1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TAM THƯ LỤC LỄ

5 7,4K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 42,5 KB

Nội dung

TAM THƯ LỤC LỄ Theo tục lệ người Trung Quốc thời xưa, hôn lễ được tiến hành nhiều giai đọan với “tam thư, lục lễ” Tam thư: là 3 lá thư do đàng trai gửi sang họ nhà gái để đưa tin, xin báo và chuẩn bị dàn xếp các nghi thức. - Khi họ nhà gái thuận tiếp xúc với họ nhà trai, thông thường người chủ hôn nhà trai viết một bức thư, trao cho người mai dong đem trình cho họ nhà gái nội dung thư ngỏ ý muốn cầu hôn và xin được bước sang nhà gái để bàn tính mọi chuyện. Đây là lá thư thứ nhất trong tam thư. - Sau lễ Dạm ngõ (Nạp thái), họ nhà trai chọn ngày lành, tháng tốt nhờ người mai dong sang họ nhà gái hỏi ngày sinh tháng đẻ và tên tuổi của người con gái mà họ muốn cưới. Trong lễ nầy có mang theo một bức thư với nội dung nói trên. Đây là lá thư thứ hai trong tam thư. - Sau Lể Hỏi (Nạp tệ), họ nhà trai xin họ nhà gái ngày, giờ rướt dâu. Trong lễ nầy có mang theo một bức thư nội dung dự kiến ngày, giờ rướt dâu, thông thường dự kiến 3 ngày để tham khảo với họ nhà gái. Đây là lá thư thứ ba. Lục lễ: là 6 lễ mà họ nhà trai phải lo toàn vẹn sau khi họ nhà gái đã chấp thuận kết tình thông gia. - Thứ nhất lễ Nạp thái (Dạm ngõ, Chạm ngõ), bức thư thứ nhất - Thứ hai Lễ Vấn danh: lễ vật trà, rượu, bánh, (bức thư thứ hai) nội dung tìm hiểu ngày sinh, tháng đẻ, tên, tuổi của người con gái muốn cưới về làm dâu - Thứ ba Lễ Nạp cát. Lễ nầy là lễ cáo trước bàn thờ tổ tiên rằng tuổi tác của đôi trai gái đã hợp nhau, có thể tiến hành hôn nhân được. - ThứLễ Nạp tệ (Nạp trưng, Nạp tài), lễ nầy là lễ Hỏi chính thức. Trong lễ nầy, ngoài những lễ vật như trà, rượu, bánh nữ trang cho cô dâu tương lai, còn có trầu cau, đôi đèn cầy đỏ (có hình Long Phụng), cùng với một số tiền. - Thứ năm Lễ Thỉnh kỳ: Lễ vật trà, rượu, bánh. Đây là lễ họ nhà trai xin họ nhà gái ngày gìơ rướt dâu (thư thứ ba). - Thứ sáu Lễ Thân nghinh (Vu quy), rước dâu và họ nhà gái. Ngày nay, đa số còn lễ hỏi và lễ cưới, hoặc chỉ một lễ cưới LỄ HỎI Lễ nầy tương ứng với lễ Nạp tệ. Trong lễ nầy họ nhà trai sang họ nhà gái chọn số quyến thuộc khoảng 10-12 người. Lễ vật bắt buộc phải có: 1. Một khay trầu rượu có đầy đủ nhạo và ly 2. Một đôi đèn sáp đỏ, có Long Phụng càng tốt 3. Một số trầu cau theo yêu cầu họ nhà gái 4. Nữ trang cho cô dâu (thường là đôi bông tai, hay đôi khoen tai) 5. Số tiền gọi là tiền đồng, hay tiền chợ, tiền nát (nạp tài) 6. Một cặp rượu, một cặp trà, hai hộp bánh và một số trái cây Mâm trầu, nếu họ nhà gái có ý kiến chỉ tượng trưng thì số trầu cau có thể như sau: 1. Trầu xếp ra làm 6 xấp, mỗi xấp có 4 lá, tổng cộng có 24 lá trầu. Số 6 tượng trưng cho “lục lễ”. Số 4 tượng trưng cho “tứ quý”. Tứ quý theo ý nghĩa của người Miền Trung là Phước, Lộc, Thọ và Toàn. “Tòan” ở đây là toàn vẹn. Ỏ Miền Nam tứ quý là Phước, Lộc, Thọ và Hỷ. Hỷ là vui. 2. Cau được chọn cái chóp của buồng cau, tượng trưng cho cả buồng. Buồng cau tượng trưng cho sự sum suê. Trái cau chọn số chẳn thường 40 trái trở lên. Nếu trầu 24 lá thì cau 24 trái. 3. Nữ trang cho cô dâu trong lễ Hỏi thường chỉ là một đôi hoa tai vàng (bông búp). THỦ TỤC HÀNH LỄ Trang trí trên bàn thờ:“Đông bình Tây quả”. Nếu nhà quay mặt về hướng Bắc thì phía Đông là bình cấm bông và phía Tây là dĩa chưng trái cây. Nếu nhà quay cửa về hướng khác thì ở bàn thờ nhìn ra, bên tay trái là dĩa chưng trái cây, bên tay phải bình bông. Khi họ nhà trai tới, họ nhà gái ra tiếp và mời vào đứng phía bên phải bàn thờ, họ nhà gái đứng phía bên trái bàn thờ (từ bàn thờ nhìn ra). *Lưu ý: Khi lên đèn “Nam tả, nữ hữu”, nghĩa là trai bên trái, gái bên phải (theo hướng từ bàn thờ nhìn ra chú rể bên trái, cô dâu bên phải) Những bước tiến hành trong lễ cưới: * Lễ Cưới chia ra nhiều phần như sau: 1. Lễ chính thức tại nhà gái 2. Cuộc rước dâu 3. Lễ chính thức tại nhà trai 4. Các lễ nghi phụ thuộc như Lễ Tơ hồng, Lễ Giao duyên (giao bái, giao bôi trong đêm hợp cẩn) 5. Lễ Phản bái * Nữ trang cho cô dâu trong ngày cưới: 1. Đôi bông tai (nếu bằng vàng y đúng kiểu bông tai ngày xưa thì lần nầy là bông nở… vì đã “về anh”) hoặc là đôi khoen 2 2. Cặp nhẩn cưới cho cô dâu, chú rể 3. Sợi dây chuyền có mề đay hay không. Ngày nay, có dây chuyền cổ kiểu mới nhiều loại, không cần phải có mề đay như xưa 4. Tùy theo hoàn cảnh giàu, nghèo, có thêm vòng tay, lắc hay không 5. Áo quần dành riêng cho cô dâu được xếp vào bao giấy hồng. * Khi đến nhà gái: Nhà trai phải mở lời trước, thời phong kiến, để tôn trọng sĩ diện và tân bóc lẫn nhau, lời mở đầu thường là: “Kính thưa quan viên hai họ. Kính thưa cụ trưởng tộc…”. Ngày nay có thể nói gọn lại “Kính thưa ông tộc trưởng và quí vị…” Người chủ hôn nhà trai có thể mở lời như: “Hôm nay, ngày lành tháng tốt, gia đình chúng tôi được sự thỏa thuận của quý quyến, sửa soạn lễ mọn đem trình nơi đây để xin làm lễ thành hôn cho con của hai gia đình chúng ta. Trường hợp cô dâu, chú rể là bằng hữu quen nhau từ lâu đã được đôi bên chấp thuận, có thể mở lời như sau: “Sau một thời gian tìm hiểu nhau, (tên chú rể) và (tên cô dâu), được gia đình đôi bên chấp thuận tiến tới hôn nhân. Hôm nay, gia đình chúng tôi sửa soạn lễ vật trình gia đình anh chị để xin phép chấp thuận làm lễ kết hôn cho con của hai gia đình chúng ta. Để được thân tình hơn, thông gia mỗi ngày một gần và thắm thiết, luôn luôn có nhau, kể từ đây, con gái của anh chị cũng là con của chúng tôi, và con trai của chúng tôi cũng là con của anh chị…”. Lời đáp lại của nhà gái: “Gia đình chúng tôi hết sức vui mừng tiếp đón quý họ nhà trai và thuận làm lễ hôn phối hôm nay cho hai con của hai gia đình chúng ta” Có thể nói tiềp “Nhưng trước hết, xin quý quyến cho phép chúng tôi được biết gia đình chúng tôi hân hạnh được tiếp đón quý tộc họ trong buổi lễ hôm nay gồm có những vị trưởng thượng nào…”. Đàng trai trước, đàng gái sau, tuần tự giới thiệu những người hiện diện trong buổi lễ cùng với quan hệ, thứ bậc, vai vế trong họ tộc của mỗi người. Sau phần lễ nghi chính thức của họ nhà trai, cha cô dâu hoặc người đại diện họ nhà gái nói mấy lời gửi gắm con gái của mình lại cho nhà trai: “Con tôi còn khờ dại, trăm sự nhờ anh chị và quý quyến, có gì xin dạy bảo thêm cho…”. Hoặc có thể giáo huấn: “Kính thưa hai họ, kính thưa anh chị sui, 3 Trước khi đưa con gái tôi về làm dâu nhà anh chị, tôi thay mặt họ nhà tôi, xin phép được thưa cùng anh chị vài lời tâm huyết, cùng mấy lời gia huấn cho hai con của gia đình chúng ta. Trước đây, con gái của chúng tôi còn ở trong gia đình chúng tôi, đã được cha mẹ dạy dỗ về cách ăn, nếp ở cùng những công việc nội trợ trong nhà. Tuy nhiên, chắc chắn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Nay, con gái chúng tôi về làm dâu nhà anh chị, chúng tôi xin gửi gắm và xin anh chị vì lòng thương yêu con cái mà dạy dỗ thêm những điều còn thiếu sót đó, cùng tha thứ cho những sự vụng về. Vợ chồng thành thật tôi cảm ơn anh chị nhiều.” Sau mấy lời gửi gắm với ý nghĩa mong con mình được thương yêu bên nhà chồng, người cha quay sang nói với con rể và con gái: “Hôm nay là ngày vui nhất đời của hai con, ba muốn nhân cơ hội nầy có mấy lời dạy bảo hai con. Trong đạo vợ chồng, yêu thương nhau thì phải kính nhường nhau, đùm bọc nhau. Phải biết rộng lượng và tha thứ cho nhau những lỗi lầm, thưong nhau những cái tốt thì đồng thời cũng phải thương nhau cả những cái xấu để sửa chữa, bổ khuyết cho nhau. Chồng có bổn phận của chồng, vợ có trách nhiệm của vợ. Phải luôn luôn giúp đỡ và lo lắng cho nhau mọi thứ. Người chồng phải nhìn xa, phải tiên liệu, phải lo lắng tới con đường sống từ nhiều năm trước mặt chớ không phải đợi nước tới chân mới nhảy. Người chồng biết lo xa, tức là hằng quan tâm luôn luôn tới đời sống gia đình vợ con để có thể sẳn sàng đương đầu với mọi bất trắc. Người vợ phải lo vun quén đời sống trong nhà cửa được khang trang, đầy đủ. Phải lo từ cái ăn, cái mặc cho chồng con một càch chu đáo tới cái chén, cái dĩa, cái ly, cái tách sao cho đầy đủ, dùng đúng chỗ, đủ bộ, đủ đôi. Đó mới là người đàn bà đảm đang trong gia đình” Hoặc có thể nói vắn tắt: Cha có mấy lời vắn tắt nói vơi hai con: “Hai con thưong yêu nhau thì từ đây, hai con hãy cố gắng bảo vệ hạnh phúc cho nhau. Còn đối với cha mẹ, không phải hai con ăn ở với nhau cơm lành, canh ngọt là đủ mà hai con còn có bổn phận đừng làm gì phiền lòng cha mẹ!”. Người cha chồng, trong buổi lễ trình diện con dâu mình trước bàn thờ tổ tiên xong, nói với sui gái như sau: 4 Kính thưa anh chị sui! Gia đình chúng tôi rất vui mừng đón nhận con gái của anh chị về làm dâu trong gia đình chúng tôi. Tôi xin càm ơn thân tình của anh chị đưa con về nhà chúng tôi và vợ chồng chúng tôi tin rằng con dâu của chúng tôi sẽ tạo được một không khí ấm cúng sung mãn cho tộc họ nhà chồng.”./. 5 . TAM THƯ LỤC LỄ Theo tục lệ người Trung Quốc thời xưa, hôn lễ được tiến hành nhiều giai đọan với tam thư, lục lễ Tam thư: là 3 lá thư do đàng. và họ nhà gái. Ngày nay, đa số còn lễ hỏi và lễ cưới, hoặc chỉ một lễ cưới LỄ HỎI Lễ nầy tương ứng với lễ Nạp tệ. Trong lễ nầy họ nhà trai sang họ nhà gái

Ngày đăng: 28/10/2013, 04:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w