Rờikhỏicươngvị lãnh đạonhưthế nào? Đối với những người giữ các chức vụ quan trọng trong công ty, rờikhỏicươngvị mà họ đảm trách không phải là điều dễ dàng. Để làm được điều đó, người lãnhđạo còn cần phải có bản lĩnh và đẳng cấp . Bạn có lời khuyên nào cho những nhà sáng lập hoặc những nhà điều hành khi họ “rời khỏi” khỏicươngvịlãnh đạo? Người lãnhđạo cũng như người nhạc trưởng chỉ huy, chỉ rờivị trí khi bản nhạc kết thúc Ảnh: www.wpclipart.com Khi người kế nhiệm của bạn đã sẵn sàng tiếp nhận vị trí lãnh đạo, bạn cần sẵn sàng làm một điều gì đó, dù cho đó có thể là một việc rất khó khăn đối với bạn - đó chính là việc “bạn cần phải ra đi”. Bạn có thể bị các thành viên ban quản trị lôi kéo ở lại cươngvịlãnh đạo, hoặc có thể trở thành chủ tịch danh dự trong công ty. Nếu bạn thực sự muốn người kế nhiệm của bạn trở thành Tổng Giám đốc Điều hành (CEO), hãy chống lại sự cám dỗ đó. Tôi biết vài trường hợp, mô hình này hoạt động tốt, nhưng thường thì điều đó không thể xảy ra. Có vô số các cựu giám đốc điều hành và các nhà sáng lập công ty yêu cầu phát triển và ủng hộ những người kế vị của họ. Khi thời điểm khó khăn của công ty xảy ra, mặc dù không muốn, họ vẫn cảm thấy có “tiếng gọi” thôi thúc bản thân phải thay thế ứng viên của mình, thậm chí họ còn quay trở lại để “cứu” công ty. Hiện tượng quay trở lại đó đặc biệt dễ xuất hiện nếu bạn là người sáng lập hoặc là người được hưởng lợi nhuận lớn từ thành công của công ty. Nếu bạn không thực sự muốn ra đi, hãy tiếp tục làm Tổng Giám đốc Điều hành (CEO). Tiếp tục tại vị không phải là trái lương tâm, phạm pháp hay trái đạo đức. Nếu bạn muốn ở lại và công ty có lợi từ điều đó, hãy thực hiện ngay. Hãy theo đuổi điều đó, chỉ cần bạn có thể. Hãy trung thực với chính mình. Chỉ cần đừng diễn lại vở “tôi đang ở lại để đào tạo người kế nhiệm của tôi” nếu như bạn muốn ở lại nhưng lại đứng trước mâu thuẫn là phải nhường chỗ cho người kế nhiệm. Một trong những ví dụ điển hình nhất là câu chuyện kế nhiệm của một giám đốc điều hành mà tôi biết, người đã tự ra đi trước khi ông ấy buộc phải đi theo dự kiến của công ty. Công ty đã ngay lập tức tìm được người kế nhiệm và như một dấu hiệu của sự cam kết trung thực về vấn đề truyền nhiệm, vị CEO này đã nhanh chóng rờikhỏi công ty. Vì vậy mà người kế nhiệm ông đã biết rằng công việc là của anh ta. Hành vi này thể hiện tư cách của một nhà lãnhđạo thực sự. Để có được quyết định rờikhỏicươngvịlãnhđạo khi còn tại vị, bạn còn cần phải có sự dũng cảm và đẳng cấp Ảnh: www.aolcdn.com Cho dù bạn là người quan trọng nhưthế nào, một lúc nào đó bạn cũng sẽ phải ra đi. Tất cả chúng ta đều sẽ già đi và chết. Vì vậy, hãy thể hiện đẳng cấp của mình trong cách ra đi khỏi công ty. Hãy làm tất cả những gì có thể để làm cho người kế nhiệm của bạn thành công. Hãy vượt qua chính cái tôi của bạn. Thậm chí, nếu những người khác không hiểu điều bạn vừa làm, người kế nhiệm của bạn vẫn sẽ hiểu. Quan trọng hơn nữa là chính bạn sẽ hiểu. Nếu tất cả mọi điều diễn ra tốt đẹp, thì có lẽ bạn đã dạy người kế nhiệm của mình một bài học lớn - đó là làm thế nào để trao quyền lãnhđạo cho thế hệ tiếp theo một cách thành công. Bạn có bình luận gì về việc trao quyền kế nhiệm cho CEO? Những ý kiến trên khắp thế giới sẽ rất giá trị, vì thế, mời các bạn tham gia thảo luận về chủ đề này. - Bài viết đăng ở chuyên mục Ask the Coach của Marshall Goldsmith trên trang Harvard Business Online - Những ý kiến phản hồi của độc giả Harvad Business Online: Ý kiến của Kashif Ahmed, Trường đại học Capella, Email kashif@kashifahmed.com: Cảm ơn Marshall đã chia sẻ với chúng tôi một đề tài rất giá trị. Thật thú vị khi biết được một thực tế rằng rất có khả năng xảy ra hiện tượng “quay lại” nếu bạn là người sáng lập công ty hoặc là người hưởng lợi lớn từ thành công của công ty. Tôi có thể thấy hiện tượng này trong thế giới xung quanh và có thể dễ dàng liên tưởng tới nó. Tôi đã bắt đầu với một nhóm nhân viên ở tổ chức của tôi vào năm ngoái. Sau một năm hoạt động thành công, chúng tôi chuyển vị trí lãnhđạo cho hai cá nhân mới, những người tham gia vào tất cả các cuộc họp và các hoạt động tình nguyện. Thêm vào đó, tôi giữ trách nhiệm tiếp tục cống hiến cho nhóm và đóng vai trò như một thành viên của ban quản trị đối với hai lãnhđạo mới để hỗ trợ cho họ khi cần thiết. Tiến trình này đã hoàn toàn diễn ra suôn sẻ trong trường hợp của tôi. Điều tôi muốn lưu ý các bạn, từ kinh nghiệm cá nhân của tôi là: khi phải quyết định ra đi, đó là một quyết định vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, việc vẫn tiếp tục tham gia vào công việc theo một cách thức nào đó, ở vị trí quản trị, để đảm bảo tầm nhìn của nhóm còn nguyên vẹn, đã giúp tôi có thể quyết định một cách thoải mái hơn. Hơn thế, có thể nói đây là một bước đi tích cực trong cách nhìn về quản lý của tôi. Marshal, còn đây là một vài câu hỏi tôi muốn hỏi ông: Phải chăng kế hoạch truyền nhiệm yêu cầu những kỹ năng lãnh đạo? Thêm vào đó, làm thế nào một nhà lãnhđạo quyết định ai là người kế nhiệm của mình, nếu ông ta có cả một nhóm những người làm việc hiệu quả và có nhiều hơn một sự lựa chọn? Xin cảm ơn ông. Ý kiến của Raj Bose, Giảng viên trường Đại học Phoenix: Hình như ông có vẻ rất thích đưa triết học phương Tây vào các bài viết của mình, nên tôi sẽ chia sẻ với ông về việc làm thế nào mà tôi hiểu được cuộc đời của một CEO với triết học Hindu. Theo đạo Hindu, cuộc đời của một con người gồm bốn giai đoạn: • Giai đoạn thứ nhất là khi còn đi học. • Giai đoạn thứ hai là khi có một gia đình. • Giai đoạn thứ ba là khi về hưu. • Giai đoạn cuối cùng là khổ hạnh. Đó cơ bản là sự từ bỏ cuộc đời và mọi lưu luyến của nó để theo đuổi sự cứu rỗi về linh hồn. Một người có thể bước vào giai đoạn này của cuộc đời bất cứ lúc nào sau khi về hưu. Theo cách tương tự, cuộc đời của một CEO cũng có thể chia thành bốn giai đoạn như sau: • Giai đoạn thứ nhất là khi còn đi học, tức là trong giai đoạn còn trên ghế nhà trường và cả thời gian đào tạo nghề. • Giai đoạn thứ hai là khi gắn bó với một công việc và có sự thăng tiến về kinh nghiệm và sự trưởng thành qua vài năm làm việc. Có thể có hơn một công ty mà bạn làm việc tùy theo sự thay đổi trong các mối quan hệ. • Giai đoạn thứ ba là khi bạn nghỉ hưu - khi người kế nhiệm của bạn đã trưởng thành, có đủ khả năng và sẵn sàng đảm nhiệm cươngvịlãnhđạo của công ty. • Giai đoạn thứ tư là khi bạn bước vào “khổ hạnh”. Về cơ bản, đấy là giai đoạn ít tập trung vào những thành công của bản thân, giảm định kiến và niềm tin về nghề nghiệp, tập trung nhiều hơn vào việc suy ngẫm những bài học vô giá từ trải nghiệm của bản thân và của người khác trong thế giới kinh doanh, tất cả để theo đuổi sự bảo vệ tập đoàn. Một người có thể lựa chọn bước vào hoặc không bước vào giai đoạn này của cuộc sống công việc bất cứ lúc nào sau khi nghỉ hưu. Ông có thấy những điều trên rõ ràng không? • HBV-TVN Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến. . Rời khỏi cương vị lãnh đạo như thế nào? Đối với những người giữ các chức vụ quan trọng trong công ty, rời khỏi cương vị mà họ đảm trách. vi này thể hiện tư cách của một nhà lãnh đạo thực sự. Để có được quyết định rời khỏi cương vị lãnh đạo khi còn tại vị, bạn còn cần phải có sự dũng cảm