CHƯƠNG II: NITƠ- PHOTPHO 1. Cho 18.5 gam hỗn hợp Z gồm Fe, Fe 3 O 4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO 3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2.24 l khí NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc), dung dịch Z 1 và còn lại 1.46 gam kim loại. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO 3 đã dùng c. Tính khối lượng muối trong dung dịch Z 1 . 2. Cho một bình kín dung tích 112 lít trong đó chứa N 2 và H 2 theo tỉ lệ thể tích 1:4, ở 0°C và 200 atm với một ít chất xúc tác thích hợp. Nunh nóng bình một thời gian, sau đó đưa nhiệt độ về 0°C thấy áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu. a. Tính hiệu suất phản ứng điều chế NH 3 b. Nếu lấy 12.5% lượng NH 3 tạo thành thì có thể điều chế bao nhiêu lít dung dịch NH 3 25% (D= 0.907 g/ml) c. Nếu lấy 50% lượng NH 3 tạo thành thì có thể điều chế được bao nhiêu lít dung dịch HNO 3 67% (D= 1.4g/ml), biết hiệu suất qua trình điều chế đạt 80% d. Lấy một thể tích dung dịch HNO 3 67% ở trên pha loãng bằng nước thu được dung dịch mới, dung dịch này hòa tan vừa đủ 9 gam Al và giải phóng hỗn hợp khí NO, N 2 O có tỉ khối hơi so với H 2 là 16.75. Tính thể tích dung dịch HNO 3 67% đã dùng 3. Cho 4.6 gam chất A ( là một oxit của nitơ) đi qua Cu nóng đỏ, N 2 giẩi phóng được thu vào một ống nghiệm úp trên mặt nước. Ở đây mực nước trong ống nghiệm cao hơn mức nước trong chậu 5cm, thể tích khí thu được ở 15°C là 1230ml. Áp suất khí quyển là 750mmHg, áp suất hơi nước bão hòa ở 15°C là 12.7mmHg và khối lượng riêng của thủy ngân là 13.6g/cm³ a. Tính phần trăm các nguyên tố trong A b. Xác định công thức của A biết rằng d A/kk =1.58 c. Hòa tan 9.2 g A vào 90.8 g dung dịch NaOH 15%. Tính C% các chất có trong dung dịch sau phản ứng. 4. Hỗn hợp bột gồm Fe và kim loại R có hóa trị không đổi trong hợp chất. Trộn đều và chia 22.59 g hỗn hợp E 1 thành 3 phần bằng nhau. Hòa tan hết phần 1 bằng dung dịch HCl thu được 3.696 lít khí H 2 . Phần 2 cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 loãng thu được 3.36 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định tên kim loại R. Biết rằng các thể tích khí đo ở đktc 1 5. Cho từ từ khí CO qua ống đựng 3.2 gam CuO nung nóng.Khí ra khỏi ống được hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dư thấy có 1 gam kết tủa tạo thành. Chất rắn còn lại trong ống sứ cho vào cốc đựng 500 ml dung dịch HNO 3 0.16M thu được V 1 lít khí NO và còn một phần kim loại chưa tan hết. Thêm tiếp vào cốc 760 ml dung dịch HCl nồng độ 2/3 mol/l, sau khi phản ứng xong thu được thêm V 2 lít khí NO. Sau đó thêm 12 gam Mg vào cốc. Sau khi phản ứng xong thu được V 3 lít hỗn hợp H 2 và N 2 , dung dịch muối clorua và hỗn hợp M của các kim loại. a. Tính các thể tích khí V 1 ,V 2 , V 3 . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp M. 6. Nung 8.08 gam một muối A, thu đựoc các sản phẩm khí và 1.6 gam một hợp chất rắn không tan trong nước. Nếu cho sản phẩm khí đi qua 200 gam dung dịch NaOH nồng độ 1.2% ở điều kiện xác định tác dụng vừa đủ thì thu được một dung dịch gồm 1 muối có nồng độ 2.47%. Viết công thức phân tử của muối A nếu khi nung số oxi hóa của kim loại không biến đổi. 7. Trong một bình kín dung tích 1 lít chứa N 2 ở 27.3°C và 0.5 atm. Thêm vào bình 9.4 gam một muối kim loại X. Nhiệt phân hết muối rồi đưa nhiệt độ bình về 136.5°C, áp suất trong bình là p. Chất rắn còn lại 4 gam. a. Xác định công thức muối nỉtat b. Tính p, cho rằng thể tích chất rắn không đáng kể. 8. Trong một bình kín dung tích 56 lít chứa N 2 , H 2 theo tỉ lệ thể tích 1:4, ở 0°C và 200 atm cùng một ít chất xúc tác ( thể tích chất xúc tác không đáng kể). Nung nóng bình một thời gian sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu. Tính hiệu suất phản ứng điều chế NH 3 . 9. Cho hỗn hợp Y gồm 2.8 gam Fe và 0.81 gam Al vào 200ml dung dịch C chứa AgNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 . Khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch D và 8.12 gam chất rắn E gồm 3 kim loại. Cho chất rắn E tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0.672 lít khí (đktc). Tính nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch C. 10. Có 6 bình khí: N 2 , H 2 , CO, Cl 2 , CO 2 , O 2 . Hãy nhận biết các chất trong 6 bình trên a. Dùng thuốc thử thoải mái. b. Chỉ được dùng 2 thuốc thử. 2 11 . Hòa tan hoàn toàn 16,2 gam kim loại hóa trị III vào 5 lít dung dịch HNO 3 0,5M (D=1,25 g/ml). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 5,6 lít hỗn hợp khí gồm NO và N 2 . Trộn hỗn hợp khí đó với O 2 . Sau phản ứng thấy thể tích khí chỉ bằng 5/6 tổng thể tích khí hỗn hợp ban đầu và oxi thêm vào a. Xác dịnh tên kim lọa trên b. Tính C% của dung dịch HNO 3 sau phản ứng. Cho biết khí O 2 phản ứng vừa đủ với hỗn hợp khí và thể tích đo ở đktc 12. Hỗn hợp A gồm FeCO 3 và FeS 2 . A tác dụng với dung dịch axit HNO 3 63% (D=1,44g/ml) theo các phản ứng sau: FeCO 3 + HNO 3 → muối X + CO 2 + NO 2 + H 2 O FeS 2 + HNO 3 → muối X + H 2 SO 4 + NO 2 + H 2 O Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí B và dung dịch C. Tỉ khối của B đối với oxi bằng 1,425. Để phản ứng vừa hết với các chất trong dung dịch C cần dùng 540ml dung dịch Ba(OH) 2 0,2M. Lọc kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi, được 7,568 gam chất rắn ( BaSO 4 coi như không bị nhiệt phân ). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn a. X là muối gì? Hoàn thành các phương trình phản ứng cho ở trên b. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp A c. Xác định thể tích dung dịch HNO 3 đã dùng ( giả thiết HNO 3 không bị bay hơi trong qua trình phản ứng ) 13. Nhiệt phân hoàn toàn 1 muối amoni của axit cacbonic sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm vào 50 gam dung dịch H 2 SO 4 19,6% thì đủ tạo một muối trung hòa có nôngd độ 23,913%. Tìm công thức khối lượng muối ban đầu. 14. Hòa tan hoàn toàn 91,6 gam 3 kim loại A, B, C vào dung dịch HNO 3 đặc nguội dư ta thu được 54 gam kim loại C, khí màu nâu đỏ D và dung dịch E. Cho toàn bộ khí D hấp thụ vào dung dịch KOH dư thi được hỗn hợp muối, cô cạn dung dịch rồi nhiệt phân hỗn hợp ta thu được 3,92 lít khí không màu. Lượng kim loại C nói trên tác dụng vừa đủ với 67,2 lít khí Cl 2 . Nhúng thanh kim loại B vào dung dịch E sau khi loại hết HNO 3 dư cho phản ứng đến khi dung dịch chỉ còn một muối duy nhất thì lấy ra và cho tiếp thanh kim loại C vào dung dịch đó để cho phản ứng xong. Lấy 3 thanh kim loại C làm khô đem can thì thấy khối lượng tăng lên 16,1 gam. Xác định tên các kim loại nói trên. Biết rằng số mol của A bằng 80% số mol của B; A có hóa trị I, B có hóa trị II và các khí đều đo ở đktc. 15. Cho oxit M x O y của kim loại M có hóa trị không đổi. Hãy xác định công thức oxit trên biết rằng 3,06 gam M x O y tan trong HNO 3 dư thu được 5,22 gam muối. 16. Hòa tan 1,12 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg và Cu trong dung dịch HNO 3 dư thu được 0,896 lít khí (đktc) Y gồm NO và NO 2 . Hỗn hợp Y có tỉ khối so với hidro bằng 21. Tinhd thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong X 17. Cho 6,3 gam hỗn hợp A gồm Al và Mg vào 500 ml dung dich HNO 3 2M thấy có 4,48 lít khí NO (đktc) và thu được dung dịch A. Chứng minh trong A còn dư axit. 18. Cho 5,2 gam kim loại M vào dung dịch HNO 3 15,75% vùa đủ để hòa tan hết kim loại. Sau phản ứng thu được dung dịch N và 1,008 lít hỗn hợp NO và N 2 O (đktc), đồng thời thấy khối lượng dung dịch tăng lên 3,78 gam so với ban đầu. Xác định tên kim loại M và nồng độ % của dung dịch muối. 19. Cho muối cacbonat của kim loại M, MCO 3 , Chia 11,6 gam muối đó thành 2 phần bằng nhau. Hòa tan phần I bằng dung dịch H 2 SO 4 loãng vừa đủ, thu được một chất khí và dung dịch G 1 . Cô cạn G 1 thu được 7,6 gam muối sunfat trung hòa khan. Xác định công thức hóa học của muối cacbonat trên. Cho phần II tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO 3 , được hỗn hợp khí NO, CO 2 và dung dịch G 2 . Khi thêm dung dịch HCl dư vào dung dịch G 2 thì dung dịch thu được hòa tan tối đa bao nhiêu gam bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra. 20. Một hỗn hợp gồm 2 kim loại Al và Fe có khối lượng 41,7 gam. Đem hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này vàodung dịch HNO 3 dư thu được dung dịch 3 muối và 6,72 lít khí NO (đktc). Cho dung dịch 3 muối tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 64,2 gam kết tủa. Tính thành phẩn phẩn trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu và khối lượng mỗi muối. 21. Cho 11,6 gam một oxit kim loại (A) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch (B). Cô cạn cẩn thận dung dịch (B) thì thu được 22,6 gam muối khan. a. Xác định (A) 4 b. Khi cho cùng một lượng (A) tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO 3 loãng có đun nóng và dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng thì thu được a gam khí SO 2 và b (gam) khí NO. Các thể tích khí đo ở cùng đktc. Tìm biểu thức liên hệ giữa a và b. Tính m A biết rằng thu được 2,24 lít khí SO 2 . c. Đem nhiệt phân lượng muối nitrat thu được ở trên thấy tạo thành 112,8 gam chất rắn C. Tính phần trăm khối lượng muối đã bị nhiệt phân và thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong C? (thí nghiệm 3) d. Dẫn toàn bộ lượng khí thu được ở thí nghiệm 3 vào 300 ml dung dịch NaOH 2M. Tính pH của dung dịch (O) thu được sau phản ứng.Cho rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Mặt khác cho dung dịch (O) hòa tan vào 1 lít dung dịch H 2 SO 4 2M thu được dung dịch (M). Tính lượng Cu tối đa mà dung địch (M) có thể hòa tan. e. Khi cho 11,2 gam kim loại tạo nên (A) tác dụng với 500 ml dung dịch H 2 SO 4 1M thì thu được dung dịch (N) và 4,48 lít khí H 2 (đktc). Tính khối lượng muối thu được và pH của dung dịch (N). Muốn trung hòa (N) cần dùng tối thiểu bao nhiêu ml hỗn hợp gồm NaOH 0,5M và KOH 1M. Dung dịch (N) có thể làm mất màu tối đa bao nhiêu ml dung dịch thuốc tím 1,5M ? 22. Tiến hành 2 thí nghiệm sau: TN1: Cho m (gam) muối MI tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thì thu được một kết tủa. Lọc kết tủa, làm khô,đem cân thì thấy táng m 1 (gam) so với lượng MI đem phản ứng TN2: Cho m (gam) muối MBr tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thì thu được một kết tủa. Lọc kết tủa, làm khô,đem cân thì thấy táng m 2 (gam) so với lượng MBr đem phản ứng. Biết rằng m 1 :m 2 =1,47. a. Xác định tên kim loại M b. Cũng tiến hành 2 thí nghiệm trên nhưng lúc này số mol 2 muối MI và MBr bằng nhau. Tìm biểu thức liên hệ giữa m 1 và m 2 khi đó. c. Có 500 ml dung dịch gồm KOH 0,2M và MOH 0,4M. Tính pH của dung dịch trên. Muốn trung hòa dung dịch trên cần dùng bao nhiêu ml hỗn hợp 5 axit gồm HCl 2M, H 2 SO 4 , HNO 3 4M. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng trung hòa trên. 23. Cho 6,45 gam hỗn hợp Al và Al 2 O 3 tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư. Sau phản ứng thu được V (l) khí NO (đktc) và dung dịch B có 32,7 gam muối. Nếu cũng cho khối lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl cho 20,025 gam muối. Tính xem dung dịch B có những muối gì? Viết phương trình phản ứng của những muối đó. Tính V thể tích khí NO? 24. Trộn 5 ml hỗn hợp N 2 và NO với 2,5 ml không khí, thu được hỗn hợp khí có thể tích 7 ml. Thêm vào hỗn hợp này 14,5 ml không khí thì thể tích hỗn hợp là 20 ml.Tính phần trăm thể tích các chất trong hỗn hợp đầu và hỗn hợp sau cùng? …………HẾT………… 6 . một mu i kim lo i X. Nhiệt phân hết mu i r i đưa nhiệt độ bình về 136.5°C, áp suất trong bình là p. Chất rắn còn l i 4 gam. a. Xác định công thức mu i nỉtat. Lượng kim lo i C n i trên tác dụng vừa đủ v i 67,2 lít khí Cl 2 . Nhúng thanh kim lo i B vào dung dịch E sau khi lo i hết HNO 3 dư cho phản ứng đến khi dung