Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhSáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
Trang 1SỞ GD &ĐT PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài :
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
ĐÔNG HÒA 01/2015
Trang 2I ĐẶT VẤN ĐỀ:
Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" (THTT-HSTC) đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động và triển khai trong toàn ngành trong nhiều năm qua Phong trào thi đua đã tạo nên diện mạo mới trong các trường học, góp phần gắn bó thầy, trò cộng đồng trong học tập, rèn luyện, trau dồi
kỹ năng sống và tích cực tham gia các hoạt động xã hội Các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương đã thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ có hiệu quả trong việc triển khai thực hiện phong trào
Một trong 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Thiết nghĩ, đây là một nội dung quan trọng, gắn liền với các hoạt động giáo dục trong nhà trường Cùng với xu thế, thế giới đang có sự thay đổi sâu sắc về mọi mặt, khoa học kĩ thuật,công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Một số các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, quy tắc sống cũng bị ảnh hưởng.Đặc biệt là thế hệ trẻ, các em dễ dàng học theo, bắt chước một
số thói hư, tật xấu du nhập từ thế bên ngoài,thế giới trên mạng internet
Học sinh sống trong xã hội phát triển cần phải được trang bị những kỹ năng thích hợp để hòa nhập với cộng đồng ,với xu thế toàn cầu hóa.Đối với học sinh,đặc biệt là học sinh bậc trung học phổ thông cần phải được giáo dục một số giá trị sống ,rèn luyện kỹ năng sống Giáo dục giá trị sống,rèn luyện kỹ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về
xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động,…Vì vậy, việc giáo dục giá trị sống ,rèn luyện kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết.
Kỹ năng sống cơ bản của học sinh bao gồm kỹ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm;
kỹ năng rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe; kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; kỹ năng ứng xử văn
Trang 3hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội; suy nghĩ và hành động tích cực; học tập tích cực…
Để giúp học sinh rèn luyện được những kỹ năng đó, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động, từ việc trang bị lí thuyết về các kỹ năng sống cho đến thực hành rèn luyện kỹ năng sống Trong đó, các hoạt động trải nghiệm mang ý nghĩa hết sức quan trọng Đối với các hoạt động giáo dục của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp, BCH Đoàn trường, lãnh đạo trường…cần phải tiến hành những công việc hết sức tích cực,đa dạng về hình thức, phải cụ thể, thiết thực, kiên trì, năng động và sáng tạo trên cở sở phát huy vai trò chủ động của học sinh, khích
lệ và động viên học sinh kịp thời
Với ý nghĩa đó trong thời điểm hiện tại là một thời điểm thích hợp, để tôi
chọn đề tài “Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh” ở trường THPT Nguyễn Văn Linh Nhằm mục
đích chính là nâng cao hiệu quả của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” và hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học
IV MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và pháp lý của đề tài: phân tích, đối chiếu với thực trạng của nhà trường trong thời điểm hiện tại để qua đó tìm ra các biện pháp, giải pháp mới hiệu quả hơn cho các hoạt động
- Hoạt động giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cấp bách, là động cơ và cũng là nhiệm vụ của nhà trường, cơ quan ban ngành đoàn thể ở địa phương, của cha mẹ học sinh thường xuyên và lâu dài
- Xây dựng mô hình để giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống giúp cho học sinh có tinh thần và thái độ học tập tự giác, tích cực, sống có lý tưởng và hoài bảo, ứng xử, hành động mang tính nhân văn Nó còn giúp cho học sinh có ý thức bảo vệ và rèn luyện cơ thể, không vi phạm tệ nạn xã hội
- Đạt hiệu quả cao trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Đạt được các mục tiêu của giáo dục, đã được định hướng theo bốn trụ cột:
Trang 4Học để biết; Học để làm; Học để chung sống cùng nhau và học để làm người
V ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
- Thống nhất giữa bồi dưỡng về nhận thức với thực tế công tác tổ chức thực hiện và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn
- Thu hút, huy động nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia
- Vai trò giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được nâng lên chiếm một vị trí quan trọng trong công tác giáo dục
- Vai trò của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, chính quyền đoàn thể, thể hiện đậm nét, có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của các hoạt động giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
- Từng bước làm thay đổi quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục rèn luyện của học sinh
- Tận dụng các thành tựu mới nhất của khoa học giáo dục và kinh nghiệm tiên tiến trong hoạt động này
- Xây dựng tập thể GV đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, có kỹ năng phối hợp công tác tốt, yêu mến trẻ, cùng nhau hỗ trợ trong hoạt động giáo dục
- Dần hình thành lực lượng nòng cốt có năng lực trong học sinh của trường làm nhiệm vụ tư vấn rèn luyện kỹ năng sống cho các học sinh khác
Trang 5PHẦN NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1 Cơ sở pháp lý:
- Chỉ thị 40-CT/Tw cuả Ban Bí thư nêu rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu….là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng …”
- Chỉ thị 40/2008-BGD ĐT ngày 27/7/2008 về việc Phát động phong trào thi đua xây dựng THTT, HSTC trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013
- Chỉ đạo của SGD&ĐT trong đợt tập huấn hè 2011, 2012 dành cho cán bộ quản lý và giáo viên THCS
2 Nội dung các công việc:
- Thu thập và sưu tầm tài liệu tập huấn giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ em:
- Tổ chức thực hiện qua các hoạt động cụ thể: HĐNGLL, HĐHN, ngoại khóa.
- Lồng ghép tổ chức rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục giá trị sống mỗi tháng một lần trong tiết sinh hoạt lớp
- Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm tìm ra những tác dụng thực tiễn.
II THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG RÈN LUYỆN
KỸ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG:
1 Đặc điểm chung của trường:
- Trường THPT Nguyễn Văn Linh là một trường thuộc xã khó khăn, kinh tế
hộ gia đình đa số là thuần nông, hoặc làm biển, một số hộ kinh tế phụ thuộc vào việc đi làm thuê, làm nghề tự do ở Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập không ổn định nên ít quan tâm đến việc học tập của con em mình
- Qui mô Trường THPT Nguyễn Văn Linh trong năm học 2014-2015 có 24
lớp gồm 1007 học sinh; tổng số cán bộ giáo viên nhân viên trường là 67, trong đó
56 giáo viên trực tiếp giảng dạy
- Nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, giáo viên trong trường, Hội
cha mẹ học sinh, ban ngành đoàn thể ở địa phương chưa đúng mức về vị trí vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đó là thực
Trang 6hiện tốt vai trò nhiệm vụ của nhà trường, trong bối cảnh của giáo dục cả nước trong thời kỳ đất nước ta đang hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới
2 Thực trạng việc tổ chức giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đã tiến hành:
2.1 Trong các tiết sinh hoạt lớp, HĐNGLL, sinh hoạt dưới cờ: Qua nghiên
cứu phân tích, đánh giá thì việc lồng ghép giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh có thực hiện tuy nhiên chưa đúng mức, chưa được xem trọng và hiệu quả đem lại chưa được như mong muốn
2.2 Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động văn nghệ, thể dục
thể thao, các cuộc thi:
- Nhà trường có phối hợp với Đoàn TNCS HCM tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch của ngành, tuy nhiên việc xác định mục tiêu rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh chưa được chú trọng đúng mức và đầy đủ
2.3 Nhận xét đánh giá thực trạng:
- Học sinh trong trường về tinh thần và thái độ học tập chưa cao, còn nhiều
học sinh lười học, trốn học bỏ tiết đi chơi game online, các em rất dễ bị kích động dẫn đến gây gổ đánh nhau
- Một số em bị những thanh niên lêu lỏng lôi kéo vào những tệ nạn như tụ tập nhậu nhẹt ,bỏ nhà đi hoang ,đặc biệt là học sinh nữ
- Đa số học sinh chưa có nhận thức đúng về ý thức tự giác, tích cực trong học tập, chưa có ước mơ hoài bão, định hướng nghề nghiệp trong tương lai còn rất mơ
hồ, kỹ năng diễn đạt trình bày trước đám đông còn rất kém, số đông học sinh ứng
xử với nhau chưa thật sự có văn hóa…
Nói chung kỹ năng sống của học sinh trong trường là chưa tốt, chưa đạt được những kỹ năng cơ bản nhất mà một học sinh bậc trung học cơ sở cần phải có
III MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT
1 Một số KNS cơ bản
- KN tự nhận thức
- KN kiểm soát cảm xúc
Trang 7- KN ứng phó với căng thẳng
- KN tìm kiếm sự hỗ trợ
- KN thể hiện sự tự tin
- KN giao tiếp
- KN lắng nghe tích cực
- KN thể hiện sự cảm thông
- KN giải quyết mâu thuẫn
- KN hợp tác
- KN tư duy phê phán
- KN tư duy sáng tạo
- KN ra quyết định
- KN giải quyết vấn đề
- KN kiên định
- KN đảm nhận trách nhiệm
- KN đặt mục tiêu
- KN quản lí thời gian
- KN tìm kiếm và xử lí thông tin
2 Nội dung giáo dục KNS cho học sinh THPT
2.1 KN tự nhận thức
Nội dung của KN tự nhận thức chính là khả năng các em học sinh hiểu về chính bản thân mình (về cơ thể, về tư tưởng, các mối quan hệ xã hội…); biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình; các em phải luôn quan tâm và ý thức được mình đang làm
gì, kể cả những lúc bản thân cảm thấy căng thẳng
2.2 KN kiểm soát cảm xúc
Nội dung của KN này là học sinh nhận thức rõ cảm xúc của bản thân mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đó đối với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp Nếu biết kiểm soát cảm xúc sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, quá trình giao tiếp và thương lượng sẽ đạt hiệu quả cao hơn Đặc biệt đối với học sinh
Trang 8trường THPT Nguyễn Văn Linh thì KN này rất cần thiết để giúp các em xử lí các mâu thuẫn một cách hài hòa mang tính xây dựng hơn, giảm bớt bạo lực học đường
2.3 KN ứng phó với căng thẳng
Đây là KN giúp học sinh bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như một phần tất yếu của cuộc sống Hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng; cũng như biết được cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng
2.4 KN tìm kiếm sự hỗ trợ
KN này sẽ giúp học sinh nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết
để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình Đồng thời giúp các em được chia sẻ, giải bày những khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lí do bị dồn nén cảm xúc Biết tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ giúp học sinh không cảm thấy đơn độc,
bi quan
2.5 KN thể hiện sự tự tin
Giúp học sinh giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn trình bày suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề; có niềm tin về tương lai, có suy nghĩ tích cực và có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ
2.6 KN giao tiếp
KN này là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa Biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm KN này còn giúp học sinh biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ cảm xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác
2.7 KN lắng nghe tích cực
KN này trang bị cho học sinh biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác, biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp
2.8 KN thể hiện sự cảm thông
Trang 9KN này giúp học sinh biết hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, qua đó hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác; cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ từ đó khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ
2.9 KN giải quyết mâu thuẫn:
KN này là khả năng giúp học sinh nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình KH này đòi hỏi học sinh phải biết kiềm chế cảm xúc, tránh bị kích động, nóng vội, giữ bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ra nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn cũng như tìm ra cách giải quyết tốt nhất
2.10 KN hợp tác:
KN này là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm
2.11 KN tư duy phê phán:
KN này là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề,
sự vật, hiện tượng,…xảy ra KN này rất cần thiết để con người có thể đưa ra được những quyết định, những hành động phù hợp Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà con người luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề gây cấn của cuộc sống, luôn phải xử lí nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp,…thì KN này càng trở nên quan trọng đối với mỗi cá nhân
2.12 KN tư duy sáng tạo:
KN này là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới; là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan điểm, sự việc; độc lập trong suy nghĩ KN này quan trọng bởi vì trong cuộc sống con người thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ hoặc ngẫu nhiên xảy ra Khi gặp hoàn cảnh như vậy đòi hỏi chúng ta phải có tư duy sáng tạo để có thể ứng phó một cách linh hoạt và phù hợp
2.13 KN ra quyết định:
Trang 10KN này là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu
để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân; không nên trông chờ, phụ thuộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy trước khi ra quyết định
2.14 KN giải quyết vấn đề:
KN này là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu
và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống
2.15 KN kiên định:
KN này là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn và lí do dẫn đến sự mong muốn đó Kiên định sẽ giúp chúng ta bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của những người xung quanh Ngược lại, nếu không có kĩ năng kiên định, con người sẽ bị mất tự chủ, bị xúc phạm, mất lòng tin, luôn bị người khác điều khiển hoặc luôn cảm thấy tức giận và thất vọng KN này cũng giúp cá nhân giải quyết vấn đề và thương lượng có hiệu quả
2.16 KN đảm nhận trách nhiệm:
KN này là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm Khi đảm nhân trách nhiệm, cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm
sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ
2.17 KN đặt mục tiêu:
KN này là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó Giúp chúng ta sống có mục đích, có kế hoạch, có khả năng thực hiện được mục tiêu của mình
2.18 KN quản lí thời gian:
KN này là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định KN này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu và