PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề a) Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Sự chuyển hướng của nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị tr ường định hướng Xã hội chủ nghĩa đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân đã dần trở thành một thành phần kinh tế quan trọng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và đặc biệt là giải quyết vấn đề công ăn việc làm trong xã hội. Theo báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2017/2018 của VCCI thì các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (viết tắt là DNNVV) chiếm gần 98% số doanh nghiệp của Việt Nam, đóng góp 40% vào tổng sản phẩm quốc nội và 40% tổng thu ngân sách Nhà n ước. Nhóm doanh nghiệp này cũng đang giải quyết hơn một nửa nhu cầu công ăn việc làm cho toàn xã hội. Tuy nhiên báo cáo của VCCI cũng chỉ ra một số vấn đề mà các DNNVV Vi ệt Nam đang gặp phải trong những năm gần đây. Giai đoạn 2011-2017 chứng kiến sự tăng trưởng về mặt số lượng doanh nghiệp trong nền kinh tế, đây là một tín hiệu đáng mừng khi Việt Nam đang nỗ lực hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên xét về cơ cấu tăng trưởng thì còn nhiều vấn đề cần bàn luận khi các doanh nghiệp siêu nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng đa số và là nhóm có tốc độ tăng cao nhất. Theo số liệu thống kê của VCCI (2018) các doanh nghiệp siêu nhỏ là nhóm doanh nghiệp yếu nhất, kém bền vững nhất nhưng lại chiếm tới hơn 70% số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế. Bên cạnh đó trên phương diện hình th ức sở hữu, các doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng rất lớn với trên 80% (VCCI, 2018). Điều này phản ánh đúng tính chất nền kinh tế mới chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế thị trường, doanh nghiệp tư nhân thường là những DNNVV. Nếu phân chia theo ngành nghề kinh doanh thì hầu hết DNNVV tập trung vào lĩnh vực thương mại dịch vụ (68%) sau đó là công nghiệp và xây dựng (31%) theo sách trắng DNNVV Việt Nam (2017). Việc ít DNNVV tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp (1%) xuất phát từ sự rủi ro của ngành nhưng lại mâu thuẫn với đặc thù nền kinh tế mang đậm chất nông nghiệp của Việt Nam. Trên ph ương diện kết quả kinh doanh, các DNNVV nói riêng và tổng thể doanh nghi ệp Việt Nam nói chung đã có những bước phát triển lớn nhưng cũng tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục. Theo báo cáo của VCCI (2018) tốc độ tăng doanh thu bình quân của các doanh nghiệp là 19,5%/năm nhưng đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ trung bình các doanh nghiệp vẫn ở m ức 42,3% mặc dù Chính phủ đã thực hiện gói hỗ trợ DNNVV trong năm 2012. Cũngtheo VCCI (2018) tỷ lệ thua lỗ của doanh nghiệp tỷ lệ nghịch với quy mô doanh nghi ệp, nhóm DNNVV đặc biệt là doanh nghiệp siêu nhỏ là nhóm thu lỗ cao nhất. Cùng với đó sách trắng DNNVV Việt Nam (2017) cũng cho thấy các chỉ tiêu phản ánh kh ả năng sinh lời như ROA, ROE, ROS của nhóm ở mức thấp xấp xỉ 5%/năm. Đặc biệt với nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ cho thấy sự yếu kém trong quản lý khi các chỉ tiêu trên có độ giao động tương tối lớn. b) Sự cần thiết của nghiên cứu Căn cứ trên tình hình hoạt động của các DNNVV Việt Nam có thể thấy rằng nhóm doanh nghiệp này đang chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên đây lại là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Điển hình như trong tổng số 12.478 doanh nghiệp giải thể năm 2016 có 91,53% là các doanh nghiệp siêu nhỏ với quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng (VCCI, 2018). Báo cáo c ủa VCCI cũng chỉ ra một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như sự khóa khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng, các chính sách Nhà Nước chưa thông thoáng… Nhưng bên cạnh đó việc tổ chức kinh doanh một cách tự phát, không có kế hoạch và quản lý yếu kém cũng là một trong những nguyên nhân chính. Có thể thấy rõ dấu hiệu của sự yêu kém này thông qua việc năng suất lao động có xu hướng giảm và không ổn định. Trước thực trạng hiện tại, những nghiên cứu về công cụ quản lý trong các DNNVV Việt Nam có ý nghĩa rất lớn về cả khía cạnh lý thuyết cũng như thực tế vận dụng. Đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang không ngừng hội nhập với kinh tế thế giới thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết.