PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN PHÙ CỪ TRƯỜNG THCS PHAN SÀO NAM KIỂMTRA 45 phót THƠ VÀ TRUYỆNHIỆNĐẠI I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: – Trên cơ sở ôn tập, nắm vững các bài thơ, truyệnhiệnđại đã học (từ bài 10 đến bài 15) làm tốt yêu cầu của bài kiểmtra 1 tiết tại lớp. – Qua bài kiểm tra, GV đánh giá được kết quả của HS về tri thức, kỹ năng, thái độ,để có định hướng khắc phục những điểm còn yếu. II/Ma trận đề kiểmtra Mức độ Nội dung Các mức độ nhận biết Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN T L TN TL T N TL Tác giả, tác phẩm, Số câu 1 1 Điểm 0.5 0. 5 Phương thức biểu đạt, từ láy Số câu 2 2 Điểm 1 1 Năng lực cảm thụ /phân tích nhân vật Số câu 1 1 2 Điểm 2 5 7 Nội dung,Nghệ thuật , Số câu 3 3 Điểm 1.5 1. 5 Tổng số Số câu 1 5 1 1 8 Điểm 0.5 2.5 2 5 10 III/ Đề bài Gồm 2 phần: I. Phần trắc nghiệm (3 điểm) – Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất (mỗi câu 0,5 đ). Câu 1. Câu "bài thơ thể hiện hình tượng người lính cách mạng và tình đồng chí thiêng liêng của anh Bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp" là nhận định nội dung tác phẩm nào? A. Ánh trăng – Nguyễn Duy B. Đồng chí – Chính Hữu C. Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận D. Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật Câu 2 / Nhận định nào đúng nhất về hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong bài thơ: "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" – Nguyễn Khoa Điềm? A. Người mẹ cần cù lao động, có tình yêu con mãnh liệt B. Người mẹ yêu con, mơ ước cho con khôn lớn trưởng thành. C. Người mẹ cần cù dũng cảm, có tình yêu con thắm thiết gắn bó hoà quyện trong tình yêu đất nước và khát vọng độc lập tự do. D. Người mẹ yêu con, quyết chiến đấu giành độc lập, tự do. Câu 3/ Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi (từ câu 3 đến câu 6) Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa. (Bếp lửa – Bằng Việt) Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? A. Nỗi nhớ về bà B. Nỗi nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ C. Suy ngẫm về hình ảnh bà và bếp lửa D. Hồi tưởng về hình ảnh bà và bếp lửa Câu 4. Hình ảnh bếp lửa trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì? A. Biểu tượng cho cuộc sống bình dị, vất vả của bà, người phụ nữ trong gia đình B. Biểu tượng cho sự hy sinh của người phụ nữ trong gia đình C. Biểu tượng cho mái ấm gia đình D. Biểu tượng cho sự chăm chút tấm lòng yêu thương, chia sẻ của người bà Câu 5/ Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ là gì? A. Miêu tả kết hợp với biểu cảm B. Tự sự kết hợp với miêu tả C. Tự sự kết hợp với bình luận D. Biểu cảm kết hợp với bình luận Câu 6/. Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. Tâm tình C. Lận đận B. Ấp iu D. Thiêng liêng II. Tự luận (7 điểm): Câu 1. (5điểm) Trong truyện ngắn "Làng", nhà văn Kim Lân đã thể hiện tinh tế và sinh động diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Em hãy phân tích và chứng minh. Câu 2 ( 2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( Khoảng 5 đến 7 dòng ) giải thích nhan đề truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Phần trắc nghiệm: đánh dấu vào đề mỗi câu 0,5 điểm II. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 ( 5 điểm) Nội dung: (5 điểm) * MB: (0,5 điểm) – giới thiệu được tác giả, tác phẩm, nhân vật ông Hai – Nêu được nhận định cần chứng minh: Kim Lân đã thể hiện một cách sâu sắc, tinh tế diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe làng Chợ Dầu theo giặc. * TB (4 điểm): – phân tích tâm trạng (3,5 điểm) + Nêu được hình ảnh ông Hai nghe tin làng đang náo nức phấn khởi 0,5đ + Đón nhận tin dữ với thái độ bàng hoàng, sửng sốt (0,5 đ) + Tâm lý nhục nhã, tủi khổ . thành nỗi ám ảnh sợ hãi lo lắng . bị đẩy vào tình thế bế tắc tuyệt vọng trước sự lựa chọn đau đớn (0,5đ) + Cuộc trò chuyện với đứa con nhỏ cho vơi đi nỗi bế tắc + Tình yêu sâu nặng với làng và thủy chung với cách mạng của ông Hai (0,5đ) + Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, của người nông dân trong kháng chiến (0,5 đ) 3. KB: (0,5đ): khẳng định thành công của Kim Lân trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, nét mới trong tình cảm của người nông dân trong kháng chiến so với giai đoạn trước, cảm nghĩ bản thân. Hình thức: – bố cục rõ đủ, diễn đạt lưu loát, ít sai lỗi chính tả. Câu 2: ( 2 điểm ) Học sinh cần nêu được một số ý sau: * Về kiến thức: nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long thể hiện hai ý nghĩa: - Khi mới đọc nhan đề của tác phẩm, ngời ta nghĩ ngay đến một mảnh đất có không gian lặng lẽ, thanh bình, một nơi nghỉ mát, du lịch kỳ thú. ( 0,5đ ) - Đọc và hiểu kỹ tác phẩm, người đọc sẽ thấy ý nghĩa sâu sắc, độc đáo, ấn tựơng về nhan đề của truyện ngắn. Trong không khí lặng lẽ của Sa Pa, ta bắt gặp có biết bao con người âm thầm, bình dị, say mê, lặng lẽ làm việc, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. ( 1, đ ) * Về diễn đạt: Văn viết trong sáng, rõ ràng, không sai các loại lỗi. ( 0, 5 đ ) ------Hết----------- Phan Sào Nam ngày 15 / 11/ 2010 Giáo viên ra đề : Nguyễn Đăng Khanh. . đạt: Văn viết trong sáng, rõ ràng, không sai các loại lỗi. ( 0, 5 đ ) -- -- - -Hết -- - -- - -- - -- Phan Sào Nam ngày 15 / 11/ 2010 Giáo viên ra đề : Nguyễn Đăng Khanh PHAN SÀO NAM KIỂM TRA 45 phót THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: – Trên cơ sở ôn tập, nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học (từ