Tính cấp thiết của đề tài Tiêu thụ sản phẩm là một trong các chức năng hoạt động cơ bản của doanh nghiệp bên cạnh các chức năng cơ bản như sản xuất, hậu cần kinh doanh, tài chính kế toán,... Tiêu thụ là khâu kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Ngày nay, hoạt động tiêu thụ ngày càng có vai trò quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ là quá trình chuyển đổi hàng hóa thành tiền, mỗi doanh nghiệp đều phải thực hiện quá trình này để thu lại những chi phí đã bỏ ra và lợi nhuận của mình kiếm được. Việc thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm không những thực hiện giá trị sản phẩm mà còn tạo uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để củng cố và phát triển thị trường. Trong xu thế hội nhập hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới các doanh nghiệp càng cạnh tranh với nhau ngày càng khốc liệt hơn. Thực tế cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, thua lỗ, phá sản cũng có nguyên nhân là không tiêu thụ được sản phẩm sản xuất ra. Huyện Trà Lĩnh có nhiều dân tộc cùng cư trú như Tày, Nùng, Mông, Kinh, Hoa,...; mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng. Các dân tộc có truyền thống đoàn kết, gắn bó với nhau tạo thành một khối cộng đồng vững chắc. Truyền thống tốt đẹp đó luôn được gìn giữ và phát huy. Dân tộc Tày, Nùng cư trú xen kẽ với một số dân tộc khác, đa số cư trú ở vùng đồng, tập trung theo từng làng, bản. Nhà ở của người Tày, Nùng chủ yếu là nhà sàn, ngày nay cơ bản đã xây dựng theo kiến trúc mới (nhà cấp bốn, nhà kiên cố,...). Dân tộc Mông sống chủ yếu ở sườn đồi, thung lũng núi đá, lương thực chủ yếu là cây ngô, đỗ tương,... Dân tộc Hoa, Kinh tập trung ở phố chợ, làm nghề buôn bán, kinh doanh, dịch vụ,... Nghề trồng trọt: Ở vùng thấp, hoạt động kinh tế chính của đồng bào là cấy lúa, trồng ngô và các loại cây hoa màu khác như mạch ba góc, các loại đỗ, lạc, cây lấy củ, các loại rau,... Do điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi, huyện Trà Lĩnh có nhiều cây ăn quả như: cam, quýt, mận, lê, đào,..., đặc biệt quýt là đặc sản thơm ngon, mọng nước, ngọt có tiếng trong tỉnh. Ở vùng cao, diện tích đất ruộng ít, người dân khai phá đất đồi để làm nương rẫy, trồng lúa nương, ngô, khoai, sắn, lạc, đỗ các loại. Nghề chăn nuôi: trâu, bò, ngựa được người dân Trà Lĩnh coi là tài sản quý vì đây là nguồn sức kéo chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài trâu, bò, ngựa còn có lợn, dê, nhím và các loại gia cầm như gà, vịt, ngỗng,... Huyện Trà Lĩnh có hai chợ phiên: chợ Trà Lĩnh và Bản Ngắn (nay là chợ Mỏ Quang Trung). Từ trước Cách 18 mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, chợ Trà Lĩnh luôn là trung tâm của huyện. Chợ được phân chia thành các khu vực buôn bán riêng như: trâu, bò, lợn, gà, vịt, lương thực, thực phẩm và rau quả các loại,... thuận tiện cho việc mua bán. Đặc biệt, cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) sang Long Bang (Trung Quốc) tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, góp phần tăng ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo các cấp các ngành tập trung triển khai thực hiện hiệu quả công tác cung ứng các giống cây tròng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... cho bà con nông dân ổn định tổ chức sản xuất. Diện tích, năng suất một số loại cây trồng chủ yếu cơ bản đạt chỉ tiêu kế hoạch, tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 19.315 tấn, đạt 102% chỉ tiêu KH, bằng 101 % so với cùng kỳ . Chăn nuôi ổn định, công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm. Thường xuyên kiểm tra theo dõi diễn biến tổng đàn và dịch bệnh gia súc, gia cầm; công tác tiêm phòng gia súc, tiêu trùng, khử độc chuồng trại và kiểm soát giết mổ được thực hiện tốt. Chỉ đạo tiến hành kiểm tra, nắm tình hình dịch bệnh và triển khai công tác tiêm phòng dịch bệnh Lở mồm long móng cho gia súc , thường xuyên thực hiện công tác phun khử trùng tiêu độc, 100% các hộ gia đình, bà con nông dân được phun khử trùng tiêu độc chuồng trại. Thực hiện tốt công tác thủy lợi, cung cấp vật tư sửa chữa, làm mới các công trình thủy lợi nhỏ, cấp máy bơm chống hạn cho nhân dân kịp thời; chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền vận động nhân dân thường xuyên nạo vét và tu sửa các kênh mương thuỷ lợi để đảm bảo nước phục vụ tưới tiêu cho sản xuất vụ Mùa, vụ Đông - Xuân. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác khắc phục thiên tai xảy ra vào ngày 14/4/2018 trên địa bàn xã Quốc Toản . Thường xuyên tiến hành tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt Kế hoạch tết trồng cây năm 2018 . Triển khai thiết kế trồng rừng mới năm 2018 với diện tích 12 ha rừng sản xuất. Từ thực tế và nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp địa phương hiện nay, Em quyết định chọn đề tài “Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản của huyện Trà Lĩnh,tỉnh Cao Bằng” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp huyện Trà linh, tỉnh Cao Bằng. 2.2. Mục tiêu cụ thể. - Làm rõ cơ sở lý luận của việc tiêu thụ nông sản các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. - Nhận diện các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. - Phân tích thực trạng tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hiện nay của huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. - Đề xuất định hướng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng,đề tài tiếp cận tiêu thụ sản phẩm góc độ các đơn vị sản xuất nông nghiệp của huyện (Các đơn vị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện - HTX,Hộ sản xuất, doanh nghiệp…) 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Tiêu thụ nông sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng bao gồm nông sản phẩm qua chế biến và chưa qua chế biến. Về thời gian: Các dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2015 – 2018 và đề xuất các giải pháp đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu Các nguồn dữ liệu thu thập: - Tác giả thu thập các tài liệu, báo cáo thống kê, văn bản về quản lý có liên quan... - Tác giả thu thập số liệu về tình hình sản xuất, tình hình tiêu thụ tại một số cơ sở sản xuất nông nghiệp huyện. Tác giả tìm hiểu và nghiên cứu về các chính sách, văn bản, chế độ khuyến khích đẩy mạnh tiêu thụ của địa phương đối với từng đối tượng: nhà phân phối, khách hàng, nhân viên bán hàng, quản lý bán hàng...qua từng thời kỳ. - Ngoài ra tác giả còn thu thập qua các báo cáo của cơ sở nông nghiệp trên địa bàn thời gian gần đây. - Tác giả tổng hợp các kiến thức cơ sở lý luận về tiêu thụ và đẩy mạnh tiêu thụ từ các giáo trình thương mại, các bài giảng về tiêu thụ của Bộ môn kinh tế và kinh doanh thương mại... - Nghiên cứu các tài liệu khoa học về tiêu thụ và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm qua các công trình, các bài báo phân tích kinh nghiệm, nhận định về thị trường của các chuyên gia về tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành nông sản… 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung gồm 03 Chương: - Chương 1 : Lý luận cơ bản về đẩy mạnh tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện - Chương 3: Thực trạng tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng - Chương 4: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng