại ram như: SRAM, DDR, DDR2, DDR3,VRAM …Bên cạnh sản phẩm của các hãng sản xuất nổi tiếng như : Samsung, Hynix Semiconductor, Elpida Memory……là các sản phẩm hàng nhái, hàng kém chất lượng làm lũng đoạn thị trường Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cũng như sản xuất đã tạo ra tình trạng cung lớn hơn cầu Người dùng có xu hướng chạy theo cái mới nên những sản phẩm RAM cũ sản xuất ra thừa thãi , tồn kho đặt ra những hướng phát triển mới.

II) Định hướng phát triển của RAM

Tình hình thị trường và nhu cầu tiêu dùng của người dùng đã đặt cho các nhà sản xuất RAM phải tìm ra xu hướng phát triển mới Đó là sản xuất RAM ngày càng nhỏ gọn nhưng lại có dung lượng lớn,thích ứng tốt với nhiều loại mainboard và giảm bớt được giá thành cho người dùng Tiếp tục chu kỳ, sau DDR3 các nhà sản xuất đang nghiên cứu sản xuất DDR4 Một trong số những nhà sản xuất tiên phong trong việc nghiên cứu và sản xuất DDR4 là SamSung Theo dự đoán RAM DDR4 sẽ ra mắt

Trang 32

người sử dụng vào năm 2014 Những máy server sẽ được sử dung loại RAM này trước tiên, và đóng vai trò quan trọng làm gia tăng nhu cầu các loại RAM Điện toán đám mây cũng sẽ khuyến khích gia tăng sử dụng RAM DDR4 trong các máy chủ.

Phần II: CÁC LỖI MÁY TÍNH

Máy tính của chúng ta bị treo và nhận được hàng tá thông báo lỗi mà không biết giải quyết ra sao? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những lỗi thường gặp nhất trong quá trình sử dụng và cách thức để giải quyết những lỗi đó theo cách đơn giản nhất.

I) Lỗi trong quá trình duyệt wed

1) 404 Not Found

Lỗi 404 Not Found hiện ra bên trong cửa sổ trình duyệt Internet trong quá trình bạn lướt web Thông báo lỗi 404 Not Found thường được thiết kế riêng trong từng website, mỗi một trang web sẽ có 1 hình thức thông báo khác nhau cho lỗi này, tuy nhiên thường gặp nhất sẽ là những thông báo có nội dung như: "404 Error", "Page cannot be displayed", "Internet Explorer cannot display the webpage", "404: Not Found", "The page cannot be found", "Error 404: NOT FOUND", "HTTP 404 - File not found", "Not Found"…

Trang 33

+ Nguyên nhân: Lỗi 404 Not Found xuất hiện khi trang web bạn truy cập không thể tìm thấy trên server.

+ Khắc phục:

1 Nhấp chuột vào nút refresh/reload trên cửa sổ trình duyệt hay gõ lại địa chỉ URL trên thanh địa chỉ Lỗi 404 Not Found xuất hiện ngay cả khi không có vấn đề gì thực sự xảy ra, nên thực hiện các công việc trên để load lại trang web có thể khắc phục được lỗi.

2 Kiểm tra địa chỉ URL: Đôi khi có khả năng lỗi 404 Not Found xuất hiện vì địa chỉ URL bị gõ sai hay đường link bạn nhấp chuột vào dẫn đến một địa chỉ sai Kiểm tra lại thật kỹ để đảm bảo rằng không có sai sót nào trong đường dẫn (chẳng hạn như 1 kýtự trắng thừa )

3 Lùi một mức địa chỉ URL cho đến khi bạn thấy cái gì đó Chẳng hạn, nếu địa chỉ của website là www.trangweb.com/a/b/c.htm xuất hiện lỗi 404 Not Found, hãy thử truy cập www.trangweb.com/a/b/ Nếu vẫn xuất hiện lỗi trên, hãy thử

www.trangweb.com/a/ Việc này giúp bạn tìm kiếm hay ít nhất giúp bạn xác nhận địa chỉ trên còn tồn tại hay không.

4 Truy cập trang web http://downforeveryoneorjustme.com, điền địa chỉ trang web xuất hiện lỗi 404: Not Found vào công cụ tìm kiếm này, và nó sẽ nói cho bạn biết hoặc website không còn tồn tại (nghĩa là lỗi 404: Not Found xảy ra thật) hay vấn đề ở phía bạn (do đường truyền hoặc do 1 lý do nào đó).

2) 500: Internal Server Error

Tương tự như lỗi 404: Not Found, lỗi 500: Internal Server hiện ra trong cửa sổ trình duyệt trong quá trình duyệt web Thông báo "500 Internal Server Error" có thể được thiết kế bởi từng website Tuy nhiên, những nội dung thông báo chính vẫn sẽ chứa đụng các thông tin sau: "500: Internal Server Error", "HTTP Error 500 - Internal Server Error", "500 Error"

Trang 34

2 Nếu bạn không thể đợi hay bạn có thể giúp, hãy thử liên lạc với webmaster (người chủ) của trang web đó nếu biết được email liên lạc của họ.

Ngày đăng: 02/11/2012, 11:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

a. Bảng so sánh một số tính năng của 2 loại Ram: - RAM - Sự cố máy tính - Virus
a. Bảng so sánh một số tính năng của 2 loại Ram: (Trang 14)
- Mặc định là Write Enable Deactived (Ko có trong hình vẽ) dữ liệu sẽ được đọc theo Data Bus đi về Memory Controler. - RAM - Sự cố máy tính - Virus
c định là Write Enable Deactived (Ko có trong hình vẽ) dữ liệu sẽ được đọc theo Data Bus đi về Memory Controler (Trang 17)
Hình ảnh minh hoạ => Mainboard thiết lập FSB là 133MHz trong khi lắp CPU có Bus 100MHz - RAM - Sự cố máy tính - Virus
nh ảnh minh hoạ => Mainboard thiết lập FSB là 133MHz trong khi lắp CPU có Bus 100MHz (Trang 24)
Hình ảnh minh hoạ => Mainboard thiết lập FSB là 133MHz trong khi lắp CPU có Bus 100MHz - RAM - Sự cố máy tính - Virus
nh ảnh minh hoạ => Mainboard thiết lập FSB là 133MHz trong khi lắp CPU có Bus 100MHz (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w