Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
30,95 KB
Nội dung
CƠ SỞLÍLUẬN VỀ CHƯƠNG TRÌNHDULỊCH(TOUR)VÀCHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNHDULỊCH 1. Chương trìnhdulịch (tour). 1.1. Khái niệm chương trìnhdulịch (tour). Có nhiều định nghĩa khác nhau về chương trìnhdu lịch. Điểm thống nhất của các định nghĩa là nội dung của các chương trìnhdu lịch. Còn điểm khác biệt xuất phát từ giới hạn, những đặc điểm và phương thức tổ chức các chương trìnhdu lịch. Theo cuốn “Từ điển quản lý du lịch, khác sạn và nhà hàng” có 2 định nghĩa: 1 Chương trìnhdulịch trọn gói (Inclusive Tour - IT) là các chuyến đi trọn gói, giá của các chương trìnhdulịch bao gồm: vận chuyển, khách sạn, ăn uống . và mức giá này rẻ hơn so với mua riêng lẻ từng dịch vụ. 2 Chương trìnhdulịch trọn gói (Package Tour) là các chương trìnhdulịchvà mức giá bao gồm: vận chuyển, khách sạn, ăn uống . và phải trả tiền trước khi đi du lịch. Định nghĩa của tổng cục dulịch Việt Nam: Chương trìnhdulịch (Tour Programme) là lịchtrình của chuyến dulịch bao gồm lịchtrình từng buổi, từng ngày, hạng khách sạn lưu trú, loại phương tiện vận chuyển, giá bán chương trìnhvà các dịch vụ miễn phí . 1.2. Các loại chương trìnhdu lịch: 1.2.1. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh: - Các chương trìnhdulịch chủ động : Công ty lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trìnhdu lịch, ấn định các ngày thực hiện, sau đó mới tổ chức bán và thực hịên các chương trình, chỉ có các công ty lữ hành lớn, có thị trường ổn định mới tổ chức các chương trìnhdulịch chủ động do tính mạo hiểm của chúng. - Các chương trìnhdulịch bị động : Khách tự tìm đến với các công ty lữ hành, đề ra các yêu cầu và nguyện vọng của họ. Trên cơsở đó công ty dulịch xây dựng chương trìnhdu lịch. - Các chương trìnhdulịch kết hợp : là sự hoà nhập của cả hai loại trên đây. Các công ty lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trìnhdulịch nhưng không ấn định các ngày thực hiện. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, khách dulịch (công ty gửi khách) tự tìm đến công ty. 1.2.2. Căn cứ vào mức giá : - Chương trìnhdulịch theo mức giá trọn gói bao gồm hầu hết các dịch vụ hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện chương trìnhdulịchvà giá của chương trình là giá trọn gói. - Chương trìnhdulịch theo mức giá cơ bản chỉ bao gồm một số dịch vụ chủ yếu của chương trìnhdulịch với nội dung đơn giản. Hình thức này thường do các hãng hàng không bán cho khách công vụ.Giá chỉ bao gồm vé máy bay và một vài tối ngủ tại khách sạn và tiền taxi từ sân bay về khách sạn. - Chương trìnhdulịch theo mức giá tự chọn: Với hình thức này khách dulịchcó thể lựa chọn các cấp độ chất lượng phục vụ khác nhau với các mức giá khác nhau. Cấp độ chất lượng được xây dựng trên cơsở thứ hạng khách sạn. mức tiêu chuẩn ăn uống hoặc phương tiện vận chuyển. Khách có thể lựa chọn từng thành phần riêng rẽ của chương trình hoặc công ty lữ hành chỉt đề nghị lựa chọn các mức khác nhau của cả một chương trình tổng thể. 1.2.3. Căn cứ vào nội dung và mục đích của chuyến du lịch: - Chương trìnhdulịch nghỉ ngơi giả trí và chữa bệnh - Chương trìnhdulịch theo chuyên đề: văn hoá, lịch sử, phong tục tập quán . - Chương trìnhdulịch tôn giaói, tín ngưỡng - Chương trìnhdulịch thể thao, khám phá và mạo hiểm: Leo núi, lặn biển, đến các bản dân tộc. - Chương trìnhdulịch đặc biệt như tham quan chiến trường xưa của các cựu chiến binh. - Các chương trìnhdulịch tổng hợp 1.2.4. Căn cứ vào các tiêu thức khác: - Các chương trìnhdulịch cá nhân vàdulịch theo đoàn. - Các chương trìnhdulịch dài ngày và ngắn ngày - Các chương trình thăm quan thành phố (City tour) với các chương trìnhdulịch xuyên quốc gia. - Các chương trìnhdulịch qua cảnh - Các chương trìnhdulịch trên các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không . 1.3. Cách thức xây dựng chương trìnhdu lịch. Tour dulịch khi xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu như tính khả thi, phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp ứng những mục tiêu của công ty lữ hành, có sức lôi cuốn thúc đẩy khách dulịch ra quyết định mua chương trình. Để đạt được những yêu cầu đó, các chương trìnhdulịch được xây dựng theo quy trình gồm các bước sau đây: 1. Nghiên cứu nhu cầu của thị trường (khách du lịch) 2. Nghiên cứu khả năng đáp ứng: Tài nguyên, các nhà cung cấp dịch vụ, mức độ cạnh tranh trên thị trường . 3. Xác định khả năng và vị trí của công ty lữ hành. 4. Xây dựng mục đích ý tưởng của chương trìnhdu lịch. 5. Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa. 6. Xây dựng tuyến hành trìnhcơ bản, bao gồm những điểm dulịch chủ yếu, bắt buộc của chương trình. 7. Xây dựng phương án vận chuyển. 8. Xây dựng phương án lưu trú ăn uống. 9. Những điều chỉnh nhỏ bổ sung tuyến hành trình. Chi tiết hoá chương trình với những hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí . 10. Xác định giá thành và giá bán của chương trình. 11. Xây dựng những qui định của chương trìnhdu lịch. Cần lưu ý rằng không phải bất cứ khi nào xây dựng một chương trìnhdulịch trọn gói phải trải qua tất cả các bước nói trên. Một người xây dựng chương trình giàu kinh nghiệm phải có đầy đủ những kiến thức về cầu, cung du lịch, am hiểu tường tận nhu cầu, sở thích, thị hiếu của khách du lịch, có khả năng phát kiến ra những hình thức dulịch mới nội dung độc đáo trên cơsở những hiểu biết về tài nguyên và các cơsở kinh doanh du lịch. Để nắm bắt được nhu cầu của khách dulịch người ta thường phải tiến hành các hoạt động điều tra khảo sát và nghiên cứu thị trường. Thông thường các công ty lữ hành thường xác định nhu cầu của thị trường khách dulịch bằng những con đường sau đây: - Nghiên cứu tài liệu. Tìm hiểu về thị trường thông qua các công trình nghiên cứu, ý kiến chuyên gia, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê . Đây là phương pháp ít tốn kém song đôi khi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và xử lý thông tin, mức độ tin cậy, phù hợp thường không cao. - Thông qua các công ty dulịch gửi khách và các chuyến dulịch làm quen. Hai công ty lữ hành (gửi khách và nhận khách) sẽ trao đổi các đoàn chuyên gia, đại diện để tìm hiểu thị trường và xác đinh khả năng của mỗi bên cũng như triển vọng hợp tác. Công ty lữ hành sẽ có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch, hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích của họ. Mặt khác sự trao đổi giữa hai bên sẽ làm cho các ý kiến đa ra có sức thuyết phục hơn. - Các hình thức khác như điều tra trực tiếp, thuê các công ty marketing . có thể đạt hiệu quả cao song chi phí thường khá lớn. Khả năng đáp ứng thường thể hiện ở hai lĩnh vực cơ bản là tài nguyên dulịchvà khả năng sẵn sàng đón tiếp, phục vụ khách du lịch. Để lựa chọn các tài nguyên dulịch đa vào khai thác sử dụng trong các chương trình người ta thường căn cứ vào những yếu tố sau đây: - Giá trị đích thực của tài nguyên du lịch, uy tín của tài nguyên, sự nổi tiếng của nó là căn cứ ban đầu. Vấn đề cốt lõi là tài nguyên dulịchcó thể đem lại những giá trị gì về mặt tinh thần, tri thức, cảm giác . cho khách du lịch. - Sự phù hợp của tài nguyên dulịch đối với mục đích của chương trìnhdu lịch. Những giá trị mà tài nguyên dulịch đem lại có đáp ứng được những trông đợi của du khách hay không, và khoảng cách cũng như các yếu tố khác có tương ứng với những giới hạn ràng buộc của khách dulịch hay không. - Điều kiện phục vụ đi lại, an ninh trật tự và môi trường tự nhiên xã hội của khu vực có tài nguyên du lịch. Đôi khi các chuyên gia lập một danh sách theo thứ tự “bắt buộc” của các tài nguyên du lịch, sau đó tiến hành lựa chọn trên cơsở quĩ thời gian, tài chính và ý tưởng của mỗi một chương trình. ý tưởng của chương trình là sự kết hợp cao nhất và sáng tạo nhất giữa nhu cầu của khách và tài nguyên du lịch. Một ý tưởng hấp dẫn không chỉ tạo ra một tên gọi lôi cuốn cho chương trình mà còn là phương hướng để có được những hình thức dulịch mới lạ. Tuy nhiên, trong thực tế, rất khó tạo ra được một tên gọi hay cũng như một hình thức dulịch mới. Một phần chủ yếu là các ý tưởng đều đã được khai thác triệt để. Khi xây dựng phương án vận chuyển, yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất là khoảng cách giữa các điểm dulịch trong chương trìnhvà hệ thống phương tiện vận chuyển trên các tuyến điểm đó. Ngoài ra cần chú ý tới sự tiện lợi tốc độ, vận chuyển, các dịch vụ trong quá trình vận chuyển, chất lượng vận chuyển, mức giá . Giới hạn về quỹ thời gian trong một số trường hợp là yếu tố quyết định phương án vận chuyển. Việc quyết định lựa chọn các khách sạn căn cứ vào các yếu tố sau đây: + Vị trí và thứ hạng của khách sạn. + Chất lượng phục vụ. + Mức giá. + Mối quan hệ giữa công ty lữ hành với khách sạn. Các chương trình tham quan, các hoạt động vui chơi giải trí phải góp phần tạo nên sự phong phú và hấp dẫn của chương trình. Tất nhiên chúng không nên tạo sự gấp gáp về thời gian và gánh nặng về tài chính. 1.4. Một số điểm cần chú ý khi xây dựng chương trìnhdu lịch. Khi xây dựng chương trìnhdulịch phải chú ý tới các nguyên tắc chủ yếu sau: - Chương trình phải có tốc độ thực hiện hợp lý. Các hoạt động không nên quá nhiều, gây mệt mỏi. Trừ những trường hợp bắt buộc, việc di chuyển phải phù hợp với khả năng chịu đựng về tâm lý, sinh lý của du khách. Cần có thời gian nghỉ ngơi thích hợp. - Đa dạng hoá các loại hình hoạt động, tránh sự đơn điệu tạo cảm giác nhàm chán cho du khách. - Chú ý tới hoạt động đón tiếp đầu tiên và các hoạt động đa tiễn cuối cùng. - Các hoạt động vào buổi tối trong chương trình. - Trong những điều kiện cho phép, có thể đa những chương trình tự chọn cho du khách. Có khá nhiều phương pháp để xây dựng và “cài đặt” các chương trình tự chọn. Trong một khoảng thời gian (một ngày, một buổi) nào đó của ch- ương trình, khách có thể tự chọn một trong các chương trình được tổ chức, ví dụ: Tham quan chùa, đi chợ hoặc xem biểu diễn nghệ thuật . Nói chung thì chương trình tự chọn thường được tính vào trong mức giá trọn gói cảu cả chương trình. Tuy nhiên cũng có những chương trình tự chọn (thường kéo dài trong một ngày) tách rời khỏi các chương trình này, khách dulịch khi mua các chương trình tự chọn này mặc nhiên là họ đã kéo dài thời gian đi du lịch. - Phải có sự cân đối giữa khả năng về thời hạn, tài chính . của khách với nội dung vàchất lượng của chương trình. Đảm bảo sự hài hoà giữa mục đích kinh doanh của công ty với yêu cầu dulịch của khách. Như vậy một tuyến hành trình hoàn chỉnh là khi đọc lên du khách đã có thể cảm nhận được sự lôi cuốn hấp dẫn và yên tâm khi mọi chi tiết dù là nhỏ nhất cũng được cân nhắc. 1.5. Tổ chức thực hiện tour du lịch. Quá trình thực hiện các chương trìnhdulịch thực chất gồm hai mảng lớn : - Mảng thứ nhất là toàn bộ những công việc từ chuẩn bị, bố trí, điều phối theo dõi, kiểm tra . của các phòng ban chức năng trong công ty. Bông phận điều hành có vai trò chủ đạo trong mảng công việc này. - Mảng thứ hai gồm những công việc của hướng dẫn viên từ khi đón đoàn tới khi tiễn đoàn và kết thúc chương trìnhdu lịch. 1.5.1. Quy trình thực hiện chương trìnhdulịch tại công ty. Quy trình thực hiện các chương trìnhdulịch tại công ty lữ hành phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như số lượng khách trong đoàn, thời gian của chương trình, nguồn gốc phát sinh của chương trình . Tuy vậy, có thể nhóm toàn bộ các hoạt động thành những giai đoạn sau đây : Giai đoạn 1 : Thoả thuận với khách dulịch Giai đoạn này bắt đầu từ khi công ty tổ chức bán đến khi chương trìnhdulịch được thoả thuận về mọi phương diện giữa các bên tham gia. Trong trường hợp công ty lữ hành nhận khách từ các công ty gửi khách hoặc từ các đại lý bán thì những công việc chủ yếu bao gồm: - Nhận thông báo khách hoặc yêu cầu từ các công ty gửi khách hoặc đại lý bán. Thông báo khách thường được gửi tới phòng marketing và phait bao gồm các thông tin : + Số lượng khách. + Quốc tịch của đoàn khách. + Thời gian, địa điểm xuất, nhập cảnh. + Chương trình tham quan dulịchvà các thông tin chủ yếu có liên quan. + Một số yêu cầu về hướng dẫn, xe, khách sạn. + Hình thức thanh toán. + Danh sách đoàn khách. - Thoả thuận với khách hoặc công ty gửi khách để có được sự thống nhất về chương trìnhdulịchvà giá cả. Trong thực tế có rất nhiều tình huống xảy ra, ví dụ như: + Khách chấp nhận hoàn toàn chương trìnhvà mức giá do công ty lữ hành chủ động xây dựng. + Khách yêu cầu thay đổi một số điểm trong chương trình nh thời gian, điểm tham quan, mức giá . + Khách đa ra những yêu cầu chủ yếu của họ (thời gian, mức giá .) yêu cầu công ty lữ hành xây dựng chương trình . Trong bất kỳ tình huống nào, công ty lữ hành cũng phải thông báo cho khách hoặc công ty gửi khách khả năng đáp ứng của mình. Thông thường tại các công ty lữ hành, bộ phận marketing trực tiếp tiến hành vàcó quyền quết định các thoả thuận với khách hoặc công ty gửi khách. Để đảm bảo tính khả thi của các quyết định, cần thiết phải qui định một phương pháp tính giá thống nhất cũng như các khung giá chuẩn, các mức giá ưu đãi . Bộ phận marketing chỉ chuyển thông báo khách cho bộ phận điều hành tiiến hành phục vụ khi đã đạt được thoả thuận với khách hoặc công ty gửi khách. Giai đoạn 2: Chuẩn bị thực hiện do bộ phận điều hành thực hiện, bao gồm các công việc: - Xây dựng chương trình chi tiết. - Chuẩn bị các dịch vụ. - Chuẩn bị hối phiếu ( Voucher ). Trên cơsở thông báo khách của bộ phận marketing, bộ phận điều hành xây dựng chương trìnhdulịch chi tiết với đầy đủ các nội dung hoạt động cũng như các địa điểm tiến hành. - Bộ phận điều hành có thể tiến hành kiểm tra khả năng thực thi (chủ yếu là về mức giá hoặc các dịch vụ đặc biệt) của các chương trình. Nếu có vấn đề bất thư- ờng cần lập tức thông báo cho bộ phận marketing và lãnh đạo công ty. - Chuẩn bị các dịch vụ gồm có đặt phòng và báo ăn cho khách tại các khách sạn. Khi tiến hành thông báo cho khách sạn cần làm rõ các yêu cầu vềsố lượng, chủng loại phòng, số lượng khách, thời gian lưu trú tại khách sạn, các bữa ăn, mức ăn, các yêu cầu đặc biệt trong ăn uống, phương thức thanh toán . Các khách sạn phải có trả lời chấp thuận (Confirm) yêu cầu của công ty lữ hành. Đây là một trong những công việc thường xuyên của bộ phận điều hành. Ngoài ra, phòng điều hành cần tiến hành những chẩn bị sau đây : + Đặt mua vé cho khách (nếu có) có thể thực hiện đặt chỗ và mua vé thông qua các đại lý bán vé của hàng không hoặc trên cơsở hợp đồng với hãng hàng không (nếu công ty lữ hành làm đại lý hoặc có hợp đồng giảm giá vé với hàng không). Đặt chỗ mua vé thường phải thực hiện trước một thời gian nhất định để đảm bảo luôn có chỗ. + Mua vé tàu thường (đường sắt) cho khách. + Điều động hoặc thuê xe ôtô. + Mua vé tham quan (thông thường do hướng dẫn viên trực tiếp thực hiện). + Đặt thuê bao các chương trình biểu diễn văn nghệ. + Điều động và giao nhiệm vụ cho hướng dẫn viên. Cùng với bộ phận hướng dẫn viên điều động hướng dẫn viên theo đúng yêu cầu của chương trình. Tiến hành giao cho hướng dẫn viên giấy tờ, vé, hối phiếu, tiền mặt . Có thể sử dụng một cuốn sổ giao nhận giấy tờ đối với hướng dẫn viên. - Hối phiếu (Voucher): Trên cơsở hợp đồng giữa công ty lữ hành gửi khách và công ty lữ hành nhận khách, công ty lữ hành gửi khách có thể phát hối phiếu cho khách dulịch khi khách dulịch mua chương trình, khách đem hối phiếu nộp cho công ty lữ hành nhận khách gửi hối phiếu (có xác nhận của trởng đoàn) cho công ty gửi khách, công ty gửi khách sẽ thanh toán tiền cho công ty nhận khách trên cơsở hợp đồng. Giai đoạn 3: Thực hiện các chương trìnhdu lịch. Trong giai đoan này công việc chủ yếu là của hướng dẫn viên dulịchvà các nhà cung cấp dịch vụ trong chương trình. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận điều hành bao gồm: - Tổ chức hoạt động đón tiếp trọng thể. Đối với những đoàn khách quan trọng (VIP) thì hoạt động này gần như tất yếu. Tuy nhiên cần phải thoả mãn 2 yêu cầu: lịch sự, sang trọng nhưng tiết kiệm. Thông thường giám đốc hoặc lãnh đạo công ty chúc mừng khách, tặng quà . có thể mời biểu diễn văn nghệ . - Theo dõi kiểm tra các dịch vụ được cung cấp đầy đủ, đúng chủng loại, chất lượng kịp thời, không để xảy ra tình trạng cắt xén hoặc thay đổi các dịch vụ trong chương trìnhdu lịch. - Xử lý kịp thời các tình huống bất thường có thể xảy ra như chậm máy bay, có sự thay đổi trong đoàn khách, mất hành lý, có sự thay đổi từ phía nhà cung cấp, khách ốm, tai nạn . Trong mọi trường hợp cần quan tâm thực sự tới quyền lợi chính đáng của khách du lịch, đảm bảo các hợp đồng hoặc thông lệ quốc tế phải đ- ược thực hiện. - Có thể thường xuyên yêu cầu hướng dẫn viên báo cáo về tình hình thực hiện chương trình. [...]... đi và sẽ rất khó thu hút được khách hàng mới 2.3 Chất lượng tour dulịchChất lượng tour dulịch được xác định bởi hai mức độ chủ yếu : 1 Chất lượng thiết kế : Mức độ phù hợp của các chương trìnhdulịch cũng như các dịch vụ với nhu cầu của khách dulịch Sự đa dạng trong nhu cầu đòi hỏi sự phong phú, tính độc đáo của chương trình dịch vụ dulịch trước khi được chào bán và thực hiện các chương trình du. .. dulịch đã được xây dựng và thiết kế bởi những chuyên gia giàu kinh nghiệm nhất Có thể đưa ra một vài tiêu thức nhằm đánh giá chất lượng thiết kế như sau : + Sự hài hoà hợp lý của lịchtrình với việc cân nhắc đến từng chi tiết nhỏ của chương trình, thời gian ăn nghỉ, vui chơi, tham quan dulịch + Tính hấp dẫn và độc đáo của các tài nguyên dulịch trong chương ttrình + Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. .. viên khi thực hiện các chương trìnhdulịch bao gồm những công việc sau đây: 1 Chuẩn bị cho chương trìnhdulịch 2 Đón tiếp khách 3 Hướng dẫn phục vụ khách tại khách sạn 4 Hướng dẫn tham quan 5 Xử lý các trường hợp bất thường 6 Tiễn khách 7 Những công việc của hướng dẫn viên sau khi thực hiện chương trình 2 Chất lượng chương trìnhdulịch 2.1 Khái niệm chất lượng Thuật ngữ chất lượng” được nói đến nhiều... hướng chất lượng sản phẩm (product-based approach) dựa vào những đặc điểm hoặc tính chất chính xác vàcó thể đo lường được trong một sản phẩm Sự khác biệt vềchất lượng là sự khác biệt vềsố lượng đặc tính và các thông số giá trị của những đặc tính ấy Quan điểm này hoàn toàn khách quan, nó không tính đến sự khác biệt về thị hiếu, sở thích cá nhân và nhu cầu của người tiêu dùng 3 Quan điểm định hướng chất. .. điểm này mang tính kỹ thuật và quy trình sản xuất, thường được đặt ra với mục tiêu tăng năng suất lao động và cắt giảm chi phí 5 Quan điểm địng hướng chất lượng theo giá trị (value-based) định nghĩa chất lượng trong khuôn khổ tương quan giữa giá trị và giá cả, ở đây thể hiện sự đánh đổi giữa giá cả vàchất lượng Chất lượng cao thì giá sẽ cao và ngược lại Khái niệm này tập trung vào việc cung cấp một sản... lịch : Uy tín vàchất lượng sản phẩm cuả họ + Mức giá hợp lý của chương trình 2 Chất lượng thực hiện : Những tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng thực hiện bao gồm : + Dịch vụ bán và đăng kí đặt chỗ + Chất lượng hướng dẫn viên + Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của các nhà cung cấp trong chương trình + Điều kiện môi trường tự nhiên xã hội + Sự quan tâm quản lý của công ty đối với chương trình + Sự hài... việc cung ứng dịch vụ Các yếu tố vật chấtvà môi trường vật chất là những bộ phận có thể nhìn thấy được, song sự tổ chức vàcơ chế hoạt động trong doanh nghiệp lại không nhìn thấy được Thế nhưng những gì diễn ra trong nội bộ tổ chức của doanh nghiệp dịch vụ lại có tính quyết định đến quá trình sáng tạo và cung ứng dịch vụ của cả hệ thống, tác động đến cơ sở vật chấtvà đội ngũ cung ứng dịch ... thông tin phản hồi để người cung ứng tạo ra dịch vụ cóchất lượng hơn và ngược lại công ty cũng có thể tác động đến khách hàng để tăng khả năng cảm thụ dịch vụ của họ Mối quan hệ giữa khách hàng với nhau cũng tác động đến kết quả dịch vụ + Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất cần thiết cho việc sản xuất dịch vụ mà cả nhân viên tiếp xúc (người cung ứng) và cả nhân viên tiêu dùng (khách hàng) sử dụng Đó là các... chương trìnhdu lịch: - Tổ chức buổi liên hoan đa tiễn khách - Trưng cầu ý kiến của khách dulịch (phát phiếu điều tra) - Các báo cáo của hướng dẫn viên - Xử lý các công việc còn tồn đọng, cần giả quyết sau chương trình: mất hành lý, khách ốm - Thanh toán với công ty gửi khách và các nhà cung cấp trong chương trình - Hạch toán chuyến đi 1.5.2 Các hoạt động của hướng dẫn viên Một cách khái quát, quy trình. .. chuyên viên và nhân viên cao cấp + Dịch vụ: Dịch vụ là mục tiêu của cả hệ thống cung cấp dịch vụ và cũng là kết quả của hệ thống Dịch vụ có thể được thiết kế , phác thảo, quy định theo quy trình nhất định từ trước đó Sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong thệ thống như cơ sở vật chất, nhân viên tiếp xúc, khách hàng cùng với nghệ thuật tổ chức và quản lý công ty, sẽ tạo ra dịch vụ cuối cùng cóchất lượng . CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH (TOUR) VÀ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 1. Chương trình du lịch (tour). 1.1. Khái niệm chương trình du lịch (tour). . chương trình du lịch tổng hợp 1.2.4. Căn cứ vào các tiêu thức khác: - Các chương trình du lịch cá nhân và du lịch theo đoàn. - Các chương trình du lịch dài