ĐỀ ÁN THÀNH LẬP NHÓM TRẺ, LỚP MẪU GIÁO ĐỘC LẬP CÁNH DIỀU VÀNG PHẦN I: SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ 1. Sự cần thiết Xã hội hóa giáo dục là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm phát động, khuyến khích mọi nguồn lực của các lực lượng xã hội tham gia vào phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng xã hội học tập. Quan điểm của Đảng về xã hội hóa giáo dục được thể hiện rõ nhất từ thời kỳ “Đổi mới”, trong Văn kiện Đại hội VII của Đảng đã khẳng định “Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp GD-ĐT... một mặt Nhà nước tăng cường đầu tư, mặt khác có chính sách để toàn dân, các thành phần kinh tế làm và đóng góp vào sự nghiệp này”, vấn đề XHHGD tiếp tục được khẳng định qua các đại hội VIII, IX và được cụ thể thể hóa trong Nghị quyết Trung ương 6 khóa IX của Đảng nêu: "Đẩy mạnh XHHGD, xây dựng xã hội học tập, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân là giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục. Nhà nước khuyết khích mọi đóng góp, mọi sáng kiến của xã hội cho giáo dục". XHHGD phát triển trường lớp ngoài công lập ở các cấp học của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và của giáo dục phổ thông nói riêng là một yêu cầu cấp thiết góp phần phát triển giáo dục. Sau gần 20 năm thực hiện, hoạt động XHHGD đang ngày càng phát triển rộng khắp cả nước các loại hình trường lớp với phương thức giáo dục đa dạng hóa. Hệ thống các trường ngoài công lập phát triển ở mọi cấp học. Đã huy động được nhiều nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục, xây dựng được phong trào học tập sôi nổi trong nhân dân khắp các vùng miền, công bằng xã hội trong học tập được đảm bảo, góp phần ổn định xã hội tạo niềm tin của nhân dân đối với chế độ, với Nhà nước. Vì vậy, XHHGD các cơ sở GDMN ngoài công lập là điều kiện cần thiết và tất yếu để phát triển giáo dục nước ta. XHHGD là chủ trương mang tính chiến lược của Đảng ta để định hướng chiến lược phát triển GD-ĐT trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, được thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII: "Phát triển các trường bán công dân lập ở những nơi có điều kiện, từng bước mở rộng các trường tư thục ở một số bậc học như mầm non, phổ thông trung học... Mở rộng các hình thức đào tạo không tập trung, đào tạo từ xa..." Phường Thanh xuân Bắc là phường trực thuộc quận Thanh Xuân ,Hà Nội là phường có mật đọ dân cư rất đông .Những năm gần đây ,quá trình đô thị hoá diễn ra rất nhanh tại phường .Các dự án nhà chung cư cao tầng mọc lên ngày càng nhiều .dân số cơ học tăng nhanh,các trường học không đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân đưa con tới trường .Sĩ số học sinh /1 lớp đã vượt nhiều hơn so với quy định của ngành Giáo Dục và Đào Tạo nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học trong các cơ sở giáo dục mầm non. Trên địa bàn phường hiện có 2 trường mầm non công lập và 06 cơ sở mầm non tư thục. Số trường và nhóm lớp trong địa bàn quận Thanh Xuân nói chung và phường Thanh Xuân Bắc cùng các khu vực lân cận nói riêng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu quá lớn của cư dân ,đòi hỏi cần đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục .căn cứ trên nhu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của phường Thanh Xuân Bắc và để đáp ứng nhu cầu nguyện vọng gửi con vào các cơ sở có chất lượng chăm sóc ,giáo dục Cao của các bậc cha mẹ học sinh,tôi nhận thấy việc thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục Táo Đỏ là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 1. Cơ sở pháp lý - Căn cứ Luật Giáo dục 43/2019/QH14 Ngày 14/06/20019 của Quốc hội; - Căn cứ Văn bản hợp nhất số 04/VBHN – BGDĐT Ngày 24/12/2015 về việc Quyết định ban hành Điều lệ trường mầm non; - Căn cứ Thông tư số 13/2015/TT-BGD&ĐT ngày 30/6/2015 của