mọt gạo sitophilus oryzae
Trang 1Giáo viên hướng dẫn : Hồ Thị Thu GiangSinh viên thực hiện :
Nguyễn Thị Huệ Cao Tiến Lê
Nguyễn Thị Hồng Vinh
Trang 3-Mọt gạo phân bố hầu khắp thế giới.Ở nhiều nước, mức độ phổ biến của mọt gạo còn rộng hơn mọt thóc rất nhiều.
- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa , là điều kiện tốt cho mọt gạo phát triển Theo kết quả điều tra,mọt gạo xuất hiện ở tất cả các vùng, và sự biến động về số lượng giữa các tháng trong năm không đáng kể.
Trang 4- Mọt gạo(sitophilus oryzae) chủ yếu sống và làm hại ở hạt gạo.-Ngoài hạt gạo, hầu hết các sảm phẩm từ thực vật như đậu đỗ, hạt có dầu, dược liệu, các loại quả khô,… đều thấy mọt gạo sinh sống
-Những sản phẩm từ đậu đỗ, hạt có dầu …thì mọt gạo chỉ sống được một thời gian sau đó sẽ bị cạnh tranh và tiêu diệt bởi các loại côn trùng khác
Trang 6- Mọt gạo(sitophilus oryzae ) gây hại các loại nông sản bằng
cách, dùng vòi nhọn đục một lỗ nhỏ, đẻ trứng vào vật bị hại, sâu non phát triển trong đó, ăn hại làm cho sản phẩm chỉ còn lại một lớp vỏ mỏng, không còn giá trị sử dụng nữa.
-Đối với lương thực bảo quản trong kho ở nước ta, mọt gạo được xếp vào loại sâu hại nguy hiểm số một.Mọt gạo ăn hại tất cả các loại lương thực, sinh sản rất nhanh, có khả năng thích nghi rộng với các điều kiện ngoại cảnh khác nhau.
Trang 8- Dạng trưởng thành: Thân dài 3 – 4 mm, rộng 1,0 – 1,2 mm,
toàn thân màu nâu xám đen, đầu kéo dài ra phía trước tưạ như
một cái vòi, miệng gậm nhai ở cuối vòi Râu đầu hình dùi đục(có 3 đốt cuối phình to) thường cong gấp hình đầu gối và có từ 3 – 12 đốt Bàn chân có 5-5-5- đốt Trên cánh cứng có những đường dọc lõm Ở dưới cánh cứng có màng phát triển
Con đực có vòi ngắn và to hơn con cái, trên mặt lưng chấm lõm dài và rõ hơn con cái.
Trang 9- Trứng: Dài 0,45 – 0,70 mm, rộng 0,24 – 0,30 mm, hình bầu dục
dài, một đầu có hình nuốm phình ra Lúc mới nở màu trắng sữa, dần dần biến thành màu vàng nhạt.
-Sâu non: Trưởng thành mình dài 2,5 – 3,0 mm, đầu nhỏ màu
nâu nhạt, ngực và bụng màu trắng, trên mình có nhiều đường vân ngang Thân mập, ngắn, thường cong lại làm cho mặt lưng thành hình bán nguyệt Mặt bụng gần như bằng, có màu trắng đục.
-Nhộng: Thân dài 3,5 – 4,0 mm, hình bầu dục, lúc mới hóa
nhộng màu trắng sữa, sau thành màu nâu nhạt
Trang 11- Mọt hoạt bát, có tính giả chết, thích bò lên cao và phía ngoài các bao nông sản, bay được khá tốt
-Mọt gạo có khả năng nhịn ăn, thời gian nhịn ăn phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ, có thể từ 6 - 12 ngày Khi độ nhiệt tăng thì thời gian nhịn ăn giảm.
-Mọt gạo trung bình sống khoảng 180 – 200 ngày Thời gian sống của mọt gạo phụ thuộc chủ yếu vào độ nhiệt và thủy phần của hạt.Không phát triển ở nhiệt độ dưới 16°C.
Trang 12-Thời kỳ trứng 3 – 16 ngày, sâu non 13 – 28 ngày, tiền nhộng 1 – 2 ngày, nhộng 4 – 12 ngày, trưởng thành 54 – 311 ngày.
-Mỗi con mọt cái mỗi năm bình quân đẻ 380 trứng Từ một đôi mọt đực và mọt cái, nếu sống trong điều kiện thích hợp thì nảy nở thêm 800.000 con
Trang 13-Vệ sinh kho: kho chứa phải luôn sạch sẽ Những vết rạn nứt trong kho phải được chát kín, sàn kho phải được tẩy trùng.
- - Phòng trừ bằng nhiệt độ cao: tạo nhiệt độ cao trong kho bằng ống máng chìm, bằng tải khí, sóng tần số cao, vi ba, sóng tia hồng ngoại và bức xạ mặt trời để tiêu diệt.
- Phòng trừ bằng chiếu xạ: chiếu các tia gamma, tia X, tia UV.các tia này làm bất dục, tiêu diệt sâu non…chiếu hàng ngày ở những kho rỗng trước khi bảo quản.- Phòng trừ bằng vật lý cơ giới: dùng sàn để rây hoặc dùng biện pháp thủ công , nhặt những hạt bị mọt ăn trước khi đóng gói hoặc bảo quản.
- Phòng trừ bằng thuốc hóa học: dùng các loại thuốc trừ sâu hỗn hợp như:
malathion, Dichlovos, Gastoxin, kháng sinh Stretomycin, penicillin và Terramycin…khi sử dụng các loại thuốc này phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình và điều kiện an toàn cho người,gia súc, môi trường.