VikhuẩncổVikhuẩncổ Thời điểm hóa thạch: Đại Tiền Thái cổ - nay Dây NRC-1 của Halobacteria, mỗi tế bào dài khoảng 5 μm. Phân loại khoa học Siêu vực (superdomain) : Neomura Vực (domain) : Archaea Woese, Kandler & Wheelis, 1990 Các ngành Crenarchaeota Euryarchaeota Korarchaeota Nanoarchaeota ARMAN Vikhuẩncổ Sulfolobus Vikhuẩncổ (Archaea) là một phân nhóm lớn trong sinh vật nhân sơ (prokaryote, cùng vi khuẩn). Archeae là một phân ngành chính của những sinh vật sống, mặc dù chưa có sự chắc chắn nào về sự hình thành loài. Archeae (vi khuẩn cổ), Eukaryote (sinh vật nhân chuẩn) và Bacteria (vi khuẩn) là những phân nhóm cơ bản, trong cái được gọi là hệ thống 3 ngành chính. Về vị trí phân loại của những sinh vật này có nhiều điểm chưa thống nhất vì chúng có những đặc điểm giống với vikhuẩn nhưng cũng mang nhiều đặc điểm của sinh vật nhân chuẩn. Giống như vi khuẩn, vikhuẩncổ là những sinh vật đơn bào thiếu nhân (nuclei), do đó chúng là sinh vật nhân sơ, được phân loại là thuộc về giới Monera trong các phân loại truyền thống 5 giới. Tuy nhiên, vikhuẩncổ và sinh vật nhân chuẩn lại có quan hệ họ hàng gần gũi với nhau hơn là so với vikhuẩn thật sự (eubacteria), và chúng được nhóm cùng nhau trong nhánh Neomura, được cho là đã phát sinh từ các vikhuẩn gam dương. Ban đầu người ta tìm thấy chúng ở nhưng môi trường sống khắc nghiệt, nhưng sau này người ta tìm thấy chúng ở hầu hết những mọi môi trường sống. Lịch sử Chúng được Carl Woese và George E. Fox nhận dạng năm 1977, dựa trên sự tách chúng ra khỏi các sinh vật nhân sơ khác trên các cây phát sinh loà 16S rARN. Hai nhóm này ban đầu được đặt tên là Archaebacteria (vi khuẩn cổ) và Eubacteria (vi khuẩn thật sự), được coi là các giới hay phân giới. Woese cho rằng chúng đại diện cho các nhánh khác biệt nền tảng của sự sống. Ông sau đó đã đổi tên các nhóm đó thành Archaea và Bacteria để nhấn mạnh điều đó, và cho rằng cùng với Eukarya chúng tạo thành ba vực của sự sống. Nguồn gốc và tiến hóa ban đầu Thuật ngữ sinh học Archaea không nên nhầm lẫn với thuật ngữ địa chất học Archean (đại Archeozoic hay liên đại Thái cổ). Thuật ngữ sau được dùng đẻ chỉ tới thời kỳ nguyên thủy của lịch sử Trái Đất khi Archaea và Bacteria là những sinh vật duy nhất sống trên hành tinh này. Các hóa thạch có thể là của những vi sinh vật này đã được xác định niên đại tới khoảng 3,8 tỷ năm trước (3.800 Ma). Các dấu tích của chúng được tìm thấy trong trầm tích ở miền tây Greenland, trầm tích cổ nhất đã phát hiện được. [1][2] So sánh với vikhuẩn và sinh vật nhân chuẩn Archaea là tương tự như các sinh vật nhân sơ khác ở phần lớn các khía cạnh của cấu trúc tế bào và trao đổi chất. Tuy nhiên, các quá trình sao mã và phiên dịch gen của chúng - hai quá trình trung tâm trong sinh học phân tử - lại không thể hiện các đặc trưng điển hình của vi khuẩn, mà lại cực kỳ giống với các đặc trưng của sinh vật nhân chuẩn. Ví dụ, sự phiên dịch gen ở vikhuẩncổ sử dụng sự khởi đầu và các hệ số kéo dài tương tự như ở sinh vật nhân chuẩn, còn sự phiên dịch gen của chúng có sự tham gia của các protein liên kết TATA và TFIIB, giống như ở sinh vật nhân chuẩn. Nhiều gen tARN và rARNA ở vikhuẩncổ chứa các intron duy nhất có ở các vikhuẩn cổ, không có ở các intron của sinh vật nhân chuẩn mà cũng chẳng có ở vi khuẩn. Một vài đặc trưng khác cũng làm cho Archaea tách rời ra khỏi vikhuẩn và sinh vật nhân chuẩn. Không giống như phần lớn các vi khuẩn, chúng có màng tế bào đơn không có thành peptidoglycan. Ngoài ra, cả vikhuẩn và sinh vật nhân chuẩn đều có các màng bao gồm chủ yếu là các lipit dạng este của glycerol, trong khi ở vikhuẩncổ lại là màng từ các lipit dạng ête của glycerol. Cây phát sinh loài dựa trên dữ liệu rARN, chỉ ra sự tách rời của vi khuẩn, vikhuẩncổ và sinh vật nhân chuẩn. Tham khảo 1. ^ Hahn J, Haug P (1986). “Traces of Archaebacteria in ancient sediments”. System Appl Microbiol 7: 178-183 2. ^ Chappe B., Albrecht P. và Michaelis W. ({1982). “Polar Lipids of Archaebacteria in Sediments and Petroleums”. Science 217 (4554): 65-66. doi:10.1126/science.217.4554.65. • Howland, John L. (2000). The Surprising Archaea: Discovering Another Domain of Life. Oxford: Oxford University Press. ISBN 0-19-511183-4. • Lake, J.A. (1988). "Origin of the eukaryotic nucleus determined by rate-invariant analysis of rRNA sequences". Nature 331:184–186. • Woese, Carl R.; Fox, George E. (1977). "Phylogenetic Structure of the Prokaryotic Domain: The Primary Kingdoms". Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America 74 (11): 5088–5090. • Woese, Carl R., Kandler, Otto, Wheelis, Mark L (1990). "Towards a natural system of organisms: Proposal for the domains Archaea, Bacteria, and Eucarya". Proceedings of the National Academy of Sciences 87 (12): 4576–4579. . Nanoarchaeota ARMAN Vi khuẩn cổ Sulfolobus Vi khuẩn cổ (Archaea) là một phân nhóm lớn trong sinh vật nhân sơ (prokaryote, cùng vi khuẩn) . Archeae là một. tARN và rARNA ở vi khuẩn cổ chứa các intron duy nhất có ở các vi khuẩn cổ, không có ở các intron của sinh vật nhân chuẩn mà cũng chẳng có ở vi khuẩn. Một vài