Tuần 15 Tiết : 75 KIỂMTRA THƠ, TRUYỆNHIỆNĐẠI Soạn Dạy: Giảng : I- Mục tiêu : 1. Kiến thức Đánh gía nhận thức của học sinh về nội dung và nghệ thuật tác phẩm thơ, truyệnhiệnđại đã học : Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, ánh trăng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, Làng . 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng nhận biết và phân tích nội dung nghệ thuật tác phẩm, tình huống, cốt truyện . 3. Thái độ : Năng lực cảm thụ văn học, bồi dưỡng tình cảm cá nhân. II- Chuẩn bị : ma trận hai chiều Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Nội dung TN TL TN TL TN TL Thơ hiệnđại 1 1 1 0,5 1 1 1 0,5 4 3 Truyệnhiệnđại 1 7 1 7 Tổng 2 1,5 2 1,5 1 7 5 10 Đề bài : A- Trắc nghiệm khách quan : (3 điểm) Câu 1 : (1 điểm) Khoanh tròn chỉ chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng a) Nội dung chính của bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là : A- Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa mỗi buổi sớm mai. B- Nói về tình cảm sâu nặng thiêng liêng của người cháu với người bà. C- Nói về tình yêu thương của bà giành cho cháu. D- Nói về tình nhớ thương của người con giành cho cha mẹ nơi xa. b) Hai câu thơ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” : “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa .” đã sử dụng biện pháp tu từ : A- So sánh C- So sánh và ẩn dụ B- Hoán dụ D- Phóng đại và tượng trưng c) Chủ đề bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là : A- Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. B- Tình đồng chí gắn bó giữa hai anh bộ đội. C- Sự nghèo túng vất vả của những người nông dân mặc áo lính. D- Vẻ đẹp của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. d) Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống ở trong bài thơ : A- Đồng chí (Chính Hữu) C- Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) B- ánh trăng (Nguyễn Duy) D- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lý Bạch) Câu 2 : (0,5 điểm) Khoanh tròn chỉ chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng a) Câu thơ chứa từ tượng hình : A- Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối B- Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi C- Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần. D- Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều. b) Hình ảnh được sáng tạo độc đáo nhất trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là : A- Người chiến sĩ lái xe C- Những chiếc xe không kính B- Bếp Hoàng Cầm D- Đầu súng trăng treo. Câu 3 : (0,5 điểm) a) Chép lại khổ thơ có sự việc bất thường tạo ra bước ngoặt để Nguyễn Duy bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của bài thơ “ánh trăng” : b) Hãy điền vaò chỗ trống trong đoạn thơ sau : “Nhóm bếp lửa . nồng đượm Nhóm niềm khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới Nhóm dậy cả . tuổi nhỏ Ôi kỳ lạ và – Bếp lửa” (Bếp lửa – Bằng Việt) Câu 4 : (1 điểm) Nối tác giả với tác phẩm A- Đồng chí 1- Huy Cận B- Bài thơ về tiểu đội xe không kính 2- Bằng Việt C- Bếp lửa 3- Chính Hữu D- Đoàn thuyền đánh cá 4- Nguyễn Duy 5- Phạm Tiến Duật B- Trắc nghiệm tự luận (7 điểm) Câu 1 : (3 điểm) Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. Đáp án, biểu điểm : Câu 1 : (1 điểm) a b c d B C A B Câu 2 : (0,5 điểm) a b A C Câu 3 : (0,5 điểm) a) “Thình lình đèn điện tắt phòng buyn đinh tối om bỗng bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn .” b) “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – Bếp lửa !” Câu 4 : (1 điểm) Nối A – 3 Nối B – 5 Nối C – 2 Nối D - 1 Tự luận : Mở bài : (1 điểm) - Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, am hiểu đời sống của người nông dân, nông thôn. - Nhân vật chính của Làng là một nông dân có tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến cao. Thân bài : (5 điểm) * Ông Hai có tình yêu làng sâu sắc đặc biệt với làng chợ Dầu nơi chôn rau cắt rốn của ông - Ông hay khoe về làng mình : nội dung khoe có sự thay đổi trong nhận thức. - Kháng chiến chống Pháp nổ ra ông phải đi tản cư, luôn day dứt nhớ về làng. - Ông tự hào về làng, tự hào về phong trào cách mạng, tinh thần kháng chiến sôi nổi của làng. * Tình yêu làng của ông Hai hòa nhập thống nhất với lòng yêu nước, yêu kháng chiến, theo cách mạng : - Nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc lập tề ông đau đớn nhục nhã “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. - Nghe tin cải chính, ông vui sướng tự hào nên dù nhà bị đốt ông không buồn, xem đó là bằng chứng về trung thành của ông với cách mạng. * Kim Lân thành công trong cách xây dựng cốt truyện tâm lý, đặt nhân vật trong tình huống gay gắt, đấu tranh nội tâm căng thẳng để bộc lộ tâm trạng tính cách nhân vật. - Miêu tả nội tâm tâm trạng tính cách nhân vật qua đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm , ngôn ngữ, thái độ cử chỉ, suy nghĩ hành động. Kết luận : (1 điểm) Ông Hai tiêu biểu cho tầng lớp nông dân thời kháng chiến chống Pháp yêu nước, yêu làng sâu sắc, sẵn sàng hi sinh tính mạng và tài sản vì cách mạng và kháng chiến. . 75 KIỂM TRA THƠ, TRUYỆN HIỆN ĐẠI Soạn Dạy: Giảng : I- Mục tiêu : 1. Kiến thức Đánh gía nhận thức của học sinh về nội dung và nghệ thuật tác phẩm thơ, truyện. Tổng Nội dung TN TL TN TL TN TL Thơ hiện đại 1 1 1 0,5 1 1 1 0,5 4 3 Truyện hiện đại 1 7 1 7 Tổng 2 1,5 2 1,5 1 7 5 10 Đề bài : A- Trắc nghiệm khách quan