Nghiên cứu so sánh kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạch sử dụng hạt vi cầu gắn hóa chất với tắc mạch hóa dầu (FULL TEXT)

156 15 0
Nghiên cứu so sánh kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạch sử dụng hạt vi cầu gắn hóa chất với tắc mạch hóa dầu (FULL TEXT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) là loại ung thư thường gặp, chiếm khoảng 85 - 90% các khối u gan ác tính [1]. Trên thế giới UTBMTBG đứng thứ 6 (tại Việt Nam đứng thứ 1 ở nam, thứ 4 ở nữ) về số bệnh nhân (BN) mắc mới và là nguyên nhân đứng hàng thứ 4 gây tử vong trong các loại ung thư [2]. UTBMTBG có tiên lượng xấu, tỉ lệ sống sau 5 năm dưới 5% nếu không được điều trị [3]. Cho đến nay, trên thế giới có nhiều phương pháp điều trị ung thư gan: phẫu thuật cắt gan, ghép gan vẫn là phương pháp tốt nhất xem như điều trị triệt để, nhưng ghép gan phức tạp và rất tốn kém. Trong thực tế do hạn chế về chăm sóc sức khỏe và điều kiện kinh tế nên đa số BN được phát hiện muộn, các nghiên cứu cho thấy 70 - 90% BN UTBMTBG có bệnh lý gan mạn tính hoặc xơ gan làm cho phẫu thuật không hoặc rất ít kết quả [1], [4], [5]. Các phương pháp điều trị khác như hóa chất toàn thân chỉ đáp ứng khoảng 20% tổng số BN [6]; liệu pháp miễn dịch, hormon không mấy hứa hẹn, xạ trị kết quả thấp [4], [7], [8], [9]. Năm 2002, hóa tắc mạch qua đường động mạch gan được chấp nhận rộng rãi như một phương pháp điều trị tạm thời cơ bản cho BN UTBMTBG không còn chỉ định phẫu thuật [4], [10], [11]. Hiệu quả điều trị của phương pháp tắc mạch hóa dầu (TMHD) với lipiodol đã được chứng minh trong các thử nghiệm lâm sàng ở nhiều trung tâm trên thế giới về khả năng làm giảm kích thước u cũng như kéo dài thời gian sống thêm cho BN khi so sánh với hóa trị liệu toàn thân hoặc điều trị triệu chứng [12], [13], [14]... Phương pháp tắc mạch sử dụng hạt vi cầu gắn hóa chất được phát triển trên cơ sở phương pháp tắc mạch hóa chất thông thường, việc sử dụng hạt vi cầu với hai vai trò vật liệu gây tắc mạch và chất mang hóa chất, giải phóng hóa chất một cách bền vững cho phép duy trì nồng độ hóa chất cao và lâu dài hơn trong khối u đồng thời giảm nồng độ thuốc ở vòng tuần hoàn chung. Phương pháp tắc mạch hóa dầu và tắc mạch sử dụng hạt vi cầu gắn hóa chất đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới, ở Việt Nam là phương pháp thường quy tại nhiều bệnh viện trên cả nước trong điều trị UTBMTBG giai đoạn trung gian. Giai đoạn trung gian bao gồm một phổ rộng các BN với số lượng u, kích thước u rất khác nhau, nên lựa chọn phương pháp can thiệp mạch nào (tắc mạch sử dụng hạt vi cầu gắn hóa chất hay tắc mạch hóa dầu) cho từng phân nhóm giai đoạn trung gian là vấn đề rất quan trọng trong thực hành lâm sàng để BN có thể nhận được kết quả điều trị tốt nhất. Tuy nhiên ở Việt Nam còn ít nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của 2 phương pháp can thiệp mạch theo từng phân nhóm của giai đoạn trung gian. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu so sánh kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạch sử dụng hạt vi cầu gắn hóa chất với tắc mạch hóa dầu” với mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạch sử dụng hạt vi cầu gắn hóa chất, so sánh với tắc mạch hóa dầu. 2. So sánh tính an toàn của tắc mạch sử dụng hạt vi cầu gắn hóa chất và tắc mạch hóa dầu trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan.

... thư biểu mô tế bào gan phương pháp tắc mạch sử dụng hạt vi cầu gắn hóa chất, so sánh với tắc mạch hóa dầu So sánh tính an toàn tắc mạch sử dụng hạt vi cầu gắn hóa chất tắc mạch hóa dầu điều trị. .. nghiên cứu đề tài: ? ?Nghiên cứu so sánh kết điều trị ung thư biểu mô tế bào gan phương pháp tắc mạch sử dụng hạt vi cầu gắn hóa chất với tắc mạch hóa dầu? ?? với mục tiêu: Đánh giá kết điều trị ung. .. nghiên cứu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan phương pháp tắc mạch hóa dầu tắc mạch sử dụng hạt vi cầu gắn hóa chất giới Vi? ??t Nam * Trên giới: Với chế tác dụng tiêu diệt khối u trội so với TMHD, nhiều

Ngày đăng: 06/01/2021, 17:15

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • CHƯƠNG 1

  • TỔNG QUAN

    • 1.1. DỊCH TỄ HỌC UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN

    • 1.2. SINH LÝ BỆNH UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN

    • 1.3. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN

    • Hiện nay có nhiều phương pháp được sử dụng để chẩn đoán UTBMTBG bao gồm chẩn đoán hình ảnh, các dấu ấn sinh học và mô bệnh học. Các khuyến cáo trên thế giới hiện nay đi sâu vào phân tích trong những trường hợp cụ thể, sử dụng phương pháp nào sẽ có giá trị tốt hơn từ đó định hướng cho các bác sĩ lâm sàng trong chẩn đoán. Việc sử dụng các phân loại về giai đoạn giúp đưa ra tiên lượng và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp [27], [28].

      • 1.3.1. Các phương pháp chẩn đoán

      • 1.3.1.1. Dấu ấn sinh học

        • 1.3.1.2. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

        • 1.3.1.3. Các phương pháp chẩn đoán tế bào và mô bệnh học

        • 1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán và một số hướng dẫn đồng thuận chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan

          • 1.3.3. Đánh giá chức năng gan theo Child-Pugh

          • 1.3.4. Chẩn đoán giai đoạn

          • 1.4. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN

            • 1.4.1. Tiếp cận điều trị

            • 1.4.2. Các phương pháp điều trị

              • 1.4.2.1. Điều trị ngoại khoa

              • 1.4.2.2. Điều trị không phẫu thuật

              • 1.5. PHƯƠNG PHÁP TẮC MẠCH HÓA CHẤT

                • 1.5.1. Vật liệu gắn hóa chất

                • 1.5.1.1. Lipiodol trong tắc mạch hóa dầu

                • 1.5.2. Hóa chất chống ung thư

                • 1.5.3. Vật liệu gây tắc mạch

                • 1.5.4. Cơ chế tác dụng diệt u

                • CHƯƠNG 2

                • ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

                  • 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

                    • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan