1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ đào tạo đại học tại các cơ sở đào tạo trực thuộc bộ tài chính

304 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 304
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Trang 1

- œ

-NGÔ THỊ THÙY QUYÊN

KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCHVỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO

TẠO TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

- œ

-NGÔ THỊ THÙY QUYÊN

KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCHVỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO

TẠO TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH

Chuyên ngành : Kế toánMã số

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1 TS TRẦN VĂN DUNG

2 TS NGUYỄN THỊ HƯƠNG

HÀ NỘI - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu củariêng tôi Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận án cónguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúng quy định.

Tác giả luận án

Ngô Thị Thùy Quyên

Trang 4

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNHDỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 28

1.1 DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 28

1.1.1 Dịch vụ 28

1.1.2 Dịch vụ công 31

1.1.3 Dịch vụ đào tạo đại học 35

1.2 KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 39

1.2.1 Các khái niệm cơ bản 39

1.2.2 Phân loại chi phí và giá thành dịch vụ đào tạo đại học công lập 43

1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành dịch vụ đào tạo đại học công lập 53

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí đào tạo và kế toán chi phí, giá thành dịch vụ đào tạo đại học công lập 56

1.3 NỘI DUNG KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 63

1.3.1 Đối tượng kế toán chi phí và tính giá thành 63

1.3.2 Phương pháp kế toán chi phí và tính giá thành 65

1.3.3 Kỹ thuật kế toán chi phí và tính giá thành 72

1.3.4 Thu thập, xử lý, hệ thống hóa, cung cấp thông tin kế toán chi phí và giá thành 76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 81

Trang 5

Chương 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNHDỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRỰC

THUỘC BỘ TÀI CHÍNH 82 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ DỊCH VỤ

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH 82 2.1.1 Tổng quan về các cơ sở đào tạo đại học trực thuộc Bộ Tài chính 82 2.1.2 Tổng quan về dịch vụ đào tạo đại học tại các cơ sở đào tạo trực thuộc

Bộ Tài chính 86 2.1.3 Tổ chức hoạt động, quản lý dịch vụ đào tạo đại học tại các cơ sở đào

tạo trực thuộc Bộ Tài chính93 2.1.4 Đặc điểm dịch vụ đào tạo đại học khối kinh tế ảnh hưởng đến kế

toán chi phí và giá thành dịch vụ đào tạo đại học tại các cơ sở đào

tạo trực thuộc Bộ Tài chính95 2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH 96 2.2.1 Thực trạng quy định pháp lý về kế toán chi phí và tính giá thành dịch

vụ đào tạo đại học công lập96 2.2.2 Thực trạng phân loại chi phí và giá thành dịch vụ đào tạo đại học 100 2.2.3 Thực trạng xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành dịch

vụ đào tạo đại học 111 2.2.4 Thực trạng phương pháp kế toán chi phí và tính giá thành 116 2.2.5 Thực trạng thu thập, xử lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin kế

toán chi phí, giá thành dịch vụ đào tạo đại học 119 2.2.6 Thực trạng sử dụng thông tin kế toán chi phí và giá thành dịch vụ

đào tạo đại học nhằm phục vụ quản trị đơn vị 129 2.3 XÁC ĐỊNH CHI PHÍ, GIÁ THÀNH CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI

HỌC TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2019 130 2.3.1 Nội dung và cách thức thu thập dữ liệu về kế toán chi phí, giá thành

dịch vụ đào tạo đại học 131 2.3.2 Xử lý dựa trên nguồn dữ liệu đã thu thập 131 2.3.3 Hạn chế trong xác định chi phí của các cơ sở đào tạo đại học trực

thuộc Bộ Tài chính 141

Trang 6

2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRỰC

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNHGIÁ THÀNH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀOTẠO TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH 156

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHỐI KINH TẾ 156

3.1.1 Định hướng phát triển dịch vụ đào tạo đại học công lập Việt Nam thời gian tới 156 3.1.2 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí và giá thành dịch vụ đào tạo trong các cơ sở đào tạo đại học công lập khối kinh tế 158 3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH 160

3.2.1 Hoàn thiện phân loại chi phí dịch vụ đào tạo đại học 161

3.2.2 Hoàn thiện xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành 169

3.2.3 Hoàn thiện phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành 171

3.2.4 Hoàn thiện thu thập, xử lý, hệ thống, cung cấp thông tin kế toán chi phí và giá thành 182 3.2.5 Hoàn thiện tổ chức xác định chi phí đào tạo và tính giá thành dịch vụ đào tạo cho sinh viên các bậc và hệ đào tạo 184 3.2.6 Hoàn thiện thông tin kế toán chi phí và giá thành dịch vụ đào tạo đại học nhằm phục vụ quản trị đơn vị 186 3.2.7 Giải pháp khác 190

Trang 7

3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 203

3.3.1 Nâng cao tính pháp lý trong xác định chi phí và tính giá thành dịch vụ đào tạo đại học 203 3.3.2 Nâng cao mức độ tự chủ của các cơ sở đào tạo 204

3.3.3 Nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn của bộ máy quản trị và tài chính, kế toán trong quản lý dịch vụ đào tạo đại học 207 3.3.4 Giải quyết tốt bài toán xã hội hóa dịch vụ đào tạo đại học 208

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 ABC Phương pháp kế toán dựa trên cơ sở hoạt động 2 BCTC Báo cáo tài chính

6 ĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lập

9 HCSN Hành chính sự nghiệp 10 KTQT Kế toán quản trị 11 KTTC Kế toán tài chính

12 Luật Kế toán 2015 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 13 Luật NSNN 2015 Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục 16 Nghị định 86 thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn,

giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021

Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm 17 Nghị quyết 77 đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục

đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017

Thông tư 14/2019/TT-BGDĐT ngày 30/9/2019 hướng 23 Thông tư 14 dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế -kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo

24 TSCĐ Tài sản cố định

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 01: Phạm vi nghiên cứu của luận án 22

Bảng 1.1: Phân loại đơn vị SNCL 33

Bảng 1.2: Phân loại chi phí dịch vụ đào tại đại học công lập 44

Bảng 1.3: Phân loại chi phí theo phương pháp chi phí toàn bộ và phương pháp chi phí biến đổi 71

Bảng 1.4: Phương pháp, kỹ thuật kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ 75

Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính .85

Bảng 2.2: Danh mục chứng từ sử dụng trong kế toán chi phí, giá thành dịch vụ ĐTĐH 121

Bảng 2.3: Danh mục tài khoản sử dụng trong kế toán chi phí, giá thành dịch vụ ĐTĐH tại các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính 123

Bảng 2.4: Danh mục tài khoản chi tiết của tài khoản 611 - Chi hoạt động 125

Bảng 2.5: Nội dung và cách thức thu thập dữ liệu về kế toán chi phí, giá thành dịch vụ ĐTĐH tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính giai đoạn 2018 - 2019 131

Bảng 2.6: Chi phí của các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính năm 2018 132

Bảng 2.7: Hệ số quy chuẩn cho các hệ ĐTĐH và sau đại học 133

Bảng 2.8: Quy mô đào tạo quy đổi của các CSĐT năm 2018 134

Bảng 2.9: Chi phí đào tạo đại học tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính năm 2018 135

Bảng 3.1: Các giai đoạn hoạt động trong quy trình đào tạo đại học 162

Bảng 3.2: Bảng phân loại chi hoạt động 164

Bảng 3.3: Đề xuất ghi nhận bổ sung chi phí………165

Bảng 3.4: Danh mục các hoạt động gián tiếp tạo ra chi phí 179

Bảng 3.5: Tiêu thức phân bổ chi phí 181

Bảng 3.6: Báo cáo chi phí hoạt động đào tạo 186

Bảng 3.7: Các nội dung chính của tự chủ đại học 206

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 01: Phạm vi nghiên cứu của luận án 23

Hình 02: Quy trình nghiên cứu 25

Hình 1.1: Phân loại giá thành dịch vụ đào tạo ĐHCL 51

Hình 1.2: Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành dịch vụ 54

Hình 1.3: Mối quan hệ giữa các khái niệm cơ bản trong kế toán ABC 67

Hình 1.4: Phương pháp chi phí thông thường 69

Hình 1.5: Quy trình kế toán chi phí dịch vụ đào tạo đại học công lập 76

Hình 1.6: Quy trình kế toán giá thành dịch vụ đào tạo đại học công lập 77

Hình 2.1: Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ đào tạo ĐHCL khối kinh tế ở Việt Nam 86

Hình 2.2: Hoạt động dịch vụ tại các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính 94

Hình 2.3: Chi phí của các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính 102

Hình 2.4: Chi phí trung bình của các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính theo loại hình hoạt động giai đoạn 2018 - 2019 103

Hình 2.5: Chi phí dịch vụ ĐTĐH của các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính 104

Hình 2.6: Chi phí trung bình của các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính theo nguồn tài trợ giai đoạn 2018 - 2019 106

Hình 2.7: Chi phí trung bình từ nguồn NSNN cấp cho các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính giai đoạn 2018 - 2019 107

Hình 2.8: Chi phí trung bình của các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính theo yếu tố chi phí giai đoạn 2018 - 2019 108

Hình 2.9: Chi phí trung bình của các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính theo

Hình 2.12: So sánh lý thuyết - Thực trạng quy trình kế toán chi phí tại các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính giai đoạn 2018 - 2019 120

Hình 2.13: Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ 128

Hình 2.14: Thông tin chi phí do hệ thống kế toán cung cấp 130

Hình 3.1: Chi phí dịch vụ ĐTĐH tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính 161

Hình 3.2: Mô hình phân bổ chi phí của kế toán ABC áp dụng cho các CSĐT ĐHCL 176

Hình 3.3: Mô hình phân bổ chi phí của kế toán ABC áp dụng cho các CSĐT ĐHCL

Trang 13

MỞ ĐẦU1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Giáo dục và đào tạo từ lâu là đòn bẩy của sự phát triển nền kinh tế quốc gia, và là niềm hy vọng thay đổi số phận của hàng triệu con người trên thế giới Trong đó, ĐTĐH luôn đóng một vai trò quan trọng bởi lẽ chính ĐTĐH đóng góp phần lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước với phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn, nhạy bén, giàu óc sáng tạo, có đủ năng lực bắt kịp với tốc độ hội nhập và phát triển của thế giới Sản phẩm đào tạo của các CSĐT đại học quyết định gần như toàn bộ chất lượng nguồn nhân lực của đất nước Chính vì vậy, ĐTĐH được xem là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của đất nước và luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhà nước cũng như của toàn xã hội Mặc dù điều kiện đất nước và NSNN còn nhiều khó khăn, nhưng trong những năm qua nhà nước vẫn quan tâm dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo dục Với nguồn ngân sách đó, GD&ĐT mà cụ thể là ĐTĐH đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Tuy nhiên, bối cảnh mở cửa và hội nhập trên mọi mặt của nền kinh tế - xã hội đã mang tới những khó khăn, thách thức không hề nhỏ với ĐTĐH bởi những tồn tại vốn có như: chưa chấp nhận thực tế ĐTĐH là một loại hình dịch vụ, chưa làm rõ trách nhiệm chia sẻ CPĐT giữa các bên liên quan (nhà nước, người học và toàn xã hội), chế độ chính sách về tài chính, kế toán chưa đáp ứng yêu cầu quản trị đại học theo hướng tự chủ.

Theo đó, từ chỗ là những khái niệm xa lạ với nhiều người; hiện nay, thuật ngữ “giá dịch vụ”, “dịch vụ sự nghiệp công” hay “dịch vụ giáo dục đại học” đã dần trở nên quen thuộc Việc tính giá dịch vụ sự nghiệp công nói chung, dịch vụ ĐTĐH nói riêng đã trở thành yêu cầu bức thiết đối với mỗi CSĐT đại học bởi những lý do dưới đây:

Về mặt lý luận: Tính giá thành là một nội dung có tính xuất phát điểm cho

nhiều công việc khác trong kế toán quản trị, vì nó có mối quan hệ mật thiết với nhiều chức năng quản trị, như hoạch định, tổ chức, kiểm soát và ra quyết định - Tính giá thành góp phần xác định giá thành dịch vụ hoàn thành, qua đó là cơ sở để xác định kết quả hoạt động của từng dịch vụ, từng bộ phận và toàn đơn vị

Trang 14

- Tính giá thành giúp các nhà quản trị làm tốt công tác hoạch định và kiểm soát chi phí ở từng nơi phát sinh chi phí (từng khoa, phòng ban, từng hoạt động, …)

tiến dịch vụ, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ trên thị trường

- Tính giá thành là cơ sở để các nhà quản trị xây dựng một chính sách giá bán hợp lý, có tính cạnh tranh và là cơ sở cho nhiều quyết định khác

Về mặt pháp lý và thực tiễn Chiến lược tài chính đến năm 2020 đã được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ những năm 2012 (theo quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012) đến nay vẫn đang trong quá trình thực hiện và còn nguyên giá trị Bởi những mục tiêu cần đạt được trong cải cách tài chính và kế toán công như: Đảm bảo cho việc sản xuất và cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng công bằng và hiệu quả hơn; tập trung nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm gắn với công cuộc cải cách hành chính dường như mới bắt đầu khởi động Dấu mốc cơ bản đánh dấu yêu cầu bước ngoặt cho quá trình tự chịu trách nhiệm về hoạt động, tự xác định giá dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công nói chung, các CSĐT đại học nói riêng là nghị định 16/2015/NĐ-CP bằng cách đưa ra lộ trình tính đủ chi phí vào năm 2020 (Năm 2016: tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp; đến năm 2018: tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý; đến năm 2020: tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định) Tuy nhiên, đến nay, khi đã gần chạm tới cột mốc cuối lộ trình nhưng hầu như chưa có một CSĐT đại học nào hoàn thành nhiệm vụ tính giá Các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này có thể kể tới là:

Nguyên nhân khách quan đến từ cơ quan quản lý như Bộ GD&ĐT chưa ban

hành văn bản hướng dẫn chi tiết nghị định 16/2015/NĐ-CP trong lĩnh vực giáo dục (tình trạng tương tự đối với các lĩnh vực sự nghiệp công khác); hay chế độ kế toán HCSN mặc dù đã sửa đổi theo thông tư 107/2017/TT-BTC trên cơ sở kế toán dồn tích nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc trong công tác kế toán tính giá dịch vụ.

Nguyên nhân chủ quan đến từ chính các CSĐT đại học Mặc dù ngày

30/8/2019 Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 14/2019/TT-BGD&ĐT hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo một cách rất chi tiết và cụ thể nhưng theo hiểu biết của tác giả thì hiện nay vẫn chưa có CSĐT đại học nào thực hiện xác định giá

Trang 15

dịch vụ đào tạo Điều này có thể được lý giải bởi những ràng buộc về cơ chế chính sách ĐTĐH như: xác định giá dịch vụ thì vẫn nhận kinh phí từ ngân sách (đối với các CSĐT đại học chưa tự chủ), hoặc vẫn bị ràng buộc bởi những quy định trong quản lý tài chính hay học phí (đối với các CSĐT đại học thực hiện thí điểm tự chủ theo nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24/10/2014).

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, việc tính giá dịch vụ ĐTĐH đã không còn chỉ là yêu cầu mang tính pháp lý phải thực hiện vì đã đến hạn chót mà còn là yêu cầu nội sinh từ chính bản thân các CSĐT đại học, bởi áp lực tự chủ ngày càng cao, muốn tự đứng trên đôi chân của mình, tiên quyết cần nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao kết quả hoạt động; và đương nhiên muốn xác định kết quả hoạt động thì một trong những yêu cầu cơ bản là cần xác định chi phí và tính giá thành dịch vụ do chính mình cung cấp.

Điều này càng trở nên cấp thiết với các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính, bởi đặc thù chuyên cung cấp dịch vụ đào tạo có khả năng xã hội hóa cao hơn so với các khối ngành đào tạo khác như kỹ thuật hay y dược; các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh (cả trong và ngoài nước) ngày càng lớn.

Theo hiểu biết của tác giả, thì đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về kế toán chi phí và tính giá dịch vụ công trong điều kiện thực hiện tự chủ tài chính, mà đặc biệt là kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính.

Do vậy, xuất phát từ những đòi hỏi cả về lý luận và thực tiễn như trên, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo nói chung, hoàn thiện công tác quản lý tài chính kế toán nói riêng của các CSĐT

ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính, tác giả lựa chọn đề tài: “Kế toán chi phí và tính

giá thành dịch vụ đào tạo đại học tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính” làm

đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ của mình.

2.TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Việc cố gắng khái quát, tìm hiểu mục đích, nội dung, phương pháp và kết quả của những nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố trước đây, về một số mảng nội dung khác nhau có liên quan gần đến hướng nghiên cứu của luận án như

Trang 16

“kế toán”, “kế toán công”, “chi phí”, “giá thành”, “dịch vụ công” và “dịch vụ đào tạo đại học” được trình bày tại nội dung này, giúp tác giả thực hiện được 2 mục tiêu:

Một là, khẳng định khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án: Chưa cócông trình nghiên cứu chuyên sâu nào về đề tài “Kế toán chi phí và tính giáthành dịch vụ đào tạo đại học tại các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính”

Hai là, góp phần xây dựng nền tảng cơ sở nghiên cứu dựa trên việc kếthừa các kết quả nghiên cứu trước.

Qua tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy, các công trình nghiên cứu về kế toán chủ yếu tập trung vào 2 hướng nghiên cứu kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ theo quan điểm kế toán tài chính và kế toán quản trị Bên cạnh đó, do đặc thù về loại hình sản phẩm dịch vụ công của ĐTĐH, còn có những công trình nghiên cứu về quản lý tài chính khu vực công và ĐTĐH Cụ thể, một số công trình nghiên cứu có liên quan gần nhất đến luận án là:

2.1 Công trình nghiên cứu về kế toán

Trên quan điểm của kế toán tài chínhCông trình nghiên cứu trên thế giới

Y Nghiên cứu về kế toán nhà nước trong cuốn “Accounting forGovernmental and Nonprofit entities” (tạm dịch: “Kế toán nhà nước và tổ chứcphi lợi nhuận”) của tác giả: Earl R.Wilson, Susan C.Kattelus, Leon E.Hay.

Đây có thể coi là một công trình nghiên cứu khá công phu về các khía cạnhkhác nhau trong hoạt động của các đơn vị công phi lợi nhuận Các nội dung nghiên cứutrong cuốn sách bao gồm: các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận, hướng dẫncách thức ghi nhận các sự kiện, cách thức lập báo cáo tài chính Nghiên cứu cũng đisâu vào phân tích đặc thù hoạt động của một số lĩnh vực sự nghiệp như tổ chức côngtác kế toán trong trường học, bệnh viện, các đơn vị lực lượng vũ trang

Y Nghiên cứu về kế toán công của bốn tác giả Ehsan Rayegan, Mehdi

Parveizi, Kamran Nazari và Mostafa Emami với tiêu đề: “Kế toán công: Đánh giá về lýthuyết, mục tiêu và các tiêu chuẩn” (“Government accounting: An Assessment of Theory,Purposes and Standards”) đã đưa ra sự tổng hợp các vấn đề trong thực hiện kế toán của

các đơn vị công lập, trong đó bao gồm công tác tổ chức kế toán dựa trên hai nguyên tắc là kế toán tiền mặt và kế toán dồn tích Nghiên cứu cũng đề cập đến vai trò, trách nhiệm của Chính phủ đối với công tác kế toán; chương trình

Trang 17

đổi mới công tác quản lý tài chính công và các vấn đề liên quan đến NSNN Đề xuất một số nguyên tắc kế toán mở rộng để thúc đẩy trách nhiệm trong việc giải trình thực hiện công tác kế toán liên quan đến nghĩa vụ kinh tế và chính trị cũng được đưa ra trong nghiên cứu này.

Y Ngoài ra, còn phải kể tới chuẩn mực kế toán công quốc tế và một số nghiên cứu có liên quan

Nếu khu vực tư dựa trên hệ thống chuẩn mực là IAS và IFRS, thì khu vực công sử dụng IPSAS như kim chỉ nam cho công việc kế toán Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) do Ủy ban chuẩn mực kế toán công (IPSAB) ban hành, là các chuẩn mực kế toán áp dụng cho lĩnh vực công, trong đó có các đơn vị cung ứng dịch vụ công không vì mục tiêu lợi nhuận Hệ thống các chuẩn mực này bao gồm những quy định có tính nguyên tắc, mực thước làm cơ sở để các cấp chính quyền nhà nước và các tổ chức công tổ chức công tác kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng tài chính và kết quả hoạt động của các đơn vị kế toán.

Mặc dù trong toàn bộ hệ thống gồm 40 chuẩn mực (tính đến 2020) chỉ có duy nhất một chuẩn mực số 05 (IPSAS 5) ban hành những quy định riêng về kế toán chi phí (chi phí đi vay), nhưng những quy định hướng dẫn chung mang tính mực thước về kế toán chi phí nói chung được quy định ẩn trong các chuẩn mực có liên quan khác là rất nhiều, đặc biệt về nội dung ghi nhận và trình bày trên BCTC thông tin về chi phí của đơn vị kế toán công, phần tiếp nhận từ NSNN dưới dạng doanh thu không trao đổi và các chi phí trong các hoạt động khác.

Công trình nghiên cứu trong nước

Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về kế toán chi phí, giá thành sản phẩm, dịch vụ

Kế toán chi phí, giá thành sản phẩm, dịch vụ được coi là một trong những đề tài truyền thống về kế toán, được bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn NCKH, bằng chứng là có rất nhiều nghiên cứu về kế toán chi phí, giá thành sản phẩm, dịch vụ từ xưa Trong khoảng 5 năm trở lại đây, có một số luận án nghiên cứu về kế toán chi phí, giá thành sản phẩm, dịch vụ điển hình là:

Ngô Quang Hùng (2019), trong luận án tiến sỹ “Hoàn thiện tổ chức kế toán

chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn

Trang 18

hóa chất Việt Nam” đã đưa ra 3 nhóm giải pháp nhằm thiện tổ chức kế toán chi phí

sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn hóa chất Việt Nam là: hoàn thiện mô hình kế toán, hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính và hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán quản trị.

Trong luận án“Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanhtrong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng

Việt Nam” tác giả Lương Khánh Chi (2017) đã trình bày những cơ sở lý luận về kế

toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất Phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam trong thời gian tới.

Với cách tiếp cận 3 chương truyền thống, tác giả Nguyễn Thị Diệu Thu

(2016) trong luận án“Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

phần mềm trong các doanh nghiệp sản xuất phần mềm ở Việt Nam hiện nay” đã

trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phần mềm trong các doanh nghiệp sản xuất phần mềm ở Việt Nam như: hoàn thiện phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, hoàn thiện xác định giá phí cho đối tượng chịu phí, hoàn thiện phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp, hoàn thiện phương pháp phân bổ giá trị sản phẩm phần mềm lõi, hoàn thiện xác định chi phí sản phẩm làm dở, sản phẩm bị lỗi Đặc biệt, tác giả còn trình bày giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất phần mềm bước đầu áp dụng phương pháp ABC trong việc định giá phí của đối tượng chịu chi phí.

Có thể thấy, mặc dù có tương đối nhiều nghiên cứu về kế toán chi phí và tính giá thành, tuy nhiên, mỗi luận án trên đây đều lựa chọn nghiên cứu kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại một loại hình doanh nghiệp cụ thể, với những sản

phẩm hữu hình cụ thể Nên, luận án “Tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thuvà kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành tại Việt Nam hiện nay” của

tác giả Đỗ Minh Thoa (2015) là một trong số ít các luận án nghiên cứu về kế toán

chi phí dịch vụ mà tác giả có thể tiếp cận Trong luận án, tác giả Đỗ Minh Thoa đã trình bày lý luận và phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành tại Việt Nam hiện nay,

Trang 19

từ đó đưa ra giải pháp và các điều kiện thực hiện giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành tại Việt Nam.

Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về tổ chức kế toán và hệ thốngthông tin kế toán

Thuộc nhóm nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán có thể kể tới các nghiên cứu của các tác giả như:

Nguyễn Thị Minh Hường (2004) “Tổ chức kế toán trong các trường đại

học trực thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo”: Theo hướng nghiên cứu này các tác giả đã

hệ thống hóa và phát triển được cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các trường ĐHCL, các tác giả cũng phân tích và đánh giá được thực trạng tổ chức công tác kế toán tại một số trường điển hình để làm căn cứ đưa ra được các đánh giá về thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các trường thuộc phạm vi nghiên cứu trên cả những mặt đã đạt được và những điểm còn hạn chế cùng các nguyên nhân của hạn chế Trên cơ sở các mặt còn hạn chế, các tác giả đã đưa ra định hướng và đề xuất được các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường để đạt được hiệu quả hơn trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng và đặc biệt là các nhà quản lý để điều hành đơn vị, để các giải pháp đề xuất của các tác giả được thực thi hiệu quả các tác giả cũng đưa ra những điều kiện đồng bộ cả từ phía Nhà nước, các Bộ ngành và từ phía các trường ĐHCL ở Việt Nam.

Thuộc nhóm nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán tại các CSĐT

ĐHCL có 2 luận án tiến sỹ Đinh Thị Mai (2010), “Nâng cao chất lượng hệthống thông tin kế toán trong các trường đại học công lập” và Nguyễn Hữu

Đồng (2012) “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các trường đại học

công lập Việt Nam”.

Trong hướng nghiên cứu này các tác giả đã hệ thống hóa và phát triển được các lý thuyết về hệ thống thông tin kế toán trong các tổ chức và nêu ra được nhân tố cấu thành hệ thống thông tin kế toán trong các đơn vị HCSN có thu bao gồm: Bộ máy kế toán; phương tiện kỹ thuật; hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán; các quy trình cơ bản; hệ thống kiểm soát Trên cơ sở những nhân tố này các tác giả đã khảo sát thực trạng hệ thống thông tin kế toán tại một số trường ĐHCL ở Việt nam để đưa ra những nhận xét đánh giá về những ưu điểm và hạn chế, các nguyên nhân của hạn chế về hệ thống thông tin kế toán tại các trường trong mẫu

Trang 20

nghiên cứu Trên cơ sở đó tác giả đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các tổ chức nhằm thực hiện tốt trách nhiệm tài chính trong điều kiện mới của Việt Nam và tác giả cũng đề xuất về các điều kiện từ phía cơ quan quản lý Nhà nước và điều kiện từ phía các trường đại học để các giải pháp triển khai được hiệu quả và đồng bộ.

Gần đây hơn, Tô Hồng Thiên (2017) “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng

đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các trường đại học công lập ở ViệtNam”, đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về hệ thống thông tin kế toán; các nội

dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các trường ĐHCL và các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán Tác giả cũng đã nêu được các tiêu chí đánh giá về tổ chức thông tin kế toán tại các trường ĐHCL và các thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thông tin kế toán tại các trường Tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên cứu gồm 7 nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thông tin kế toán tại các trường ĐHCL là: Nhân viên kế toán; nhà quản lý kế toán; công nghệ thông tin; môi trường làm việc; hệ thống văn bản pháp quy; chuyên gia tư vấn và Ban giám hiệu của các trường từ đó tác giả xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tổ chức thông tin kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt nam Trên cơ sở khảo sát và đánh giá thực tế về tổ chức thông tin kế toán tại các trường và các nhân tố ảnh hưởng tác giả đã chỉ ra được 4 nhân tố có mức ảnh hưởng lớn và quyết định trực tiếp đến tổ chức thông tin kế toán tại các trường ĐHCL là nhà quản lý tổ chức và điều hành hệ thống thông tin kế toán; hệ thống các văn bản pháp qui, các văn bản pháp luật kế toán chi phối việc tổ chức thông tin kế toán; công nghệ thông tin và nhân tố Ban giám hiệu phê duyệt các vấn đề có liên quan để tổ chức thông tin kế toán tại các trường

Trên quan điểm của kế toán quản trịCông trình nghiên cứu trên thế giới

Các công trình nghiên cứu trên thế giới theo hướng tiếp cận kế toán quản trị tại cácCSĐT đại học chủ yếu gồm theo 2 nhóm:

Trang 21

Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí và nhântố ảnh hưởng tại các CSĐT

Y Trong bài viết “Cost management in European Universities - a timeof change” năm 2014, các tác giả Irena Sobanska và Jacek Kalinowski đã khẳng định:

Các cơ sở giáo dục đại học châu Âu ngày càng tập trung vào việc giảm chi phí và liên kết chính xác giữa các chi phí với việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược của họ Theo đó, từ việc phân tích kinh nghiệm của các trường đại học ở các quốc gia khác nhau (Úc, Hà Lan, Đức, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Anh) trong việc phát triển và thực hiện kế toán chi phí, 2 tác giả chỉ ra các yếu tố tác động đến việc thực hiện kế toán quản trị tại các cơ sở đào tạo đại học gồm:

- Nhóm yếu tố kinh tế: gồm các tác động từ biến động kinh tế toàn cầu, gia tăng cạnh tranh, đổi mới công nghệ và phương pháp quản lý, sản xuất, công nghệ thông tin tiến tiến; đồng thời các tác giả cũng nhấn mạnh tới việc đa dạng các nguồn tài trợ: quốc tế, quốc gia, nhà nước, tư nhân.

- Nhóm yếu tố yêu cầu từ cấp trên, nhóm này nhấn mạnh tới các yếu tố về luật quốc gia về tài chính, kế toán thuộc khu vực công; cũng như những yêu cầu từ các cơ quan, tổ chức khác như Bộ Giáo dục, Bộ Khoa học, trung tâm nghiên cứu quốc gia)

- Nhóm yếu tố về áp lực quy chuẩn kế toán quản trị, gồm: việc tuyển dụng các kế toán viên chuyên về mảng kế toán quản trị, thiết kế hệ thống kế toán chi phí bởi các chuyên gia, các khóa đào tạo về các nguyên tắc và phương pháp kế toán quản trị cho nhân viên.

Y N.A.Mamontova và A.F.Novak (2015) trong bài viết “Management

accounting of higher education institutions: implementation stages and realizationfeatures” đã khẳng định: để đưa kế toán quản trị vào các CSĐT đại học, cần thực

hiện 4 bước: (1) phân chia các cấp độ giới thiệu và thực hiện kế toán quản trị, (2), cung cấp chính sách và phương pháp kế toán quản trị, (3) phát triển hệ thống thông tin báo cáo tự động, (4) xác định những người chịu trách nhiệm về thông tin kế toán quản trị, trong việc thu thập, phân tích và xử lý thông tin Có thể coi đây là những yêu cầu, bước đi cơ bản để hình thành hệ thống kế toán quản trị nói chung tại tất cả các CSĐT đại học.

Trang 22

Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về phương pháp kế toán chi phí,chủ yếu là phương pháp kế toán tính giá theo hoạt động (Activity basedcosting - ABC)

Kế toán chi phí trong các trường đại học gần đây đã được một số tác giả trên thế giới đề cập đến, với việc ghi nhận về yêu cầu của một hệ thống kế toán chi phí hiệu quả đảm bảo cho các quyết định đúng đắn và phân bổ các nguồn lực tốt hơn Trong đó, phương pháp kế toán chi phí được các tác giả nghiên cứu nhiều nhất là phương pháp kế toán ABC.

Phương pháp này có nhiều điểm tiến bộ vượt bậc so với phương pháp tính giá truyền thống (Traditional Costing) Nó không những phân bổ chi phí gián tiếp chính xác hơn mà còn giúp các nhà quản lý biết được nguồn gốc phát sinh chi phí, biết được những hoạt động làm phát sinh chi phí tạo ra giá trị, những hoạt động làm phát sinh chi phí nhưng không tạo ra giá trị; cung cấp thông tin đáng tin cậy, kịp thời và linh hoạt cho các cấp quản trị trong quá trình ra quyết định Phương pháp này được các nước trên thế giới áp dụng cách đây vài chục năm và hiện nay trở nên rất phổ biến.

Năm 1995, trong nghiên cứu của hai tác giả Coy và Goh đã ủng hộ việc sử dụng xác định chi phí dựa trên hoạt động (mô hình ABC) trong các trường đại học, đặc biệt là phương pháp phân bổ chi phí gián tiếp Họ rất quan tâm đến việc phân bổ các chi phí dựa trên cơ sở duy nhất đó là số lượng sinh viên Các tính toán chi phí mà kết quả được tạo ra từ phương pháp tiếp cận trên diện rộng thường gây nhầm lẫn vì chúng không nắm bắt được mối quan hệ nhân quả Coy và Goh cho rằng phương pháp tiếp cận theo mô hình ABC sẽ xác định những hoạt động nào liên quan đến bộ phận, phòng, ban nào và những hoạt động đó ảnh hưởng đến việc tạo ra doanh thu và tiêu thụ tài nguyên như thế nào Coy và Goh còn chỉ ra rằng mô hình ABC giúp tập trung sự chú ý của tổ chức vào việc cải thiện hoạt động, cái mà sẽ có tác động lớn nhất đến các nguồn phát sinh chi phí.

Đến năm 1996, tác giả Gibbon et al đã nghiên cứu những lợi ích của chi phí dựa trên hoạt động và vấn đề quản trị trong cả sản xuất và tổ chức dịch vụ Họ liệt kê các lợi ích quan trọng mà mô hình ABC đem lại như sau: Hiểu biết về các hoạt động và chi phí trong tổ chức; Tiết kiệm chi phí; Tăng cường trách nhiệm tài chính;

Trang 23

Cải thiện thông tin liên lạc; Cải thiện chức năng kế toán; Cung cấp tài liệu hữu ích; Thông tin hỗ trợ quyết định có liên quan; Ưu tiên các nỗ lực cải tiến; Chất xúc tác cho sự thay đổi; Giảm thiểu chất thải.

Tiếp theo đó, năm 1998, trong luận án tiến sỹ “A comparative evaluationof finance and activity based cost accounting systems in a private university”,thông qua việc nghiên cứu tại đại học tư thục Hardin Simmons, Derrell H.Moore

đã khẳng định ưu thế của mô hình kế toán ABC trong việc cung cấp các thông tin hữu ích hơn cho các quyết định quản lý nội bộ so với mô hình kế toán tài chính Tác giả cũng đưa ra khuyến nghị tương tự đối với các cơ sở đào tạo khác (công lập hoặc cấp học cao hơn)

Năm 2006, thông qua bài nghiên cứu “Activity Based Costing andActivity Data Collection: A Case study in the Hight Education Sector”, Tác giảReich & A Braham đã trình bày phương pháp phi truyền thống từ việc thu thập

dữ liệu hoạt động tại một số trường đại học ở Australia với mục đích nhận diện chi phí một các chính xác và hoàn thiện hơn bằng cách sử dụng mô hình nghiên cứu ABC trong nghiên cứu Nghiên cứu thông qua khảo sát và phỏng vấn các nhân viên đang làm việc tại một số trường đại học ở Australia về cách thu thập dữ liệu hoạt động của các trường từ đó nghiên cứu đưa ra những thảo luận và phân tích để từ đó nghiên cứu có cơ sở đưa ra nhận định việc sử dụng mô hình nghiên cứu ABC trong lĩnh vực hoạt động phi lợi nhuận đặc biệt là đối với các trường đại học được xem như một công cụ quản lý hiệu quả.

Gần đây hơn, năm 2016, trong bài viết “Unit cost analysis in highereducation”, các tác giả Asep Kurnia, Tjutju Yuniarsih và Sumarto đã một lầnnữa khẳng định lợi ích của việc sử dụng mô hình ABC trong các cơ sở đào tạo

thông qua việc nghiên cứu điển hình với cách tiếp cận định tính 3 cơ sở đào tạo công lập của Indonesia là Institut Teknologi Bandung (ITB), Universitas Pendidikan Indonesia (UPI), and Institut Pertanian Bogor (IPB) Thêm vào đó, nghiên cứu cũng khẳng định rằng kết quả tính toán chi phí đơn vị của cơ sở đào tạo lớn hơn cách tính của Chính phủ, do Chính phủ không thể đáp ứng toàn bộ những khoản thiếu hụt trong kinh phí hoạt động của trường.

Trang 24

Có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã có những nghiên cứu sâu trong việc ứng dụng kế toán chi phí trong quản trị chi phí của các trường đại học, đặc biệt là việc áp dụng ABC trong các trường đại học nhằm quản lý các nguồn lực tài chính, cũng như phân tích, tính toán chi phí của các trường đại học (bất kể loại hình là cơ sở đào tạo công lập hay tư thục).

Công trình nghiên cứu trong nước

Tương tự như các công trình nghiên cứu nước ngoài, theo hướng nghiên cứu về kế toán quản trị, các công trình nghiên cứu trong nước cũng thường tập trung vào các nội dung tiêu biểu là:

Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về tổ chức kế toán quản trị trongcác CSĐT ĐHCL

Phạm Thị Thu Thuỷ (2012) “Tổ chức kế toán quản trị chi hoạt động tại các

trường đại học công lập khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh trên địa bàn HàNội”: Công trình nghiên cứu đã đưa ra được các nội dung kế toán quản trị chi phí.

Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu một cách hệ thống việc tổ chức kế toán quản trị chi phí trên cả góc độ tổ chức bộ máy và tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi hoạt động, đã đề cập đến việc vận dụng phương pháp xác định chi phí cho các đối tượng và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định Tuy nhiên, do đặc thù các trường đại học công lập hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, và thời gian nghiên cứu là khi các CSĐT thực hiện kế toán trên cơ sở tiền mặt mở rộng theo quy định về chế độ kế toán HCSN ban hành theo quyết định 19/2006/QĐ-BTC, nên việc xác định chi phí không đầy đủ Do đó, việc vận dụng các nội dung kế toán quản trị vào các trường đại học công lập là không toàn diện.

Dương Thị Cẩm Vân (2007), “Vận dụng kế toán quản trị vào trong các

trường chuyên nghiệp” Trong nghiên cứu, tác giả đã nêu được vai trò của kếtoán quản trị đối với các tổ chức và xác định các nội dung chủ yếu của kế toán

quản trị được vận dụng vào các trường chuyên nghiệp như: phân tích chi phí và dự toán ngân sách, vận dụng các công cụ đánh giá trách nhiệm quản lý, thông tin kế toán cho việc ra quyết định Đồng thời, tác giả cũng đề xuất giải pháp để vận dụng kế toán quản trị vào trong các trường chuyên nghiệp.

Trang 25

Nguyễn Thị Hạnh (2012) “Vận dụng kế toán quản trị tại đại học Đà

Nẵng”: Cũng theo hướng nghiên cứu về kế toán quản trị, nhưng lại lựa chọn

phạm vi nghiên cứu tại một trường đại học cụ thể Trong luận án tác giả đã đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị tại đại học Đà Nẵng, từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp để vận dụng kế toán quản trị cho nhà trường Các giải pháp cụ thể: vận dụng định mức chi phí; thiết lập hệ thống báo cáo kiểm soát chi phí; các phương pháp phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định như phân tích biên, phân tích mối quan hệ giữa chi phí - sản lượng và lợi nhuận.

Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về phương pháp kế toán chi phídựa trên cơ sở hoạt động tại các đơn vị kế toán thuộc khu vực tư, sản xuấtsản phẩm hữu hình

Đàm Phương Lan (2019), “Kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong

các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa”: Đây là công trình nghiên

cứu chuyên sâu về kế toán chi phí theo mức độ hoạt động tại một loại hình doanh nghiệp cụ thể Dựa trên cơ sở lý luận về kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong doanh nghiệp, kết hợp phân tích thực trạng kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa; luận án đã đề xuất giải pháp vận dụng kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa.

Trần Tú Uyên (2017), trong luận án“Áp dụng phương pháp kế toán theo

hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành sản phẩm tại các công ty dượcphẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã nghiên cứu thực trạngáp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động ABC để tính chi phí và giá thành

sản phẩm tại các công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao khả năng áp dụng phương pháp ABC tại các công ty dược phẩm này.

2.2 Công trình nghiên cứu về quản lý tài chính và học phí

Công trình nghiên cứu trên thế giới

Với đặc thù là một loại hàng hóa dịch vụ công không thuần túy, giá dịch vụ đào tạo đại học lại thường được xem xét dưới cái tên “học phí”.

Trang 26

Học phí giáo dục đại học có liên hệ mật thiết với các chủ thể là Nhà nước, nhà trường và người học Học phí đại học là công cụ thực hiện sự chia sẻ chi phí giáo dục đại học giữa Nhà nước và sinh viên Vì vậy, tại các quốc gia khác nhau có chính sách về giá dịch vụ đào tạo đại học khác nhau.

Tại một số quốc gia, giá dịch vụ đào tạo do chính phủ hoặc cơ quan trung ương quyết định (Canada, Đức, Ấn Độ, Israel, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ, Việt Nam) hoặc đưa ra quy định mức giá dịch vụ đào tạo trần (Australia, Nhật Bản, Trung Quốc và Malaysia) Một số quốc gia khác lại cho phép các trường đại học toàn quyền trong việc đưa ra mức giá dịch vụ đào tạo (Chile, Colombia, Pháp, Indonesia, Italy, Philippines, Nam Phi, Hàn Quốc, Singapore, Thụy Sĩ, Đài Loan và Thái Lan) Tuy nhiên ở những nước này, đôi khi chính phủ vẫn có những can thiệp nhất định.

Bên cạnh đó, vấn đề làm sao để đưa ra mức giá dịch vụ này một cách hợp lý cũng là một vấn đề các quốc gia quan tâm Bởi vì, việc tính chi phí đào tạo đại học khác nhau đáng kể giữa các trường và các ngành, và đặc biệt là các chương trình căn cứ vào tỷ lệ hiện hành giảng viên sinh viên, nhu cầu thiết bị, và các chi phí chương trình cụ thể khác Ngoài ra, việc tính toán chi phí giảng dạy cũng phụ thuộc vào các số liệu kế toán: xác định các chi phí gián tiếp, hoặc toàn chi phí của trường, được phân bổ theo các chi phí trợ cấp đầu tiên hoặc hướng dẫn tốt nghiệp, các chi phí bảo hiểm y tế, hoặc các chi phí vốn (ví dụ, dịch vụ nợ và khấu hao) được xử lý Do đó, một số nước đưa ra giá dịch vụ đào tạo căn cứ vào chí phí chương trình đào tạo bỏ ra hoặc phụ thuộc vào lợi ích cá nhân thu được từ trường đại học hoặc chương trình nhất định Cụ thể, chương trình đào tạo có chi phí cao sẽ trả giá dịch vụ đào tạo cao; hoặc giá dịch vụ đào tạo bao gồm chi phí giảng dạy và giá trị thị trường của ngành học được chọn lựa Ví dụ điển hình là ở Mexico và Hoa Kỳ, các trường đại học có uy tín cao hơn hoặc các cơ sở thuộc loại cạnh tranh hơn (so với các trường đại học cao đẳng cộng đồng) tính giá dịch vụ đào tạo cao hơn.

Tuy nhiên, giá dịch vụ đào tạo cao cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ sinh viên đăng kí

học Năm 2009, bài nghiên cứu “The price of knowledge: Access and studentfinance in Canada” các tác giả Berger J., Motte A and Parkin A đưa ra nhận xét:

khi học phí tăng tỷ lệ sinh viên từ các gia đình thu nhập trung bình và thấp có xu

Trang 27

hướng giảm, trong khi đó số lượng sinh viên từ những gia đình có điều kiện tăng gấp đôi ở Canada vì khi học phí cao, các trường có điều kiện để nâng cao cơ sở hạ tầng và chất lượng giảng dạy hơn Nghiên cứu cũng chỉ ra nếu tăng học phí thì không được tăng quá mức lạm phát Mức độ đáp ứng được học phí là một vấn đề cần xem xét vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả trong trường hợp mức tăng học phí có sự điều chỉnh theo lạm phát thì đối với các hộ gia đình thu nhập thấp và trung có mức thu nhập và sức mạnh mua hàng không tăng nhiều.

Công trình nghiên cứu trong nước

Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về chi phí đào tạo và giá dịch vụđào tạo tại cơ sở đào tạo đại học

Theo dòng thời gian, nổi bật trong nhóm này lần lượt là các nghiên cứu sau:

Đề tài “Xác định chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam” thuộc chương trình

nghiên cứu khoa học giáo dục cấp bộ giai đoạn 2006 - 2008 “Phát triển GD&ĐT

Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, công bố năm 2009 của PGS TSNguyễn Văn Áng Tuy nhiên, đề tài này mới chỉ đề xuất một số kiến nghị vớiNhà nước và các trường đại học trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết cho việc

tính toán chi phí đào tạo thực tế 01 sinh viên cho các trường.

Bài viết của PGS.TS Bùi Duy Cam và PGS.TS Nguyễn Văn Nội (2012),

“Xác định chi phí đào tạo, các kiến nghị và điều kiện để thí điểm thực hiện cơ chế

đặt hàng đào tạo đối với các ngành khoa học cơ bản tại trường Đại học Khoa họctự nhiên, ĐHQGHN” trong kỷ yếu hội thảo “Đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo

dục đại học” có nội dung xác định chi phí đào tạo không nhiều, chủ yếu phân tích cơ chế tài chính đối với hoạt động đặt hàng đào tạo với ngành khoa học cơ bản.

Cũng trong kỷ yếu hội thảo “Đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo dục đại

học”, TS Phạm Vũ Thắng (2012), công bố “Kết quả nghiên cứu xác định chi phí

đào tạo một sinh viên đại học ở Việt Nam và khuyến nghị về chính sách tài chínhgiáo dục đại học Việt Nam” Trong đó, tác giả tập trung vào một số mục tiêu như:xác định chi phí đào tạo thực tế một sinh viên đại học Việt Nam; xác định chi phíđào tạo hợp lý theo các mức chất lượng khác nhau cho một sinh viên đại học Việt

Nam; đề xuất chính sách giá dịch vụ đào tạo cho các chương trình đại học và sau đại học chính quy, không bao gồm các chương trình đào tạo khác Nghiên cứu tính

Trang 28

toán chi phí đào tạo một sinh viên từ góc độ trường đại học Chi phí này không bao gồm các chi phí tư như khoản thu nhập cá nhân mất đi, sách vở, học cụ, …

Kết quả nghiên cứu kết luận việc ước tính chi phí đào tạo thực tế và hợp lý chia theo tám nhóm ngành: (i) Kỹ thuật và công nghệ; (ii) Khoa học tự nhiên, (iii) Khoa học xã hội và nhân văn; (iv) Sư phạm và quản lý giáo dục; (v) Nông, lâm, ngư; (vi) Y dược; (vii) Kinh tế, tài chính, ngân hàng và pháp lý và (viii) Nghệ thuật Chi phí đào tạo hợp lý được ước tính cho các nhóm ngành khác nhau ở ba mức độ chất lượng: thấp, trung bình và cao.

Trong đề tài NCKH cấp Bộ năm 2015“Xác định chi phí hình thành giá dịchvụ và công cụ quản lý chi phí dịch vụ đào tạo đại học công lập khối kinh tế trong

điều kiện hiện nay ở Việt Nam”, tác giả Ngô Thanh Hoàng, Phạm Văn Trường

(2015) đã trình bày cơ sở lý thuyết xác định chi phí hình thành giá dịch vụ đào tạo

trong giáo dục đại học công lập khối kinh tế và những vấn đề cơ bản về xác định công cụ quản lý chi phí hình thành giá loại dịch vụ này Tác giả đưa ra thực trạng hoạt động dịch vụ đào tạo; thực trạng về chi phí, giá dịch vụ đào tạo; xác định công cụ quản lý chi phí, giá dịch vụ đào tạo và thực trạng chế độ kế toán công trong việc xác định chi phí, giá dịch vụ đào tạo trong giáo dục đại học công lập khối kinh tế (giai đoạn áp dụng chế độ kế toán HCSN ban hành theo quyết định 19/2006/QĐ-BTC) Theo đó, tác giả đưa ra 4 nhóm giải pháp cho vấn đề nghiên cứu là: (1) Nghiên cứu định hướng quản lý kinh tế trong giáo dục đại học công lập khối kinh tế trong giai đoạn 2014 - 2020; (2) Nghiên cứu, đổi mới phương thức xác định chi phí, giá dịch vụ đào tạo trong giáo dục đại học công lập khối kinh tế trong giai đoạn tới; (3) Đổi mới công cụ quản lý đối với chi phí và giá dịch vụ đào tạo trong giáo dục đại học công lập khối kinh tế; (4) Các giải pháp hoàn thiện chế độ kế toán đối với chi phí, giá dịch vụ giáo dục đại học công lập khối kinh tế.

Với quan điểm tiếp cận giá dịch vụ đào tạo đại học từ học phí, tác giả Trần

Quang Hùng (2016) trong luận án“Chính sách giá dịch vụ đào tạo đại học tại Việt

Nam” đã hệ thống hóa được các khái niệm liên quan đến chính sách học phí giáo

dục đại học, đưa ra bài học kinh nghiệm về chính sách học phí giáo dục đại học công lập từ các quốc gia trên thế giới, phân tích thực trạng chính sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt Nam và đánh giá học phí đại học công lập theo quan điểm người học Qua đó, tác giả đưa ra đề xuất các khuyến nghị để hoàn thiện chính

Trang 29

sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt Nam bao gồm: (1) Về dài hạn Nhà nước nên thực hiện lộ trình bỏ “mức trần học phí”; (2) Trong giai đoạn áp dụng “mức trần học phí”, các trường đại học vẫn được phép tăng học phí vượt trần, và phần chênh lệch giữa học phí trần và học phí thực tế Nhà nước sẽ thu thuế; (3) Chính sách học phí cần phân loại thành nhiều nhóm ngành đào tạo đại học; (4) Nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng các trường đại học, khuyến khích kiểm định chất lượng độc lập, kiểm định vùng và xếp hạng các trường đại học; (5) Nhà nước cần tiếp tục duy trì và hoàn thiện chính sách hỗ trợ học phí, vay sinh viên cho học sinh nghèo; (6) Cần phải thành lập hội đồng kiểm tra học phí ở các trường đại học.

Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về tự chủ của các trường ĐHCL

Nghiên cứu điển hình trong nhóm này là luận án của Trần Đức Cân (2012)

“Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam” Nghiên

cứu của tác giả đã phân tích cơ chế tự chủ tài chính theo góc độ từ các trường đại họccông lập, đồng thời nêu ra những thuận lợi, khó khăn và đánh giá hiệu quả ban đầu củacơ chế tới tạo và sử dụng nguồn thu, trách nhiệm giải trình tài chính trước xã hội, khảnăng tự chủ tài chính của các trường Trên cơ sở nghiên cứu Nghị định 43/2006/NĐ-CP, kết hợp với kết quả điều tra tại 60 trường, nghiên cứu đã đưa ra những đánh giákhá toàn diện về thành công và hạn chế của cơ chế tự chủ tài chính hiện hành Từ đó,qua kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về tự chủ tài chính trường đại học, tácgiả rút ra một số kết luận và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, cụ thể: (1) Tái cấu trúccác trường theo hướng phân tầng định hướng nghiên cứu; ứng dụng và thực hành; (2)Cấp ngân sách theo khung chi tiêu trung hạn (MTEF), gắn với kết quả đầu ra; xếp hạngnhà trường, kết quả đóng góp cho nhiệm vụ của ngành, địa phương và phát triển KT-XH của đất nước; đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch, có các tiêu chí địnhlượng rõ ràng Cấp thêm ngân sách nghiên cứu khoa học như ngân sách chi thườngxuyên và tăng quyền lợi cho giảng viên có công trình khoa học đưa vào ứng dụng thựctiễn làm ra sản phẩm phục nhu cầu xã hội; (3) Thực hiện chế độ khoán chi ngân sách vàhậu kiểm Ngân sách cấp theo cơ chế khoán không phải lập theo các tiểu mục, để cáctrường được toàn quyền chi cho tiền lương, chi đầu tư phát triển…và áp dụng chế độhậu kiểm cho đối với các trường; (4) Xây dựng lộ trình tính đủ chi phí đào tạo trong giádịch vụ

Trang 30

đào tạo theo ngành nghề, chương trình đào tạo Nhà nước cần định hình rõ về mô hình tài chính cho giáo dục đại học theo hướng tăng cường chia sẻ giá dịch vụ đào tạo từ người phù hợp với chất lượng đào tạo được cung cấp Cho phép các trường được quyền tự xây dựng các mức giá dịch vụ đào tạo đối với những chương trình đào tạo theo nhu cầu của người học, nhu cầu của xã hội để tăng cường tính xã hội hóa, giảm gánh nặng về chi NSNN cho giáo dục đại học công lập; (5) Áp dụng phân tích tài chính vào nhà trường giống như doanh nghiệp Ngoài ra, nghiên cứu còn có những đề xuất về điều kiện đảm bảo thực hiện các giải pháp có hiệu quả.

2.3 Khoảng trống nghiên cứu

Qua nghiên cứu tổng quan công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án theo nhiều hướng nghiên cứu khác nhau, tác giả có một số nhận xét:

Thứ nhất, các nghiên cứu đã được công bố về KTQT chi phí tại các CSĐT

đại học tập trung nghiên cứu, phân tích và làm rõ những vấn đề cốt lõi về thông tin kế toán, ứng dụng thông tin kế toán trong đơn vị công nói chung và các trường ĐHCL nói riêng; làm rõ được vai trò của KTQT đối với các tổ chức và xác định các nội dung chủ yếu của KTQT được vận dụng vào các trường chuyên nghiệp như: phân tích chi phí và dự toán ngân sách, vận dụng các công cụ đánh giá trách nhiệm quản lý, thông tin kế toán, vận dụng phương pháp xác định chi phí cho các đối tượng và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định Tuy nhiên, do các CSĐT ĐHCL hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện kế toán trên cơ sở tiền mặt mở rộng, nên việc xác định chi phí không đầy đủ Do đó, việc vận dụng các nội dung KTQT vào các CSĐT ĐHCL không toàn diện.

Thứ hai, các nghiên cứu được công bố về xác định CPĐT tại CSĐT đạihọc phần lớn mới chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về CPĐT đại

học nói chung, chưa nghiên cứu chuyên sâu, bài bản về kế toán chi phí, giá thành DVĐT ĐHCL khối kinh tế.

Thứ ba, hầu hết các nghiên cứu đã được công bố về quản lý tài chính là các

công trình nghiên cứu bàn về vấn đề quản lý tài chính đối với các trường ĐHCL nhìn từ phía những quy định của Nhà nước đối với hoạt động tài chính trong các trường ĐHCL, hoặc nghiên cứu quản lý tài chính với chủ thể quản lý là các trường

Trang 31

ĐHCL Trong đó, các công trình nghiên cứu về quản lý tài chính của Nhà nước đối với các trường ĐHCL đều khẳng định việc mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các trường ĐHCL đã có tác dụng tích cực đến công tác quản lý tài chính trong các trường ĐHCL ở Việt Nam Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đều khẳng định cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế Chính sách thu học phí nhìn chung còn bất cập: mức thu không đủ bù đắp chi phí cho hoạt động thường xuyên; mô hình quản lý tài chính trong các trường ĐHCL ở Việt Nam vẫn theo mô hình quản lý truyền thống, chưa sử dụng những công cụ quản lý hiện đại theo mô hình công ty hoạt động phi lợi nhuận, chưa xây dựng được tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của hoạt động nói chung, hoạt động tài chính nói riêng đối với các trường ĐHCL.

Như vậy, các nghiên cứu hiện tại chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách hệ thống việc kế toán chi phí, tính giá dịch vụ đào tạo trong các cơ sở đào tạo đại học công lập khối kinh tế trực thuộc Bộ Tài chính.

Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, GD&ĐT và đặc biệt là ĐTĐH đã đượcnhìn nhận như một loại hình dịch vụ, không có sự phân biệt khu vực công hay khu vựctư Trong trường hợp dịch vụ được cung cấp bởi các CSĐT ĐHCL thì được coi là “dịchvụ công” Theo quan điểm đổi mới thì đây là hoạt động thực hiện theo Luật giá, đượctính đủ chi phí Trong điều kiện đó, việc nghiên cứu kế toán chi phí, giá thành, doanhthu và kết quả hoạt động ở các CSĐT ĐHCL là yêu cầu cơ bản Một phần, do hiện naycác CSĐT ĐHCL có nguồn thu từ học phí của người học có thể đạt được các mức tựchủ gồm tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư; tự chủ chi thường xuyên và tự chủ mộtphần chi thường xuyên Mặt khác, việc đo lường hiệu quả hoạt động đơn vị côngthường được nhìn nhận dưới góc độ hiệu quả tăng trưởng kinh tế - xã hội hơn là hiệuquả kinh tế Song với quan điểm đổi mới hoạt động của các đơn vị công đặc biệt là theohướng tự chủ, các đơn vị công cung cấp dịch vụ theo Luật giá thì việc đo lường hiệuquả hoạt động của các đơn vị công không chỉ trên góc độ kinh tế - xã hội mà cần phảiđược nhìn nhận trên cả góc độ tài chính Do đó, việc có những nghiên cứu chuyên sâuvề kế toán doanh thu, chi phí, giá

Trang 32

thành và kết quả hoạt động trong đơn vị công trong cơ chế tự chủ như hiện nay là một hướng nghiên cứu đáp ứng được yêu cầu lý luận và thực tiễn.

Đặc biệt, các công trình nghiên cứu trước đây đều có phạm vi nghiên cứu trong khoảng thời gian Luật NSNN 2015, Luật Kế toán 2015 và Thông tư 107/2017/TT-BTC về chế độ kế toán HCSN (là nền tảng kế toán, quy định chi tiết công việc kế toán tại các CSĐT ĐHCL) chưa có hiệu lực.

Tóm lại, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu cụ thể kếtoán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH công lập khối kinh tế tại các CSĐT

trực thuộc Bộ Tài chính Do đó, theo tác giả, đây là khoảng trống cần nghiên

cứu, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ

đào tạo đại học tại các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính” là có ý nghĩa cả

về lý luận và thực tiễn.

2.4 Điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước

So với những nghiên cứu trước, đóng góp mới của luận án gồm:

(1) Tiếp tục nghiên cứu và bổ sung thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về chi phí và giá thành dịch vụ, dịch vụ công và dịch vụ đào tạo đại học công lập khối kinh tế.

(2) Nghiên cứu làm rõ thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH tại bốn (04) CSĐT ĐHCL khối kinh tế trực thuộc Bộ Tài chính.

(3) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH cho bốn (04) CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính trong tiến trình tự chủ.

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Xuất phát từ sự cần thiết khách quan của việc hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH; trên cơ sở hệ thống hóa và phân tích những lý luận chung về kế toán chi phí và giá thành dịch vụ, cũng như phân tích, đánh giá thực trạng kế toán chi phí, giá thành dịch vụ ĐTĐH trong các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính; luận án nhằm giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

Thứ nhất: Hệ thống hóa toàn bộ lý luận về chi phí, giá dịch vụ; về dịch vụ

công, dịch vụ công trong ĐTĐH và kế toán chi phí, giá thành dịch vụ ĐTĐH công

Trang 33

lập khối kinh tế Xem xét nội dung, đưa ra cách thức phân loại, nhân tố ảnh hưởng và phương pháp xác định chi phí, giá thành dịch vụ ĐTĐH công lập khối kinh tế.

Thứ hai: Trình bày thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH

tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính thời gian qua (giai đoạn 2018 - 2020) Từ đó chỉra những kết quả đạt được, hạn chế tồn tại và nguyên nhân của hạn chế trong kế toánchi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính.

Thứ ba: Xuất phát từ cơ sở lý luận và phân tích thực trạng trên, luận ánđưa ra những phương hướng, giải pháp, kiến nghị và các điều kiện thực hiện các

giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính.

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH tại bốn (04) CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung đi sâu nghiên cứu về lý luận,thực tiễn và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH

tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính.

Về không gian nghiên cứu:

Luận án tiến hành phân tích thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH tại bốn (04) CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính, gồm: Học viện Tài chính, Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh, Đại học Tài chính kế toán và Đại học Tài chính Marketing.

Trang 34

Bảng 01: Phạm vi nghiên cứu của luận án

Tài chính

Đại học Tài

Trang 35

(Nguồn: Tác giả tự thiết kế)

Trang 36

Với đặc điểm của các CSĐT đã được phân tích trong bảng “Phạm vi nghiên cứu của luận án” trên đây, có thể khẳng định rằng, quy mô mẫu nghiên cứu tuy nhỏ (với 4 CSĐT), nhưng có đủ khả năng đại diện cho các CSĐT ĐHCL khối kinh tế của Việt Nam nói chung, bởi 4 CSĐT thuộc phạm vi nghiên cứu này:

- Phân bố rộng khắp các vùng miền cả nước - Cơ chế hoạt động, quản lý tài chính đa dạng

Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí vàtính giá thành dịch vụ ĐTĐH tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính trong giai

đoạn từ 1/1/2018 đến hết quý I năm 2020 Do đây là khoảng thời gian đầu tiên các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính áp dụng chế độ kế toán HCSN ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính.

Tóm lại, phạm vi nghiên cứu của luận án được trình bày tóm tắt qua hình

Hình 01: Phạm vi nghiên cứu của luận án

(Nguồn: Tác giả tự thiết kế)

Trang 37

5 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để đạt được những mục tiêu trong nghiên cứu, NCS đã đặt các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:

(1) Cơ sở lý luận về kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ đào tạo ĐHCL gồm những nội dung, quy định như thế nào?

(2) Thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH trong các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính thời gian qua diễn ra như thế nào?

(3) Cần làm gì để hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH trong các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính trong thời gian tới?

6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN6.1 Ý nghĩa khoa học

Luận án đã trình bày cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH của các CSĐT ĐHCL.

Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, phân tích đánh giá thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính, từ đó đưa ra những đánh giá về thực trạng, làm nền tảng đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH tại các CSĐT này.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Thông qua việc khảo sát thực tế công tác kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính, luận án đã:

- Đánh giá thực trạng và chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân của kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính.

7 QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU7.1 Quy trình nghiên cứu

Luận án được thực hiện theo quy trình nghiên cứu thể hiện trong hình dưới đây:

Trang 38

Hình 02: Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu tổng hợp tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, từ đó, xác định khoảng trống nghiên cứu, tác giả xác định vấn đề nghiên cứu thông qua các câu hỏi cụ thể là:

Thứ nhất: Nội dung kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH công

lập là gì? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kế toán chi phí và giá thành dịch vụ ĐTĐH công lập? Phương pháp xác định chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH công lập là gì?

Thứ hai: Thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH tại các

CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính kể từ khi bắt đầu áp dụng chế độ kế toán HCSN theo quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC như thế nào? Những thành tựu, kết quả đạt được và những điểm còn tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH công lập của các CSĐT này là gì?

Thứ ba: Dựa trên cơ sở nào để đề xuất phương hướng giải pháp hoànthiện kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH công lập? Để hoàn thiện kế

toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH công lập tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính cần có những giải pháp gì? Nội dung và điều kiện thực hiện các giải pháp đó như thế nào?

Bước 2: Xây dựng khung lý thuyết

Trang 39

Luận án dựa trên khung lý thuyết cơ bản truyền thống về kế toán chi phí và giá thành dịch vụ; từ đó phân tích yêu cầu và vấn đề đặt ra đối với kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ công tại các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính.

Bước 3: Nghiên cứu thực trạng

Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính khi thực hiện theo quy định của chế độ kế toán HCSN ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC giai đoạn 2018 - 2020.

Bước 4: Đề xuất giải pháp

Nghiên cứu tổng hợp, phân tích đầy đủ về thực trạng và đưa ra giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính trong bối cảnh đổi mới tài chính - kế toán công, gồm: nâng cao mức độ tự chủ của các đơn vị SNCL, nâng cao chất lượng dịch vụ công và xây dựng, ban hành, áp dụng chuẩn mực kế toán công của Việt Nam.

7.2 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận: Cơ sở phương pháp luận của luận án là phương

pháp duy vật biện chứng, trong đó dựa trên nền tảng nhận thức các vấn đề nghiên cứu từ cơ sở lý luận để thực hiện khách quan về kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH trong các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính

Phương pháp kỹ thuật: Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp

nghiên cứu như phương pháp thu thập thông tin qua các cán bộ quản lý - nhân

viên kế toán đang làm việc tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính, quy nạp, diễn giải, phân tích, tổng hợp,… để phân tích vấn đề, đánh giá và rút ra kết luận.

Phương pháp thu thập dữ liệu:

Thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu liên quanđến công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, được tác giả thu thập qua các

nguồn tài liệu tại các thư viện, các ấn phẩm đã được xuất bản và tìm kiếm trên mạng Internet, truy cập các trang web.

Các dữ liệu thứ cấp sử dụng trong luận án còn bao gồm:

Trang 40

- Thông tin thu thập từ Cục Kế hoạch tài chính, Bộ Tài chính như: Thông báo duyệt quyết toán và dự toán năm 2018 và 2019 của Bộ Tài chính đối với các CSĐT trực thuộc; sổ kế toán chi tiết các tài khoản phản ánh chi phí (tài khoản 154, 611,

642) và các tài khoản khác của các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính.

- Thông tin thu thập từ các CSĐT đại học trực thuộc Bộ Tài chính như: quy chế chi tiêu nội bộ, 3 công khai về quy mô đào tạo, cơ cấu tổ chức bộ máy,…

Thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp sử dụng trong luận án bao gồmcác tài liệu khảo sát về thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ

ĐTĐH tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính Để thu thập được các dữ liệu này, tác giả sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Để thu thập được các dữ liệu, thông tin liên quan, tác giả sử dụng phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi khảo sát, phỏng vấn trực tiếp kế toán trưởng, nhân viên kế toán của các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính (phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại thông qua các câu hỏi trong phiếu khảo sát)

- Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích so sánh và dự báo: Thông qua kết quả điều tra, tác giả hệ thống hóa các số liệu thu thập được từ các CSĐT, từ đó sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh,… nhằm đưa ra các nhận xét cá nhân và tìm ra những vấn đề cần giải quyết trong thực tiễn.

8 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục sơ đồ bảng biểu, danh mục các công trình đã công bố của tác giả và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 3 chương truyền thống Cụ thể, gồm:

Chương 1: Lý luận về kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ đào tạođại học công lập

Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ đào tạođại học tại các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ

đào tạo tại các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính

Ngày đăng: 07/01/2021, 06:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w