Yêu cầu về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh đồng nai hiện nay (Trang 73)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Yêu cầu về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh

giai đoạn hiện nay

Với mục tiêu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đều có nhà ổn định, kiên cố; sản xuất bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa; xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số một cách đồng bộ; môi trường sinh thái được bảo vệ; trình độ dân trí được nâng cao, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Tăng cường, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số [77]. Để thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 17/6/2014 về ban hành chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong đó tập trung các yêu cầu cụ thể sau:

3.1.1. Về kinh tế

Về cơ bản đến năm 2015 xây dựng hoàn chỉnh các cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các xã thụ hưởng chương trình 135 giai đoạn II; phát triển kinh tế - xã hội giảm nghèo các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2014 - 2020 (gọi tắt là Chương trình CT 135 giai đoạn III). Tăng cường phát triển các trung tâm dịch vụ kỷ thuật nông - lâm nghiệp tại các xã. Rà soát toàn diện các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo khó khăn về nhà ở, đất ở và nước sinh hoạt đề nghị UBND tỉnh giải quyết hỗ trợ cho các hộ theo Quyết định 551/QĐ-TTg; Quyết định 755/QĐ-TTg của Chính phủ phấn đấu

đến hết năm 2020 đẩy mạnh giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, nâng cao chất lượng sống và đảm bảo có 95 % hộ gia đình dân tộc thiểu số trên địa bàn có nhà ở ổn định.

Thực hiện quy hoạch ổn định và phát triển sản xuất, phát huy thế mạnh, tiềm năng của các địa phương, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hướng dẫn đồng bào áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất và chế biến sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa; Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số bằng biện pháp chuyển đổi sang hình thức chăn nuôi, đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

Vận động hướng dẫn đồng bào sử dụng các nguồn hỗ trợ đúng theo mục đích đăng ký, huy động các nguồn hỗ trợ của cộng đồng, của chính người dân nhằm phát huy hiệu quả cao nhất nguồn vốn vay. Giới thiệu lao động được đào tạo tại các trường dạy nghề, lao động phổ thông nhàn rỗi vào làm việc tại khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3.1.2. Phát triển văn hóa - xã hội

Trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc; Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc; Chỉ thị số 1971/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Chương trình hành động số 56-CTr/TU ngày 10/6/2003 của Tỉnh ủy về “Công tác dân tộc”; Quyết định số 801/QĐ-UBND ngày 24/3/2011 của UBND tỉnh về chương trình công tác dân tộc giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Gắn kết với việc thực hiện Nghị quyết

Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”; đồng thời triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020” theo Quyết định số 2528/QĐ- UBND ngày 12/8/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, trường phổ thông dân tộc nội trú, phát triển giáo dục Mầm non, các trường mẫu giáo công lập bán trú, hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học. Tiếp tục thực hiện các chính sách cử tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng; hướng dẫn cho các em đồng bào dân tộc thiểu số lựa chọn ngành nghề phù hợp.

Củng cố hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là hệ thống y tế ấp; thực hiện kiên cố hóa các trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực đảm bảo trang thiết bị cần thiết đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho đồng bào. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đẩy lùi tiến tới thanh toán bệnh sốt rét, bệnh bướu cổ cho đồng bào dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, làm tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Đẩy nhanh chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, trong đó đặc biệt quan tâm tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, phấn đấu đến năm 2015 có 97% hộ đồng bào sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Vận động hộ đồng bào dân tộc thiểu số từng bước khắc phục, tiến tới xóa bỏ tập tục lạc hậu trong ma chay, cưới hỏi, bài trừ mê tính dị đoan.

3.1.3. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở

Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác dân tộc, nhất là đội ngũ cán bộ ở cơ sở có đủ kiến thức về lý luận, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Có chính sách sử dụng số học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số đã được đào tạo tại các

trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, trong đó tập trung vào đối tượng đào tạo cử tuyển, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự làm nguồn cho cán bộ cơ sở. Củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ cơ sở hiện có. Đồng thời có chính sách đãi ngộ phù hợp để thu hút cán bộ, nhất là cán bộ khoa học kỹ thuật đến công tác tại địa bàn có đông đồng bào dân tộc sinh sống.

3.1.4. Tăng cường an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội

Cùng với việc đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc, cần thực hiện tốt công tác giáo dục vận động quần chúng thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, huy động lực lượng tham gia bảo vệ, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Tập trung giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp khiếu kiện, đặc biệt là các vụ khiếu kiện đông người phức tạp; chủ động ngăn chặn tình trạng truyền đạo trái phép và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại, chia rẽ đoàn kết giữa các dân tộc.

3.1.5. Đổi mới nội dung, phương thức công tác dân tộc

Tiếp tục tăng cường sự phối hợp chỉ đạo của các cấp, các ngành, các đoàn thể, đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước dưới nhiều hình thức phù hợp đến với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Rà soát lại một số chính sách của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số; các địa bàn khó khăn, nếu không phù hợp đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh bổ sung nhằm đưa các chính sách vào đời sống đồng bào thiết thực, hiệu quả hơn.

Tăng cường công tác kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, kịp thời phát hiện những việc sai trái để có biên pháp ngăn chặn, chấn chỉnh thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội các chương trình dự án.

Cán bộ làm công tác dân tộc phải gần dân, tìm hiểu nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của đồng bào dân tộc thiểu số, chủ động đề xuất giải quyết kịp thời các kiến nghị và những vấn đề phát sinh trong cuộc sống của đồng bào dân tộc.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh đồng nai hiện nay (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)