1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án chủ đề lịch sử lớp 10, chủ đề ấn độ soạn theo cv 5512

12 673 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • - Có thái độ, tinh thần giúp đỡ nhân dân, có niềm tin vào tôn giáo, chống lại sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo của các triều đại phong kiến.

  • - Giáo dục học sinh biết trân trọng, gìn giữ những tinh hoa văn hóa của nhân loại.

  • II. PHƯƠNG TIỆN:

  • - Tranh ảnh và tài liệu tham khảo về chính trị, kinh tế của các vương triều phong kiến Ấn Độ.

    • Hoạt động 1.Tìm hiểu sự hình thành và vai trò của Vương triều Gup-ta (319-467).

    • * Mục tiêu:

    • - Khái quát được quá trình hình thành, thời gian tồn tại của vương triều Gúp-ta

    • - Nêu lên vai trò của vương triều Gúp-ta.

    • * Cách tiến hành:

    • Bước 1. Gv tổ chức cho Hs đọc tư liệu trong SGK lịch sử 10, sau đó hs thảo luận theo từng cặp để thực hiện nhiệm vụ:

    • + Nhiệm vụ 1: trả lời câu hỏi: Vương triều Gúp-ta ra đời trong hoàn cảnh nào? Tại sao gọi là Gúp-ta? Vương triều tồn tại bao nhiêu năm?

    • + Nhiệm vụ 2. Phân tích vai trò của vương triều Gúp-ta trong sự phát triển của lịch sử Ấn Độ.

    • Bước 2. Hs thực hiện nhiệm vụ của mình, Gv quan sát, hướng dẫn.

    • Bước 3. Gv gọi đại diện cặp lên bảng trình bày kết quả, hs khác nhận xét, bổ sung

    • * Tài liệu hỗ trợ: Quá trình hình thành, thời gian tồn tại và vai trò của vương triều Gúp-ta:

    • + Đầu Công Nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất và phát triển mạnh dưới thời Gup - ta (319-467). Tồn tại qua 9 đời vua, gần 150 năm.

    • + Tổ chức kháng cự không để cho các tộc người Trung Á xâm lược, thống nhất miền Bắc Ấn Độ, làm chủ toàn bộ miền Trung Ấn Độ.

    • Hoạt động 2. Tìm hiểu sự hình thành Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206 – 1526) và vương triều Mô-gôn (1526-1707)

    • * Mục tiêu:

    • - Trình bày được hoàn cảnh thành lập vương triều Đê-li và vương triều Mô-gôn

    • * Cách tiến hành:

    • Bước 1: Chia nhóm

    • - Gv chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:

    • + Nhóm 1+2: Trình bày hoàn cảnh của vương triều Hồi giáo Đê-li

    • + Nhóm 3+4: Trình bày hoàn cảnh của vương triều Mô-gôn

    • Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

    • - Hs đọc SGK, thảo luận nhóm sau đó cử đại diện nhóm lên trình bày

    • - Gv theo dõi, hướng dẫn, sau đó cho hs khác nhận xét, bổ sung.

    • Bước 3: Gv nhận xét, đánh giá, kết luận

    • * Tư liệu hỗ trợ: Hoàn cảnh hình thành 2 vương triều Đê-li và Mô-gôn

    • + Vương triều Hồi giáo Đê-li: Do sự phân tán không đem lại sức mạnh thống nhất để người Ấn Độ có thể chống cự được cuộc tấn công từ bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ. Năm 1055 người Thổ đánh chiếm Bát-đa lập nên vương triều Hồi giáo ở Lưỡng Hà. Người Hồi giáo gốc Trung Á bắt đầu tiến hành một cuộc chinh chiến vào đất Ấn Độ lập nên vương triều Hồi giáo Ấn Độ, gọi là Đêli (đóng đô ở 1 thành phố Bắc Ấn). Tồn tại và phát triển hơn 300 năm.

    • + Vương triều Môgôn: Vàothế kỷ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, 1 bộ phận người Trung Á khác, tự nhận dòng dõi Mông Cổ, do vua Ti-mua-Leng chỉ huy bắt đầu tấn công Ấn Độ, 1398 vua Ba-bua lập ra vương triều Môn-gôn. Tồn tại (1526-1707). Đây là vương triều cuối cùng của chế độ phong kiến ở Ấn Độ.

    • * Cách tiến hành:

    • Bước 1: Chia nhóm

    • - Gv chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ:

    • + Nhóm 1: Trình bày điểm giống nhau của 2 vương triều?

    • + Nhóm 2: Trình bày chính sách của vương triều Hồi giáo Đê-li?

    • + Nhóm 3: Trình bày chính sách của vương triều Mô-gôn?

    • Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

    • - Hs đọc SGK, thảo luận nhóm sau đó cử đại diện nhóm lên trình bày

    • - Gv theo dõi, hướng dẫn, sau đó cho hs khác nhận xét, bổ sung.

    • Bước 3: Gv nhận xét, đánh giá, kết luận

    • * Tư liệu hỗ trợ: So sánh điểm giống và khác nhau về chính sách của 2 vương triều Đê-li và Mô-gôn:

    • + Giống nhau: đều là 2 vương triều ngoại tộc theo Hồi giáo từ bên ngoài tấn công xâm lược vào Ấn Độ.Đều tạo điều kiện cho văn hóa giao lưu và phát triển, cùng thực hiện chính sách thống trị nhân dân Ấn Độ.

Nội dung

Đây là giáo án (kế hoạch) chủ đề môn Lịch sử lớp 10. Giáo án được soạn theo chủ đề công văn 5512 mới nhất tháng 12 năm 2020 của Bộ giáo dục. kế hoạch có bảng mô tả các mức độ nhận thức, giáo án soạn theo 5 bước mới nhất. Từng phần có bảng mô tả chủ đề. Từng bước được soạn chi tiết cụ thể: Hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập, hoạt động mở rộng, hoạt động tìm tòi mở rộng... Đề kiểm tra đánh giá chủ đề có ma trận theo yêu cầu mới nhất của Bộ giáo dục cho năm học 2020 2021

Ngày đăng: 14/01/2021, 18:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Chùa hang ở Ấn độ Hình 2. Kiến trúc trên đá - Giáo án chủ đề lịch sử lớp 10, chủ đề ấn độ soạn theo cv 5512
Hình 1. Chùa hang ở Ấn độ Hình 2. Kiến trúc trên đá (Trang 5)
Hình 3. Đạo Hinđu (thần Ganesha) Hình 4. Tác phẩm Phật giáo viết bằng chữ Phạn (Sankrit) - Giáo án chủ đề lịch sử lớp 10, chủ đề ấn độ soạn theo cv 5512
Hình 3. Đạo Hinđu (thần Ganesha) Hình 4. Tác phẩm Phật giáo viết bằng chữ Phạn (Sankrit) (Trang 6)
Bước 3. Gv gọi Hs lên bảng trình bày kết quả, những hs khác nhận xét, bổ sung kiến thức. - Giáo án chủ đề lịch sử lớp 10, chủ đề ấn độ soạn theo cv 5512
c 3. Gv gọi Hs lên bảng trình bày kết quả, những hs khác nhận xét, bổ sung kiến thức (Trang 8)
Bước 4.Gv giới thiệu và phân tích thêm một số hình ảnh về nền văn hóa Ấn Độ và hình ảnh công trình kiến trúc một số nước ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ để Hs có thêm kiến thức: - Giáo án chủ đề lịch sử lớp 10, chủ đề ấn độ soạn theo cv 5512
c 4.Gv giới thiệu và phân tích thêm một số hình ảnh về nền văn hóa Ấn Độ và hình ảnh công trình kiến trúc một số nước ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ để Hs có thêm kiến thức: (Trang 8)
Hình 3. Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam – Đà Nẵng - Giáo án chủ đề lịch sử lớp 10, chủ đề ấn độ soạn theo cv 5512
Hình 3. Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam – Đà Nẵng (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w