Luận án phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch, xác định và đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững, đặc biệt là thể chế, đề xuất hàm ý chính sách nhằm góp phần thúc đẩy du lịch. Nghiên cứu được thực hiện bằng bảng khảo sát với các câu hỏi mở trên 6 cán bộ huyện Long Điền, 6 doanh nghiệp có kinh doang du lịch tại huyện Long Điền. Từ việc phân tích đánh giá số liệu tác giả đã chỉ ra được 4 khía cạnh: Kinh tế, Văn hóa - Xã hội, Môi trường và Thể chế đều có ảnh hưởng đến mức độ tham gia của cộng đồng địa phương thể hiện qua sự hài lòng mà họ mong muốn nhận được khi tham gia phát triển du lịch bền vững của địa phương. Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu là chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia vào phát triển du lịch bền vững của huyện là đến từ các lợi ích về mặt Kinh tế, Văn hóa - Xã hội, Môi trường và Thể chế. Sau khi tiến hành kiểm định các thang đo thông qua hệ số trên kệ Cronbach''s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và CFA đã đi đến khẳng định các nhân tố: Kinh tế, Văn hóa - Xã hội, Môi trường và Thể chế là phù hợp để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố này lên sự hài lòng của dân khi tham gia phát triển du lịch bền vững (PTDLBV). Kết quả kiểm định các giả thiết của nghiên cứu qua mô hình cấu trúc SEM cho thấy 4/4 giả thuyết đã được ủng hộ, không có sự vi phạm giả thuyết nào. Phát triển du lịch bền vững (PTDLBV) gồm 4 khía cạnh Kinh tế, Văn hóa - Xã hội, Môi trường và Thể chế là một công cụ hữu ích cho các nhà quản lý của huyện trong việc tạo ra khuôn khổ tổng thể các tiêu chí PTDLBV và các tiêu chí chuẩn liên quan. Dựa vào các tiêu chí PTDLBV này, cơ quan ban ngành, địa phương cần lắng nghe thêm ý kiến từ cộng đồng địa phương để hoàn thành thêm các tiêu chí cho phù hợp với PTDLBV của huyện. Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả sẽ đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm phát huy vai trò của cộng đồng địa phương trong PTDLBV của huyện.