CAC CUOC VAN DONG CUA NGANH GD-DT HA NOI

2 549 1
CAC CUOC VAN DONG CUA NGANH GD-DT HA NOI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trải qua 62 năm, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, các phong thì thi đua yêu nước luôn là một động lực to lớn thúc đẩy phong trào quần chúng. Từ phong trào thi đua “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”, “Bình dân học vụ” đến phong trào thi đua “Hai tốt” được phát động sâu rộng trong toàn ngành Giáo dục từ năm 1961. Trên nền tảng của phong trào thi đua “Hai tốt”, bắt đầu từ năm học 2006 – 2007, phong trào thi đua trong ngành Giáo dục đã có chuyển biến tích cực. Với tinh thần đổi mới công tác thi đua khen thưởng để để đánh giá và bình xét thi đua khen thưởng phù hợp với sự phát triển và điều kiện địa lý các địa phương. Việc chia các tỉnh, thành vào 7 vùng thi đua đã có tác dụng tốt đối với các địa phương và sự lãnh đạo của Bộ. Ngành Giáo dục đã có những đổi mới quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá công tác thi đua, khen thưởng thông qua cuộc vận động “Hai không”. Đây thực sự là khâu đột phá nhằm thiết lập lại trật tự, kỷ cương trong giáo dục và là bước khởi đầu trong đổi mới công tác thi đua của ngành. Vận dụng sáng tạo nội dung cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương dạo đức, tự học và sáng tạo”, tình hình vi phạm đạo đức nhà giáo đã giảm dần, niềm tin trong học snh, phụ huynh về hình ảnh người thầy giáo XHCN được từng bước củng cố vững chắc. Từ năm học 2008-2009, ngành Giáo dục đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” với 5 nội dung, coi đây là giải pháp lâu dài để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặt biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh với một cơ chế chính trị xã hội đủ mạnh có sự tham gia của hai Bộ và ba đoàn thể và sự đồng thuận của các cấp từ trung ương đến địa phương. Bên cạnh các phong trào thi đua, công tác khen thưởng cũng được tổ chức nghiêm túc từ Hội đồng cơ sở đến Hội đồng thi đua, khen thưởng ngành. Tiêu chí khen thưởng công khai, rõ ràng, công bằng, dân chủ; chất lượng thẩm định hồ sơ khen thưởng được nâng cao; số lượng tập thể và cá nhân được khen thưởng tăng . Những doanh nghiệp, các nhà hảo tâm có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục cũng được ngành giáo dục tôn vinh . Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, sắp tới, giai đoạn 2011-2015, đất nước và ngành Giáo dục đang đứng trước thách thức và trách nhiệm rất to lớn. Đại hội Đảng xác định có 3 khâu đột phá trong đó có phát triển nguồn nhân lực để biến khó khăn tạm thời thành sức mạnh quốc gia trong cạnh tranh quốc tế làm nền tảng phát triển bền vững. Hiện Chính phủ đang triển khai chương trình phát triển nhân lực, trong đó có 5 cấu phần. Đó là, nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam; xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực đảm bảo cân đối cung cầu; chiến lược phát triển giáo dục; phát triển gia đình Việt Nam bền vững trong hội nhập quốc tế và cônng nghiệp hóa; phát triển, phát huy văn hóa dân tộc. Thực hiện những nhiệm vụ này, Phó Thủ tướng khẳng định, ngành Giáo dục có trách nhiệm rất quan trọng. Khẳng định những chuyển biến tích cực trong phong trào thi đua yêu nước ngành Giáo dục trong thời gian qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đưa ra 4 bài học trong việc thực hiện phong trào thi đua, đó là việc chọn mục tiêu thi đua phải thiết thực, hiệu quả và khả thi; tạo được sự tham gia của toàn xã hội; bám sát thực tiễn, đánh giá thực tiễn để điều chỉnh và phát hiện điển hình; khen thưởng kịp thời và hiệu quả. Phó Thủ tướng cũng yều cầu ngành Giáo dục quan tâm giới thiệu gương mặt các nhà giáo, nhà quản lý, gương HS chăm ngoan, học giỏi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhiều hơn nữa nhằm nhân rộng các điển hình tiên tiến trong toàn ngành. Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định ngành Giáo dục sẽ tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong việc thực hiện phong trào thi đua yêu nước. Đồng thời, Bộ trưởng cũng thể hiện niềm tin tưởng mạnh mẽ vào đội ngũ các thầy cô giáo, học sinh sinh viên Việt Nam sẽ tiếp tục đưa nền giáo dục nước nhà đạt được những thành tựu mới. Kết thúc Đại hội, trên tinh thần dân chủ, đoàn kết, sáng tạo và đổi mới, thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Nam Trần Công Phong đã phát động phong trào thi đua trong đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, lao động, học sinh và sinh viên ngành GD&ĐT giai đoạn 2010-2015 với 5 nội dung chủ yếu, nhằm đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, công tác tốt, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra. Đại hội thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ V đã chứng kiến nghĩa cử cao đẹp của các đại biểu hướng về đồng miền Trung bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Ngay sau lời kêu gọi của Bộ GD&ĐT, các đại biểu tham dự Đại hội đã quyên góp được gần 51 triệu đồng; thêm khoảng 50 triệu đồng tiết kiệm từ kinh phí tổ chức, số tiền trên 100 triệu đồng quyên góp được sau Đại hội sẽ được Bộ GD&ĐT chuyển đến cho đồng bào miền Trung đang gặp vô vàn khó khăn vì lũ lụt. . phong trào thi đua “Hai tốt” được phát động sâu rộng trong toàn ngành Giáo dục từ năm 1961. Trên nền tảng của phong trào thi đua “Hai tốt”, bắt đầu từ. đức, nhân cách học sinh với một cơ chế chính trị xã hội đủ mạnh có sự tham gia của hai Bộ và ba đoàn thể và sự đồng thuận của các cấp từ trung ương đến địa

Ngày đăng: 28/10/2013, 00:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan