Luận văn đã đưa ra một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu như (i) Tạo nền vốn vững chắc để đáp ứng cho nhu cầu tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập [r]
Trang 1CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tín dụng của ngân hàng thương mại
Luận văn nêu lên các hoạt động cơ bản của NHTM như (i) Hoạt động nghiệp vụ tài sản nợ (Nghiệp vụ tạo vốn) bao gồm - Vốn tự có và coi như tự
có, Vốn huy động, Vốn vay, cuối cùng là Các nguồn vốn khác (ii) Hoạt động nghiệp vụ tài sản có (cho vay và đầu tư) và (iii) Hoạt động trung gian (Dịch vụ ngân hàng)
Các hoạt động của Ngân hàng thương mại có quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho nhau Trong đó hoạt động nghiệp vụ nợ là cơ sở để thực hiện hoạt động nghiệp vụ có Hoạt động nghiệp vụ có làm tăng khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại, góp phần mở rộng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng do được tăng vốn dự trữ, tăng khả năng huy động vốn Trên cơ sở hoạt động tín dụng, các Ngân hàng thương mại có thể thực hiện được các hoạt động nghiệp
vụ trung gian Từ đó, luận văn đi vào tìm hiểu hoạt động tín dụng của NHTM
Về hoạt động tín dụng của NHTM, luận văn đi tìm hiểu về (i) khái niệm tín dụng ngân hàng, có thể thấy TD NH mang bản chất chung của quan
hệ tín dụng Đó là quan hệ tin cậy lẫn nhau trong việc vay và cho vay giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp và cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc có hoàn trả và có lãi Từ khái niệm trên, luận văn nêu lên Sự cần thiết của tín dụng ngân hàng và Các hình thức tín dụng ngân hàng Một
trong những hình thức đó chính là tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
1.2 Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
Trang 2Luận văn nêu lên được khái niệm về khái niệm, các nguyên tắc tài trợ xuất nhập khẩu và vai trò của tín dụng xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế nói chung, đối với các NHTM hay đối Đối với các doanh nghiệp
Từ đó, luận văn nêu lên Quy trình thực hiện tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của các NHTM, với các thủ tục chặt chẽ nhằm đảm bảo tính an toàn trong hoạt động tín dụng của NHTM, cụ thể là (i) thủ tục tài trợ, (ii) thẩm định hồ sơ, (iii) Lập tờ trình, (iv) Phát tiền vay, (v) Kiểm tra và xử lý nợ vay, (vi) Tính lãi - thu lãi - thu nợ - gia hạn và cuối cùng là (vii) thanh lý hợp đồng
TD
Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế thì các hình thức TD tài trợ XNK ngày càng đa dạng và phong phú, luận văn đi sâu và nêu lên Các hình
thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại các NHTM hiện nay
Về Tài trợ xuất khẩu gồm có Tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu theo đúng L/C quy định, hợp đồng ngoại thương đã ký kết, đơn đặt hàng và Tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất khẩu
Về Tài trợ nhập khẩu gồm có các hình thức như mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu và CV thanh toán bộ chứng từ hàng nhập, Nghiệp vụ bảo lãnh
Như vậy tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu hiện là một yêu cầu khách quan đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình đối với hoạt động xuất nhập khẩu cũng như đối với nền kinh tế Sự phát triển ngày càng phong phú
và đa dạng các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu mà NHTM Việt Nam đã cung cấp vốn và kỹ thuật sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, giảm bớt rủi ro trong giao dịch mua bán giữa các nước với nhau
1.3 Mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại
Trang 3Luận văn đã nêu lên quan niệm về mở rộng TD XNK, các tiêu chí để lo lường và biểu hiện cho việc mở rộng TD tài trợ XNK Để đánh giá, có thể dùng một số tiêu chí như sau:
- Số lượng đối tượng khách hàng được tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu:
Số lượng khách hàng được tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu tăng lên hàng năm đồng nghĩa với khối lượng công việc ngân hàng phải giải quyết hàng năm cũng tăng lên, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu vì thế cũng tăng lên tương ứng
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, bao gồm tăng số dư nợ mỗi lần cho vay và tăng số lần được vay của mỗi khách hàng
- Đa dạng hoá các lĩnh vực tài trợ tín dụng của ngân hàng Để mở rộng tín dụng nói chung và tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng thì ngân hàng phải không ngừng đa dạng hoá các hình thức tín dụng cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhưng đảm bảo việc sử dụng vốn có hiệu quả đồng thời
mở rộng được hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của mình
- Tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu Nợ quá hạn tăng sẽ làm giảm khả năng tài chính của ngân hàng trong mở rộng cho vay vì khi đó vốn bị thất thoát, kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng khôn đảm bảo đến khả năng thanh khoản của ngân hàng
Ngoài ra, luận văn còn nêu lên nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến việc
mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
- Nhóm yếu tố bên trong: chính là những nhân tố thuộc vể nội tại của bản thân ngân hàng
- Nhóm yếu tố bên ngoài như là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên và điều kiện về tài nguyên thiên nhiên và đất đai và cuối cùng là quan hệ kinh tế
quốc tế
Trang 4CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
2.1 Khái quát về ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam
Luận văn trình bày những nét cơ bản giới thiệu về quá trình hình thành Eximbank Việt Nam Eximbank Việt Nam được thành lập vào ngày 24/5/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (VietNam Export Import bank), là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam
Những hoạt động chung của ngân hàng TMCP XNK Việt Nam
- Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Eximbank từ năm 2005-2007
Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 Tổng nguồn vốn huy động 8.352.111 13.141.175 22.906.123
1 Tổng huy động từ dân cư 6.173.772 9.464.709 15.531.997
- Ngoại tệ và vàng quy đổi 2.050.368 4.691.305 5.529.246
2 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 2.178.339 3.676.466 7.374.126
- Ngoại tệ (USD quy đổi) 813.890 1.094.979 2.042.602
Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên Eximbank Việt Nam từ năm 2005 - 2007
Trang 5Tính đến 31/12/2007 tổng tài sản đạt 33.710 tỷ VND, tăng 84% so với năm 2006 Vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 22.906 tỷ đồng, tăng 70% là mức tăng cao nhất từ năm 2006 đến nay Đến thời điểm 31/12/2007, với số vốn điều lệ là 2.800 tỷ đồng
- Công tác tín dụng
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tín dụng đã đạt được đến 31/12/2007
Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007
Tỷ trọng trong dƣ nợ
(%)
Tổng dư nợ tín dụng 10.207.392 18.425.151
1 Vay ngắn hạn 7.834.454 14.614.723 76.75 79.20
- VND 5.681.190 10.421.519
- Ngoại tệ 2.153.264 4.192.204
2 Vay trung hạn 1.296.147 2.125.475 12.7 11.52
- Ngoại tệ 368.969 727.010
3 Vay dài hạn 1.076.791 1.711.953 10.55 9.28
- Ngoại tệ 249.298 588.577
Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên Eximbank Việt Nam từ năm 2006, 2007
Qua số liệu về hoạt động tín dụng ta có thể thấy hoạt động tín dụng của Eximbank không ngừng gia tăng qua từng năm Cơ cấu dư nợ được duy trì
Trang 6khá ổn định và cân đối, hoạt động tín dụng vừa đảm bảo tốc động tăng trưỏng
và tính bền vững
- Hoạt động dịch vụ khác: như (i) Công tác bảo lãnh Công tác bảo lãnh đạt kết quả tốt Năm 2005, số dư bảo lãnh quy đổi là 2.860 tỷ đồng Số
dư bảo lãnh đến 31/12/2006 đạt 2.908 tỷ đồng, tăng 2% so với 2005 Số dư này tăng không đáng kể so với năm 2005 Đến năm 2007, số dư của bảo lãnh
đã tăng đột biến và đạt 4.724 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2006, (ii) Công tác thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế là thế mạnh truyền thống của Eximbank từ trước đến nay Tổng doanh số thanh toán quốc tế tăng đều qua các năm Năm 2006, doanh số thanh toán đạt 2.311 triệu USD, tăng 37 %
so với năm 2006 và đến năm 2007, doanh số này đạt 2934 triệu USD, tăng 27% so với năm 2006 Doanh số hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, năm
2006 doanh số thanh toán hàng NK là 1.405triệu USD chiếm 61% doanh số TTQT thì đến năm 2007, tỷ trọng của doanh số TT NK là 60% đạt 1.700 triệu USD Ngoài ra, doanh số TTXK và doanh số thanh toán phi mậu dịch cũng tăng đều qua các năm, (iii) Kinh doanh ngoại tệ và vàng Doanh số mua bán ngoại tệ trong năm 2006 là 8.877 triệu USD tăng 40% so với năm 2005, trong
đó doanh số mua bán ngoại tệ-VNĐ đạt 5.1 tỷ USD, tăng 31% so với năm
2005, thu nhập kinh doanh ngoại tệ năm 2005 đạt 34.38 tỷ đồng Hoạt động kinh doanh vàng cũng mang lại những kết quả khả quan, cụ thể, trong năm
2006, doanh số mua bán vàng đạt 1.256 ngàn lượng, tăng 169% so với năm
2005 Kết quả kinh doanh vàng đạt 33.76 tỷ đồng, tăng 150% so với năm
2005
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam
Luận văn nêu lên kết quả của các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP XNK Việt Nam như Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng
Trang 7nhập, Cho vay mở L/C thanh toán hàng nhập, Bảo lãnh phát hành thư tín dụng trả chem Và cho vay ứng trước các doanh nghiệp xuất khẩu
Trong cho vay tài trợ xuất khẩu tại Eximbank, đối tượng khách hàng chủ yếu là các công ty than thuộc tập đoàn than Việt Nam, các công ty trực thuộc tổng công ty lương thực miền Nam, là hai mặt hàng sản phẩm là thế mạnh trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam Ngoài ra Eximbank còn thực hiện tài trợ chủ yếu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng điện tử và thủ công mỹ nghệ Doanh số cho vay của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực than, nông sản và thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu của Eximbank và giữ ở mức tương đối ổn định qua các năm xấp xỉ 70%
* Kết quả đạt được như sau:
Bảng 2.8: Doanh số cho vay tài trợ XNK tại EXIMBANK giai đoạn 2005 – 2007
Đơn vị: tỷ VND
Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền ()% 2005 Số tiền ()% 2006
I.Tổng doanh số tài trợ XNK 3.750 5.393 1.643 8.243 2.850
1 Doanh số tài trợ XK 1.553 2.159 606 3.135 976
2 Doanh số tài trợ NK 2.197 3.234 1.037 5.108 1.874
II Tỷ trọng XK/NK (%) 70.7 66.7 -4 61.4 -5.3
Nguồn số liệu: Báo cáo tín dụng Eximbank Việt Nam từ năm 2005 – 2007
Eximbank đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ, thể hiện ở doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu vẫn tăng đều qua các năm, năm 2007 đạt xấp
xỉ 8.243 tỷ đồng, tăng 53% so với năm 2006 Trong đó, doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu tăng 45.2%, doanh số cho vay tài trợ nhập khẩu tăng 57.9%
Trang 8Qua các năm, tổng doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu chỉ chiếm trên dưới 40% so với tổng doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Eximbank Năm 2005 tỷ trọng cho vay tài trợ xuất khẩu trên cho vay tài trợ nhập khẩu là 70.1, năm 2006 chênh lệch hơn ở mức 66.7 Năm 2007 tỷ lệ này là 61.4 Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do đặc điểm về cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu ở Việt Nam Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may, nguyên liệu thô có hàm lượng công nghệ thấp, giá trị không cao trong khi đó lại nhập khẩu máy móc thiết bị, sắt thép, hàng tiêu dùng… có giá trị cao
* Tình hình hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu
- Về dư nợ cho vay:
Bảng 2.9: Dư nợ CV tài trợ nhập khẩu tại Eximbank giai đoạn 2005 – 2007
Đơn vị: tỷ VND
Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền ()% 2005 Số tiền ()% 2006
Dư nợ cho vay nhập
khẩu
2.394 3.985 1.591 5.365 1.380
Nguồn số liệu: Báo cáo tín dụng EXIMBANK Việt Nam từ năm 2005 – 2007
Trang 9Năm 2007, dư nợ cho vay tài trợ nhập khẩu tăng trưởng tốt, đạt 5.365
tỷ đồng, tăng 34.6% so với năm 2006, đặc biệt tăng ở cho vay ngắn hạn bằng VND và ngoại tệ Trong đó, khách hàng chủ yếu vay bằng nội tệ sau đó chuyển đổi ra ngoại tệ để tránh rủi ro về tỷ giá, do có sự biến động về tỷ giá trong thời gian qua làm cho nguồn vốn nội tệ thường xuyên khan hiếm
- Về tình hình cho vay và thu nợ tín dụng tài trợ nhập khẩu:
Bảng 2.10: Tình hình cho vay và thu nợ đối với tín dụng tài trợ nhập khẩu
tại EXIMBANK giai đoạn 2005 – 2007
Đơn vị: tỷ VND
Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền ()% 2005 Số tiền ()% 2006
1 Doanh số cho vay NK 2.197 3.234 47.2 5.108 60.0
- DN ngoài quốc doanh 1.757 2.484 41.3 3.884 56.4
2 Doanh số thu nợ 1.102 1.634 48.2 3.278 100
- DN ngoài quốc doanh 737 1.115 51.3 2.276 104
Nguồn: Báo cáo tín dụng EXIMBANK VN từ năm 2005 – 2007
Bảng trên cho thấy khách hàng của Eximbank chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm 70% doanh số cho vay Các doanh nghiệp quốc doanh chỉ chiếm khoảng 30% doanh số cho vay tài trợ nhập khẩu Theo
số liệu trên, ta cũng nhận thấy các khoản tài trợ nhập khẩu tại Eximbank có
Trang 10khả năng thu nợ cao Doanh số thu nợ không ngừng tăng lên tỷ lệ thuận với doanh số cho vay của Eximbank
* Về nợ quá hạn: Nợ quá hạn năm 2006 giảm so với năm 2005 cả về
giá trị và tỷ lệ Năm 2005, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tài trợ nhập khẩu trên tổng dư nợ tại Eximbank là 0,49%, năm 2006 là 0,28% Đến năm 2007 giảm chỉ còn 0,17%, tuy nhiên về số tuyệt đối lại tăng 2tỷ với số dư nợ quá hạn là 31tỷ Tình hình nợ quá hạn ngày càng giảm xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan là do tình hình kinh tế ngày càng được cải thiện, cung cầu ngoại hối bớt căng thẳng, dẫn đến các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình, tăng hiệu quả của các dự án kinh doanh, tăng nhanh vòng quay vốn lưu động,
từ đó mà tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng
Nguyên nhân chủ quan phải kể đến những nỗ lực và cố gắng của cán bộ tín dụng của Eximbank trong thu hồi nợ quá hạn, không để nợ quá hạn phát sinh thêm Đồng thời, trình độ của cán bộ tín dụng tại Eximbank ngày càng được nâng cao, do đó, tránh được những rủi ro trong quá trình thẩm định, xác định được những đối tượng cho vay có khả năng trả nợ đầy đủ cho ngân hàng khi đến hạn, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho Eximbank
* Tình hình hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu
Nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Eximbank mặc dù đã được thực hiện từ nhiều năm nay, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức do doanh số thấp và tăng không đáng kể
Trang 11Bảng 2.11: Dư nợ cho vay tài trợ xuất khẩu tại EXIMBANK 2005 – 2007
Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền () 2005 Số tiền () 2006
Dư nợ cho vay xuất khẩu 766 1.016 250 2.117 1.101
Nguồn số liệu: Báo cáo tín dụng EXIMBANK VN 2005 – 2007
Về tình hình thu nợ và nợ quá hạn:
Đánh giá thực trạng hoạt động TD tài trợ XNK của Eximbank còn được
thể hiện rõ qua tình hình thu nợ và nợ quá hạn tại đây trong những năm qua
Bểu đồ 2.8: Tình hình cho vay và thu nợ đối với tín dụng tài trợ xuất
khẩu tại Eximbank giai đoạn 2005-2007
3,135
2,034
0
500
1,000
1,500
2,000
2,500
3,000
3,500
Tỷ
đồng