KẾT LUẬNKIẾNNGHỊ VÀ ĐỀXUẤT 4.1 Kếtluận Qua khảo sát, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing của Công ty cổ phần Traphaco, Khoá luận rút ra một số kếtluận sau: - Về mặt cơ cấu tổ chức, từ 01/01/2000, Công ty hoạt động theo mô hình CTCP theo kiểu trực tuyến-chức năng. Tuy nhiên, Công ty chưa có phòng Marketing riêng. - Về vấn đề vận dụng các chính sách Marketing mix: Công ty áp dụng khá nhuần nhuyễn 4 chính sách tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại sau: hệ thống kênh phân phối mới chỉ thực hiện phân phối các sản phẩm do Công ty sản xuất, Công ty chưa có văn phòng đại diện hay chi nhánh tại nước ngoài, việc sử dụng công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh tại một số thời điểm và một số sản phẩm chưa hợp lý, hoạt động PR mới chỉ áp dụng tại Hà Nội. - Về Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing: Phân tích kế hoạch năm: Mức tăng trưởng các chỉ tiêu: Doanh thu, lợi nhuận, Tỷ suất lợi nhuận, Hiệu quả sử dụng vốn khá cao sau khi cổ phần hoá và dần đi vào ổn định. Chỉ tiêu Chi phí Marketing/Doanh thu, LN/Tổng chi phí Marketing khá hợp lý. Phân tích khả năng sinh lời: Xét theo kênh phân phối, doanh thu của Công ty thu được chủ yếu là qua kênh cấp hai. Xét theo đoạn thị trường, Doanh thu của Công ty chủ yếu là từ khu vực miền Bắc. Kể từ năm 2002, Công ty đã mở rộng thị trường, vươn tới khu vực miền Nam và bước đầu thu được kết quả khả quan. Trong 3 năm gần đây, Công ty đã có mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài, tuy nhiên tỷ trọng doanh thu lại giảm dần. Phân tích hiệu suất: Năng suất lao động của lực lượng bán buôn cao hơn nhiều so với lực lượng bán lẻ, điều này phù hợp với đặc điểm của Công ty là doanh nghiệp sản xuất, chủ yếu bán buôn. Trong vấn đề xây dựng và quảng bá thương hiệu, hình ảnh Traphaco không ngừng tăng lên trong tâm trí người tiêu dùng. Công ty đã thành công trong quảng cáo trên truyền hình, báo chí sản phẩm Ampelop, Cadef, mang lại doanh thu khá cao. Phân tích chiến lược: Chiến lược của Công ty là đầu tư theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiếp tục đi theo chiến lược phát triển sản phẩm nguồn gốc dược liệu, mở rộng thị trường, đồng thời tăng cường xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm và Công ty nhằm mục tiêu hoàn thành công cuộc Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá toàn Công ty vào năm 2007 và trở thành một trong 10 Công ty dược phẩm dẫn đầu về sản xuất các sản phẩm từ dược liệu của Đông Nam Á. 4.2 K iến nghị , đ ề xuất • Đối với Nhà nước: − Nhà nước và Bộ Y tế nên có các chính sách và biện pháp hỗ trợ về vốn và công nghệ, nhân lực cho các doanh nghiệp Dược trong nước, khuyến khích hợp tác khoa học với nước ngoài, hướng tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành Công nghiệp Dược nhằm tạo ra được nhiều thuốc với giá hợp lý đáp ứng tốt hơn nhu cầu thuốc trong nước và nâng cao năng lực cạnh tranh của thuốc nội. − Nhà nước và các ban ngành chức năng cần thực thi có hiệu quả các biện pháp xử lý vi phạm nhằm bảo hộ độc quyền cho các sản phẩm đã đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tránh tình trạng “nhái” thuốc phổ biến như hiện nay. − Nhà nước và Bộ Y tế cần giúp đỡ các doanh nghiệp Dược trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ tại nước ngoài, đặc biệt là thị trường tiêu thụ dược liệu và thuốc thành phẩm từ dược liệu, mở ra một hướng đi mới cho các doanh nghiệp Dược Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. • Đối với Công ty cổ phần Traphaco: − Về mặt tổ chức, Công ty nên thành lập phòng Marketing nhằm triển khai và giám sát các hoạt động Marketing một cách tập trung, hiệu quả. − Đềxuất về việc hoàn thiện chiến lược Marketing: Công ty nên tiếp tục đầu tư, nghiên cứu sản phẩm mới từ dược liệu đồng thời duy trì việc định giá thuốc ổn định và thống nhất trên toàn quốc. Để tránh lãng phí, Công ty nên có các mặt hàng khai thác nhằm sử dụng tối đa hiệu quả của các kênh phân phối. Vấn đề đầu tư xây dựng chi nhánh tại một số thị trường nước ngoài cũng nên được xem xét. Đối với chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh, Công ty nên lựa chọn hình thức truyền thông điệp đến cho công chúng tại từng thời điểm cho phù hợp và hiệu quả. Các hoạt động PR cũng cần được đẩy mạnh nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh của Công ty. − Đềxuất về việc kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing: + Công ty nên thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả Marketing một cách thường xuyên và bài bản hơn để từ đó có những chính sách phù hợp mang lại hiệu quả cao. + Các hoạt động đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing thông qua việc phân tích các thông tin phản hồi từ phía người tiêu dùng cần được thực hiện thường xuyên để có được những thông tin khách quan và chính xác. + Công ty nên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho CBCNV đặc biệt là các nhân viên hoạt động Marketing các kiến thức về Marketing nói chung và các phương pháp phân tích, đánh giá hiệu quả Marketing nói riêng. Do sự hạn hẹp về thời gian cũng như vốn kiến thức tích luỹ được, Khoá luận này mới chỉ bước đầu phân tích hiệu quả hoạt động Marketing của Công ty cổ phần Traphaco - một doanh nghiệp Dược làm ăn khá hiệu quả trong nước. Hy vọng rằng trong thời gian tới sẽ có những đề tài nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này để có được phương pháp đánh giá hiệu quả Marketing một cách hợp lý và chính xác hơn. . KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 4.1 Kết luận Qua khảo sát, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing của Công ty cổ phần Traphaco, Khoá luận. về sản xuất các sản phẩm từ dược liệu của Đông Nam Á. 4.2 K iến nghị , đ ề xuất • Đối với Nhà nước: − Nhà nước và Bộ Y tế nên có các chính sách và biện