Dap an Thi HKI mon Van (GDTX)

2 308 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Dap an Thi HKI mon Van (GDTX)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRÀ VINH ---------------------------- KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010 Môn thi: NGỮ VĂN – Giáo dục thường xuyên ĐỀ THI CHÍNH THỨC ------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh động trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ chấm thi. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). II. Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh? 2,00 - Người coi văn nghệ là một vũ khí sắc bén phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ. 0,50 - Người coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. 0,50 - Khi cầm bút, Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng (Viết cho ai?) và mục đích tiếp nhận (Viết để làm gì?) để quyết định nội dung (Viết cái gì?) và hình thức (Viết thế nào?) của tác phẩm. 1,00 Câu 2 Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu suy nghĩ của mình của mình về vấn nạn bạo lực học đường hiện nay. 3,00 a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,50 - Bạo lực học đường là hiện tượng bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần mà nạn nhân là học sinh. 0,25 - Thực trạng bạo lực học đường: vấn đề bạo lực học đường ngày càng phổ biến và gia tăng đặc biệt ở học sinh nữ. Tệ hại hơn, học sinh còn đưa lên mạng Internet để quảng cáo. 0,50 - Nguyên nhân: + do sự chuyển biến của xã hội; + do môi trường giáo dục; + do gia đình; và, + do bản thân học sinh: nguyên nhân chủ yếu là do học sinh không kiểm soát được mình, muốn khẳng định mình theo hướng tiêu cực. 0,75 -----------------------Trang 1----------------------- - Tác hại: ảnh hưởng của bạo lực học đường: gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển nhân cách của học sinh và quá trình phát tiển của xã hội; gây mất an ninh trật tự. 0,50 - Nêu giải pháp khắc phục và bài học 0,50 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. Câu 3 Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay . (Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, tr. 109, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2010) 5,00 a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết nhà thơ Quang Dũng và văn bản tác phẩm Tây Tiến, thí sinh có thể trình bày và sắp xếp ý theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Giới thiệu chung về tác giả Tố Hữu, văn bản tác phẩm Việt Bắc và vị trí đoạn trích. 0,50 - Ý khái quát đoạn thơ: Đây là cuộc chia tay lớn của lịch sử. Với giọng thơ ngọt ngào, tâm tình, tha thiết cùng với cách nói ví von của thể thơ lục bát, Tố Hữu đã làm sống lại khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người. 0,50 Biểu hiện cụ thể: Về nội dung - Bốn câu đầu: Lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình; qua đó, thể hiện tâm trạng của người ở lại. 1,00 - Bốn câu sau: Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng, lưu luyến. 1,00 Về nghệ thuật - Đoạn thơ mang đậm tinh dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: + Vận dụng thành công thể thơ lục bát. + Sử dụng lối đối đáp của ca dao dân ca rất duyên dáng và tự nhiên. + Cách xưng hô mình – ta. + Ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi, . 1,00 - Biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, hoán dụ, hình ảnh biểu tượng, . 0,50 Kết luận: Đoạn thơ đánh dấu sự thành công của Tố Hữu trong việc phác hoạ lại không gian của buổi chia tay đầy dùng dằng và quyến luyến qua âm điệu ngọt ngào của thể thơ lục bát. 0,50 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. ------------------Hết------------------ -----------------------Trang 2----------------------- . ---------------------------- KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010 Môn thi: NGỮ VĂN – Giáo dục thường xuyên ĐỀ THI CHÍNH THỨC -------------------------------------------------. ------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu

Ngày đăng: 28/10/2013, 05:11

Hình ảnh liên quan

- Biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, hoán dụ, hình ảnh biểu tượng,... 0,50 - Dap an Thi HKI mon Van (GDTX)

i.

ện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, hoán dụ, hình ảnh biểu tượng,... 0,50 Xem tại trang 2 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan