window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Sau khi con trai được hơn 2 tuổi, tôi quyết định trở lại Pháp để hoàn thành nốt tấm bằng tiến sĩ. Kế hoạch là tôi sẽ đi khoảng 3 năm, chồng và con trai ở nhà với ông bà ngoại. Tuy nhiên, tôi đi chưa được 3 tháng thì hai bố con ở nhà buồn quá, vậy là chồng cũng quyết định cùng vợ đi học. Chẳng bao lâu sau đó tôi “dính” bầu lần 2. Tôi đã vô cùng lo lắng và phân vân có nên về Việt Nam để sinh con? Nếu sinh con bên này thì vô cùng khó khăn vì cả hai vợ chồng tôi còn đang đi học. Tôi cũng không có nhiều bạn bè bên này, rồi thủ tục khám thai, sinh nở, tôi chưa từng tìm hiểu… Nhưng vì đã mất công đưa cả nhà sang đây nên vợ chồng tôi đã đánh liều ở lại và thú thực lần sinh nở này tôi có những trải nghiệm khác hơn hẳn so với lần sinh cậu ấm đầu tiên ở Việt Nam. Tôi còn nhớ như in buổi chiều đó, khi tôi đang ở trường thì thấy bụng bắt đầu đau nhẹ. Vì cũng gần đến ngày dự sinh và theo kinh nghiệm mà tôi có được trong lần sinh đầu tiên, tôi đoán chắc đó là cơn đau chuyển dạ. Tôi vội bắt xe về nhà và chuẩn bị đồ đạc đến bệnh viện. Vì những cơn đau thời gian này còn khá thưa nên tôi có đủ thời gian để tắm rửa, gội đầu và gọi điện cho nữ hộ sinh. Ở Pháp, hầu hết các mẹ bầu đều được khám thai và chăm sóc bởi nữ hộ sinh chứ không phải bác sĩ như ở Việt Nam. Nữ hộ sinh sẽ tư vấn từ khi bạn mới mang bầu đến những ngày chuẩn bị sinh nở. Bác sĩ chỉ can thiệp khi bạn nhập viện sinh nở còn việc chăm sóc sau đó cũng là của nữ hộ sinh luôn. Khoảng 5 giờ chiều, tôi và chồng có mặt ở bệnh viện khi tôi nhận thấy những cơn co thắt ngày một mạnh mẽ hơn. Mặc dù nơi tôi ở chỉ cách bệnh viện khoảng 15 phút nhưng tôi rất sợ mình bị đẻ rơi vì lần sinh nhóc đầu tôi đẻ rất dễ. Vừa đến nơi, vì đã gọi điện từ trước nên phòng chuẩn bị cho tôi đã sẵn sàng. Tôi được nữ hộ sinh “tiếp đón” nhiệt tình và khám xem tiến trình sinh nở của tôi đến đâu. Tôi đã vô cùng thất vọng khi biết rằng cổ tử cung mới mở 1cm. Lúc đó nữ hộ sinh đã yêu cầu vợ chồng tôi về nhà để đợi thêm nhưng thực sự tôi không muốn đi lại bằng xe nữa vì dù mới mở 1 phân nhưng tôi đã thấy đau đớn lắm rồi. Sinh con lần 2 nhưng tôi có những cảm xúc vô cùng khác biệt với lần đầu. (ảnh minh họa) Tôi xin được ở lại bệnh viện để chờ sinh luôn. Tôi nằm trong phòng tối đèn mờ với nhạc du dương và thư giãn trong khoảng 3 giờ sau đó, cổ tử cung mới mở được 4 phân. Nữ hộ sinh nói, nằm thư giãn như thế sẽ khiến cổ tử cung mở nhanh hơn. Nếu như ở nhà lúc này chắc mẹ tôi đang bắt đi bộ quanh bệnh viện, leo 9 tầng cầu thang để cổ tử cung mở nhanh mất… Khoảng 3 giờ sáng hôm sau, cổ tử cung của tôi mở được 6cm và tôi được đưa vào phòng đẻ. Lúc này tôi đã khá mệt mỏi khi cả ngày dài chống đỡ với những cơn đau đẻ. Tôi yêu cầu bác sĩ gây tê ngoài màng cứng để bớt đau hơn. Tôi không nghĩ rằng lần sinh nở thứ hai của mình lại khó khăn đến thế. Có phải do ở nơi đất khách tôi không chăm sóc thai kỳ được chu đáo nên mới khó thế… Trên bàn đẻ, đã có những lúc tôi nghĩ đến tình huống xấu, tôi sợ điều gì chẳng lành xảy ra. Tôi lại hối hận vì đã quyết định ở lại đây sinh con... Đến 6 giờ sáng, nữ hộ sinh thông báo với tôi rằng cổ tử cung vẫn không tiến triển, vẫn chỉ mở được 6 phân. Bác sĩ yêu cầu tiêm oxytocin (thuốc gây co bóp tử cung giúp thúc đẻ) nhưng thực sự lúc đó tôi không muốn có thêm một loại thuốc nào vào cơ thể. Tôi xin bác sĩ chờ đợi thêm vì tôi luôn có niềm tin rằng mình đẻ dễ, lần đầu còn dễ thế huống chi lần 2. Đến khoảng 8h30 sáng khi không thể chịu đựng nổi cơn đau nữa, tôi đã bảo chồng xin các bác sĩ được đẻ mổ. Lúc này dường như tôi đã kiệt sức hoàn toàn. Nếu ở trong nước chắc tôi đã được mổ đẻ từ lâu rồi. Vậy nhưng lạ thay, bác sĩ khuyên tôi nên cố gắng chờ thêm và đừng đẻ mổ. Bác sĩ nói con tôi vẫn đang khỏe mạnh, nên mẹ cố gắng đẻ thường để tốt cho cả mẹ và con. Tôi lúc ấy như bị ù tai, chẳng nghe lời khuyên bảo của bất cứ ai cả mà chỉ khăng khăng xin đẻ mổ… Nữ hộ sinh đã từ từ nói chuyện với tôi. Cô kể với tôi rất nhiều ca sinh nở khó nhưng cuối cùng họ đều vượt qua được cả, nhiều người còn đau đẻ 3-4 ngày vẫn cố gắng đẻ thường, nhiều người có bệnh lý thai kỳ xin được đẻ thường nhưng không thể… Vậy tại sao tôi khỏe mạnh thế này mà cứ xin đi đẻ mổ? Tôi dần bình tâm lại. Nữ hộ sinh cũng khuyên tôi nên tiêm oxytocin để thúc đẩy sinh nở. Nếu sau tiêm 1 giờ mà cổ tử cung vẫn không có tiến triển gì mới thì sẽ cho tôi đi mổ đẻ. Tôi đồng ý. Nói thật là lúc đó tôi chẳng có hy vọng gì vì cổ tử cung của tôi mở 6 phân đã từ lâu lắm rồi, thuốc kích đẻ thì chỉ có tác dụng ở những cơn đau đầu. Nhất là khi đến thời điểm đó sức tôi đã kiệt… Khoảng 30 phút sau tiêm, những cơn đau co thắt trở lên dữ dội hơn bao giờ hết. Dù đã gây tê ngoài màng cứng nhưng tôi vẫn cảm nhận được những cơn đau. Tôi nghĩ chắc không làm thủ thuật kia thì tôi đau chết mất. Cứ 5 phút một lần, bác sĩ lại kiểm tra cổ tử cung của tôi và thật bất ngờ bác sĩ thông báo cổ tử cung có tiến triển, đã mở được 7 phân. Tôi vui như mở cờ trong bụng vì cơ hội đẻ thường là rất có thể. 10 phút sau, mở được 9 phân, tôi mừng rớt nước mắt... Vì ca sinh nở của tôi khó nên có đến 3 bác sĩ và hàng chục nữ hộ sinh ở bên cạnh để hỗ trợ tôi sinh nở. Phải đến 3h30 chiều, con gái tôi mới chịu chào đời. Khi con vừa ra khỏi bụng mẹ cũng là lúc tôi ngất lịm đi vì mệt. Dù vậy thật may mắn vì dịch vụ sau sinh ở Pháp cực kỳ hoàn hảo khiến tôi chẳng chút bận tâm sau sinh. Sinh con trên đất Pháp cho tôi những trải nghiệm thú vị. (ảnh minh họa) Sau sinh, tôi được nằm trong căn phòng đơn với đầy đủ thiết bị sang trọng và có cả giường cho người nhà nghỉ ngơi. Các nữ hộ sinh ở đây chăm sóc sản phụ rất nhiệt tình. Họ có kho kiến thức chăm trẻ sơ sinh mà tôi đã từng nuôi con rồi nhiều cái cũng chưa biết đến. Nữ hộ sinh ở bệnh viện thành phố nhỏ Bayeux ở Pháp không chỉ phụ trách đỡ đẻ, hướng dẫn các bà mẹ nuôi con, cho con bú mà còn kiêm luôn cả việc của y tá như tiêm thuốc, chăm sóc vết rạch khi sinh thường và vết mổ đẻ. Những ngày sau sinh, tôi chẳng có sức để chăm con nên nhờ chủ yếu vào các nữ hộ sinh. Thích nhất là 3 đêm trong bệnh viện thì đêm nào cũng có 1 nữ hộ sinh trực để phục vụ các sản phụ và em bé, từ việc thay bỉm cho bé đến đút thuốc giảm đau cho mẹ, vắt sữa cho mẹ. Các nữ hộ sinh cũng chẳng ngại cho bé ăn giúp tôi những khi tôi mệt không thể ngồi dậy hoặc những lúc tôi đang ngủ. Cũng may mà tôi nghe lời các bác sĩ và nữ hộ sinh chọn sinh thường nên sinh xong 3 ngày tôi đã được xuất viện và tình trạng sức khỏe đã khá ổn định. Nếu sinh mổ chắc tôi phải ở viện hàng tuần. Đến bây giờ, khi bé con đã được 5 tháng nhưng tôi vẫn không thể quên cảm xúc khi đi đẻ ở đây. Có lẽ do đi đẻ xứ người nên tôi lo lắng hơn rất nhiều. May mắn là đội ngũ y bác sĩ ở đây nhiệt tình và tận tình chăm sóc nên ca đẻ của tôi dù khó nhưng đã được mẹ tròn con vuông. Chỉ 5 tháng nữa thôi là gia đình tôi sẽ về nước. 3 năm sống nơi đất khách, đón thêm một thiên thần nhỏ với tôi là những trải nghiệm rất tuyệt vời. Chia sẻ của mẹ H.H.A (Thành phố Bayeux, Pháp)
Sau khi con trai được hơn 2 tuổi, tôi quyết định trở lại Pháp để hoàn thành nốt tấm bằng tiến sĩ. Kế hoạch là tôi sẽ đi khoảng 3 năm, chồng và con trai ở nhà với ông bà ngoại. Tuy nhiên, tôi đi chưa được 3 tháng thì hai bố con ở nhà buồn quá, vậy là chồng cũng quyết định cùng vợ đi học. Chẳng bao lâu sau đó tôi “dính” bầu lần 2. Tôi đã vô cùng lo lắng và phân vân có nên về Việt Nam để sinh con? Nếu sinh con bên này thì vô cùng khó khăn vì cả hai vợ chồng tôi còn đang đi học. Tôi cũng không có nhiều bạn bè bên này, rồi thủ tục khám thai, sinh nở, tôi chưa từng tìm hiểu… Nhưng vì đã mất công đưa cả nhà sang đây nên vợ chồng tôi đã đánh liều ở lại và thú thực lần sinh nở này tôi có những trải nghiệm khác hơn hẳn so với lần sinh cậu ấm đầu tiên ở Việt Nam. Tôi còn nhớ như in buổi chiều đó, khi tôi đang ở trường thì thấy bụng bắt đầu đau nhẹ. Vì cũng gần đến ngày dự sinh và theo kinh nghiệm mà tôi có được trong lần sinh đầu tiên, tôi đoán chắc đó là cơn đau chuyển dạ. Tôi vội bắt xe về nhà và chuẩn bị đồ đạc đến bệnh viện. Vì những cơn đau thời gian này còn khá thưa nên tôi có đủ thời gian để tắm rửa, gội đầu và gọi điện cho nữ hộ sinh. Ở Pháp, hầu hết các mẹ bầu đều được khám thai và chăm sóc bởi nữ hộ sinh chứ không phải bác sĩ như ở Việt Nam. Nữ hộ sinh sẽ tư vấn từ khi bạn mới mang bầu đến những ngày chuẩn bị sinh nở. Bác sĩ chỉ can thiệp khi bạn nhập viện sinh nở còn việc chăm sóc sau đó cũng là của nữ hộ sinh luôn. Khoảng 5 giờ chiều, tôi và chồng có mặt ở bệnh viện khi tôi nhận thấy những cơn co thắt ngày một mạnh mẽ hơn. Mặc dù nơi tôi ở chỉ cách bệnh viện khoảng 15 phút nhưng tôi rất sợ mình bị đẻ rơi vì lần sinh nhóc đầu tôi đẻ rất dễ. Vừa đến nơi, vì đã gọi điện từ trước nên phòng chuẩn bị cho tôi đã sẵn sàng. Tôi được nữ hộ sinh “tiếp đón” nhiệt tình và khám xem tiến trình sinh nở của tôi đến đâu. Tôi đã vô cùng thất vọng khi biết rằng cổ tử cung mới mở 1cm. Lúc đó nữ hộ sinh đã yêu cầu vợ chồng tôi về nhà để đợi thêm nhưng thực sự tôi không muốn đi lại bằng xe nữa vì dù mới mở 1 phân nhưng tôi đã thấy đau đớn lắm rồi. Sinh con lần 2 nhưng tôi có những cảm xúc vô cùng khác biệt với lần đầu. (ảnh minh họa) Tôi xin được ở lại bệnh viện để chờ sinh luôn. Tôi nằm trong phòng tối đèn mờ với nhạc du dương và thư giãn trong khoảng 3 giờ sau đó, cổ tử cung mới mở được 4 phân. Nữ hộ sinh nói, nằm thư giãn như thế sẽ khiến cổ tử cung mở nhanh hơn. Nếu như ở nhà lúc này chắc mẹ tôi đang bắt đi bộ quanh bệnh viện, leo 9 tầng cầu thang để cổ tử cung mở nhanh mất… Khoảng 3 giờ sáng hôm sau, cổ tử cung của tôi mở được 6cm và tôi được đưa vào phòng đẻ. Lúc này tôi đã khá mệt mỏi khi cả ngày dài chống đỡ với những cơn đau đẻ. Tôi yêu cầu bác sĩ gây tê ngoài màng cứng để bớt đau hơn. Tôi không nghĩ rằng lần sinh nở thứ hai của mình lại khó khăn đến thế. Có phải do ở nơi đất khách tôi không chăm sóc thai kỳ được chu đáo nên mới khó thế… Trên bàn đẻ, đã có những lúc tôi nghĩ đến tình huống xấu, tôi sợ điều gì chẳng lành xảy ra. Tôi lại hối hận vì đã quyết định ở lại đây sinh con... Đến 6 giờ sáng, nữ hộ sinh thông báo với tôi rằng cổ tử cung vẫn không tiến triển, vẫn chỉ mở được 6 phân. Bác sĩ yêu cầu tiêm oxytocin (thuốc gây co bóp tử cung giúp thúc đẻ) nhưng thực sự lúc đó tôi không muốn có thêm một loại thuốc nào vào cơ thể. Tôi xin bác sĩ chờ đợi thêm vì tôi luôn có niềm tin rằng mình đẻ dễ, lần đầu còn dễ thế huống chi lần 2. Đến khoảng 8h30 sáng khi không thể chịu đựng nổi cơn đau nữa, tôi đã bảo chồng xin các bác sĩ được đẻ mổ. Lúc này dường như tôi đã kiệt sức hoàn toàn. Nếu ở trong nước chắc tôi đã được mổ đẻ từ lâu rồi. Vậy nhưng lạ thay, bác sĩ khuyên tôi nên cố gắng chờ thêm và đừng đẻ mổ. Bác sĩ nói con tôi vẫn đang khỏe mạnh, nên mẹ cố gắng đẻ thường để tốt cho cả mẹ và con. Tôi lúc ấy như bị ù tai, chẳng nghe lời khuyên bảo của bất cứ ai cả mà chỉ khăng khăng xin đẻ mổ… Nữ hộ sinh đã từ từ nói chuyện với tôi. Cô kể với tôi rất nhiều ca sinh nở khó nhưng cuối cùng họ đều vượt qua được cả, nhiều người còn đau đẻ 3-4 ngày vẫn cố gắng đẻ thường, nhiều người có bệnh lý thai kỳ xin được đẻ thường nhưng không thể… Vậy tại sao tôi khỏe mạnh thế này mà cứ xin đi đẻ mổ? Tôi dần bình tâm lại. Nữ hộ sinh cũng khuyên tôi nên tiêm oxytocin để thúc đẩy sinh nở. Nếu sau tiêm 1 giờ mà cổ tử cung vẫn không có tiến triển gì mới thì sẽ cho tôi đi mổ đẻ. Tôi đồng ý. Nói thật là lúc đó tôi chẳng có hy vọng gì vì cổ tử cung của tôi mở 6 phân đã từ lâu lắm rồi, thuốc kích đẻ thì chỉ có tác dụng ở những cơn đau đầu. Nhất là khi đến thời điểm đó sức tôi đã kiệt… Khoảng 30 phút sau tiêm, những cơn đau co thắt trở lên dữ dội hơn bao giờ hết. Dù đã gây tê ngoài màng cứng nhưng tôi vẫn cảm nhận được những cơn đau. Tôi nghĩ chắc không làm thủ thuật kia thì tôi đau chết mất. Cứ 5 phút một lần, bác sĩ lại kiểm tra cổ tử cung của tôi và thật bất ngờ bác sĩ thông báo cổ tử cung có tiến triển, đã mở được 7 phân. Tôi vui như mở cờ trong bụng vì cơ hội đẻ thường là rất có thể. 10 phút sau, mở được 9 phân, tôi mừng rớt nước mắt... Vì ca sinh nở của tôi khó nên có đến 3 bác sĩ và hàng chục nữ hộ sinh ở bên cạnh để hỗ trợ tôi sinh nở. Phải đến 3h30 chiều, con gái tôi mới chịu chào đời. Khi con vừa ra khỏi bụng mẹ cũng là lúc tôi ngất lịm đi vì mệt. Dù vậy thật may mắn vì dịch vụ sau sinh ở Pháp cực kỳ hoàn hảo khiến tôi chẳng chút bận tâm sau sinh. Sinh con trên đất Pháp cho tôi những trải nghiệm thú vị. (ảnh minh họa) Sau sinh, tôi được nằm trong căn phòng đơn với đầy đủ thiết bị sang trọng và có cả giường cho người nhà nghỉ ngơi. Các nữ hộ sinh ở đây chăm sóc sản phụ rất nhiệt tình. Họ có kho kiến thức chăm trẻ sơ sinh mà tôi đã từng nuôi con rồi nhiều cái cũng chưa biết đến. Nữ hộ sinh ở bệnh viện thành phố nhỏ Bayeux ở Pháp không chỉ phụ trách đỡ đẻ, hướng dẫn các bà mẹ nuôi con, cho con bú mà còn kiêm luôn cả việc của y tá như tiêm thuốc, chăm sóc vết rạch khi sinh thường và vết mổ đẻ. Những ngày sau sinh, tôi chẳng có sức để chăm con nên nhờ chủ yếu vào các nữ hộ sinh. Thích nhất là 3 đêm trong bệnh viện thì đêm nào cũng có 1 nữ hộ sinh trực để phục vụ các sản phụ và em bé, từ việc thay bỉm cho bé đến đút thuốc giảm đau cho mẹ, vắt sữa cho mẹ. Các nữ hộ sinh cũng chẳng ngại cho bé ăn giúp tôi những khi tôi mệt không thể ngồi dậy hoặc những lúc tôi đang ngủ. Cũng may mà tôi nghe lời các bác sĩ và nữ hộ sinh chọn sinh thường nên sinh xong 3 ngày tôi đã được xuất viện và tình trạng sức khỏe đã khá ổn định. Nếu sinh mổ chắc tôi phải ở viện hàng tuần. Đến bây giờ, khi bé con đã được 5 tháng nhưng tôi vẫn không thể quên cảm xúc khi đi đẻ ở đây. Có lẽ do đi đẻ xứ người nên tôi lo lắng hơn rất nhiều. May mắn là đội ngũ y bác sĩ ở đây nhiệt tình và tận tình chăm sóc nên ca đẻ của tôi dù khó nhưng đã được mẹ tròn con vuông. Chỉ 5 tháng nữa thôi là gia đình tôi sẽ về nước. 3 năm sống nơi đất khách, đón thêm một thiên thần nhỏ với tôi là những trải nghiệm rất tuyệt vời. Chia sẻ của mẹ H.H.A (Thành phố Bayeux, Pháp) ... tháng quên cảm xúc đẻ Có lẽ đẻ xứ người nên lo lắng nhiều May mắn đội ngũ y bác sĩ nhiệt tình tận tình chăm sóc nên ca đẻ dù khó mẹ tròn vuông Chỉ tháng gia đình nước năm sống nơi đất khách, đón... vừa khỏi bụng mẹ lúc ngất lịm mệt Dù thật may mắn dịch vụ sau sinh Pháp hoàn hảo khiến chẳng chút bận tâm sau sinh Sinh đất Pháp cho trải nghiệm thú vị (ảnh minh họa) Sau sinh, nằm phòng đơn... bệnh viện thành phố nhỏ Bayeux Pháp không phụ trách đỡ đẻ, hướng dẫn bà mẹ nuôi con, cho bú mà kiêm việc y tá tiêm thuốc, chăm sóc vết rạch sinh thường vết mổ đẻ Những ngày sau sinh, chẳng có