CHẾBIẾNDẦUGẤC Cây gấc là cây lưu niên, mỗi cây có thể ra 30-60 quả hằng năm, trọng lượng quả dao động 0,5-2 kg, có quả nặng tới 3 kg, như thế, mỗi cây gấc có thể cho thu hoạch trung bình 50 kg quả/năm. Việc trồng và chếbiếngấc lấy dầugấc - sản phẩm chứa vitamin A của gấc, có ý nghĩa kinh tế và xã hội to lớn. Chế biếndầugấc từ quả gấc gồm hai giai đoạn là chếbiến cơm gấc khô và ép cơm gấc thu hồi dầu. Chếbiến cơm gấc khô: Chọn những quả gấc đỏ đủ độ chín, vỏ ngoài đỏ từ 2/3 trở lên, gai nhỏ đều và thưa, cuống to sẽ cho thịt gấc đỏ và dày; bỏ những quả bị sâu, thôố hỏng. Bổ đôi quả gấc, thu lấy toàn bộ phần ruột phía trong gồm các hạt được bao bọc bởi lớp thịt gấc màu đỏ tươi, rồi tiến hành sấy sơ bộ. - Sấy sơ bộ: Làm khô một chút thịt gấc để quá trình bóc tách thịt quả gấc được dễ dàng. Sấ ở nhiệt độ 60-70oC trong khoảng 90 phút, khi bề mặt thịt gấc hơi se lại thì tiến hành bóc thịt gấc ra khỏi hạt. - Bóc thịt gấc rồi sấy khô: Dùng dao tách nhẹ lớp thịt gấc đã se mặt khỏi hạt. Hạt gấc có thể thu gom để chếbiến nhiều loại thuốc chữa bệnh rất tốt (trong Đông y, nhân hạt gấc hoà với rượu để trị các vết sưng tấy, hoà với giấm thanh đắp vào hậu môn chữa bệnh trĩ .). Toàn bộ thịt gấc sau khi tách khỏi hạt được thu hồi rồi đem sấy khô. Việc sấy thịt gấc có thể dùng tủ sấy, bếp điêệnhay bếp than tuỳ qui mô sản xuất. Nhiệt độ sấy 75-80oC trong 18-20 giờ. Với chế độ sấy này sẽ đảm bảo cho tiền vitamin A không bị phá huỷ. Quá trình sấy kết thúc khi thịt gấc đạt độ ẩm nhỏ hơn 10%, ta thu được thịt gấc sấy khô hay còn gọi là cơm gấc khô. Cơm gấc sau khi sấy được làm nguội rồi cho vào túi nilon, dán kín để bảo quản. Nên bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời. Sau khi chếbiến 100 kg gấc, có thể thu được 12-13 kg cơm gấc khô. Cơm gấc có thể dùng chếbiếndầugấc hay đóng gói bảo quản và bán cho các cơ sở sản xuất dầu gấc. Chế biếndầu gấc: Nguyên liệu để chế biếndầugấc là cơm gấc khô sau khi chếbiến từ quả gấc hay có thể thu mua từ các địa phương sản xuất cơm gấc (như mở một số huyện của tỉnh Hải Dương). Cơm gấc được đưa vào máy nghiền để xé tơi nhỏ, sau đó đem xông - hấp cách thuỷ sao cho nhiệt độ cơm gấc đạt 78- 80oC, khi độ ẩm cơm gấc đạt 40-42% là đạt yêu cầu (không để khô hay ướt quá), lúc này cơm gấc hút ẩm mềm nở ra, sau đó chuyển vào bộ phận ép lấy dầu. Việc ép có thể sử dụng máy ép hay tiến hành ép thủ công trên một dụng cụ gọi là máy ép trục vít quay tay, để thu hồi dầu gấc. - Lắng trong dầu gấc: Dầugấc thu được sau khi ép còn chứa nhiều cặn nhỏ, là những mảnh thịt gấc nhỏ, tồn tại lơ lửng trong dầu. Để có dầugấc đạt chất lượng cảm quan tốt, cần lắng trong dầu gấc. Cho dầugấc vào trong một chiếc thùng (bằng nhôm hay inox), đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, che sáng. Giữ yên trong 4-5 tuần, các phoi gấc lơ lửng sẽ lắng xuống đáy thùng, lớp dầu trong phía trên lấy ra đóng chai bảo quản, lớp dầu chứa cặn phía dưới được tiếp tục lắng trong lại. Dầugấc sau khi lắng trong có màu đỏ tươi, mùi thơm nhẹ, độ sánh vừa phải. Từ 1 kg cơm gấc khô có thể thu được trên 200 g dầu gấc. Dầugấc đóng chai bảo quản nơi thoáng mát có thể giữ được trên 3 tháng. Quả gấc là một kho tàng vitamin A quý giá. Màng hạt gấc chứa 8% chất dầu màu đỏ máu, trong đó có một sắc tố là beta-caroten (tiền vitamin A) chiếm 0,1%. Khi uống vào cơ thể, dưới tác dụng của men carotenaza có trong gan và thành ruột, sắc tố này sẽ chuyển hóa thành 2 phân tử vitamin A có tác dụng. Ở phạm vi hẹp, mỗi gia đình có thể tự chế biếndầugấc để sử dụng theo cách làm cụ thể sau đây: Bổ đôi quả gấc chín, lấy hết hạt có màng nhầy màu đỏ, dàn mỏng lên khay men hay mâm nhôm, đem phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50-60oC cho se màng, đến khi sờ không dính tay. Dùng dao tách màng ra khỏi hạt. Tiếp tục phơi hoặc sấy cho màng khô kiệt, rồi xay hoặc cắt nhỏ. Có hai cách thủ công để chế biếndầugấc ở gia đình: Dùng bàn ép: Màng gấc đã phơi hoặc sấy khô và xay nhỏ được đồ bằng hơi nước rồi cho vào bàn ép. Dầugấc thu được phải đun cách thủy cho bốc hết hơi nước để tránh hiện tượng biếndầu lạc vào bã rồi ép tiếp. Dùng dung môi: Màng gấc khô đã xay nhỏ cho vào dầu lạc hoặc mỡ lợn với tỷ lệ một phần màng, hai phần dầu. Đung nóng 60-70oC trong nửa giờ, luôn đảo đều. Sau đó, tắt lửa, đảo thêm 30 phút nữa. Để nguội, gạn dầu, bỏ bã. Chú ý: Sản phẩm thu được theo hai cách, nhất là cách thứ hai, là hỗn hợp giữa dầugấc và dầudầu lạc là chất trợ giúp của quá trình tách dầu khỏi màng gấc, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người, nên không cần thiết phải tách bỏ khỏi dầu gấc. Dầugấc thu được có màu đỏ cam, mùi vị thơm ngon đặc biệt. Nên đóng dầugấc vào từng chai nhỏ để tiện dùng cho gọn vì để dầu tiếp xúc với không khí và ánh sáng nhiều dễ bị khét, mất màu và kém tác dụng. Thông thường, cứ 30-50 quả gấc sẽ được một lít dầugấc nguyên chất. Dầugấc có cả hai tác dụng phòng và chữa bệnh. Nó được dùng trong những trường hợp cơ thể cần vitamin A hay caroten như người gầy suy nhược, người mới ốm khỏi, thiếu máu, lao phổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, bệnh chậm lớn, chậm biết đi của trẻ em, các biếnDầu gấc còn được pha chế dưới dạng hỗn hợp dầugấc – kẹo mạ bằng cách trộn 50% dầugấc với 50% kẹo mạ đun chảy, dùng rất tiện. Những người hay bị táo bón dùng dầugấc cũng rất tốt. Một số chếdầu gấc được thực nghiệm cho thấy có khả năng phòng ngừa ung thư cho những người bị bệnh xơ gan. . to lớn. Chế biến dầu gấc từ quả gấc gồm hai giai đoạn là chế biến cơm gấc khô và ép cơm gấc thu hồi dầu. Chế biến cơm gấc khô: Chọn những quả gấc đỏ đủ. dầu gấc. Chế biến dầu gấc: Nguyên liệu để chế biến dầu gấc là cơm gấc khô sau khi chế biến từ quả gấc hay có thể thu mua từ các địa phương sản xuất cơm gấc