1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích vĩ mô ngành dược [PTĐTCK]

5 1,6K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 25,12 KB

Nội dung

PTĐTCK,Phân tích vĩ mô ngành dược

Phân tích PEST Hà Tây P- Chính trị Ngày 1 tháng 8 năm 2008 Hà Tây được sáp nhập vào thành phố Hà Nội và hiện tại thuộc sự quản lí của thành phố Hà Nội. Việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội giúp cho việc quản lý nhà nước ở khu vực này giảm bớt sự cồng kềnh, phức tạp cũng như tạo điều kiện để có thể mở rộng thành phố Hà Nội về phía Tây, góp phần tạo ra một trung tâm văn hóa kinh tế chính trị phát triển hơn, là động lực đẩy mạnh phát triển kinh tế cho các khu vực lân cận Hà Nội. Bộ máy chính quyền của Hà Tây được xây dựng theo 3 cấp: Cấp tỉnh, huyện và xã. Chính quyền cấp xã được cơ cấu lại theo cơ chế một cửa, giảm nhẹ các thủ tục hành chính đồng thời tạo nên sự nhanh chóng trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. Điều này là một sự thay đổi rất lớn mà nhà nước đang cố tạo nên để thu hút các nhà đầu tư cũng như nâng cao sự hiệu quả trong cách vận hành của nền kinh tế. Tình hình chính trị của Hà Tây tương đối ổn định, không có sự kiện nào gây rối loạn tình hình xã hội , điều này tạo điều kiện để cho người dân yên tâm sản xuất kinh doanh và hưởng những quyền lợi chính đáng từ nhà nước. Về hệ thống pháp luật, nhờ mở rộng mà Hà Nội đã trở thành địa phương đầu tiên và duy nhất có hẳn một bộ luật riêng, Luật Thủ đô. Ngoài ra với việc VN tham gia vào tổ chức WTO đánh dấu sự hội nhập rất sâu vào nền kinh tế thế giới, việc bảo hộ dành cho nền kinh tế dần bị mất tác dụng và chính thức năm 2015 hàng rào thuế quan sẽ bị xóa bỏ, bắt đầu với khu vực ASEAN, vậy những chính sách và văn bản luật của nhà nước ta dần chuyển sang khuyến khích các doanh nghiệp tự phát triển, tạo ra những lợi thế để có thể cạnh tranh với các nước trong khối WTO. Tuy nhiên cũng phải đánh giá hệ thống pháp luật nước ta còn tồn tại rất nhiều hạn chế như: nhiều văn bản pháp luật có tính quy phạm thấp, tức là thiếu những quy tắc xử sự cụ thể mà chủ thể phải thực hiện, có những văn bản chứa đựng những quy định mang tính tuyên ngôn hơn là quy phạm pháp luật; Thực tế này có nguyên nhân ở sự thiếu vắng những tầm nhìn và quan điểm chiến lược cho sự phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội cụ thể làm cho văn bản pháp luật thường xuyên thay đổi; Hệ thống văn bản pháp luật rất lớn như vậy việc áp dụng, thực hiện không hề dễ dàng đối với cán bộ pháp luật có trình độ, chưa nói đến các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đặc biệt các văn bản này thường xảy ra tình trạng chồng chéo thiếu hiệu quả; Cuối cùng, trên nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội, xây dựng pháp luật chưa gắn với quản lý thi hành pháp luật và, do đó, khó tránh khỏi hậu quả pháp luật xa rời thực tế, không những không phản ánh đầy đủ tình hình thực tại. Đánh giá chung về tình hình chính trị ở tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội có thể thấy sự ổn định trong thể chế chính trị của Hà Tây được duy trì trong thời gian rất dài và không có dấu hiệu nào của sự bất ổn nào dẫn tới những biến động bất lợi cho nhân dân Hà Tây. Việc sát nhập Hà tây này đã đưa 2,57 triệu dân Hà Tây trở thành người Hà Nội, trở thành niềm tự hào của mỗi người dân nơi đây. Tạo ra điều kiện cho người dân được hưởng các chính sách chế độ dành cho những người dân thủ đô. Ngoài ra bộ máy chính quyền ngày càng hoàn thiện hơn, giảm nhẹ hơn tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. E- Kinh tế - Sự khủng hoảng của nền kinh tế trong những năm gần đây Hiện nay, có nhiều ý kiến nền kinh tế nước ta nói chung cũng như khu vực Hà Nội nói riêng đăng nằm trong giai đoạn đáy của suy thoải và lân cận khu vực phục hồi, Tuy nhiên cũng không có một ai dám khẳng định chắc chắn là kinh tế nước ta đã thoát khỏi khu vực suy thoái hay chưa. Tuy nhiên có số đặc điểm của suy thoái biểu hiện cho tới thời điểm này mà chúng ta dễ dàng nhận thấy: • Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút. • Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. • Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái. • Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.  Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người Mặc dù tình hình kinh tế ảm đạm bao trùm toàn bộ nền kinh tê với những con số không mấy khả quan thì theo hội nghị đánh giá kết quả 5 năm sáp nhập của Hà Nội lại cho thấy những tín hiệu đáng vui mừng. Theo báo cáo tại hội nghị, Hà Nội giai đoạn từ 2008-2012 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 9,45 %/ năm, cao gấp 1,5 lần so với tốc độ phát triển kinh tế của cả nước. Thu ngân sách, từ hơn 57.000 tỷ đồng của cả Hà Nội và Hà Tây năm 2007, thì nay, năm 2012 Hà Nội thu được hơn 146.331 tỷ đồng, bằng hơn 20% cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2257 USD/ người mức tăng kỉ lục nếu nhìn vào con số tăng trưởng năm 2009, giai đoạn đầu khi mới sáp nhập, người dân HN có mức thu nhập bình quân là 2000 USD/ người/năm và Hà Tây cũ là 520 USD/ người/năm. Số khách du lịch đến Hà Nội tăng hàng năm 6,3%, đóng góp cho nền kinh tế đất nước với mức 10% GDP, 9% kim ngạch xuất khẩu, 13% giá trị sản xuất công nghiệp và 23% tổng vốn đầu tư xã hội. Kinh tế thủ đô giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển kinh tế phía Bắc. Đây là kết quả rất đáng kích lệ cho sự đúng đắn và tầm nhìn của chính sách nhà nước khi quyết định sáp nhập Hà Tây vào HN. Nếu so sánh với tình hình kinh tế của cả nước thì khu vực này trở thành động lực có thể đưa kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng. Tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng vẫn còn bộc lộ những yếu tố thiếu bền vững, công tác quy hoạch, quản lý đô thị, quản lý đất đai có vẫn còn nhiều hạn chế. Khi Hà Tây sát nhập vào HN, giá đất của Hà Tây cũng theo đó mà tăng lên một cách chóng mặt, chính điều này làm cho bất động sản của khu vực này nóng lên một cách không thể kiểm soát. Người dân Hà Tây sau một đêm đã trở thành người hà nội, tự dưng mảnh đất trong tay họ trở nên có giá trị gấp vài lần, và họ giàu lên một cách nhanh chóng nhờ vào bán đất. Chính điều này đã góp phần làm vỡ bong bóng bất động sản, làm cho thị trường nhà đất đóng băng như thời điểm hiện tại. Rất nhiếu người dân đã lâm vào tình trạng nợ nần, phải bỏ xứ ra đi, kéo theo hàng loạt con người khác mắc nợ, hậu quả để lại là rất xấu đối xã hội. Ngoài ra với việc trở thành một phần của thủ đô, người dân Hà Tây cũng phải chịu một thực tế là giá cả cũng hội nhập theo giá thủ đô, các mặt hàng như thực phẩm, giao dục, y tế, nước sạch cũng đó mà tăng lên, làm cho chi phí sinh hoạt của người dân cũng thế mà đội lên.  Phát triển làng nghề và du lịch ở Hà Tây Hà Tây là tỉnh giàu tiềm năng du lịch. Với địa hình giao thoa giữa miền núi và đồng bằng, Hà Tây có nhiều hồ, suối và hang động. Hà Tây là tỉnh có 2 trong số 21 khu du lịch quốc gia đó là Chùa Hươngvà Khu du lịch Ba Vì. Về số di tích lịch sử được công nhận Hà Tây chỉ đứng sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các địa chỉ du lịch có: Vườn quốc gia Ba Vì, ao Vua, Khoang xanh, suối Hai, Đồng Mô, Thiên Sơn - Suối Ngà (suối Ổi), Suối Ngọc - Vua Bà, Bằng Tạ, Đầm Long, hồ Quan Sơn, Đồng Xương, Văn Sơn, lăng Ngô Quyền, lăng Phùng Hưng, thành cổ Sơn Tây, lễ hội Chử Đồng Tử (ngày 30/3 tới 1/4 (âm lịch) hàng năm, tại xã Tự Nhiên, Thường Tín, Hà Tây) Hà Tây nổi tiếng với các làng nghề, có trên 200 làng nghề với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều người ưa chuộng như lụa Vạn Phúc, sơn mài - Duyên Thái, tiện gỗ - Nhị Khê, thêu - Quất Động, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng mây tre Phú Vinh, đồ mộc Chàng Sơn, Sơn Đồng, may Trạch Xá, đàn Đào Xá, mộc Đại Nghiệp,tơ lưới Hà Thao, tò he Xuân La . Như vậy có thể thấy mặc dù chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng kinh tế trên địa bàn Hà Tây vẫn giữ được mức tăng trưởng tốt, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, đời sống nhân dân được nâng cao. Đặc biệt Hà Tây với truyền thống về các làng nghề và có nhiều di tích thắng cảnh đẹp, khu vực này có thể đẩy mạnh phát triển du lịch và làng nghề góp phần cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn nữa. S- Xã hội Tỷ lệ tăng dân số và cơ cấu tuổi tác Sau khi mở rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội thay đổi lớn về quy và cơ cấu dân số. Dân số thành phố lên đến gần 7,1 triệu người gần gấp đôi dân số của Hà Nội cũ và là thành phố đông dân thứ hai cả nước, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ tăng dân số trên 2% mỗi năm, trong đó tăng dân số cơ học cao hơn tăng dân số tự nhiên. Đặc biệt trong vòng 4 năm (2008- 2011) dân số Hà Nội đã tăng khoảng 43 vạn người, trong đó tăng dân số cơ học lên tới 5 vạn người/năm, chủ yếu thuộc các đối tượng trong độ tuổi lao động. Bên cạnh những tác động tích cực như phát triển lực lượng lao động trẻ, tạo điều kiện tập trung nguồn nhân lực có chất lượng cao, tăng dân số cơ học còn gây áp lực lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội và phát triển đô thị. Những thay đổi văn hóa-xã hội Hà Tây xưa vốn là nơi thanh bình, sau khi Hà Nội mở rộng, dân số cơ học tăng nhanh đang gây áp lực lớn đối với phát triển kinh tế xã hội, an ninh trật tự và quản lý đô thị, tăng áp lực về khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, việc làm, nhà ở, quản lý dân cư đô thị. Hàng loạt bài toán về áp lực giao thông, hạ tầng… đang cần các nhà hoạch định chính sách và quản lý của Hà Nội giải quyết. Các khu công nghiệp ở Hà Tây mọc lên như nấm, theo đó là hàng loạt các vấn đề phát sinh cần xử lí đối với người lao động khắp nơi đổ về khu vực này như vấn đề: nhà ở, sinh hoạt, ô nhiễm môi trường và trật tự an toàn xã hội.Đặc biệt khi người dân Hà Tây trở nên giàu có nhờ bán đất và các bất động sản thì nhu cầu về văn hóa, hưởng thụ cũng tăng lên điều này tạo ra áp lực cho hệ thống quản lý các vấn đề xã hội cho bộ máy nhà nước ta. T- Công nghệ Sự phát triển mạnh mẽ của internet trên địa bàn Hà Tây đã góp giảm chi phí giao tiếp và tăng hiệu quả làm việc từ xa, và góp phần làm tăng năng suất làm việc của con người. Ngoài ra sự phát triển của internet còn góp phần thúc đẩy thương mại điện tử, các phương thức thanh toán điện tử, tạo ra sự thuận tiện cho cuộc sống người dân. Khu công nghệ cao Hòa Lạc Là một dự án trọng điểm của Hà Nội với tổng diện tích 1586ha, Khu Công nghệ cao Hoà Lạc sẽ được xây dựng theo hình thành phố khoa học với đầy đủ các dịch vụ tiện ích. Khu Công nghệ cao Hoà Lạc chú trọng phát triển các lĩnh vực công nghệ cao ưu tiên như Công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ phần mềm; Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản và y tế; Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, quang điện tử và tự động hoá; Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano; Công nghệ thân môi trường, công nghệ năng lượng mới . và một số công nghệ đặc biệt khác. Đây là điểm nhấn quan trọng trong việc đẩy mạnh sự phát triển công nghệ và Tạo điều kiện thuận lợi gắn kết đào tạo, nghiên cứu - phát triển công nghệ cao với sản xuất và dịch vụ nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và thương mại hoá công nghệ cao. Góp phần xây dựng năng lực nghiên cứu - phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nhằm thu hút vốn, công nghệ cao, nhân lực công nghệ cao trong nước và nước ngoài để góp phần xây dựng các ngành công nghiệp công nghệ cao, làm động lực phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các vùng kinh tế trọng điểm. Góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất, tạo giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.

Ngày đăng: 28/10/2013, 23:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w