Giáo viên :Trần Mạnh Hải – THPT Yên Lập VƯỜN TREO BABILON Ở LƯỠNG HÀ. Toàn bộ vườn treo là ngọn núi nhân tạo cao 25m, được chia thành 4 tầng, nối mỗi tầng là những cầu thang to, rộng. Mỗi tầng được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống – kiến trúc vòm cuộn bằng gạch trên những cột cao, có trang trí. Người ta dung những tảng đá to, phẳng xây khít để tạo nên mặt bằng của thành, kế đó người ta trải một lớp cói mỏng, nhựa đường tiếp đó xây một lớp với hai hàng gạch ấy là những tấm kim loại và trên cùng, người ta đổ đất để trồng cây. Để tưới nước cho cây, trong vườn có hệ thống ống dẫn nước xây dựng. Một guồng nước từ sông Ơ phơ rát được dẫn lên bể chứa ở mỗi tầng và hàng trăm nô lệ, hàng ngày vác gầu múc nước ở các bể chứa để tưới cho cây cỏ. Vườn treo bốn mùa xanh tươi. Đứng trên “vườn hoa không trung” có thể bao quát toàn cảnh Babilon lộng lẫy. Tưliệu này phục vụ cho dạy học bài BÀI 3 : CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG. Tưliệu lấy từ nguồn : Lương Ninh ( chủ biên ) Lịch sử thế giới cổ đại, NXB GD, 2003, tr 82. KIM TỰ THÁP Ở AI CẬP Các pharaông xậy dựng Kim tự tháp những lặng mộ cực kì kiên cố và đồ sộ với ước vọng lưu lại cho đời sau tiếng tăm lừng lẫy và uy quyền bất diệt của mình. Ngày nay ở vùng Memphit, àng chục ngọn Kim tự tháp hung vĩ vẫn đứng sừng sững, uy nghiêm vươn lên đỉnh cao chót vót lên bầu trời cao xanh cua vùng xa mạc như thử thách với thời gian và mọi biến đổi của cuộc đời. Giữa các kim tự tháp là tượng Xphanh khổng lồ cao tới 20m, đầu người, mình sư tử, đước tạc từ một khối đá nguyên. Chỉ riêng một bức tượng này thôi cụng đã đủ nói lên bàn tay tài hoa của các nhà điêu khắc Ai Cập cổ đại. Những bức tượng Người thư lại, tượng Rahotep…đã làm kinh ngạc các nhà nghiên cứu và nghệ thuật điêu khắc hiện đại… Trong số các bước tượng đó thì bức chân dung nữ hoàng Neephectiti – vợ Pharaong Iknaton là tuyệt mĩ hơn cả. Neephectiti đội mũ cao màu xanh da trời, có nẹp vàng và cổ đeo chuỗi hạt đủ màu, long mày và môi đều tô màu, da màu rám nắng thẫm, cái làm cho chúng ta phải mê say tác phẩm này là sự mềm mại đặc biệt của cách tạc, sự uyển chuyển của đường nét và sự dịu dàng của màu sắc làm cho nữ hoàng chở nên hết sức tế nhị, duyên dáng. Tưliệu này phục vụ cho dạy học bài BÀI 3 : CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG. Tưliệu lấy từ nguồn : Lương Ninh ( chủ biên ) Lịch sử thế giới cổ đại, NXB GD, 2003, tr 56. BỐN PHÁT MINH ĐẦU TIÊN CỦA TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI NGHỀ GIẤY VÀ NGHỀ IN Thời cổ đại, trước khi phát hiện ra giấy và nghề in, tổ tiên chúng ta đã phải dùng những thanh tre, thanh gỗ để ghi chép lại và truyền bá văn hoá tri thức cho mọi người. Vào thời Tây Hán, Trung Quốc đã bắt đầu phát minh ra giấy. Vì phương pháp sản xuất còn thô sơ, giấy hồi đó vẫn chưa được dùng để viết sách. Đến thời Đông Hán, nhà phát minh Sái Luân, trên cơ sở của giấy Tây Hán, vào năm 105 TCN, đã cải tiến nghề làm giấy. Ông dùng vỏ cây, dây đay, vải rách… để làm nguyên liệu sản xuất giấy. Loại giấy này trong các sách cổ gọi là “Giấy Sài hầu”. Sau khi giấy được phát minh và sử dụng rộng rãi, dần dần thay thế cho các thanh tre, thanh gỗ và các tấm vải để dùng viết sách. Nhưng thời đó, vẫn chưa phát minh ra nghề in. Một cuốn sách muốn trở thành nhiều cuốn khác phải tốn rất nhiều công sức, thời gian, ảnh hưởng đến việc phổ cập và truyền bá văn hoá. Tổ tiên ta đã tích cực tìm cách, mày mò sáng tạo, cuối cùng đã hoàn thành công trình truyền bá văn hoá - nghề in đã được phát minh. Khởi nguồn của nghề in, trước hết phải nói đến là các con dấu và bia khắc. Con dấu là các hình và chữ khắc trên ngọc, gỗ hoặc đá. Chúng xuất hiện sớm nhất vào thời Xuân thu Chiến quốc. Theo “Sử Ký”, sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, muốn chiến công của mình được lưu lại muôn đời, ông đã cho khắc vào bia đá ở nhiều nơi. Năm 175, theo đề nghị của nhà học giả Sái Ung, Hoàng đế đã sai khắc “Ngũ kinh” của đạo Nho vào bia đá, để các học sinh viết theo. Hai trăm năm sau, có người đã phát minh ra phương pháp “vỗ” vào bia đá, tạo ra ấn phẩm đầu tiên trên thế giới. Việc sử dụng con dấu và đá khắc lâu dài đã tạo điều kiện cho nghề in ra đời. Tổ tiên ta khi sử dụng con dấu, vẫn phải bôi lên mặt con dấu một lớp bùn in mỏng, gọi là “phong nê” (phủ bùn). Từsự gợi ý của con dấu, người ta khắc những trang sách lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu, rồi đem in. Bản in cổ nhất theo cách này còn lưu lại đến bây giờ là cuốn “Kinh Kim Cương” vào năm Hàm Thông thứ 9 đời nhà Đường, tức năm 868. Phát minh in bằng bản khắc đã đưa nghề in tiến bộ thêm một bước lớn, nhưng việc in một cuốn sách vẫn mất quá nhiều thời gian, và cần phải cải tiến. Trải qua rất nhiều cố gắng của nhiều người, đến đời Tống, Tất Thăng đã phát minh ra lối in chữ rời. Ông đã lấy keo đất làm thành các phôi theo cùng một quy cách. Mỗi đầu khắc chữ ngược, bỏ vào lò nung cho cứng lại, thế là thành các chữ rời (bằng sứ). Chữ rời được xếp thành bảng, dùng một khung ván bằng sắt, trước hết quét lên ván sắt một lớp sáp và nhựa thông, sau đó nhặt một chữ rời xếp vào trong khung. Xếp đầy một khung làm thành một bản. Sau đó hơ lên lửa, sáp và nhựa thông sẽ chảy ra, người ta lại lấy mặt ván phẳng ép lên, sáp và nhựa thông đông cứng lại, chữ rời sẽ bám chặt vào ván sắt, lúc này chúng ta có thể quét mực đặt giấy, lăn ép để in. Phát minh này sau đó đã được cải tiến lên với các chữ rời bằng đồng, bằng chì… Nghề in của Trung Quốc phát minh đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển văn hoá trên toàn thế giới. Ngày nay, nghề in càng hoàn thiện cùng với trình độ khoa học hiện đại CHẾ TẠO THUỐC SÚNG Theo truyền thuyết, thuốc súng là sáng chế tình cờ của 1 nhà giả kim khi tìm phương thuốc trường sinh cho con người. Nhưng oái ăm thay, cái mà ông ta thu được lại là 1 trong những phương thức lấy đi sinh mạng con người nhanh nhất. Thành phần ban đầu của thuốc súng gồm nitrat kali, than chì và lưu huỳnh. Nó được "ra mắt" vào năm 1044 trong "Tuyển tập những kỹ thuật quân sự quan trọng nhất" (Zeng Goliang). Theo sách này, có 3 hỗn hợp thuốc súng khác nhau được sử dụng làm pháo hiệu và pháo hoa trước khi được ứng dụng trong lĩnh vực quân sự. Qua thời gian sử dụng, người ta biết rằng, thêm các kim loại khác nhau vào hỗn hợp thuốc súng sẽ tạo ra nhiều màu sắc đẹp rực rỡ. Đó chính là nguồn gốc của pháo hoa ngày nay. LA BÀN Chiếc la bàn đầu tiên được thiết kế chỉ về hướng Nam, bởi lúc bấy giờ, người Trung Hoa cói đó là phương chính, họ muốn mở rộng bờ cõi về hướng Nam. Chúng được chế tạo từ đá nam châm, vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước CN. Hiện tại, người ta chưa biết cụ thể chủ nhân của ý tưởng thông minh đó. Theo các bằng chứng khảo cổ, người Trung Hoa là tác giả của phát hiện này. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những chiếc muôi làm từ đá nam châm, có thể cân bằng trên 1 bảng dò, giúp các thầy bói Trung Hoa xưa tìm phương hướng. Tưliệu lấy từ : Lịchsử văn minh thế giới, NXB Giáo Dục. Tưliệu này phục vụ cho giảng dạy bài Trung Quốc thời phong kiến. CON ĐƯỜNG TƠ LỤA Trung quốc là nước nuôi tằm ươm tơ sớm nhất thế giới ngay từ thời kì Chiến Quốc tơ lụa và mặt hàng bằng tơ lụa đã truyền sang phương tây và rất được hâm mộ, trong sách cổ La Mã, từ thế kỷ trước công nguyên đã mệnh danh Trung Quốc là “ ceres ” ( trại lí tư) có nghĩa là nước tơ lụa. Trong mộ cổ vùng An Thai ngày nay, cũng phát hiện tơ lụa và gấm vóc thời Xuân Thu Chiến Quốc, điều đó chứng tỏ khi Trương Khiên khai thong Tây Vực, giữa Trung Quốc với Trung Á và châu Âu đã mở thong “ con đường tơ lụa ” từ lâu. Chẳng qua là con đường này khi thong khi tắc mà thôi. Trung Quốc và các nước Tây Vực đã thiết lập mối quan hệ chính thức, năm 115 TCN, Trương Khiên đi sang sứ Tây Vực lần thứ hai phó sứ của ông ta là Cam Anh đi thăm Ba Tư, các nước Tây vực cũng lần lượt cử sứ sang đáp lễ Tây Hán, Tây Hán thiết lập sứ đô hộ ở Tây Vực đảm bảo cho việc giao lưu Trung _Tây được thong suốt không gián đoạn. Lúc bấy giờ, nhìn Tấy Vực là thấy ngay sứ giả “ nhìn ra đường là thấy ngay sứ giả nước ngoài từng đoàn đống có đến hàng mấy trăm, ít củng phải hơn trăm…” phía Hán, trong một năm đi sứ, nhiều là hơn 10 đoàn ít cũng phải 5 đến 6 đoàn, người đi xa cũng phải mất 8-9 năm mới về, người đi gần cung phải mất vài năm. Do hàng buôn bán này chuyển hàng tơ lụa nên người đời sau mới đặt cho nó cái tên “ con đường tơ lụa”. Con đường tơ lụa khởi điểm từ Trường An, xuyên qua hành lang sông Đin, phía tây thong với cửa khẩu Đôn Hoàng, ở phía tây lại chia thành hai con đường nam và bắc, đường phía nam chạy dọc theo sông Tha li mon đi ngược lên, lấy tên là Chiêm Thiện ( là Nhược Khương, Tân Cương ngày nay), đi đến Sa xa, theo phía tây đến Nhiếp Chính quận chúa Hung Nô, vượt qua Trùng Lĩnh đến Pha tra pat ( gọi là Ma li nằm trong biên giới Tuốc mê ni xtan) rồi vòng quanh về thành Mu thu. Đường phía bắc xuất phát từ cửa Ngọ Môn men theo phia Bắc sông Tha li mon băng qua Quy Tử đến Su lơ rồi từ phía tây vượt qua Tùng Lĩnh, xuyên qua Đại Uyển ( vùng Pha rơ – kan na Trung Á ngày nay) chiếu ngang vượt sông Khang Ko rồi đến phía thành Mu thu, sau khi hai đường nam bắc gặp nhau ở thành Mu Thu lại đi vòng lại phía tây, vươn dài đến châu Âu, các thành phố phía Đông Địa Trung Hải kéo dài mài tới thành phố A lếch xan đơ ri a của Ai Cập, thông qua con đường tơ lụa. Trung Quốc đã tăng cường sự liên hệ với các quốc gia kế cận, đồng thời xúc tiến việc trao đổi văn hóa qua lại giữa Trung Quốc và Phương Tây. . Trong mộ cổ vùng An Thai ngày nay, cũng phát hiện tơ lụa và gấm vóc thời Xuân Thu Chiến Quốc, điều đó chứng tỏ khi Trương Khiên khai thong Tây Vực, giữa. giới Tu c mê ni xtan) rồi vòng quanh về thành Mu thu. Đường phía bắc xuất phát từ cửa Ngọ Môn men theo phia Bắc sông Tha li mon băng qua Quy Tử đến Su lơ