1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

D:những nàng dâu nga trên đát việt.doc

26 999 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thứ năm, 17 Tháng năm 2007, 08:55 GMT+7 Tags: Việt Nam, Trần Trọng Hải, Quảng Ninh, Hà Nội, Anh Hải, Cẩm Trung, Thị xã Cẩm Phả, tiếng Nga, cô gái, nàng dâu, con gái, hải yến, trên đất, năm, người Anna (41 tuổi), một cô gái Nga, đã vượt qua sự can ngăn của cha mẹ, để nguyện một đời gắn bó với người chồng tàn tật của mình - anh Trần Trọng Hải (47 tuổi), ở phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh - khi họ quyết định rời bỏ nước Nga trở về Việt Nam sinh sống. Trong suốt 13 năm qua, cuộc sống của họ đầy khó khăn, thiếu thốn, nhưng cuối cùng họ vẫn đạt được niềm hạnh phúc vô bờ mà họ dày công vun đắp là đứa con gái của họ đã đạt giải nhất cuộc thi Olympic tiếng Nga toàn quốc, giành suất du học tại Nga. Tình duyên sắp đặt Anh Hải từng là một thanh niên to cao khỏe mạnh vào loại nhất nhì ở “thị xã than” Cẩm Phả. Năm 1981, anh sang Liên Xô lao động theo chương trình hợp tác giữa hai nước, làm ở Công ty Xây dựng mỏ Kyceliopxk, TP. Kixinhop, tỉnh Kemeroxo, thuộc vùng Xibêri lạnh giá. Ngoại ngữ còn kém, những thanh niên Việt mới sang như anh thường hay bắt chuyện với những người dân địa phương. Chàng trai hào hoa đất mỏ nhanh chóng đọc thông viết thạo tiếng Nga nhờ một cô gái địa phương giúp đỡ, đó là Albina Ghenadevna. Là một cô gái xứ lạnh, tóc vàng, da trắng, Alblinla được nhiều người theo đuổi, nhưng khi gặp Hải - chàng trai Việt Nam, cô biết rằng đó là sự sắp đặt của số phận. Vẻ đẹp vạm vỡ của một người chăm chỉ lao động đã lập tức chiếm trọn trái tim cô gái Nga. Những buổi hò hẹn ngày một nhiều và họ đã công khai tình yêu của mình. Mọi người nhiệt tình ủng hộ, đám cưới được tổ chức ngay sau đó vào năm 1986. Cô gái Nga mang họ chồng, với cái tên mới: Trần An Bi Na - nhưng mọi người vẫn gọi là Anna. Năm 1987, con gái đầu lòng của họ là Trần Hải Yến ra đời. Cuộc sống đang hạnh phúc thì tai họa ập đến. Trong lúc anh Hải đang làm việc, một bình oxy phát nổ, cướp đi của anh chân trái và mất 80% sức khỏe. 6 tháng trời anh nằm bất động trong bệnh viện. 2 năm tiếp theo, anh phải vào nhiều bệnh viện ở Nga để hy vọng giữ lại được chân phải bị giập nát và trải qua nhiều lần phẫu thuật chỉnh hình. Trong những giờ phút khó khăn nhất, anh luôn nghe thấy giọng Anna bên cạnh. Sức khỏe dần hồi phục, anh Hải được lắp chân giả và có thể đi lại bình thường. Nhưng thời tiết lạnh giá nơi đây đã luôn hành hạ anh bằng những cơn Vợ chồng Anna và Trần Trọng Hải đau nhói xương. Sau năm 1991, cuộc sống càng khó khăn hơn, anh quyết định trở về Việt Nam. Và Anna quyết đi theo chồng, mặc cho gia đình ngăn cản. Sang Việt Nam, Anna chưa thạo tiếng Việt, nên suốt ngày chỉ quanh quẩn ở nhà. Số tiền tích cóp được từ mấy năm “đi Tây” anh Hải dựng nhà cấp 4 ngay đầu ngõ, mở quán nước giải khát cho vợ. Anh vay tiền mua xe ba bánh chở hàng thuê. Quán nước lời lãi chẳng là bao, Anna phải nhận làm tạp vụ ngoài giờ cho các trường học trong thị xã. Đến khi nói thạo được ít tiếng Việt, cô xin vào làm tại Trường Mầm non Hoa Sen ở Cẩm Phả - công việc trước đây cô đã từng làm ở Nga. Còn anh Hải thì chở hàng kiếm vài chục nghìn mỗi ngày nuôi con ăn học. Căn nhà của họ chẳng có đồ đạc gì quý giá ngoài những tấm giấy khen học sinh khá giỏi của con gái Trần Hải Yến treo kín trên tường. Hết cấp 2, anh đưa con gái lên Hà Nội học Trường THPT chuyên ngữ để có điều kiện phát triển năng khiếu tiếng Nga sẵn có. Mỗi tháng một lần, anh lại phóng xe ba bánh vượt hơn 140 cây số lên thăm con. Còn Anna thì gọi điện từ Cẩm Phả về Hà Nội để “test” tiếng Nga của con. Được bố mẹ động viên, Hải Yến học hành rất chăm chỉ. Năm 2006, em thi đỗ vào Khoa tiếng Nga (lớp chất lượng cao), ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội và trở thành một trong những sinh viên tiêu biểu nhất trường cả trong học tập và hoạt động đoàn hội. Trong cuộc thi Olympic tiếng Nga toàn quốc vừa qua, em đã đạt giải nhất giành được suất học bổng toàn phần sang Nga học trong 5 năm. Tháng 8 này Yến sẽ sang Nga để thực hiện ước mơ của mình và cả của bố mẹ bao năm nay. Anh Hải bảo, mọi người trong gia đình anh khi nói chuyện với nhau đều nói bằng tiếng Nga nên việc Hải Yến giành học bổng đi Nga không làm anh bất ngờ. Anh Hải cũng không chịu khuất phục trước sự nghiệt ngã mà mình đang chịu đựng. Năm 2003, một người tên Bình đang làm ở Phòng Văn - Thể của thị xã Cẩm Phả đã vận động anh Hải chơi thể thao dành cho người khuyết tật. Thế là, mỗi buổi chiều họ lại gặp nhau trên bãi biển để dạy nhau tập bơi, ném tạ, ném lao. Sau những ngày miệt mài tập luyện, sức khỏe được nâng lên, anh Hải đã thành thạo những kỹ thuật mà “thầy Bình” truyền thụ. Họ dẫn nhau đi thi và giành giải nhất toàn tỉnh Quảng Ninh ở nội dung đẩy tạ và ném lao. Sau đó, anh Hải tiếp tục tham gia giải thể thao cho người khuyết tật toàn quốc- tiền Paragame, lại đứng nhì ở nội dung đẩy tạ, ném lao. Cũng năm 2003, anh cùng đoàn thể thao Việt Nam tham gia Paragame Đông Nam Á lần hai tại Hà Nội và giành 2 huy chương bạc và đồng. “Không có Anna làm hậu phương, chắc tôi chẳng còn sức đâu mà chơi thể thao sau một ngày lao động mệt nhọc. Hạnh phúc lớn nhất của tôi là lấy được Anna và hạnh phúc của chúng tôi là mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, gian khổ nhưng con chúng tôi đã được trưởng thành, khôn lớn”, anh Hải cười. Cách đây 1 tuần, Anna mới về Nga thăm bố mẹ sau 13 năm xa cách. Đó cũng là chuyến “tiền trạm” để tháng 8 tới chị đưa con gái Hải Yến sang đây du học Thứ bảy, 21 Tháng 2 2009 19:25 Svetlana Danicheva, 27 tuổi, về Hà Nội làm dâu sắp được 3 năm và đã ăn hai cái Tết Việt Nam… Nửa năm đầu, Sveta (tên thân mật của Svetlana) thú nhận, chị khóc suốt vì nhớ nước Nga, nhớ bố mẹ và em gái, và vì cảm thấy lạc lõng giữa một xã hội với nền văn hóa lạ và thứ tiếng lạ vang lên hàng ngày. Bây giờ, Sveta đã là một nhân viên quản lý ở nhà hàng Hanoi Antique, điều hành công việc bằng … tiếng Việt, đội mũ bảo hiểm “phi” xe máy rất “lụa”, không nhớ tên đường phố nhưng ở Hà Nội, chị biết “đi đâu, mua gì, xem gì” không kém các cô gái Việt Nam, thậm chí, còn “sành Hà Nội” hơn cả ông xã! Gia đình anh Hưng và chị Sveta Svetlana hạnh phúc ở quê hương chồng Anh Nguyễn Quang Hưng, chồng chị, sang Nga từ năm 1988, quen và yêu cô gái Nga duyên dáng, thông minh, hóm hỉnh này từ khi anh xuống thành phố Serpukhov làm việc. Anh chị có một cháu trai tên là Ilia, năm nay 3 tuổi rưỡi. Trước đây bé chỉ ở nhà với mẹ, nói tiếng Nga. Giờ, Ilia đã đi trẻ, không phải lớp mẫu giáo ở ĐSQ Nga mà là một nhà trẻ Việt. Sveta muốn con trai nói được tiếng Việt. Thấy khách đến, Ilia “Chào cô ạ, chào chú ạ” rất tự nhiên. Sveta bảo, bé con học rất nhanh, sắp làm thầy giáo dạy tiếng Việt cho mẹ rồi đấy! Sveta có tác phong nhanh nhẹn, mái tóc sáng màu và đôi mắt luôn ánh lên tinh nghịch. Khi tôi hỏi, bố mẹ chị có phản đối quyết định theo chồng về Việt Nam không, thì Sveta cười: - Tôi và anh Hưng sống với nhau đã 5 năm trước khi về Việt Nam nên bố mẹ tôi đủ thời gian hiểu về Việt Nam, con người Việt Nam, và yên tâm… - Yên tâm anh Hưng là một người chồng tốt? - Không, yên tâm rằng… tôi là vợ tốt của anh Hưng! – Sveta dí dỏm. Chị là người có duyên kể chuyện. Câu chuyện của chúng tôi diễn ra vào ngày ông Công ông Táo, một ngày cuối năm khá bận rộn, thế nhưng, cách dẫn chuyện cuốn hút của Sveta khiến chúng tôi không ai còn cảm thấy tất bật nữa. Chỉ thấy rõ một cảm giác dễ chịu, hài lòng. “Tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại ở Hà Nội” – Sveta cho biết. Hà Nội đã đón nhận cô dâu người Nga một cách tự nhiên, khiến chị không cảm thấy mình là “khách”, không thấy sợ hay ngại ngùng điều gì. Cuộc sống bình yên, con người thân thiện. “Nhưng không phải ở đâu trên đất Việt tôi cũng cảm thấy như vậy đâu nhé” – Chị nói thêm. Có lần, ở thành phố khác, chiếc xắc tay của chị đã “bay” theo người lạ ngay trước mắt, khiến cả hai vợ chồng chỉ còn biết “ô, a”, và… ngơ ngác nhìn theo! Lần ấy, chị bị mất cả hộ chiếu, phải hủy vé máy bay, đi tàu hỏa về lại Hà Nội. Đi du lịch nhiều nơi, nhiều thành phố, nhưng cứ về đến Hà Nội chị mới có được cảm giác “về nhà”. Cũng phải thôi, vì ở đây, chị có một gia đình đầm ấm, có một bà mẹ chồng rất thương con dâu. Bác Minh Kính, mẹ chồng chị, vừa tranh thủ làm nốt một vài món trong bếp, vừa tâm sự với chúng tôi: “Nó (Sveta) bảo với một người là tôi là cục vàng đấy! Mà không thương nó sao được. Cứ nghĩ như con gái mình, lại xa mẹ để đi làm dâu nước người, trăm thứ khó, trăm thứ khổ, thương chứ sao lại nỡ ghét!”. Sveta lơ lớ phát âm cụm từ “mẹ chồng – nàng dâu”, rồi cười: “Tôi thật may mắn!”. Sveta rất thích tìm hiểu các phong tục tập quán của Việt Nam, đặc biệt là về Tết Nguyên đán. Chị tự hào khoe hiểu biết về ngày Ông Công ông Táo, và trách yêu chồng: “Tôi tự tìm hiểu nhé, chứ anh Hưng chẳng giúp gì cả!”. Sveta đặc biệt thích cành đào Tết. Theo chị, hoa đào thật đẹp và đem lại niềm vui ấm áp cho những ngày rét mướt ở Hà Nội. Ngày Tết, Sveta cũng giúp mẹ chồng quấn nem, làm các việc vặt trong bếp. Trong các món ăn truyền thống, chị mê nhất món măng, nem và gà luộc. Nhưng mẹ chồng cũng chẳng để Sveta phải làm gì, chỉ có Tết Tây mới là lúc cô dâu “thể hiện”. Anh Hưng mời bạn bè từng sống và làm việc ở Nga đến chơi, Sveta làm đủ các món ăn Nga, đem lại cho khách những giây phút hồi tưởng về quá khứ, thời sinh viên trai trẻ. Dù không nói ra, nhưng chúng tôi cảm nhận rất rõ rằng, anh Hưng rất tự hào về vợ. Khi ban tổ chức giới thiệu Sveta lên phát biểu, chị kể, mọi người nghe chị nói mà cười ồ lên vui vẻ. “Tôi nói thế này này” – chị hồn nhiên nhắc lại – “Xin chào! Các em xin chúc mừng năm mới tất cả người Việt Nam. Chúc mọi người mạnh khỏe và… Ôi em xin lỗi, em quên từ”. Thật ra, lúc ấy, Sveta muốn chúc mọi người hạnh phúc mà không hiểu sao lại không nhớ ra từ ấy. Khi chia tay, chị cũng chúc chúng tôi “hạnh phúc”, và nói: - Từ bây giờ, từ “hạnh phúc” bằng tiếng Việt tôi sẽ không bao giờ quên!! Nàng dâu U-crai-na trên đất Quảng Bình Xem tin gốc QĐND - 2 tuần trước 3802 lượt xem QĐND - Năm 1990, anh Nguyễn Ngọc Toàn ở xã Lộc Ninh (Đồng Hới, Quảng Bình) sang lao động tại một nhà máy ở U-crai-na. Nhanh nhẹn, tháo vát, khỏe mạnh… người con trai đất gió Lào, cát trắng ấy đã làm xiêu lòng Lê-na, một công nhân trong nhà máy. Hai năm sau họ làm lễ thành hôn. Năm 1994, con gái họ là Nguyễn Maria ra đời. Hết hạn xuất khẩu lao động, Nguyễn Ngọc Toàn quyết định trở về Tổ quốc. Lê-na cũng “xuất giá tòng phu” về Việt Nam. Gia đình nhà chồng sống ở vùng gò đồi, ngoại ô thành phố Đồng Hới nên Lê-na phải tập từ việc đun bếp bằng củi, bằng mạt cưa, múc nước bằng gàu, băm bèo thái rau nuôi lợn . Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu b i n yà à Cả nhà chồng ai cũng thương yêu, quý trọng Lê-na, nhất là mẹ chồng thực sự xem Lê- na như con đẻ của mình. Bà tập cho Lê-na nói tiếng Việt, dạy Lê-na phong cách ẩm thực của Quảng Bình, bày vẽ những công việc, thủ tục mỗi khi gia đình có cúng giỗ… Còn bố chồng thì nói với con trai: “Hắn từ Liên xô sang đây, phải thương yêu tôn trọng hắn”. Anh Toàn thì khỏi phải nói, là người thương vợ hết mực. Anh kèm dạy Nguyễn Maria vừa học tiếng Việt lại vừa học tiếng Nga. Năm 2010, Nguyễn Maria tròn 16 tuổi, học lớp 10 Trường THPT Đào Duy Từ. Năm ngoái, bố mẹ em quyết định “Việt Nam hóa” tên em, đổi thành Nguyễn Trà Mi. Cô giáo chủ nhiệm lớp Nguyễn Trà Mi cho tôi biết, em rất hiếu động và yêu thích văn nghệ… Ước mơ lớn nhất của em là sẽ phấn đấu vào ngành ngoại giao để được làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam ở U-crai-na. Về Việt Nam được một năm, Lê-na được chính quyền địa phương bố trí cho làm việc ở khách sạn Đồng Hới, sau đó chuyển về khách sạn Hữu Nghị. Nơi làm việc cách nhà hơn 10km. Đã một lần bị tai nạn giao thông nên chị sợ hãi khi tự lái xe máy. Bởi vậy, dù bận công việc đến mấy, anh Nguyễn Ngọc Toàn cũng phải đón đưa vợ. Gặp hôm có khách, có hội nghị, bữa vui kéo dài đến 8, 9 giờ đêm, anh Toàn vẫn cứ đứng đợi để đưa vợ về. Rồi anh Toàn theo học đại học tại chức, việc đón đưa vợ nhiều khi quá bất cập. Thương chồng, chị bỏ việc, chịu cảnh sống túng thiếu, kham khổ. Thấy hoàn cảnh chật vật của vợ chồng Toàn, một người bạn cũ của anh Toàn đã mời Lê-na về làm nhân viên trong cơ sở kinh doanh của mình, với lương tháng trên dưới 3 triệu đồng. Quán cà phê Việt- Nga do Lê-na phụ trách chủ yếu phục vụ những người từng học tập, làm việc trên đất nước Liên Xô (trước đây). Họ đến đây để nói tiếng Nga, hát những bài hát Nga trong mùi cà phê Việt thơm ngon quyến rũ… Một góc Liên Xô quá khứ hiện hữu tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình… Chuyện gái "Tây" làm dâu "Ta" Cập nhật lúc 08:48, Thứ Tư, 07/04/2010 (GMT+7) Lần đầu tiên đến nhà Thắng ăn cơm, nhìn thấy bát nước mắm đặc sản Việt Nam bé xíu, Anna nghĩ chắc là ngon và quý lắm nên múc liền ba thìa vào bát cơm của mẹ chồng, khiến cả nhà tròn mắt ngạc nhiên. Thời đại hội nhập, chuyện các cô gái Tây làm dâu trong các gia đình người Việt không còn hiếm như trước nữa. Các nàng dâu Tây này do khác biệt với nhà chồng về ngôn ngữ, văn hoá, phong tục tập quán . nên trong sinh hoạt hằng ngày đã có không ít chuyện vui buồn đáng nhớ. Chuyện ăn Anna là một cô dâu người Nga, sang Việt Nam làm việc, lấy chồng người Việt, hiện sống cùng gia đình chồng tại Hà Nội. Ngày mới về làm dâu nhà Thắng, Anna nói tiếng Việt còn chưa sõi, nên chồng cô thường phải kiêm vai trò phiên dịch. Vì thế, những lúc có Thắng ở bên cạnh thì không sao, nếu Thắng đi vắng thì cả hai bên vừa mỏi miệng vừa mỏi tay mà có khi vẫn chẳng hiểu bên kia nói gì. Đến giờ, khi đã sống ở nhà chồng 6 năm và cũng hoà nhập được với nếp sống của gia đình Thắng, Anna vẫn không quên kỷ niệm lần đầu tiên về ra mắt. Hồi đó cô mới sang Việt Nam, cũng mới biết sơ qua về phong tục, văn hoá Việt Nam qua một vài cuốn sách và hiểu mang máng rằng trong bữa ăn, người Việt thường có thói quen tiếp thức ăn cho nhau để thể hiện sự quý trọng. Thế là lần đầu tiên được bố mẹ Thắng mời đến nhà ăn cơm, nhìn thấy bát nước mắm, biết đó là món đặc trưng của người Việt, Anna nghĩ chắc ngon lắm, quý lắm nên vừa vào bàn, cô đã nhiệt tình múc liền cho mẹ chồng ba thìa vào bát cơm. Cả nhà tròn mắt ngạc nhiên, rồi đến khi hiểu thành ý của nàng dâu tương lai thì đồng loạt ôm bụng cười. Lần khác, khi đã về làm dâu rồi, Anna tập nấu món canh cua Việt Nam để chiêu đãi cả nhà. Đúng như sách dạy, cô cũng đi chợ mua cua và nhờ người bán xay sẵn. Thế nhưng khi về nhà, Anna lại quên mất bước lọc cua mà cứ thế cho vào nồi nấu. Lúc múc ra bát, vừa húp thử một thìa, mẹ chồng đã phát hiện ra canh cua được nấu . nguyên cả bã. Anna hồi hộp hỏi chồng thì Thắng lại cố tình trêu vợ bảo: “Mẹ khen em nấu canh cua rất . giòn”. Cô hý hửng tưởng thật, hôm sau đến khoe với các đồng nghiệp người Việt với vẻ rất tự hào. Nhưng nghe mọi người giải thích, cô mới té ngửa là chồng trêu mình. Lần ấy về nhà, Thắng phải xin lỗi mãi, Anna mới hết giận. Chuyện nói Sau chuyến du học Australia, Duy (Hải Phòng) mang về nước tấm bằng thạc sĩ và cả một cô vợ Tây tên là Linda. Ngày mới sang Việt Nam, Linda rất ngạc nhiên khi thấy mọi người cứ gặp nhau là hỏi: “Ăn cơm chưa” hay “Đang làm gì đấy”, “Đang đi đâu đấy”. Cô cứ thắc mắc với chồng là sao người ta lại bất lịch sự và tò mò quá đáng như thế. Khi được Duy giải thích đó chỉ là cách chào hỏi thông thường của người Việt, Linda lại bắt chồng dạy nói thật chuẩn những câu đó. Linda rất tích cực “thực hành” những câu chồng dạy, gặp ai cô cũng hỏi ăn cơm chưa. Thậm chí có lần cùng chồng sang nhà ông bác có việc, lúc ấy đã gần nửa đêm. Ông bác vừa mở cửa, Linda đã nhanh miệng “chào” luôn: “Bác ăn cơm chưa?”, ông bác ngơ ngác một lúc rồi phì cười. Linda cũng được chồng “dạy” rằng trong gia đình người Việt Nam, con cháu phải đi thưa về chào để biểu lộ sự lễ phép, tôn trọng người bề trên. Thế là có lần vừa từ chỗ làm trở về, nhìn thấy bố chồng đang vội vàng đi về phía . nhà vệ sinh, cô cũng cất tiếng chào rõ to: “Bố đi đâu đấy ạ?” làm ông bố đỏ mặt, chẳng biết trả lời cô con dâu quá ngoan này ra sao cho phải. Vui buồn dâu Tây Mặc dù có rất nhiều khác biệt về tư duy, lối sống, ngôn ngữ, văn hoá, phong tục tập quán nhưng rất nhiều cô dâu Tây đã sống hoà thuận, hạnh phúc với gia đình chồng. Một phần là do sự cố gắng và thiện chí của chính họ muốn gần gũi, hoà nhập thực sự, một phần là các nàng dâu người nước ngoài dễ nhận được sự quan tâm, thông cảm của gia đình chồng. Họ không yêu cầu cao hay quá xét nét như đối với các cô gái Việt nên dễ bỏ qua sự vụng về hay những lỗi, nếu có, của nàng dâu. Anna, cô dâu người Nga đã nhắc tới ở trên, chia sẻ, những ngày đầu về sống cùng bố mẹ chồng, cô vụng về và thường mắc lỗi do chưa quen với các lề thói của gia đình. Nhưng bố mẹ chồng chẳng những không trách tội mà còn ân cần chỉ bảo, giải thích từng tí một. Chỉ sau nửa năm, cô đã được mẹ chồng “đào tạo” gần như thành một nàng dâu người Việt thực thụ, từ việc nấu ăn đến cách cư xử hằng ngày. Anna cho biết bây giờ ngoài canh cua, cô còn nấu được rất nhiều món ăn của Việt Nam khéo không kém mẹ chồng. Tuy nhiên, nhiều nàng dâu Tây khác không dễ dàng hoà nhập được với nhà chồng như Anna. Tình yêu không giúp làm họ xoá đi được những khác biệt, kết quả cuối cùng là phải ai về nước ấy, như chuyện doanh nhân Minh Trí (khu đô thị Ciputra, Hà Nội) và vợ là Jesica, làm việc cho một đại lý dược phẩm của Pháp tại Việt Nam. Họ gặp nhau trong một lần cùng tham gia giải đấu golf dành cho doanh nhân, và yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên. Không lâu sau đó, hai người quyết định tổ chức đám cưới. Thế nhưng, chỉ khi thực sự bước vào gia đình chồng, Jesica mới biết mình không dễ dàng hoà nhập. Quê anh Trí ở Bắc Ninh, hằng năm vào mỗi dịp lễ tết đều phải về quê thăm hỏi họ hàng. Ngược lại, họ hàng ở quê mỗi khi có việc gì lên Hà Nội cũng đến ở nhờ nhà anh. Điều đó làm Jesica lúc đầu hết sức ngạc nhiên rồi sau đó là khó chịu. Theo cô thì anh Trí có thể giúp họ tiền để họ tự đi tìm chỗ nghỉ chứ không nên cho ở trong nhà anh, quấy rầy, ảnh hưởng đến không gian riêng tư của hai vợ chồng. Anh Trí đã giải thích là với vợ là người Việt thì không thể làm thế, nhưng Jesica vẫn tỏ thái độ không hài lòng. Việc hai vợ chồng phải về quê ăn Tết cùng gia đình mỗi dịp Tết cũng khiến cô không thoải mái. Chỉ năm đầu tiên là Jesica háo hức khám phá Tết Việt Nam, còn những năm sau, cô bảo chồng rằng vào những dịp nghỉ lễ thì phải đi du lịch, nghỉ ngơi, làm những gì mình thích chứ tại sao bố mẹ lại cứ bắt phải về quê, như thế là không tôn trọng tự do của họ. Anh Trí muốn sinh con để “nối dõi tông đường” nhưng Jesica không muốn, cho rằng họ còn trẻ và phải tập trung cho công việc đã, chuyện con cái tính sau, thậm chí sau này có thể xin con nuôi mà không cần phải đẻ. Từ những bất đồng đó mà giữa hai vợ chồng anh, khoảng cách càng ngày càng rộng, không thể hoà hợp. Cuối cùng, họ phải chia tay nhau, Jesica xách va li về nước sau hơn ba năm chung sống và chưa kịp có con chung với Minh Trí. Ngay cả với một gia đình toàn người Việt, hoàn toàn tương đồng về ngôn ngữ, văn hoá, mối quan hệ giữa nàng dâu và nhà chồng còn nảy sinh nhiều mâu thuẫn phức tạp. Nếu nàng dâu lại đến từ một đất nước xa lạ thì sự thấu hiểu, hòa hợp lại càng khó khăn. Vì vậy nếu không có sự cố gắng mở lòng từ cả hai bên để thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, tình yêu của hai vợ chồng sẽ không đủ để tạo dựng cuộc sống thực sự hạnh phúc. Nàng dâu Tây của nhạc sĩ Thuận Yến Xem tin gốc aFamily - 12 tháng trước 190 lượt xem Có lần thấy mẹ chồng - NSƯT Thanh Hương gọi điện thoại, Trine Glue Đoàn bèn thắc mắc: “Mẹ cứ quang quác trên điện thoại thế ạ?”. Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu b i n yà à Trine Glue Đoàn sang Việt Nam lần đầu tiên lúc mới 20 tuổi để nghiên cứu về dân ca. 5 năm sau (2001), chị chính thức trở thành con dâu gia đình nghệ sĩ nổi tiếng: nhạc sĩ Thuận Yến - NSƯT Thanh Hương trong sự hồ nghi về một nàng dâu Tây… 9 năm làm dâu, làm mẹ của cậu con trai 8 tuổi kháu khỉnh, bây giờ Trine Glue trở thành nàng dâu số một trong mắt mẹ chồng. - Giả sử không có chuyến đi đến Việt Nam, chị hình dung cuộc sống bây giờ của mình ra sao? Trine Glue Đoàn - Thực ra từ bé, tôi đã luôn nghĩ rằng cuộc sống của mình sẽ ở một nơi nào đó rất xa quê hương Đan Mạch. Và rất may mắn, cái nơi mơ hồ mà tôi từng nghĩ đến là Việt Nam, một đất nước thú vị về văn hóa và ứng xử. Tôi không muốn so sánh, nhưng quả thật cuộc sống ở Việt Nam hấp dẫn. Bởi đất nước này có lịch sử lâu đời, còn hiện tại thì năng động trong phát triển. Ở quê hương tôi, hệ thống các quy tắc xã hội, giáo dục ổn định, ít có sự thay đổi… Vợ chồng trẻ thì sống xa bố mẹ, phải tự lo từ A đến Z thật vất vả. Còn ở Việt Nam, tôi nhận được sự quan tâm của bố mẹ chồng. Nhiều khi có thể nhờ mẹ chồng đi chợ, nấu ăn giúp. Thậm chí, các phụ huynh có con học cùng lớp cũng sẵn sàng hỗ trợ nhau… - Làm dâu vẫn là một việc khó với cả phụ nữ Việt hiện đại. Với một nàng dâu Tây, điều đó có khó hơn? - Tôi có rất nhiều bạn bè ở Việt Nam. Đúng là với họ, chuyện làm dâu không hề đơn giản chút nào. Cũng may, hồi tôi cưới anh Thắng (nhạc sĩ Trí Minh tên thật là Đoàn Hữu Thắng - PV), tiếng Việt của tôi cũng khá hơn nhiều rồi. Nhưng vẫn có những chuyện buồn cười xảy ra. Có lần thấy mẹ chồng gọi điện thoại, tôi bèn thắc mắc: “Mẹ cứ quang quác trên điện thoại thế ạ?”. Bà cười hiền, không mắng mỏ gì mà nhẹ nhàng giải thích cho tôi hiểu cách nói năng lễ phép với những người lớn tuổi. Hay khi về quê, tôi rất lạ vì thấy đàn ông được ngồi ăn trên giường, trong khi phụ nữ lại trải chiếu xuống đất ngồi. Thì ra, đó là tập quán bao đời của người dân nông thôn. Dần dà, tôi hiểu cách ứng xử văn hóa của người Việt và thấy thích cách sống “kính trên nhường dưới”… Bây giờ nhiều bạn bè ghen tị vì thực sự tôi rất được mẹ chồng chiều. Nhiều dịp lễ truyền thống của người Việt, như Tết Nguyên đán, có những món ăn tôi không biết làm, có những phong tục tôi chưa biết. Nhưng mẹ chồng tôi không hề giận vì điều đó, vì bà biết, đó không phải điểm mạnh của tôi. Với câu hỏi làm con dâu Việt Nam dễ hay khó thì tôi không trả lời được, vì thực sự, tôi không phải là dâu, mà là con trong gia đình. - Nghệ sĩ, mà lại là nghệ sĩ nổi tiếng, bao giờ cá tính cũng rất mạnh. Chị làm thế nào để dung hòa các mối quan hệ trong một gia đình toàn nghệ sĩ nổi tiếng? - Đó có thể là cách nhìn của người ngoài cuộc. Nghệ sĩ như bố mẹ chồng tôi lại rất cởi mở và tôi lại cảm thấy may mắn vì điều đó. Có thể có sự khác biệt là bởi tôi làm về môi trường, nhưng vẫn có chút máu nghệ sĩ đâu đó trong người. Trước tôi tham gia Câu lạc bộ hát dân ca. Nhiều lần còn theo mẹ chồng đi biểu diễn. Trine và con trai - Trong gia đình, đàn ông Việt Nam hay gia trưởng. Có bao giờ đó là nguyên nhân gây ra va chạm giữa vợ chồng chị? - Theo quan niệm thông thường của người Việt, đàn ông thường lo việc lớn. Ở nước ngoài, có thể không đến mức hôm nay chồng rửa bát thì ngày mai đến lượt vợ, nhưng mọi việc lớn, bé đều chia sẻ kiểu 50/50. Tôi không thích sự sòng phẳng trong quan hệ vợ chồng, song tôi luôn muốn vợ chồng cùng gánh vác mọi chuyện để cả hai đều có cơ hội phát triển ngang nhau. Có những lần tôi phải đi công tác, chồng ở nhà sẵn sàng xắn tay vào việc bếp núc, đi siêu thị… Còn có những việc lớn trong gia đình như đất cát, nhà cửa thì tôi cũng tham gia trong mức độ có thể. - Một câu hỏi cũng khá tế nhị. Chị và chị chồng của chị - ca sĩ Thanh Lam - quan hệ có tốt không? - Nhiều người cũng tò mò hỏi tôi câu hỏi này, bởi chị Lam là một ca sĩ quá nổi tiếng. Câu trả lời là không phải chuyện tốt, hay xấu. Vì chúng tôi là thành viên trong một gia đình. Sau khi vợ chồng tôi và con trai chuyển ra ở riêng thì chị Lam mới về ở với bố mẹ. Chúng tôi vẫn giúp đỡ nhau trong cuộc sống khi người kia có việc cần. Trine và gia đình nhà chồng trong đêm nhạc "Tình yêu không lời" [...]... Loan, những gì Ana làm không thể vừa mắt, bà muốn tất cả phải hoàn hảo ngay tức khắc, với bà, sự chờ đợi là không thể Chính vì thế, mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu ngày càng lớn Ana biết mình thiếu sót, chị im lặng và cần mẫn trau dồi thêm, được thể bà Loan càng lấn tới Bà bới lông tìm vết những lỗi lầm của nàng dâu, lấy cớ mắng nhiếc nàng Tiến là người đứng giữa, yêu vợ nhưng cũng không dám cãi lời mẹ,... Sáng hôm đó tôi đến nhà nàng thật sớm Một căn nhà nhỏ trong con hẻm yên tĩnh Nàng đã ngồi trước cái hiên rộng, bên cạnh là một thúng nếp đầy ắp đã vo sạch, trắng phau, rồi lá chuối xanh mướt, thau đậu xanh đãi vỏ phô màu vàng mơ, cạnh đó là một bó lạt tre Nàng giới thiệu tôi với mẹ và chị dâu rồi phân công tôi ngồi lau lá chuối Trong khi chúng tôi làm, mấy đứa cháu nhỏ của nàng lăng xăng ngồi xem,... Quốc: Tại sao gọi chúng tôi là “nỗi nhục quốc thể”? - Lời từ đáy lòng của một cô dâu Việt tại Hàn Quốc: Tại sao gọi chúng tôi là “nỗi nhục quốc thể”? (SGTT) SGTT.VN - Nhân đọc loạt bài "Lấy chồng xa xứ" đăng trên SGTT, bạn đọc Trần Thị Nguyên đã có bài viết phản hồi SGTT xin đăng ý kiến này Tôi là một trong 40.000 cô dâu Việt trên xứ Hàn Dù trong hay ngoài nước, ở đâu chúng tôi cũng bị báo chí và dư luận... với một bạn trẻ trên một trang tâm sự trên báo, chị Xuyên bộc bạch: "Thật ra, mạng hay điện thoại chỉ là một cầu nối, công cụ giúp hai người quen, biết nhau, cũng như khi họ gặp nhau ở đâu đó như trên đường, quán ăn mà thôi Điều quan trọng là sau đó cả hai tiếp tục tìm hiểu nhau và họ có tìm được tiếng nói chung, sự chia sẻ và tạo niềm tin cho nhau hay không" Lời từ đáy lòng của một cô dâu Việt tại Hàn... Thưa NSƯT Thanh Hương, nhiều người nói rằng, bà có cô con dâu khéo chiều mẹ chồng lắm? - Thực tế có thể cảm hóa được tình cảm Trine biết sống và sống rất thật Đó là điều đáng quý nhất Những người bạn tôi nói đùa rằng, con họ lấy con gái Việt, giờ lại thành dâu Tây” cả Nhiều cô sống chỉ biết mình, ích kỷ lắm Còn tôi thì may mắn hơn Tôi có con dâu, cũng như một người bạn tri kỷ Nhiều điều không thể chia... nhối? 1 Nàng dâu Nhật ở xứ Mường Quê Kyoko ở thành phố Nagoya diễm lệ, tỉnh Aichi, Nhật Bản Thế nhưng, cô đã rời xa chốn phồn hoa ấy để định cư nơi xứ Mường (Hoà Bình), vì mọi người bảo cô gái xinh xắn này đã vướng phải "bùa yêu"… Kyoko cùng chồng tương lai (Ảnh do nhân vật cung cấp) Phù Tang có một tấm lòng Kyoko là Cố vấn trưởng dự án JICA, (Tổ chức Trợ giúp kỹ thuật của Chính phủ Nhật Bản) Dự án trên. .. trải nuôi con Một lần, trên đường đi làm, Chi gặp tai nạn và phải nằm viện Thấy chị tỏ ra buồn chán, sốt ruột trong thời gian điều trị, em gái cô đã cài cho một ứng dụng trên điện thoại (Vitalk) để chị chat chit cho đỡ buồn Cùng với máy tính, điện thoại đang trở thành "bà mối" mát tay cho nhiều cặp uyên ương, nhờ những tính năng chat thân thiện Ảnh: CTV Và rồi khi Khang lang thang trên mạng qua điện thoại... chưa chắc cô dâu Việt nào cũng làm được Một người bạn tôi có con trai cũng lấy vợ Tây, có đến ba mặt con mà mẹ chồng vẫn chưa nhận dâu Tôi thấy cách xử sự đó chẳng hay tí nào Giờ bố mẹ cũng phải nghĩ thoáng đi một chút… -Xin cảm ơn bà Những ông chồng Việt “ở rể” đất Đài Loan Posted on 14/04/2007 by trangha Kỳ 1: Những ông chồng Việt “ở rể” đất Đài Loan Xưa nay, những bài báo viết về cô dâu Việt Nam... nhà máy của cô đón mấy chục công nhân Việt Nam sang làm việc, trong đó có một anh… làm cô bối rối “Tôi từ xưa đến nay chỉ nghe nói cô dâu Việt Nam, giờ nếu tôi yêu anh ấy, tôi sẽ trở thành… cô dâu Đài Loan sao? Cái gì đang chờ tôi trong tình yêu ấy?” Mọi thành viên trên diễn đàn đều sốt sắng vào tư vấn tình cảm và bảo, cứ yêu đi, cứ lấy đi, con trai Việt Nam đảm bảo tốt với vợ hơn, vì Việt Nam xa thế,... vợ đều đã tìm kiếm và mong ước được yêu thương Nó gắn liền và dần dần hòa hợp chúng tôi Tôi biết tình hình các cô dâu Việt ở Hàn Quốc hay Đài Loan tuyệt đại bộ phận là tốt đẹp hoặc bình thường! Tôi nghĩ là có một tỉ lệ khoảng 10 % cô dâu gặp khó khăn và chừng 200 trường hợp “nguy hiểm” trên tổng số 160.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan Nhưng đừng nghĩ người Hàn hay Đài Loan phân biệt . cô dâu người Nga, sang Việt Nam làm việc, lấy chồng người Việt, hiện sống cùng gia đình chồng tại Hà Nội. Ngày mới về làm dâu nhà Thắng, Anna nói tiếng Việt. GMT+7 Tags: Việt Nam, Trần Trọng Hải, Quảng Ninh, Hà Nội, Anh Hải, Cẩm Trung, Thị xã Cẩm Phả, tiếng Nga, cô gái, nàng dâu, con gái, hải yến, trên đất, năm,

Ngày đăng: 29/10/2013, 09:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w