Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ tới hiệu lực quản lý tài chính đại học vùng tại Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp Đại học Thái Nguyên

258 11 0
Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ tới hiệu lực quản lý tài chính đại học vùng tại Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp Đại học Thái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do l ựa chọn đề tài “Đại-học-vùng” là mô hình tập hợp nhiều trường đại học, đào tạo đa ngành, đa l ĩnh vực, thích ứng với những thay đổi cơ bản và yêu cầu của nền kinh tế. Các trường đại học được sáp nhập, hợp nhất với nhau với mục đích sử dụng chung đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất trường lớp, phòng nghiên cứu..., kinh phí nhà nước tập trung vào m ột đầu mối, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng. So với các trường đại học độc lập, đại học vùng có nhiều ưu thế trong việc tận dụng được cơ sở vật chất chung, ngu ồn lực giảng viên, và có thế mạnh về quy mô. Tuy nhiên, trước bối cảnh tự chủ, các đại học vùng không tránh khỏi khó khăn trong việc nâng cao khả năng tự chủ tài chính: Th ứ nhất. Kinh phí được tập trung về một mối dễ quản lý song phải phân bổ theo 2 b ước là cấp đại học và cấp được chi, nếu như xác định tiêu thức phân bổ không phù h ợp sẽ dẫn tới bất cập trong việc phân bổ kinh phí, không khuyến khích, thúc đẩy được sự phát triển của các đơn vị thành viên cũng như của toàn Đại học; Thứ hai. Đại học vùng bao gồm nhiều trường, khoa, viện, trung tâm... thành viên. Việc quản lý tài chính các đơn vị thành viên và toàn đại học phức tạp do vừa phải đảm bảo tính tự chủ vừa phải đảm bảo tính thống nhất, điều này đòi hỏi phải có một cơ chế kiểm soát, quản lý tài chính phù hợp và hiệu quả; Thứ ba. Với các trường đang trong quá trình mở rộng quy mô, ngành nghề, lĩnh v ực đào tạo, xây dựng cơ bản thì việc đảm bảo đạt được các mục tiêu trong điều kiện tài chính có hạn thực sự là một khó khăn lớn; Thứ tư. Vai trò của đại học vùng dễ trở nên mờ nhạt trong bối cảnh các trường đại học công lập, trong đó có các trường đại học thành viên của đại học vùng, dần được giao quyền tự chủ hoàn toàn nếu như đại học vùng không được mở rộng cơ chế ho ạt động. Là m ột trong ba đại học vùng đầu tiên tại Việt Nam, Đại học Thái Nguyên vẫn luôn tự hoàn thiện, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm tạo ra nguồn lao động chất l ượng cao, khẳng định vai trò là đại học trọng điểm Quốc gia, tăng sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu ngày một khắt khe hơn của xã hội. Trong những năm qua, Đại học Thái Nguyên đã có nhiều bước tiến lớn trong việc mở thêm các ngành đào tạo mới, thành l ập thêm các trường đại học, các trung tâm và viện nghiên cứu mới với quy mô đào tạo ngày một mở rộng. Song, trong bối cảnh tự chủ đại học, cùng với sự phát triển không ngừng, Đại học Thái Nguyên cũng gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt về mặt tài chính. Ngoài nh ững thách thức đã được đề cập, mức độ tự chủ tài chính của các trường trong Đại học vẫn còn nhiều bất cập do cơ chế tự chủ còn cứng nhắc, kinh phí được phân bổ về các đơn vị thành viên dựa trên số sinh viên và giáo viên, khó khăn trong giải phóng mặt bằng trong khi có nhiều đơn vị mới thành lập, đang trong quá trình xây d ựng cơ sở vật chất đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn.... Áp lực này càng trở nên căng thẳng trên lộ trình các trường đại học được giao quyền tự chủ hoàn toàn, ngân sách cắt giảm, tự chủ chi song nguồn thu và mức thu vẫn bị phụ thuộc, giới hạn. Thêm vào đó, mâu thu ẫn giữa Thông tư 08/2014/TT-BGDĐT về Quy-chế-Tổ-chức và Hoạt-động của đại-học-vùng và các cơ-sở giáo-dục đại-học-thành-viên và Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đã khiến đại học vùng nói chung và Đại học Thái Nguyên nói riêng không thể phát huy tiềm năng phát triển cũng như đứng trước nguy cơ giải thể, và đó có thể sẽ là thiệt hại to lớn do lãng phí nguồn lực sau một quá trình lịch sử gây dựng. Trong tương lai, nếu các đại học vùng được trao quyền tự chủ cao tương tự như hai Đại học Quốc gia, sẽ mở ra một thời kỳ phát triển mới đối với các đại học vùng nói chung và Đại học Thái Nguyên nói riêng. Sẽ cần phải có những biến chuyển cần thiết trong c ơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức cũng như cách thức quản lý trong toàn Đại học nhằm đạt được mục tiêu phát triển, trong đó quản lý tài chính là một trong những vấn đề vô cùng cấp thiết cần được đề cập tới. Đại học Thái Nguyên nói riêng và các đại học vùng nói chung cần có một cơ chế kiểm soát hiệu quả để có thể nâng cao khả năng tự ch ủ tài chính trong bối cảnh mới, vừa đảm bảo được sự phát triển của từng thành viên vừa đảm bảo sự thống nhất trong toàn Đại học. Vấn đề đặt ra là, trước tình hình mới, với đặc thù của đại học vùng, Đại học Thái Nguyên cần có những thay đổi gì trong kiểm soát nội bộ để có thể đạt được hiệu lực trong quản lý tài chính? Đâu là vấn đề cốt lõi, quan trọng nhất cần được giải quyết để có thể đạt được mục tiêu? Từ những nguyên nhân đó, đề tài “Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ tới hiệu lực qu ản lý tài chính trong đại học vùng tại Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp Đại học Thái Nguyên” có ý ngh ĩa cả về thực tiễn và lý luận. Đồng thời, kết quả nghiên cứu này có thể áp dụng một cách linh hoạt cho các đại học vùng và các trường đại học đa ngành trong tương lai.

Ngày đăng: 06/01/2021, 22:13

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan