1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức từ thực tiễn viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam

90 25 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Các tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách thăng hạng chứcdanh nghề nghiệp đối với viên chức...25 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM MAI TRANG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC TỪ THỰC TIỄN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, 2020

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM MAI TRANG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC TỪ THỰC TIỄN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, chưađược công bố trong công trình nghiên cứu nào Các số liệu, nội dung trong luận vănđảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình

Tác giả

Phạm Mai Trang

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THỰC HIỆN CHÍNH

SÁCH THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC 91.1 Chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức 9

1.2 Thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức 191.3 Các tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách thăng hạng chứcdanh nghề nghiệp đối với viên chức 25

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 282.1 Khái quát về Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 282.2 Thực trạng thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức tại ViệnHàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 332.3 Tổ chức thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối vớiviên chức tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 382.4 Đánh giá chung về tổ chức thực hiện chính sách thăng hạng chức danhnghề nghiệp đối với viên chức tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam 50

Chương 3: MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI

VIỆT NAM 563.1 Mục tiêu và nhiệm vụ 563.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách thăng hạng chức danhnghề nghiệp đối với viên chức tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 61

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Trang 5

Khoa học xã hộiKhoa học xã hội và nhân vănNhà xuất bản

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

theo ngạch viên chức tính đến tháng 12 năm 2019

thăng hạng giai đoạn 2015-2019

thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối vớiviên chức

sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

DANH MỤC CÁC BIỂU

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

lâm KHXH Việt Nam

theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

“Hạng chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyênmôn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp”[18]; “Thăng hạngchức danh nghề nghiệp là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp

ở hạng cao hơn trong cùng một ngành, lĩnh vực”[8] Việc đảm bảo quyền lợi củaviên chức thông qua thăng hạng chức danh nghề nghiệp không chỉ đảm bảo vềquyền nhân thân mà còn đảm bảo quyền lợi vật chất cho viên chức Đối với viênchức, việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp giúp viên chức có cơ hội bồi dưỡng

về chuyên môn, nghiệp vụ và các kĩ năng cơ bản của mình Chính sách thăng hạngchức danh nghề nghiệp đối với viên chức là một yếu tố quan trọng cấu thành trong

hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, không chỉ tác động trực tiếp đến đời sống, năngsuất, hiệu quả công tác của người viên chức mà còn ảnh hưởng đến quan hệ giữacác ngành nghề, đến động lực phát triển và tăng trưởng kinh tế - xã hội Vì vậy,chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức luôn được Nhànước quan tâm, điều chỉnh, bổ sung và cải tiến phù hợp với yêu cầu thực tiễn trongtừng giai đoạn Theo quy định của điều 29, Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyểndụng, sử dụng và quản lý viên chức: “Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viênchức chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn, điềukiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối vớiviên chức” [8]

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam)

là cơ quan khoa học thuộc Chính phủ, có chức năng nghiên cứu cơ bản về KHXH,cung cấp các luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đườnglối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững củađất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện tư vấn về chính sách pháttriển; đào tạo sau đại học về KHXH; tham gia phát triển tiềm lực KHXH của cảnước Trong giai đoạn 2015-2019, việc thực hiện chính sách thăng hạng chức danh

Trang 8

nghề nghiệp đối với viên chức tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã đem lại nhiềuhiệu quả thiết thực: chuyển đổi toàn bộ hệ thống viên chức từ ngạch sang hạng chứcdanh nghề nghiệp; tổ chức các khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghềnghiệp viên chức; tổ chức thi /xét thăng hạng chức cho viên chức theo thẩm quyềnđược giao để đảm bảo chế độ, chính sách cho đội ngũ, động viên các viên chức cócống hiến lâu năm và đã đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn thi /xét thăng hạngchức danh nghề nghiệp; chú trọng đảm bảo quyền lợi cho đội ngũ viên chức toànViện Hàn lâm KHXH Việt Nam khi thực hiện chế độ tiền lương mới từ năm 2021theo Đề án cải cách chính sách tiền lương của Chính phủ.

Tuy vậy, việc thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đốivới viên chức tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chếnhư: các chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chưa đượcduy trì thường xuyên, liên tục; một số chủ trương, chính sách về thăng hạng chứcdanh nghề nghiệp đối với viên chức chưa được triển khai đồng bộ với các ngạchviên chức của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, chủ yếu tập trung vào viên chức cácngạch nghiên cứu viên, chuyên viên, kỹ thuật viên mà chưa có sự quan tâm đến cácngạch khác như thư viện viên, biên tập viên, biên dịch viên…

Thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức làmột nội dung quản lý mới và khó trong công tác phát triển đội ngũ viên chức, cán

bộ quản lý Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Là một viên chức đang công tác tại Ban

Tổ chức cán bộ - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, để kết thúc khóa học này, tôi

chọn đề tài “Thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với

viên chức từ thực tiễn Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam” và mong rằng đề tài có thể

góp phần vào công tác cán bộ ở cơ quan

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tìm hiểu tình hình nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách thăng hạng

chức danh nghề nghiệp đối với viên chức từ thực tiễn Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam” cho thấy đây là một vấn đề mới, chưa có nghiên cứu trực tiếp và đầy đủ Chỉ

có một số ít tác giả đã nghiên cứu, tiếp cận các vấn đề liên quan như sau:

Trang 9

*Viện Khoa học tổ chức nhà nước (2017), Quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ

chuyên môn các ngạch công chức và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Tài liệu gồm các quy định, thông tư của các Bộquy định tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức, tiêu chuẩn chứcdanh nghề nghiệp viên chức [37]

*Nhóm công trình sách, đề tài có:

- Đỗ Phú Hải (2013), Thể chế quản lý viên chức và đội ngũ viên chức trong

các đơn vị sự nghiệp công lập từ năm 1998 đến nay, Báo cáo đề tài cấp cơ sở, Học

viện KHXH, Hà Nội Báo cáo cung cấp đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật vềquản lý viên chức và đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập [13]

- Trần Lưu Trung, Nguyễn Minh Sơn (2017), Quản lý viên chức dịch vụ

công – Từ kinh nghiệm thế giới đến thực tiễn ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia,

Hà Nội Cuốn sách trình bày kinh nghiệm về quản lý viên chức dịch vụ công củamột số quốc gia trên thế giới, từ đó đề xuất cho các nhà hoạch định chính sách trongnước về quản lý dịch vụ công trong giai đoạn hiện nay [25]

*Nhóm công trình luận văn, luận án có:

- Lê Thị Thu Hằng (2014), Thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở

nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện KHXH, Hà

Nội Tài liệu hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận liên quan đến thểchế quản lý viên chức khoa học, công nghệ; xác định khái niệm, đặc điểm, nộidung, hình thức, tiêu chí đánh giá thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ;chỉ ra mô hình thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở một số quốc giatrên thế giới và gợi mở cho Việt Nam Tài liệu đồng thời đánh giá thực trạng phápluật về thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ và thực tiễn áp dụng thể chếquản lý viên chức, khoa học, công nghệ ở Việt Nam hiện nay; xác định các quanđiểm và đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ

ở Việt Nam [15]

- Nguyễn Thị Thu Hương (2016), Thực hiện pháp luật về viên chức trong

trường đại học ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà

Trang 10

Nội Tác giả trình bày những vấn đề lý luận thực hiện pháp luật về viên chức trongtrường đại học; phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về viên chứctrong trường đại học, từ đó đưa ra các giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về viênchức trong trường đại học ở Việt Nam trong thời gian tới [17]

- Hoàng Minh Tuấn (2017), Quản lý nhà nước về viên chức từ thực tiễn các

đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện KHXH, Hà Nội Tài liệu nghiên cứu

những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với viên chức và pháp luật quản lýviên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập; phân tích thực trạng viên chức vàquản lý nhà nước về viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Trungương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; trình bày quan điểm và đề xuất giảipháp hoàn thiện về quản lý nhà nước đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệpcông lập ở Việt Nam giai đoạn hiện nay [26]

- Phan Trọng Hào (2014), Chính sách đối với viên chức khoa học từ thực

tiễn tại Viện Hàn KHXH xã hội Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã

hội Luận văn trình bày lý luận về chính sách đối với viên chức khoa học; phân tích

thực trạng chính sách đối với viên chức khoa học tại Viện Hàn lâm KHXH ViệtNam; đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách đối với viên chức khoa học [14]

- Nguyễn Thị Vân Anh (2018), Phát triển đội ngũ viên chức khoa học tại

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện

KHXH, Hà Nội Luận văn trình bày những vấn đề lý luận chung về phát triển độingũ viên chức khoa học; đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ viên chức khoa họctại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ viênchức khoa học cho Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam [1]

- Chu Thành Công (2018), Quản lý nhà nước về đào tạo các chức danh tư

pháp từ thực tiễn Học viện Tư pháp, Luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH, Hà Nội.

Tài liệu hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về đào tạo các chứcdanh tư pháp; phân tích và đánh giá thực tiễn quản lý nhà nước về đào tạo các chứcdanh tư pháp tại Học viện Tư pháp; đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý

Trang 11

nhà nước về đào tạo các chức danh tư pháp cho Học viện Tư pháp trong giai đoạn tới [11]

*Nhóm công trình bài báo, tạp chí có:

- Nguyễn Thị Huế, Lê Thị Hồng Anh (2016), Tuyển dụng và thăng hạng

chức danh nghề nghiệp đối với giảng viên đại học ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học

giáo dục, số 129, tr.25-28 Bài viết phân tích và trình bày việc tuyển dụng giảngviên đại học và thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giảng viên, từ đó đề xuất1) cần xác định quy trình tuyển dụng giảng viên đại học khác với quy trình tuyểndụng viên chức thông thường và 2) hoàn thiện các quy định pháp luật về chức danhnghề nghiệp giảng viên đại học [16]

- Trần Thị Thơi (2019), Một số quan điểm và giải pháp xây dựng tiêu chuẩn

chức danh nghề nghiệp của viên chức trong bối cảnh hiện nay, Trang thông tin điện

tử Viện Khoa học Tổ chức nhà nước – Bộ Nội vụ,

quan-di-m-va-gi-i-phap-xay-d-ng-tieu-chu-n-ch-c-danh-ngh-nghi-p-c-a-vien-ch-c-trong-b-i-c-nh-h.aspx Bài viết trình bày quan điểm xây dựng hệ thống danh mục,tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức và đề xuất các giải pháp xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức trong bối cảnh hiện nay [23]

http://isos.gov.vn/Thongtinchitiet/tabid/84/ArticleId/972/language/vi-VN/M-t-s-Có thể thấy các công trình kể trên đã đề cập một số vấn đề lý luận và thựctiễn về công tác quản lý viên chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập,viên chức khoa học Đây là nguồn tài liệu có giá trị cho hướng nghiên cứu của đềtài, là cơ sở để luận văn kế thừa có chọn lọc phục vụ cho công tác nghiên cứu Mặc

dù các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến các khía cạnh liên quan của côngtác quản lý viên chức, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào hướng tới đối tượng

nghiên cứu là thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên

chức Trong phạm vi nghiên cứu tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, có một số

công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ viên chức khoa học, chính sách đối với

viên chức khoa học Cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp về thực

hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức từ thực tiễn Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

Trang 12

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện

chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức tại Viện Hàn lâmKHXH Việt Nam, luận văn đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả việc thựchiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp tại Viện Hàn lâm KHXH ViệtNam trong thời gian tới

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn tập trung làm rõ các nội dung:

+ Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

+ Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách thăng hạng chức danhnghề nghiệp đối với viên chức tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam từ năm 2015 đếnnăm 2019, rút ra những nhận định về thành công, hạn chế và nguyên nhân

+ Đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách thăng hạng chứcdanh nghề nghiệp đối với viên chức tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tới năm2030

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề

nghiệp đối với viên chức tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quanđiểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam làm phương pháp luận cơ bản thực hiện nghiêncứu

Trang 13

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê,

phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh

- Phương pháp thống kê:

+ Dữ liệu sơ cấp: Tác giả dùng phương pháp điều tra thông tin qua phỏng vấntrực tiếp và điều tra bằng bảng hỏi đối với những viên chức đang làm việc tại ViệnHàn lâm KHXH Việt Nam về quá trình tổ chức, ưu điểm và hạn chế trong thực hiệnchính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

+ Dữ liệu thứ cấp: Tác giả dùng phương pháp nghiên cứu tại bàn Dữ liệu thứcấp gồm các số liệu, thông tin về thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam được cung cấp

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Dựa trên những dữ liệu thống kê sơ cấp

và thứ cấp, tác giả tiến hành tổng hợp và phân tích đưa ra những số liệu có thể sửdụng được trong quá trình so sánh đánh giá

- Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng dữ liệu tổng hợp và phân tích ở được

ở trên, so sánh với lý thuyết và thực trạng thực hiện chính sách thăng hạng chứcdanh nghề nghiệp đối với viên chức, từ đó đưa ra những đánh giá về thành công, tồntại và nguyên nhân làm cơ sở đưa ra đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện chínhsách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa lý luận: Luận văn nghiên cứu, làm rõ các nội dung liên quan đến

chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức, từ đó hình thànhcác tiến trình đề xuất các giải pháp chính sách nhằm tăng cường hiệu quả thực hiệnchính sách

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn,

đánh giá việc thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viênchức tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam giai đoạn 2015-2019, chỉ ra những thànhcông, hạn chế và nguyên nhân Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp tăng

Trang 14

cường thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức tạiViện Hàn lâm KHXH Việt Nam trong thời gian tới năm 2030.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượckết cấu gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về thực hiện chính sách thăng hạng chứcdanh nghề nghiệp đối với viên chức

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghềnghiệp đối với viên chức tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Chương 3: Mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sáchthăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức tại Viện Hàn lâm Khoa học xãhội Việt Nam

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC

1.1 Chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

1.1.1 Khái niệm chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

Chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức do Nhànước ban hành Qua tìm hiểu của tác giả, đến nay chưa có một công trình nghiêncứu nào đưa ra khái niệm cụ thể về chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệpđối với viên chức Để đưa ra được khái niệm chính xác về chính sách thăng hạngchức danh nghề nghiệp đối với viên chức, cần thống nhất cách hiểu chung về chínhsách công, chức danh nghề nghiệp và viên chức

Khái niệm chính sách công

Thuật ngữ “chính sách công” được tiếp cận nghiên cứu từ những góc độ khoahọc khác nhau, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, tác giả tiếp cận qua tham

chiếu 02 khái niệm cơ bản sau: Theo hai tác giả Kraft và Furlong: “Chính sách

công là một quá trình hành động hoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng Nó được kết hợp với các cách thức và mục tiêu chính sách

đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng như các quy định và thông lệ của các cơ quan chức năng thực hiện những chương trình”[27] Theo Nguyễn Hữu Hải:

“Chính sách công là thái độ ứng xử của Nhà nước đối với các vấn đề phát sinh

trong đời sống xã hội được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm thúc đẩy

xã hội phát triển theo định hướng.”[12].

Như vậy, có thể thấy: Chính sách công là hệ thống các cách thức mà Nhà

nước sử dụng để giải quyết một vấn đề công nảy sinh trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã định.

Bàn về thuộc tính của chính sách công, Lê Chi Mai cho rằng: “Chính sáchcông có những đặc trưng có bản: chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước;chính sách công không chỉ là các quyết định (thể hiện trên văn bản) mà còn là

Trang 16

những hành động, hành vi thực tiễn (thực hiện chính sách); chính sách công tậptrung giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mụctiêu xác định; chính sách công gồm nhiều quyết định chính sách có liên quan lẫnnhau.”[18]

Khái niệm viên chức

Khái niệm “viên chức” xuất hiện lần đầu tiên trong Pháp lệnh Cán bộ, công

chức 2003: “Công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch

viên chức hoặc được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội” [19, Điều 1 Khoản 1

Điểm d] Luật Viên chức 2010 đưa ra khái niệm: “Viên chức là công dân Việt Nam

được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”[20, Chương I Điều 2] Theo đó, viên chức được xác

định theo 03 tiêu chí: 1) được tuyển dụng theo vị trí việc làm, 2) làm việc theo chế

độ hợp đồng làm việc; 3) hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ cóyêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sựnghiệp công lập theo quy định của pháp luật Hoạt động của viên chức chỉ thuần túymang tính nghề nghiệp gắn với chuyên môn, nghiệp vụ nhằm cung cấp các dịch vụ

cơ bản cho người dân (giáo dục, y tế, khoa học, văn hóa, thể thao, nghệ thuật…)không nhân danh quyền lực chính trị hay quyền lực công Trong đơn vị sự nghiệp,viên chức được phân loại khác nhau Phân loại theo vị trí việc làm, viên chức đượcchia thành: viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý Phân loạitheo chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạtđộng nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp: viên chức giữ chức danh nghềnghiệp hạng I, hạng II, hạng III và hạng IV

Khái niệm chức danh nghề nghiệp

Nhằm phục vụ cho việc đổi mới cơ chế quản lý viên chức, Luật Viên chức

2010 và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP về Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên

Trang 17

chức đã đưa ra quy định về việc sử dụng “chức danh nghề nghiệp” của viên chức Theo Luật Viên chức 2010:“Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và

năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp”[19, Chương I, Điều 8] Theo quy định tại Điều 31 Luật Viên chức, việc bổ

nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc:Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứngvới vị trí việc làm đó và Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải

có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó [20, Điều 31]

Để cụ thể hóa các quy định của Luật Viên chức và nghị định số

29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, liên quan đến chức danh nghềnghiệp, Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 Quy định về chức danh

nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức bổ sung: “Chức

danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp; được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức”[2, Điều 2].

Mỗi chức danh nghề nghiệp có những đặc điểm riêng theo từng chuyênngành, lĩnh vực do một bộ, cơ quan ngang bộ quản lý Trong từng lĩnh vực hoạtđộng nghề nghiệp, viên chức được phân hạng theo 4 cấp độ từ cao xuống thấp là:chức danh nghề nghiệp hạng I, hạng II, hạng III và hạng IV, gần tương đương với

04 ngạch công chức là cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên caocấp Tùy theo mức độ phức tạp và yêu cầu của từng chuyên ngành, tiêu chuẩnnghiệp vụ đối với viên chức từ hạng IV đến hạng I như sau:

Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I: là viên chức chịu trách nhiệm

tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ có độ phức tạp cao nhất trong ngành và lĩnhvực, đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu cao nhất về năng lực, trình độ và kinhnghiệm công tác chuyên môn, có khả năng tổng hợp cao và giải quyết được nhữngvấn đề phức tạp trong quản lý, dày dặn kinh nghiệm, là những chuyên gia đầungành của khu vực dịch vụ công

Trang 18

Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II: là viên chức chịu trách nhiệm

thực hiện hoặc chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ có độ phức tạp cao trong ngành

và lĩnh vực chuyên môn, biết kết hợp giữa kiến thức, trí tuệ, kinh nghiệm công tác,

có khả năng phân tích tổng hợp đáp ứng được các yêu cầu của vị trí chủ chốt trongđơn vị sự nghiệp công lập

Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III: là viên chức chịu trách

nhiệm thực hiện hoặc chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở mức độ cơ bản, thànhthạo các nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu về năng lực và trình độ công tác chuyênmôn tùy theo ngành nghề, lĩnh vực cụ thể

Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV: là viên chức chịu trách nhiệm

thực hiện nhiệm vụ một số bước cụ thể trong quy trình tổ chức công việc hoặc mộtquy trình tổ chức công việc cụ thể trong ngành, lĩnh vực đáp ứng các yêu cầu tốithiểu về năng lực và trình độ trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ

Khái niệm chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

Dựa vào các khái niệm và nội hàm của chính sách công, viên chức và chức

danh nghề nghiệp đã trình bày ở trên trên, có thể quan niệm: Chính sách thăng hạng

chức danh nghề nghiệp đối với viên chức là sự cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng thông qua những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề về việc bổ nhiệm viên chức giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một ngành, lĩnh vực để tạo điều kiện cho viên chức được cử đi đào tạo nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất, được đảm nhận công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.

Chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức bao gồmcác bộ phận cơ bản sau:

Phạm vi và đối tượng chính sách: Chính sách thăng hạng chức danh nghề

nghiệp đối với viên chức được Nhà nước ban hành hướng đến giải quyết vấn đề liênquan đến chức danh nghề nghiệp cho đối tượng là viên chức Ở mỗi giai đoạn phát

Trang 19

triển khác nhau, Nhà nước sẽ có những tiêu chí cụ thể để xác định tiêu chuẩn chứcdanh nghề nghiệp khác nhau và có những giải pháp tổ chức thi /xét thăng hạng chứcdanh nghề nghiệp viên chức cụ thể Khi được ban hành, chính sách thăng hạng chứcdanh nghề nghiệp đối với viên chức sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên cácđối tượng là viên chức trong phạm vi toàn bộ lãnh thổ quốc gia hoặc ở những đơn vịhành chính lãnh thổ nhất định Việc xem xét phạm vi triển khai chính sách như thếnào, đối tượng được hưởng là ai tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện nguồn lực thựchiện chính sách Khi nguồn lực lớn cho phép chính sách triển khai trên phạm virộng và đối tượng hưởng lợi lớn.

Mục tiêu của chính sách: Chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp

đối với viên chức đặt mục tiêu chung là thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối cho

đối tượng viên chức Thông qua việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối vớiviên chức để đánh giá, lựa chọn được đội ngũ viên chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩnchức danh nghề nghiệp từng hạng Qua đó, cấp có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệmviên chức vào hạng chức danh nghề nghiệp phù hợp và có kế hoạch quản lý, sửdụng, thực hiện các quyền lợi cho viên chức; khắc phục những bất hợp lý về cơ cấuchức danh nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệpcông và phù hợp với quy định hiện hành về quản lý viên chức Chính sách thănghạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức đồng thời động viên, khuyến khíchviên chức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêucầu nhiệm vụ công tác

Giải pháp của chính sách: Trên cơ sở mục tiêu của chính sách thăng hạng

chức danh nghề nghiệp, Nhà nước đưa ra các giải pháp để đạt được mục tiêu củachính sách trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể về không gian, thời gian và cácnguồn lực cần thiết Các giải pháp của chính sách cũng có thể được điều chỉnh và cụthể hóa để phù hợp với từng đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh của từng ngành nghềtrong quá trình triển khai thực hiện chính sách

1.1.2 Chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức ở Việt Nam hiện nay

Một là, chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức nói

chung

Trang 20

Chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được Nhànước ban hành nhằm giải quyết vấn đề thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho cácviên chức Chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức cũnggiống như các chính sách công khác, được thể hiện trong các văn bản quy phạmpháp luật của Nhà nước Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước hiện hành

về thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức gồm có:

Luật Viên chức 2010, Khoản 2 Điều 31 về Bổ nhiệm, thay đổi chức danh

nghề nghiệp quy định: “Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

được thực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.” Theo Khoản 3 Điều 31: “Viên chức được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập

có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.” Điều 31 cũng

quy định: “Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực

hoạt động của viên chức chủ trì, phối hợp với Bộ Nội Vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn Chức danh nghề nghiệp; điều kiện thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức.” [20].

Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng,

sử dụng và quản lý viên chức Nghị định quy định về tuyển dụng, bố trí, phân công,thay đổi và thăng hạng chức danh nghề nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng; biệt phái, bổnhiệm, miễn nhiệm; đánh giá; thôi việc, nghỉ hưu và thẩm quyền quản lý viên chứctrong đơn vị sự nghiệp công lập Quy định về thăng hạng chức danh nghề nghiệp

đối với viên chức, điểm b khoản 1 điều 29 quy định: “Khi thăng hạng từ hạng thấp

lên hạng cao hơn liền kề trong cùng ngành, lĩnh vực phải thực hiện thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.” Khoản 2 điều 29: “Các Bộ quản

lý chức danh nghề nghiệp viênc hức chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Bộ nội vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức” Điều 30 quy định phân công, phân cấp

tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức Điều 31quy định quy trình, thủ tục tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệpviên chức [8]

Trang 21

Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ

sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức,thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơquan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập Nghị định sửa đổi, bổ sungquy định phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghềnghiệp viên chức đối với chức danh tương đương chuyên viên cao cấp, chuyên viênchính, cán sự, chuyên viên [10]

Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ Quy định về

chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức quyđịnh về trình tự, thủ tục xây dựng chức danh nghề nghiệp, thay đổi chức danh nghề

nghiệp đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập Điều 9 quy định: “Viên

chức được đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau: Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu; Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất

và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền; Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn hạng hiện giữ trong cùng ngành, lĩnh vực; Đáp ứng các yêu cầu khác

do Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định.”[2]

Điều 3 quy định việc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối

với viên chức: “Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ” Điều 7 quy định về xây dựng kế hoạch thi

hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chỉ rõ: căn cứ đề nghị chỉ tiêu thăng hạngchức danh nghề nghiệp của các đơn vị, cơ quan được giao thẩm quyền tổ chức thi hoặcxét thăng hạng chức danh nghề nghiệp xây dựng kế hoạch tổ chức thi hoặc xét thănghạng chức danh nghề nghiệp để tổ chức thực hiện theo thẩm quyền quy định Cơ quan

có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức gửi đề

án và kế hoạch đến các cơ quan quy định [2]

Trang 22

Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ Ban hành

quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; quy chế thi thăng hạng chức danh nghềnghiệp đối với viên chức và nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghềnghiệp đối với viên chức [3]

Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019 của Bộ Nội vụ Sửa đổi, bổ

sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức,thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một sốloại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập Vềthăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, thông tư sửa đổi, bổ sung các quyđịnh về căn cứ tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp; tổ chức thi hoặc xétthăng hạng chức danh nghề nghiệp; hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danhnghề nghiệp; xác định người trúng tuyển trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng chứcdanh nghề nghiệp; bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chứctrúng tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp [4]

Bên cạnh đó, chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viênchức còn nằm trong các chương trình, kế hoạch, chủ chương hoạt động của Nhànước, các thông tư liên tịch giữa các bộ, ngành với Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêuchuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, các quyết định phê duyệt kế hoạch tổ chứcthi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức của các bộ, ngành, ủy bannhân dân tỉnh…

Hai là, chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

KHXH

Luật Khoa học và công nghệ: Luật KH&CN năm 2013, năm 2018 đều quy

định chức danh nghiên cứu khoa học và chức danh công nghệ “Chức danh nghiên

cứu khoa học và tên gọi thể hiện trình độ và năng lực nghiên cứu khoa học của cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa học, gồm trợ lý nghiên cứu, nghiên cứu viên, nghiên cứu viên chính, nghiên cứu viên cao cấp” “Chức danh công nghệ là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cá nhân hoạt động trong từng lĩnh vực công nghệ” Luật KH&CN 2013 chưa quy định về việc thăng hạng

Trang 23

chức danh nghề nghiệp đối với viên chức KH&CN Nhưng đến Luật KH&CN

2018, Khoản 3 Điều 19 đã bổ sung: “Người có học vị tiến sĩ hoặc có công trình

nghiên cứu KH&CN xuất sắc hoặc được giải thưởng cao về KH&CN được xét công nhận, bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không phụ thuộc vào năm công tác.”[22].

Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc

sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN Nghị định hướng dẫn chi tiết Điều

19, Điều 22 và Điều 23 của Luật KH&CN về chức danh nghiên cứu khoa học, chứcdanh công nghệ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài KH&CN, ưu đãi trong sửdụng nhân lực, nhân tài hoạt động KH&CN Điều 4 Nghị định quy định hạng chứcdanh khoa học hạng IV là trợ lý nghiên cứu, chức danh khoa học hạng III là nghiêncứu viên, chức danh khoa học hạng II là nghiên cứu viên chính, chức danh khoa họchạng I là nghiên cứu viên cao cấp Hạng chức danh công nghệ gồm chức danh côngnghệ hạng IV là kỹ thuật viên và tương đương, chức danh công nghệ hạng III là kỹ

sư và tương đương, chức danh công nghệ hạng II là kỹ sư chính và tương đương,chức danh công nghệ hạng I là kỹ sư cao cấp và tương đương Điều 6 Nghị định quyđịnh: Người đang giữ hạng chức danh khoa học, hạng chức danh công nghệ tại cácđơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động KH&CN, đáp ứng tiêu chuẩn của hạng chứcdanh cao hơn được xét đặc cách bổ nhiệm vào hạng chức danh khoa học, hạng chứcdanh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc vào năm côngtác nếu trong thời gian giữ hạng chức danh đạt một trong các điều kiện: 1) đạt giảithưởng quốc tế, giải thưởng uy tín trong nước về KH&CN; 2) chủ trì hoặc thực hiệnchính nhiệm vụ KH&CN đặc biệt hoặc nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đặc biệtquan trọng được nghiệm thu ở mức đạt trở lên hoặc chủ trì công trình KH&CNđược ứng dụng mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội; 3) được cấp bằng tiến sĩ,tiến sĩ khoa học; 4) được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư Việc đặc cách

bổ nhiệm vào chức danh khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không qua thithăng hạng, không phụ thuộc vào năm công tác chỉ áp dụng một lần đối với một cánhân hoạt động KH&CN đang giữ hạng chức danh Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan

Trang 24

ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định

bổ nhiệm đặc cách vào chức danh khoa học, chức danh công nghệ hạng II khôngqua thi thăng hạng, không phụ thuộc vào năm công tác trên cơ sở đề xuất của thủtrưởng đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động KH&CN sau khi có ý kiến thốngnhất của Bộ KH&CN Bộ trưởng Bộ KH&CN quyết định bổ nhiệm đặc cách vàochức danh khoa học, chức danh công nghệ hạng I không thi thăng hạng, không phụthuộc vào năm công tác trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi

có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ [9]

Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01/10/2014 quy

định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN.Thông tư quy định về mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cụ thể của cáchạng chức danh nghề nghiệp nhóm chức danh nghiên cứu khoa học (trợ lý nghiêncứu viên (hạng IV), nghiên cứu viên (hạng III), nghiên cứu viên chính (hạng II),nghiên cứu viên cao cấp (hạng I)) và của các hạng chức danh nghề nghiệp nhómchức danh công nghệ (kỹ thuật viên (hạng IV), kỹ sư (hạng III), kỹ sư chính (hạngII), kỹ sư cao cấp (hạng I)) [6]

Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHCN-BNV-BTC ngày

06/11/2015 của Bộ KH&CN, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chínhsách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN Mục 2 Thông tư quy địnhtiêu chuẩn, hồ sơ, quy trình và hội đồng xét đặc cách bổ nhiệm vào hạng chức danhnghề nghiệp cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc năm công tác.Theo đó, cá nhân hoạt động KH&CN đang giữ hạng chức danh nghiên cứu khoahọc, chức danh công nghệ được xét đặc cách bổ nhiệm vào hạng chức danh nghiêncứu khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụthuộc vào năm công tác khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư liêntịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV , trừ tiêu chuẩn về thời gian giữ hạng chứcdanh và tiêu chuẩn chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.Các cá nhân nộp hồ sơ theo quy định tại đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động

Trang 25

KH&CN nơi công tác Đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động KH&CN căn cứ kếtquả rà soát vị trí việc làm và cơ cấu hạng chức danh viên KH&CN thông báo nhucầu về việc thăng hạng chức danh cho cá nhân đang giữ hạng chức danh nghiên cứukhoa học, chức danh công nghệ Đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động KH&CNlập danh sách, kèm theo hồ sơ viên chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện để xemxét hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm vào hạng chức danh caohơn Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động KH&CN thông báo kếtquả xét và quyết định bổ nhiệm đặc cách từ chức danh nghiên cứu khoa học, chứcdanh công nghệ hạng IV lên hạng III Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương thông báo kết quả xét và quyết định bổ nhiệm đặc cách từ chức danh nghiêncứu khoa học, chức danh công nghệ hạng III lên hạng II sau khi có ý kiến thốngnhất của Bộ KH&CN.[7]

1.2 Thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

1.2.1 Khái niệm

Theo Nguyễn Hữu Hải: “Thực hiện chính sách là quá trình biến các chính

sách thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước, nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đã đề ra Thực hiện chính sách đồng thời là toàn bộ quá trình hoạt động của chủ thể theo các cách thức khác nhau nhằm hiện thực hóa nội dung chính sách một cách có hiệu quả”[13,

tr.127]

Theo tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính của Bộ Nội vụ: “Với tư

cách là giai đoạn thứ hai của chu trình chính sách công, thực hiện chính sách công

là quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực hiện chính sách công và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách công”[4, tr.75]

Về mặt bản chất, chính sách là kết tinh ý chí của chủ thể về phương thức tácđộng đến các đối tượng nên được coi như những dạng thức vật chất đặc biệt Vìvậy, chính sách cần phải có những chức năng nhất định để tồn tại Tuy nhiên, chức

Trang 26

năng của chính sách chỉ được thực hiện hóa khi nó tham gia vào quá trình vận động,triển khai thực thi trong đời sống xã hội Tổ chức thực hiện chính sách là yêu cầu tấtyếu khách quan để duy trì sự tồn tại của chính sách với tư cách là công cụ vĩ môtheo yêu cầu quản lý của nhà nước và cũng để đạt mục tiêu mà chính sách theo

đuổi Như vậy, có thể hiểu: Thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình hoạt động

của các chủ thể theo các cách thức khác nhau nhằm hiện thực hóa nội dung chính sách một cách hiệu quả.

Từ những luận giải trên, cùng với khái niệm chính sách thăng hạng chức

danh nghề nghiệp đối với viên chức đã được hệ thống, xây dựng ở mục 1.1.1, tác

giả đi đến khái niệm cơ bản về thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề

nghiệp đối với viên chức như sau: Thực hiện chính sách thăng hạng chức danh

nghề nghiệp đối với viên chức là toàn bộ quá trình đưa chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức vào đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với đối tượng cụ thể là viên chức trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định.

Quá trình thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối vớiviên chức cũng giống với quá trình thực hiện chính sách công khác, gồm hai nộidung cơ bản là: ban hành các văn bản thực thi chính sách và tổ chức thực hiện chínhsách Trong phạm vi luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thựctrạng thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức từthực tiễn Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam ở nội dung thứ hai của quá trình thực hiệnchính sách đó là công tác tổ chức thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghềnghiệp đối với viên chức

1.2.2 Ý nghĩa, tầm quan trọng của thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

Thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

có ý nghĩa, tầm quan trọng trong chu trình chính sách thăng hạng chức danh nghềnghiệp đối với viên chức và trong quá trình công tác, hoạt động nghề nghiệp củaviên chức

Trang 27

Trong chu trình chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức, thực hiện chính sách là một khâu hợp thành chu trình chính sách, là toàn bộ

quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực với các đối tượngquản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định Nếu thiếu vắng công đoạn thực hiện chínhsách thì chu trình chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chứckhông thể tồn tại Tổ chức thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệpđối với viên chức là trung tâm kết nối các bước trong chu trình chính sách thănghạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức, tạo thành một hệ thống, nhất là vớihoạch định chính sách Hoạch định chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệpđối với viên chức đúng, có chất lượng là rất quan trọng nhưng thực hiện đúng chínhsách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức còn quan trọng hơn.Chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức nếu không được tổchức thực hiện thì sẽ thành khẩu hiệu suông, không có ý nghĩa và ảnh hưởng đến uytín của chủ thể hoạch định và ban hành chính sách Nếu chính sách thăng hạng chứcdanh nghề nghiệp đối với viên chức không được thực hiện đúng sẽ dẫn đến sự thiếutin tưởng và phản ứng của viên chức đối với Nhà nước Từ đó gây ra những khókhăn, bất ổn cho Nhà nước trong công tác quản lý So với các khâu khác trong chutrình chính sách thì thực hiện chính sách có vị trí đặc biệt quan trọng, là bước hiệnthực hóa chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trong đờisống xã hội Qua thực hiện có thể biết được chính sách thăng hạng chức danh nghềnghiệp đối với viên chức có đúng, phù hợp và đi vào cuộc sống hay không Quátrình thực hiện với những hoạt động thực tiễn cho phép phân tích, đánh giá chínhsách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trên cơ sở thực tiễnthuyết phục Từ đó, góp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách cho phùhợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống

Trong quá trình công tác, hoạt động nghề nghiệp của viên chức, thực hiện

chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức tạo cơ hội cho viênchức được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…

Trang 28

1.2.3 Quy trình tổ chức thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề

nghiệp đối với viên chức

1.2.3.1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách là khâu đầu tiên trong quytrình tổ chức thực hiện chính sách nói chung và tổ chức thực hiện chính sách thănghạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức nói riêng Quá trình tổ chức thựchiện chính sách diễn ra trong một thời gian dài, phức tạp nên các cơ quan nhà nướccần thiết lập kế hoạch triển khai thực hiện chính sách để có thể chủ động trong cảquá trình Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghềnghiệp đối với viên chức cần được xây dựng trước khi áp dụng chính sách Các cơquan nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch triểnkhai thực hiện, tập trung vào các nội dung cơ bản như sau:

Một là, kế hoạch triển khai thực hiện chính sách cần đảm bảo những dự kiến

về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp, nhân sự tham gia, dự kiến về cơ chếtrách nhiệm của cán bộ quản lý và viên chức thực hiện, cơ chế tác động giữa các cấpthực hiện chính sách

Hai là, xác định kế hoạch cung cấp các nguồn lực dự kiến về cơ sở hạ tầng,

trang thiết bị kỹ thuật, tài chính, vật tư văn phòng phẩm… phục vụ cho tổ chức thựchiện chính sách

Ba là, xác định thời gian tổ chức thực hiện chính sách thông qua dự kiến về

thời gian duy trì chính sách, dự kiến các bước tổ chức thực hiện chính sách Xácđịnh mục tiêu cần đạt được của mỗi bước và thời gian dự kiến thực hiện mục tiêu

Bốn là, xây dựng kế hoạch kiểm tra thực hiện chính sách: kiểm tra về tiến

độ, hình thức; dự kiến phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách

Năm là, xây dựng nội quy, quy chế thực hiện chính sách thăng hạng chức

danh nghề nghiệp đối với viên chức, bao gồm: nội quy, quy chế về tổ chức, điềuhành; trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ viên chức, công chức và các

cơ quan nhà nước tham gia điều hành chính sách; các biện pháp khen thưởng, kỷluật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực hiện chính sách…

Trang 29

Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệpđối với viên chức ở cấp nào sẽ do lãnh đạo cấp đó xem xét thông qua Sau khi đượcthông qua, kế hoạch sẽ mang giá trị pháp lý, được mọi cán bộ viên chức thực hiện.Trong trường hợp cần điều chỉnh kế hoạch triển khai thực hiện chính sách thì việcnày cũng do cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định.

1.2.3.2 Phổ biến, tuyên truyền về chính sách

Sau khi bản kế hoạch triển khai thực hiện chính sách thăng hạng chức danhnghề nghiệp đối với viên chức được thông qua, cơ quan nhà nước tiến hành tổ chứcthực hiện theo kế hoạch Để kế hoạch được thực hiện có hiệu quả, việc trước tiên cơquan nhà nước cần phổ biến, tuyên truyền, vận động cán bộ viên chức tham gia thựchiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức Việc làm này

có ý nghĩa đối với cả các đối tượng chính sách (cán bộ viên chức) và cả các cán bộviên chức, công chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách Đối với các đốitượng chính sách, việc làm này sẽ giúp họ hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chínhsách thăng hạng chức danh nghề nghiệp, tính đúng đắn của chính sách trong điềukiện hoàn cảnh nhất định, và tính khả thi của chính sách… để họ tự giác thực hiệntheo yêu cầu quản lý của nhà nước Đối với cán bộ viên chức, công chức có tráchnhiệm tổ chức thực hiện chính sách thì việc phổ biến, tuyên truyền, vận động cán bộviên chức tham gia thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối vớiviên chức giúp họ nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sáchđối với đời sống, từ đó chủ động, tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp với việcthực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch triểnkhai thực hiện chính sách được giao

Việc phổ biến, tuyên truyền về chính sách thăng hạng chức danh nghềnghiệp đối với viên chức cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, trong suốt quátrình tổ chức thực hiện chính sách để các cán bộ viên chức luôn củng cố lòng tinvào chính sách và tích cực thực hiện chính sách

Có nhiều hình thức phổ biến, tuyên truyền chính sách thăng hạng chức danhnghề nghiệp đối với viên chức nói riêng như tiếp xúc trực tiếp, trao đổi với các cán

Trang 30

bộ viên chức tiếp nhận hay gián tiếp qua các phương tiện: thư điện tử, bảng tin…

Cơ quan tổ chức thực hiện chính sách tùy thuộc vào điều kiện cụ thể để lựa chọnhình thức phổ biến, tuyên truyền thích hợp

1.2.3.3 Phân công, phối hợp thực hiện chính sách

Bước thứ ba trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách nói chung và chínhsách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức nói riêng là phân công,phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt Cũnggiống như các chính sách công khác, chính sách thăng dạng chức danh nghề nghiệpđược thực hiện trong phạm vi rộng nên số lượng cán bộ viên chức và đơn vị thamgia thực hiện chính sách là rất lớn Bởi vậy, để thực hiện chính sách thăng hạngchức danh nghề nghiệp đối với viên chức được hiệu quả thì cần phải tiến hành phâncông, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp, các yếu tố tham gia thựchiện chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách.Thường có sự phân công cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp thực hiện chính sáchthăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức Hoạt động phân công, phốihợp thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức diễn

ra theo tiến trình thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối vớiviên chức một cách chủ động, sáng tạo, linh hoạt để luôn duy trì chính sách được ổnđịnh, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách

1.2.3.4 Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách

Theo dõi kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghềnghiệp đối với viên chức là hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức có thẩmquyền thực hiện thông qua các công cụ hữu ích nhằm làm cho các chủ thể thực hiệnchính sách nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp theo địnhhướng chính sách Hoạt động theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sáchthăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức vừa có tác động thức đẩy cácchủ thể nỗ lực nhiều hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ, vừa có tác dụng phòng,chống những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách thăng hạng chứcdanh nghề nghiệp đối với viên chức, vì quá trình triển khai thực hiện chính sách,không phải đơn vị, bộ phận nào cũng làm tốt, làm nhanh như nhau

Trang 31

1.2.3.5 Đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách

Tổ chức thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viênchức được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách Cần thiết đánh giátổng kết việc thực hiện chính sách Đánh giá tổng kết việc thực hiện chính sách làquá trình: 1) xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành, chấp hành chính sách của cácchủ thể thực hiện chính sách; 2) xem xét chức năng của các tổ chức chính trị, chínhtrị - xã hội và xã hội trong việc thực hiện chính sách và 3) xem xét, đánh giá việcthực hiện chính sách của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách (bao gồm cácđối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách) Có thể đánh giátổng kết theo từng phần và toàn bộ kết quả thực hiện chính sách Đánh giá toàn bộđược thực hiện sau khi kết thức chính sách Cơ sở để đánh giá, tổng kết công tác chỉđạo, điều hành thực hiện chính sách là kế hoạch triển khai thực hiện chính sáchđược giao và những nội quy, quy chế được xây dựng ở bước 1, kết hợp sử dụng cácvăn bản liên tịch giữa các cơ quan nhà nước và các văn bản quy phạm khác để xemxét tình hình phối hợp chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách thăng hạng chứcdanh nghề nghiệp của các cơ quan, tổ chức, đơn vị

1.3 Các tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

Đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách công nói chung và chính sáchthăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức nói riêng là việc xem xét, nhậnđịnh về giá trị các kết quả đạt được khi ban hành và thực hiện chính sách Việc đánhgiá việc tổ chức thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối vớiviên chức là cần thiết để từ đó có những biện pháp điều chỉnh phù hợp với đòi hỏithực tế để đạt được các mục tiêu mong đợi Hiện nay, chưa có bộ tiêu chí để đánhgiá việc thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chứcmột cách khoa học và hệ thống Tổng hợp các tiêu chí đánh giá, tác giả xây dựngcác tiêu chí đánh giá việc thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệpđối với viên chức tập trung vào những phương diện sau đây:

- Tính hiệu lực của chính sách phản ánh mức độ tác động, ảnh hưởng củachính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trên thực tế, làm

Trang 32

biến đổi hoặc duy trì thực tế theo mong muốn của Nhà nước Tính hiệu lực của chính sách thể hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu đề ra.

- Tính hiệu quả của chính sách phản ánh tương quan so sánh giữa kết quả dochính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức đưa lại với chi phí

đã bỏ ra Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích thường được sử dụng để xác địnhhiệu quả của chính sách Nếu không quan tâm tính toán hiệu quả sẽ dẫn đến lãngphí, thất thoát tiền của và kinh phí từ ngân sách nhà nước

- Tính công bằng của chính sách thể hiện ở chỗ thông qua chính sách thănghạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức, Nhà nước thực hiện phân phối lạithu nhập giữa các đối tượng viên chức, đồng thời trợ giúp cho các đối tượng viênchức khắc phục tình trạng bất bình đẳng về thu nhập với các nhóm xã hội Tínhcông bằng của chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp còn thể hiện ở sựphân bổ hợp lý các chi phí và lợi ích, các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể thamgia thực hiện chính sách và các nhóm đối tượng viên chức liên quan đến chính sách

- Tác động của chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đến các đốitượng viên chức hưởng lợi từ chính sách Tác động của chính sách phản ánh kết quảđầu ra hay kết quả cuối cùng của chính sách Đây là một tiêu chí rất quan trọngtrong đánh giá thực hiện chính sách nhưng cũng là khâu khó khăn nhất trong đánhgiá việc thực hiện chính sách, bởi vì rất khó đo lường các tác động Để đánh giáchính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức đã tác động đến đốitượng viên chức như thế nào, cần xem xét việc viên chức được hưởng những lợi ích

gì từ chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức của Chínhphủ và các lợi ích đó đã giúp họ những gì trong phát triển công việc và tăng thunhập Việc đánh giá tác động này không thể căn cứ vào những ý kiến chủ quan củacác cấp chính quyền, mà phải được đo lường bằng mức độ hài lòng của viên chức

về các lợi ích được hưởng Cần thiết tổ chức các cuộc khảo sát lấy ý kiến đánh giácủa viên chức, đối tượng hưởng lợi từ chính sách thăng hạng chức danh nghềnghiệp đối với viên chức

Trang 33

Tiểu kết chương 1

Chương 1 tác giả tìm hiểu, trình bày và hệ thống hóa khái niệm và nội hàmchính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; chính sách thănghạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở kếthừa kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước, tác giả hệ thống vàxây dựng khái niệm và một số vấn đề về thực hiện chính sách thăng hạng chức danhnghề nghiệp đối với viên chức Quy trình tổ chức thực hiện chính sách thăng hạngchức danh nghề nghiệp đối với viên chức cũng giống như quy chình tổ chức thựchiện chính sách công khác gồm 5 bước: 1) xây dựng kế hoạch triển khai thực hiệnchính sách; 2) phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách; 3) phân công, phối hợpthực hiện chính sách; 4) theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách và 5)đánh giá tổng kết thực hiện chính sách Tác giả đồng thời tìm hiểu các yếu tố ảnhhưởng đến tổ chức thực hiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối vớiviên chức Chương 1 chính là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức thựchiện chính sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức tại Viện Hànlâm KHXH Việt Nam sẽ được trình bày cụ thể ở chương 2

Trang 34

Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC

TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

2.1 Khái quát về Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có tiền thân từ Ban nghiên cứu Lịch sử - Địa

lý - Văn học được thành lập ngày 02/12/1953 Đến nay Viện Hàn lâm KHXH ViệtNam có quá trình phát triển với nhiều tên gọi khác nhau: Ban Nghiên cứu Lịch sử -Địa lý - Văn học, Ban Nghiên cứu Văn học - Lịch sử - Địa lý, Ban KHXH (trựcthuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước), Viện KHXH, Ủy ban KHXH Việt Nam, Trungtâm KHXH&NV Quốc gia, Viện KHXH Việt Nam Từ ngày 22/02/2013, chínhthức mang tên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Hiện nay, Viện Hàn lâm KHXHViệt Nam là nơi tập trung các nhà KHXH đầu ngành, có trụ sở chính tại Hà Nội, và

có Viện KHXH vùng Trung Bộ đặt tại Đà Nẵng, Viện KHXH vùng Nam Bộ đặt tạithành phố Hồ Chí Minh, Viện KHXH vùng Tây Nguyên đặt tại Buôn Ma Thuột,Đăk Lăk Học viện KHXH trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam được thànhlập trên cơ sở thống nhất 17 cơ sở đào tạo trước đây thuộc các viện nghiên cứuchuyên ngành Học viện KHXH là cơ sở đào tạo sau đại học về các ngành KHXHvới 58 chuyên ngành đào tạo Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có 32 tạp chí khoahọc được xuất bản bởi các viện nghiên cứu thành viên Thư viện KHXH thuộc ViệnHàn lâm KHXH Việt Nam là thư viện tổng hợp và đa ngành có nguồn tài nguyênthông tin phong phú và đa dạng về các lĩnh vực KHXH

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã ký văn bản hợp tác khoa học với nhiềuviện nghiên cứu và trường đại học trên thế giới: Viện Hàn lâm khoa học Nga, ViệnHàn lâm KHXH Trung Quốc, Hội đồng KHXH Pháp, Hội đồng KHXH Hoa Kỳ,Đại học quốc gia Tokyo (Nhật Bản), Đại học Yonsei (Hàn Quốc), Viện Hàn

Trang 35

lâm Hoàng gia Campuchia, Viện KHXH quốc gia Lào… Viện Hàn lâm KHXH ViệtNam đồng thời mở rộng các quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế đa phươngnhằm chia sẻ thông tin, trao đổi học thuật, phối hợp nghiên cứu, hội thảo và đào tạocán bộ Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam là thành viên của Hội các Viện Hàn lâm thếgiới.

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng vào sự pháttriển của KHXH&NV của đất nước Hàng nghìn đầu sách đã được công bố Hàngvạn bài báo khoa học của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

đã được đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước Nhiều chương trìnhnghiên cứu độc lập cấp Nhà nước và cấp Bộ được thực hiện thuộc các lĩnh vựcchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Nhiều hội thảo lớn, quốc tế và quốc gia do ViệnHàn lâm KHXH Việt Nam chủ trì đạt kết quả tốt

2.1.2 Bộ máy tổ chức

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trải qua quá trình hơn 65 năm liên tục pháttriển Bộ máy tổ chức hoàn chỉnh theo cơ cấu đứng đầu là Chủ tịch Viện và Hộiđồng khoa học Dưới Chủ tịch Viện và Hội đồng khoa học có 3 Phó Chủ tịch Dướicác Phó Chủ tịch là các ban chức năng (4 ban), khối khoa học xã hội (10 viện, 1trung tâm), khối khoa học nhân văn (10 viện), khối vùng và quốc tế (11 viện), khốicác đơn vị khác (8 cơ quan)

Sơ đồ tổ chức của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam xem phụ lục 1

2.1.3 Đội ngũ viên chức

Đội ngũ viên chức Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam hiện nay có 1.898 người,trong đó có 1.622 cán bộ biên chế làm việc theo các ngạch viên chức và hưởnglương từ ngân sách nhà nước và 276 hợp đồng lao động [35] Thống kê đội ngũviên chức và người lao động Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam hiện nay thấy nhữngđiểm sau:

- Cơ cấu theo giới tính: viên chức và người lao động nữ (61,22%) chiếm tỷ

trọng cao hơn cán bộ công chức, viên chức nam (hơn 38,78%) [35]

Trang 36

Biểu 2.1: Cơ cấu theo giới tính đội ngũ viên chức và người lao động

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

Nam Nữ

(Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ và tổng hợp của tác giả)

- Cơ cấu theo độ tuổi: Đội ngũ viên chức và người lao động tại Viện Hàn

lâm KHXH Việt Nam phần đông đang ở độ tuổi lao động sung sức (44,89% dưới 35tuổi) [35] Đây là một lực lượng lao động ở vào giai đoạn sung sức nhất cả về thểlực và trí lực, đồng thời, đã có những kinh nghiệm làm việc nhất định

Biểu 2.2: Cơ cấu theo độ tuổi đội ngũ viên chức và người lao động

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

<35 0

<35 36-45 46-55 >56

(Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ và tổng hợp của tác giả)

Trang 37

- Cơ cấu theo trình độ: Đội ngũ viên chức và người lao động Viện Hàn lâm

KHXH Việt Nam có trình độ, được đào tạo cơ bản và nâng cao Có 70,86% trình độtrên đại học, trong đó 26,77% trình độ tiến sĩ và 44,09% trình độ thạc sĩ Cán bộviên chức trình độ đại học chiếm tỉ lệ 19,92% Đây đa phần là đội ngũ cán bộ viênchức trẻ, mới được tuyển dụng, tuổi đời dưới 35 Một số ít cán bộ viên chức có trình

độ khác như cao đẳng (0,79%), trung cấp (6,85%) và chưa qua đào tạo 1,58% tổng

số viên chức và người lao động Đây là những cán bộ làm công tác lái xe, bảo vệ,vật tư… [35]

Biểu 2.3: Cơ cấu theo trình độ viên chức và người lao động

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân Cao đẳng Trung cấp PTTH

(Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ và tổng hợp của tác giả)

- Cơ cấu theo ngạch viên chức: Đội ngũ viên chức Viện Hàn lâm KHXH

Việt Nam được phân vào 14 ngạch viên chức Tuy nhiên, tập trung chủ yếu ở ngạchnghiên cứu với 1.035 người, chiếm 63,81% Tiếp đến là ngạch chuyên viên với 262người, chiếm 16,15%; ngạch thư viện với 85 người, chiếm 5,24% Các ngạch viênchức khác chỉ có từ 3 đến 58 người, chiếm tỷ lệ từ 0,18% đến 3,58% [35]

Trang 38

Bảng 2.1: Cơ cấu đội ngũ viên chức Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam theo ngạch viên chức tính đến tháng

(Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ và tổng hợp của tác giả)

- Cơ cấu theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp: Đội ngũ viên chức Viện

Hàn lâm KHXH Việt Nam phần đông là hạng III theo tiêu chuẩn chức danh nghềnghiệp (1.017 người, chiếm 62,70%) Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II có

455 người, chiếm 28,05% và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng I chỉ có 150người, chiếm 9,24% [35]

Biểu 2.4: Cơ cấu đội ngũ viên chức Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam theo tiêu

chuẩn chức danh nghề nghiệp

150

455 1017

Hạng I Hạng II Hạng III

(Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ và tổng hợp của tác giả)

Trang 39

2.2 Thực trạng thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Như phần trên đã trình bày, viên chức Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đượcphân vào 14 ngạch viên chức Tuy nhiên qua tìm hiểu của tác giả, chỉ có một sốngạch viên chức được thăng hạng chức danh nghề nghiệp Đó là các ngạch thuộcchức danh nghề nghiệp các chuyên ngành: khoa học và công nghệ (nghiên cứu viên,

kỹ sư), hành chính (chuyên viên) và văn hóa (thư viện viên, di sản viên, họa sĩ)

2.2.1 Thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành khoa học và công nghệ

Chức danh nghề nghiệp chuyên ngành khoa học và công nghệ bao gồmnghiên cứu viên và kỹ sư các hạng IV, III, II, I Là cơ quan nghiên cứu KHXH&NVđầu ngành trong cả nước, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam quy tụ nhiều viên chứcchuyên ngành KH&CN Đây cũng là đội ngũ viên chức nhận được sự quan tâm, chútrọng đào tạo và phát triển nhất trong toàn Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Giaiđoạn 2015-2019, nhiều viên chức chuyên ngành KH&CN tại Viện Hàn lâm KHXHViệt Nam được thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ nghiên cứu viên hạng III lênhạng II; hạng II lên hạng I; kỹ sư hạng III lên hạng II Có hai hình thức thăng hạngchức danh nghề nghiệp chuyên ngành KH&CN là cử viên chức tham dự thi và xétđặc cách thăng hạng chức danh nghề nghiệp

*Cử viên chức tham dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành KH&CN

Năm 2016, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cử viên chức tham dự kỳ thithăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành KH&CN từ hạng III lên hạng II

do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hàng năm, sau khi nhận công văn của BộKhoa học và Công nghệ về việc cử viên chức tham dự thi thăng hạng chức danhnghề nghiệp chuyên ngành KH&CN từ hạng III lên hạng II, Viện Hàn lâm KHXHViệt Nam (thông qua Ban Tổ chức cán bộ) tiến hành rà soát, cử viên chức có đủđiều kiện, tiêu chuẩn dự thi theo quy định dự thi Việc cử viên chức dự thi thănghạng chức danh nghề nghiệp căn cứ vào vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghềnghiệp và nhu cầu của đơn vị thuộc, trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

Trang 40

Viên chức được cử dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngànhKH&CN hạng cao hơn khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định Sau khi ràsoát các viên chức đủ điều kiện dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyênngành KH&CN hạng cao hơn, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam gửi công văn danhsách kèm hồ sơ viên chức sang Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ KH&CN tổ chức thi

và công bố kết quả thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành KH&CN

*Xét đặc cách thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành KH&CN

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, sựtham mưu của Ban Tổ chức cán bộ sau khi nghiên cứu các văn bản quy phạm phápluật và trao đổi với các Bộ, ngành có liên quan; Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổchức xét đặc cách thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành KH&CN caohơn không qua kỳ thi thăng hạng, không phụ thuộc vào năm công tác đối với viênchức có chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên hạng III và hạng II làm việc tại cácđơn vị thuộc và trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Viên chức đáp ứng đủtiêu chuẩn, điều kiện xét đặc cách thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngànhKH&CN cao hơn nộp hồ sơ tại đơn vị đang công tác Các đơn vị thuộc và trựcthuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam gửi Công văn đề nghị xét đặc cách thănghạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành KH&CN cao hơn, kèm theo danh sáchtrích ngang và hồ sơ ứng viên về Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (qua Ban Tổ chứccán bộ) Ban Tổ chức cán bộ tổng hợp, rà soát, lập danh sách kèm theo hồ sơ viênchức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định để trình cấp có thẩm quyền Việcxét đặc cách thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành KH&CN cao hơn, cụthể như sau:

- Đối với xét đặc cách thăng hạng chức danh nghiên cứu viên hạng III lên

nghiên cứu viên hạng II: Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam quyết định thành

lập Hội đồng xét đặc cách Hội đồng có nhiệm vụ kiểm tra, thẩm định điều kiện,tiêu chuẩn theo quy định và bỏ phiếu kín cho từng trường hợp, sau đó báo cáo kếtquả để Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam xem xét ký quyết định bổ nhiệmvào chức danh nghiên cứu viên hạng II

Ngày đăng: 11/01/2021, 15:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Vân Anh (2018), “Phát triển đội ngũ viên chức khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trong bối cảnh hiện nay”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển đội ngũ viên chức khoa học tại ViệnHàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh
Năm: 2018
9. Chu Thành Công (2018), “Quản lý nhà nước về đào tạo các chức danh tư pháp từ thực tiễn Học viện Tư pháp”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về đào tạo các chức danh tư pháptừ thực tiễn Học viện Tư pháp
Tác giả: Chu Thành Công
Năm: 2018
11. Đỗ Phú Hải (2013), “Thể chế quản lý viên chức và đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập từ năm 1998 đến nay”, Báo cáo đề tài cấp cơ sở, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể chế quản lý viên chức và đội ngũ viên chức trong cácđơn vị sự nghiệp công lập từ năm 1998 đến nay
Tác giả: Đỗ Phú Hải
Năm: 2013
12. Phan Trọng Hào (2014), “Chính sách đối với viên chức khoa học từ thực tiễn tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách đối với viên chức khoa học từ thực tiễn tạiViện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Tác giả: Phan Trọng Hào
Năm: 2014
13. Lê Thị Thu Hằng (2014), “Thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ởnước ta trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Lê Thị Thu Hằng
Năm: 2014
14. Nguyễn Thị Huế, Lê Thị Hồng Anh (2016), “Tuyển dụng và thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giảng viên đại học ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 129, tr.25-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển dụng và thăng hạng chứcdanh nghề nghiệp đối với giảng viên đại học ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Huế, Lê Thị Hồng Anh
Năm: 2016
15. Nguyễn Thị Thu Hương (2016), “Thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện pháp luật về viên chức trongtrường đại học ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
Năm: 2016
16. Lê Chi Mai (2015), “Hoạch định và thực thi chính sách công của các cơ quan hành chính nhà nước”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 239. tr.24-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạch định và thực thi chính sách công của các cơ quan hành chính nhà nước
Tác giả: Lê Chi Mai
Năm: 2015
24. Hoàng Minh Tuấn (2017), “Quản lý nhà nước về viên chức từ thực tiễn các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về viên chức từ thực tiễn các đơnvị sự nghiệp công lập thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ ChíMinh
Tác giả: Hoàng Minh Tuấn
Năm: 2017
26. Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (2020), Lịch sử phát triển https://vass.gov.vn/noidung/gioithieu/pages/lich-su-phat-trien.aspx, truy cập 28/5/2020 Link
27. Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (2020), Cơ cấu tổ chức https://vass.gov.vn/noidung/gioithieu/cocautochuc/Pages/default.aspx, truy cập 28/5/2020 Link
2. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 Quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức bổ sung Khác
3. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 ban hành quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức Khác
4. Bộ Nội vụ (2019), Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập Khác
5. Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính (2015), Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHCB-BNV-BTC ngày 06/11/2015 hướng dẫn thực hiện chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ Khác
6. Chính phủ (2012), Nghị định 29/2012/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, ban hành ngày 12/4/2012 Khác
7. Chính phủ (2014), Nghị định 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ Khác
8. Chính phủ (2018), Nghị định số 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập Khác
10. Nguyễn Hữu Hải (2010), Giáo trình hoạch định và phân tích chính sách công, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Khác
17. Quốc Hội (2003), Pháp lệnh Cán bộ, công chức 18. Quốc hội (2010), Luật Viên chức Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w