TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

11 69 0
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... cho vay ngân hàng doanh nghiệp Trong đó, Wagema (2011), Khalid (2014) đặc điểm liên quan đến chủ doanh nghiệp khơng tác động trực tiếp có vai trị hình thành định hướng chiến lược vay vốn doanh. .. tiêu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Ngân hàng - Trình độ học vấn chủ sở hữu doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có trình độ học vấn cao tiếp cận vốn vay Ngân hàng nhiều so với doanh nghiệp trình độ... cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp Nguồn vốn vay cơng cụ địn bẩy để doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu sử dụng vốn Doanh nghiệp phải có cấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lý nguồn vốn tự có vốn vay nhằm tối đa

Ngày đăng: 06/01/2021, 21:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Cơ sở lý thuyết về tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp:

  • Chính vì những lý do trên nên các doanh nghiệp thường tìm cách để tiếp cận vốn vay Ngân hàng. Có những quan điểm khác nhau về tiếp cận tín dụng. Có những quan điểm cho rằng tiếp cận không đồng nghĩa với với việc sử dụng. Theo Beck (2009), "Tiếp cận với các dịch vụ tài chính không phải là đồng nghĩa với việc sử dụng các dịch vụ tài chính. Tác nhân kinh tế có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính nhưng có thể quyết định không sử dụng chúng, hoặc do các lý do văn hóa – xã hội hoặc bởi vì chi phí cơ hội quá cao". Như vậy, khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn vay Ngân hàng, đã tìm hiểu về dịch vụ tín dụng Ngân hàng nhưng chưa vay vốn thì có nghĩa là có tiếp cận với dịch vụ Ngân hàng. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả cho rằng việc nghiên cứu tiếp cận theo quan điểm có sử dụng vốn vay Ngân hàng sẽ phù hợp hơn vì nếu chỉ dừng ở việc chỉ tìm hiểu về dịch vụ tín dụng thì không chỉ rất khó đánh giá mà còn không biết được con số và mức độ vay vốn cụ thể để từ đó có thể đưa ra các giải pháp hợp lý.

    • 2. Bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn:

      • 2.2 Các nhân tố về phía Ngân hàng:

      • Khi xét đến các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp không thể không nhắc đến các yếu tố xuất phát từ phía Ngân hàng. Bất cứ một ngân hàng luôn có một chính sách tín dụng và quy trình tín dụng quy định riêng đối với từng đối tượng khách hàng. Mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn tối đa của khoản vay, lãi suất cho vay, các loại phí có liên quan đến việc cấp tín dụng, chính sách về tài sản, về mức cho vay tín chấp, thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục, hồ sơ yêu cầu cung cấp ... sẽ tác động đến khả năng tiếp cận vốn vay Ngân hàng của các doanh nghiệp.

        • 2.2.1 Các nhân tố từ phía doanh nghiệp:

        • - Các đặc điểm liên quan đến chủ doanh nghiệp (trình độ và kinh nghiệm kinh doanh, giới tính, tình trạng hôn nhân…): Chủ doanh nghiệp là người có vai trò đưa ra các kế hoạch, chiến lược để doanh nghiệp duy trì và phát triển. Chính vì vậy các đặc điểm liên quan đến chủ doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đển khả năng tiếp cận vốn vay Ngân hàng của doanh nghiệp đó. Ajagbe (2013) sau khi tiến hành đánh giá sự ảnh hưởng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp ở Nigeria đã đưa ra kết luận các yếu tố liên quan đến đặc điểm của chủ doanh nghiệp nêu trên có tác động trong việc thúc đẩy hoạt động cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp. Trong khi đó, Wagema (2011), Khalid (2014) chỉ ra rằng các đặc điểm liên quan đến chủ doanh nghiệp tuy không tác động trực tiếp nhưng sẽ có vai trò hình thành định hướng các chiến lược vay vốn của các doanh nghiệp.

          • 2.2.2 Các nhân tố từ phía nền kinh tế vĩ mô:

          • 2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước đây:

          • Hongjiang Zhao và cộng sự (2006) thực hiện nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng vay nợ ngân hàng của DNVVN ở thành phố Chengdu (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Tác giả nghiên cứu trên 82 DNVVN thuộc 10 quận ở thành phố Chengdu và 10 quận lân cận. Thời gian nghiên cứu trong 2 năm từ 2003 - 2004.

          • Tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến OLS và mô hình logit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay nợ ngân hàng của DNVVN.

          • Kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp có nhiều khả năng tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng nếu doanh nghiệp có tài sản thế chấp nhiều, quy mô doanh nghiệp lớn (thể hiện qua tổng tài sản).

          • Các yếu tố như doanh thu, lãi ròng, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, xếp hạng tín dụng không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNVVN.

          • Yuko Nikaid và cộng sự (2012) thực hiện nghiên cứu các nhân tố tác động khả năng tiếp cận tín dụng tổ chức của các doanh nghiệp nhỏ ở Ấn Độ. Số lượng doanh nghiệp khảo sát là 2.897 doanh nghiệp trên toàn Ấn Độ trong 5 năm từ 2008 - 2012. Mô hình nghiên cứu sử dụng là mô hình hồi quy logit.

          • Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố làm doanh nghiệp nhỏ của Ấn Độ có khả năng tiếp cận tín dụng bao gồm: trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp từ trung học trở lên, có tài khoản ngân hàng. Nhân tố làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ bao gồm hoạt động kinh doanh đa dạng, địa điểm kinh doanh của công ty thuộc địa bàn nông thôn, địa điểm kinh doanh ở Đông và Nam Ấn Độ .

          • Các nhân tố như quy mô công ty, sản lượng doanh nghiệp, giá trị tài sản cố định, giới tính của chủ sở hữu không tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ.

          • Bebczuk (2002) xác định những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các DNNNV ở Argentina thông qua việc khảo sát 140 DNVVN ở Argentina trong năm 1999 (Trong tổng số 665 công ty có trả lời khảo sát). Mô hình nghiên cứu sử dụng là mô hình hồi quy probit.

          • Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của các doanh nghiệp chịu sự chi phối của các nhân tố: ROA, Độ thanh khoản (Tiền mặt/Tổng TS) và doanh thu của doanh nghiệp.

          • Hector Alberto (2015) nghiên cứu các nhân tố tác động tới khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các công ty thuộc châu Mỹ La Tinh. Bằng cách dụng mô hình hồi quy Logic và Probit tác giả kết luận rằng quy mô của công ty và trình độ công nghệ có quan hệ cũng chiều với khả năng vay vốn của các doanh nghiệp.

          • Gajurel (2006) nghiên cứu những yếu tố vĩ mô khả năng ảnh hưởng tới hệ số nợ của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp quan sát là các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Nepal giai đoạn 1995 – 2004 (Số lượng doanh nghiệp thay đổi qua các năm). Tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến OLS.

          • Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, Tỷ lệ lạm phát và Tỷ lệ vốn hóa thị trường/Tổng sản phẩm quốc nội đều có quan hệ ngược chiều với hệ số nợ.

          • Nguyễn Hồng Hà (2013) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Tác giả tiến hành điều tra 120 DN và 10 ngân hàng tại 06 huyện và 01 thành phố của Trà Vinh với 11 yếu tố phân tích. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic và phương pháp EFA linh hoạt để nghiên cứu mức độ tác động của các yếu tố từ phía doanh nghiệp và ngân hàng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

          • Kết quả chỉ ra rằng, 04 yếu tố từ phía DNNVV gồm: Uy tín của doanh nghiệp, phương án sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính và tài sản đảm bảo đều tác động cùng chiều đến khả năng vay vốn của DNNVV. Về phía ngân hàng, các yếu tố: lãi suất, thủ tục, thời hạn và thời gian xem xét cho vay đều có tác động trực tiếp đến việc vay vốn của DNNVV tại tỉnh Trà Vinh.

          • Nguyễn Hồng Hà (2013) nhận định, nếu thời gian cho vay phù hợp với mục đích vay vốn, quy trình xem xét nhanh chóng, thủ tục vay vốn tín dụng càng rõ ràng, kết hợp lãi suất giảm thì khả năng tiếp cận và vay được vốn của doanh nghiệp càng được nâng cao.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan