NGUYỄN VĂN LUẬN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ, SIÊU NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
Trang 1NGUYỄN VĂN LUẬN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ,
SIÊU NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
Trang 2NGUYỄN VĂN LUẬN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ,
SIÊU NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Tài chính công
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS BÙI THỊ MAI HOÀI
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá tác động của chính sách phát triển
thương mại điện tử đến quyết định ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” là bài nghiên cứu của chính
tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Thị Mai Hoài Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Ngày 27 tháng 8 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Văn Luận
Trang 4TÓM TẮT
Tên đề tài: Đánh giá tác động của chính sách phát triển thương mại điện tử đến
quyết định ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Lý do chọn đề tài: Thương mại điện tử ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ đến
cách các doanh nghiệp tư duy, vận hành và cạnh tranh trên thị trường Việc áp dụng thương mại điện tử đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức đối với các tổ chức kinh doanh
Vấn đề: Tình hình ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ, siêu
nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp vẫn còn nhiều hạn chế như: (1) Sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh rất ít doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, sản phẩm tham gia (2) Rất ít cửa hàng, doanh nghiệp có lập và sử dụng website trong hoạt động kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật khác biệt trong khác
biệt (DID) của phương pháp bán thí nghiệm Với số lượng quan sát gồm 140 doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ (70 doanh nghiệp thuộc nhóm xử lý và 70 doanh nghiệp thuộc nhóm kiểm soát)
Kết quả nghiên cứu: Chính sách phát triển thương mại điện tử của tỉnh Đồng
Tháp có ảnh hưởng tích cực đến quyết định ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp, thể hiện ở tỷ lệ doanh nghiệp có website tăng thêm là 13,0% Chính sách phát triển thương mại điện tử cũng có tác động tăng doanh thu thêm 504,2 triệu đồng và tăng lợi nhuận sau thuế thêm 136,7 triệu đồng và làm tăng tỷ suất lợi nhuận/doanh thu thêm 2,6%
Kết luận và khuyến nghị: Đề tài đề xuất các khuyến nghị gồm: Đẩy mạnh
truyền thông về chính sách thương mại điện tử đối với doanh nghiệp; Tập huấn chính sách thương mại điện tử cho các doanh nghiệp; Đơn giản hóa thủ tục thương mại điện tử; Đào tạo nguồn nhân lực am hiểu về thương mại điện tử; Kêu gọi hỗ trợ vốn để thực hiện chính sách thương mại điện tử; Phát triển thương mại điện tử căn cứ theo đặc thù của doanh nghiệp
Từ khóa: Thương mại điện tử, khác biệt trong khác biệt, Đồng Tháp
Trang 5ABSTRACT
Title: Assessing the impact of e-commerce development policy to decide the
application of e-commerce of small and super small enterprises in Dong Thap province
Reason for writing: E-commerce has profound and strong influence on the way
businesses think, operate and compete in the market The application of e-commerce has brought many opportunities and challenges for business organizations
Problem: The situation of e-commerce application of small and micro
enterprises in Dong Thap province is still limited such as: (1) The province's commerce trading floor is very small; (2) Very few shops and businesses have established and used websites in business activities
e-Methods: Using using differential technique (DID) of semi-experimental
method With the number of observations including 140 small and micro enterprises (70 enterprises in the treatment group and 70 enterprises in the control group)
Results: The policy of e-commerce development in Dong Thap province has a
positive influence on the decision of e-commerce application of enterprises, reflected
in the proportion of enterprises having website increased by 13.0% In addition, commerce development policy also has an effect of increasing revenue by VND 504.2 million and increasing after-tax profit by VND 136.7 million and increasing profit / revenue ratio by 2.6%
e-Conclusions and implications: The thesis proposes recommendations
including: Promoting communication on e-commerce policies for enterprises; Train e-commerce policies for businesses; Simplify e-commerce procedures; Training human resources knowledgeable about e-commerce; Call for capital support to implement e-commerce policy; E-commerce development based on the characteristics of the business
Keywords: E-commerce, Difference in differences, Dong Thap
Trang 6MỤC LỤC
TRANG BÌA
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT
ABSTRACT
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu thực hiện đề tài, câu hỏi chính sách cần trả lời 2
1.2.1 Mục tiêu thực hiện đề tài 2
1.2.2 Câu hỏi chính sách cần trả lời 2
1.3 Khung phân tích, đối tượng nghiên cứu, dữ liệu và cách tiếp cận 3
1.3.1 Khung phân tích 3
1.3.2 Cách tiếp cận, đối tượng nghiên cứu và dữ liệu 3
1.4 Bố cục của luận văn 4
1.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận văn 4
1.5.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 4
1.5.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 5
1.5.3 Kinh nghiệm ứng dụng TMĐT của một số tỉnh thành trong nước 6
1.6 Kỳ vọng kết quả thực hiện luận văn 8
Chương 2 KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN 9
2.1 Các khái niệm 9
2.1.1 Khái niệm về TMĐT 9
2.1.2 Các hình thức giao dịch TMĐT của doanh nghiệp 9
2.1.3 Đặc trưng của TMĐT 10
Trang 72.1.4 Các cấp độ của TMĐT 11
2.1.5 Các lợi ích của TMĐT 12
2.1.6 Doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ 13
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp nhỏ 14
2.3 Khung phân tích 16
2.3.1 Khung phân tích 16
2.3.2 Mô tả và định nghĩa các biến trong khung phân tích 17
2.4 Dữ liệu nghiên cứu 21
2.5 Cách tiếp cận và kỹ thuật sử dụng để thực hiện đề tài 23
Tóm tắt Chương 2 25
Chương 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TMĐT ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ỨNG DỤNG TMĐT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ, SIÊU NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP 26
3.1 Tổng quan về chính sách phát triển TMĐT của tỉnh Đồng Tháp 26
3.1.1 Giới thiệu về chính sách 26
3.1.2 Kết quả triển khai chương trình phát triển TMĐT đối với doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2018 27
3.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 29
3.2.1 Cơ cấu mẫu khảo sát 29
3.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp khảo sát 29
3.2.3 Tiếp cận chính sách 31
3.3 Tác động của chính sách phát triển TMĐT đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 33
3.3.1 Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm xử lý và nhóm kiểm soát 33
3.3.2 Tác động của chính sách phát triển TMĐT đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 34
Tóm tắt chương 3 37
Chương 4 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH, KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 38
Trang 84.1 Nguyên nhân của kết quả tác động của chính sách phát triển TMĐT đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp 38
4.1.1 Nguyên nhân của kết quả đạt được khi tham gia chính sách phát triển TMĐT 38
4.1.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 40
4.2 Kết luận 42
4.3 Hàm ý chính sách 43
4.3.1 Đẩy mạnh truyền thông về chính sách TMĐT đối với doanh nghiệp 43
4.3.2 Tập huấn chính sách TMĐT cho các doanh nghiệp 44
4.3.3 Đơn giản hóa thủ tục TMĐT 44
4.3.4 Đào tạo nguồn nhân lực am hiểu về TMĐT 45
4.3.5 Kêu gọi hỗ trợ vốn để thực hiện chính sách TMĐT 46
4.3.6 Phát triển TMĐT căn cứ theo đặc thù của doanh nghiệp 47
4.3.7 Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý, quản trị doanh nghiệp 49
4.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 3: DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU DOANH NGHIỆP
PHỤ LỤC 4: DÀN BÀI PHỎNG VẤN CÁN BỘ SỞ, BAN NGÀNH TỈNH ĐỒNG THÁP
Trang 9TMĐT Thương mại điện tử
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ ở một số nước trên thế giới 14
Bảng 2.2: Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 14
Bảng 2.3: Các yếu tố trong mô hình TOE 16
Bảng 2.4: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố mạng nội bộ 18
Bảng 2.5: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố quy mô 18
Bảng 2.6: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố doanh thu 19
Bảng 2.7: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố thời gian đã kết nối Internet 19
Bảng 2.8: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố nhân sự chuyên về CNTT 20
Bảng 2.9: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố trình độ người đứng đầu 20
Bảng 2.10: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố ngành nghề kinh doanh chính 21
Bảng 2.11: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố áp lực cạnh tranh 21
Bảng 2.12: Phân bổ mẫu khảo sát 22
Bảng 3.1: Kết quả triển khai TMĐT đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2018 28
Bảng 3.2: Chức vụ người trả lời khảo sát 29
Bảng 3.3: Đặc điểm của doanh nghiệp khảo sát ở thời điểm năm 2014 30
Bảng 3.4: Thông tin về doanh nghiệp thuộc nhóm xử lý và nhóm kiểm soát 31
Bảng 3.5: Mức độ hài lòng của nhóm xử lý chính sách 32
Bảng 3.6: Khác biệt giữa 2 nhóm tại thời điểm chưa có chính sách (năm 2014) 34
Bảng 3.7: Tác động của chính sách phát triển TMĐT đến quyết định ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp 35
Bảng 3.8: Tác động của chính sách phát triển TMĐT đến doanh thu và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp 36
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Khung phân tích của đề tài 17Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn tác động của phương pháp khác biệt trong khác biệt 23Hình 3.1: Cơ cấu mẫu khảo sát theo địa bàn 29Hình 3.2: Tiếp cận chính sách của doanh nghiệp thuộc nhóm kiểm soát 32Hình 3.3: Lý do không hài lòng về chính sách của nhóm xử lý 33
Trang 12Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Thương mại điện tử (TMĐT) là dịch vụ chia sẻ thông tin kinh doanh, duy trì mối quan hệ kinh doanh, và thực hiện các giao dịch kinh doanh bằng mạng viễn thông (Zwass, 1996) Hiện tại, thương mại điện tử ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ đến cách các doanh nghiệp tư duy, vận hành và cạnh tranh trên thị trường Nhiều mô hình kinh doanh sáng tạo như quản lý chuỗi cung ứng, quản lý quan hệ khách hàng và lập
kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp cũng được kích hoạt bởi TMĐT Việc áp dụng TMĐT đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức đối với các tổ chức kinh doanh
Ở nhiều quốc gia, các doanh nghiệp nhỏ chậm chạp trong việc áp dụng đổi mới công nghệ (Yap, Thông, & Raman, 1994) Vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm gần 90% số lượng doanh nghiệp ở nhiều nền kinh tế, nên tốc độ áp dụng TMĐT tại các doanh nghiệp nhỏ là rất quan trọng
Theo Hiệp hội TMĐT Việt Nam, trong năm 2015, doanh thu của TMĐT ở Việt Nam đã đạt 4,7 tỷ USD, tăng gấp 5 lần so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 30%/năm Tốc độ tăng trưởng trong một số lĩnh vực cụ thể rất ngoạn mục Đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website TMĐT cho thấy
tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35% Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh bán lẻ đã bắt đầu ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần giúp họ giảm chi phí sản xuất, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường, đa dạng phương thức thanh toán
Đồng Tháp rất quan tâm đến chính sách hỗ trợ phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh Tỉnh đã ban hành các chính sách về phát triển TMĐT trên địa bàn như: (1) Quyết định số 1096/QĐ-UBND.HC ngày 25/11/2010 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2015; (2) Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 30/6/2017 phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 Tuy nhiên, theo Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp (2017), tình hình ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ
Trang 13trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp vẫn còn nhiều hạn chế như: (1) Sàn giao dịch TMĐT của tỉnh rất ít doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, sản phẩm tham gia, chỉ có 50 thành viên (doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ) với 95 sản phẩm tham gia Hoạt động của sàn giao dịch chỉ mới ở mức giới thiệu sản phẩm; (2) Rất ít cửa hàng, doanh nghiệp có lập và sử dụng website trong hoạt động kinh doanh
Do đó, việc nghiên cứu tác động của chính sách phát triển TMĐT đến việc ứng dụng TMĐT ở các doanh nghiệp nhỏ, các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp trở nên cần thiết Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài “Đánh giá
tác động của chính sách phát triển thương mại điện tử đến quyết định ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” để nghiên cứu
1.2 Mục tiêu thực hiện đề tài, câu hỏi chính sách cần trả lời
1.2.1 Mục tiêu thực hiện đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá tác động của chính sách phát triển TMĐT đến quyết định ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Mục tiêu 2: Tìm hiểu nguyên nhân của kết quả tác động từ chính sách phát triển TMĐT đến quyết định ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Mục tiêu 3: Hàm ý về chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ ứng dụng TMĐT
1.2.2 Câu hỏi chính sách cần trả lời
Chính sách khuyến khích phát triển thương mại điện tử (TMĐT) tác động như thế nào đến quyết định ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp?
Nguyên nhân dẫn đến kết quả tác động đó là gì?
Cần có những cải thiện gì trong chính sách phát triển TMĐT nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ ứng dụng TMĐT?
Trang 141.3 Khung phân tích, đối tượng nghiên cứu, dữ liệu và cách tiếp cận
1.3.1 Khung phân tích
Tác giả sử dụng lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp làm khung phân tích nhằm thực hiện mục tiêu của luận văn
1.3.2 Cách tiếp cận, đối tượng nghiên cứu và dữ liệu
Để trả lời câu hỏi thứ nhất, tác giả sử dụng kỹ thuật khác biệt trong khác
biệt/khác biệt kép (DID) của phương pháp bán thí nghiệm Cụ thể, tác giả chọn 2
nhóm đối tượng nghiên cứu là những doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ có điều kiện tương đồng về mọi khía cạnh, chỉ khác nhau ở chỗ một nhóm được tham gia chính
sách phát triển TMĐT (gọi là nhóm tham gia hay còn gọi là nhóm xử lý); nhóm còn lại không tham gia chính sách phát triển TMĐT (gọi là nhóm so sánh hay còn gọi là nhóm kiểm soát) Khi chọn hai nhóm đối tượng nghiên cứu có sự tương đồng về mọi khía cạnh như vậy, chúng ta sẽ loại bỏ được tác động của những nhân tố khác, phần còn lại sẽ là tác động của chính sách
Tác giả sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp chủ yếu gồm số liệu thống kê về TMĐT của tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2015 – 2018 từ các báo cáo của Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp Dữ liệu sơ cấp gồm các thông tin chính về doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ như sau: Số lượng website, ngành nghề kinh doanh chính, trình độ của người đứng đầu doanh nghiệp, doanh thu, vốn chủ sở hữu,
số năm hoạt động, nhân sự chuyên trách về CNTT, áp lực cạnh tranh của 140 doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ (70 doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ thuộc nhóm kiểm soát và 70 doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ thuộc nhóm xử lý) vào năm 2015 và năm 2018
Để trả lời câu hỏi thứ hai, tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu các đối tượng liên quan (các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, các cán bộ, công chức thuộc Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư đã tham gia xây dựng, triển khai chính sách phát triển TMĐT) để tìm hiểu nguyên nhân của kết quả tác động
từ chính sách phát triển TMĐT đến quyết định ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Trên cơ sở câu trả lời của câu hỏi thứ 2, tác giả đề xuất khuyến nghị và hàm ý
Trang 15chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ ứng dụng TMĐT
1.4 Bố cục của luận văn
Ngoài danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng, hình vẽ, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Khung phân tích, dữ liệu và cách tiếp cận
Chương 3: Đánh giá tác động của chính sách phát triển TMĐT đến quyết định ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Chương 4: Nguyên nhân dẫn đến kết quả tác động, kết luận và hàm ý chính sách
1.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận văn
1.5.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Irene Bertschek và Helmut Fryges (2002) nghiên cứu về ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp Đức, kết luận là các yếu tố về quy mô của doanh nghiệp, nhân sự được đào tạo có trình độ cao về CNTT sẽ có tác động rất tích cực đến ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp Tuy nhiên, không có mối liên hệ giữa lịch sử thành lập của doanh nghiệp với khả năng ứng dụng TMĐT
Mohammed Quaddus và Glenn Hofmeryer (2007) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng giao dịch TMĐT tại các doanh nghiệp nhỏ tại miền Tây nước Ú
đã kết luận rằng yếu tố kiểm soát của doanh nghiệp, niềm tin của doanh nghiệp, yếu
tố bên ngoài doanh nghiệp và tình hình hoạt động của doanh nghiệp có tác động đến thái độ hướng đến giao dịch TMĐT của các các doanh nghiệp nhỏ
Gibbs, Jennifer L và Kraemer, Kenneth L (2004) đã tiến hành điều tra xuyên quốc gia về các yếu tố quyết định phạm vi sử dụng TMĐT Nghiên cứu đã sử dụng khung công nghệ tổ chức môi trường (TOE) để xem xét các yếu tố quyết định phạm
vi sử dụng giữa những doanh nghiệp áp dụng TMĐT Dựa trên dữ liệu khảo sát 2.139
cơ sở sản xuất, kinh doanh từ ba ngành công nghiệp trên mười quốc gia, nghiên cứu
đã tìm ra các yếu tố dự báo quan trọng nhất về phạm vi sử dụng là tài nguyên công nghệ, nhận thấy lợi ích chiến lược, nguồn lực tài chính, rào cản pháp luật, áp lực bên
Trang 16ngoài, và chính sách của chính phủ Các công ty Mỹ có phạm vi sử dụng TMĐT cao hơn đáng kể so với các công ty từ các quốc gia khác
1.5.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Lê Văn Huy và cộng sự (2012) nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố quyết định của việc ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Các tác giả sử dụng mô hình TOE và thử nghiệm một mô hình thông qua TMĐT bao gồm rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài được xác định trong các nghiên cứu thực nghiệm Nghiên cứu này đã nêu ra rằng chính sách tác động đến việc thúc đẩy việc áp dụng TMĐT của doanh nghiệp nhỏ trong nền kinh tế đang chuyển đổi ở Việt Nam
Lưu Tiến Thuận và Trần Thị Thanh Vân (2015) khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ,
đã sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic Các doanh nghiệp được khảo sát được chia ra thành 2 nhóm: nhóm các doanh nghiệp không ứng dụng TMĐT (có 58 doanh nghiệp, được mặc định là 0 trong mô hình hồi quy) và nhóm các doanh nghiệp có ứng dụng TMĐT (có 164 doanh nghiệp, được mặc định là 1 trong mô hình) Các biến độc lập của phương trình hồi quy Binary Logistic gồm các yếu tố sau: Thời gian thành lập doanh nghiệp, số lượng máy tính trong doanh nghiệp, thời gian doanh nghiệp kết nối Internet, trình độ của người đứng đầu doanh nghiệp, nhận thức của doanh nghiệp
về mức độ cần thiết ứng dụng TMĐT và nhận biết của doanh nghiệp về đối thủ cạnh tranh trong ngành có ứng dụng TMĐT
Mức độ dự báo trúng của toàn bộ mô hình là 81,5% Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định ứng dụng TMĐT gồm: Thời gian doanh nghiệp kết nối Internet; Trình độ của người đứng đầu doanh nghiệp; Nhận thức của doanh nghiệp về mức độ cần thiết ứng dụng TMĐT và nhận biết của doanh nghiệp về đối thủ cạnh tranh trong ngành có ứng dụng TMĐT Trong đó biến nhận thức của doanh nghiệp về mức độ cần thiết ứng dụng TMĐT có tác động mạnh hơn các biến còn lại
Quan Minh Nhựt và Nguyễn Quốc Nghi (2014), đã sử dụng mô hình hồi quy nhị phân logistic để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đổi mới công
Trang 17nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đổi mới công nghệ của SME là: mức độ tiếp cận thông tin khoa học công nghệ, mức độ khó khăn về tài chính, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, triển vọng tương lai của doanh nghiệp và bảo lãnh tín dụng của doanh nghiệp Trong đó, nhân tố triển vọng tương lai của doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định đổi mới công nghệ của các SME
Theo hiểu biết của tác giả, tại tỉnh Đồng Tháp chưa có bất cứ nghiên cứu nào
về đánh giá tác động của chính sách phát triển TMĐT đến quyết định ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, cũng chưa có nghiên cứu nào sữ dụng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt để thực hiện đánh giá Do vậy, đây là điểm mới của đề tài này
1.5.3 Kinh nghiệm ứng dụng TMĐT của một số tỉnh thành trong nước
1.5.3.1 Kinh nghiệm của tỉnh Hà Nam
Sau 5 năm tổ chức triển khai thực hiện, hoạt động TMĐT trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã từng bước phát triển và đi vào cuộc sống, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hiện nay, 100% các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư máy tính kết nối internet tốc độ cao ADSL hoặc cáp quang, 100% sử dụng email để giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp, 25% doanh nghiệp có trang thông tin điện
tử cập nhập định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, 5% doanh nghiệp tham gia Website TMĐT đã thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương Các doanh nghiệp thường xuyên truy cập để tìm kiếm đối tác trên môi trường mạng và tìm hiểu thông tin về các thị trường Trong giai đoạn 2011 - 2016 tự nguồn phát triển thương mại quốc gia và của tỉnh đã thực hiện các đề án: Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ 33 doanh nghiệp xây dựng Website để giới thiệu, quảng bá, giao dịch bán hàng, trao đổi thông tin tìm kiếm mở rộng thị trường, giới thiệu sản phẩm trên mạng internet Tổ chức 06 lớp đào tạo, tập huấn kiến thức về TMĐT cho gần 700 học viên tham gia Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách phát triển TMĐT tại địa phương vẫn còn tồn tại nhiều bất cập Nguồn nhân lực có chất lượng cao cho phát triển TMĐT
Trang 18của tỉnh quá ít dẫn tới việc hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp và người tiêu dùng chưa hiệu quả Hạ tầng thông tin điện tử, mạng online phát triển là cơ sở để thực hiện phát triển TMĐT, tuy nhiên số lượng tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp lựa chọn hình thức này còn nhiều hạn chế (khoảng 20% thường xuyên lựa chọn) như vậy chưa tận dụng phát huy thế mạnh Số lượng website tăng nhưng chưa nhiều, doanh nghiệp tổ chức, triển khai ứng dụng TMĐT chủ yếu là tự phát; thiếu định hướng; tập trung ở các doanh nghiệp lớn, tiềm lực mạnh; các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng website nhưng chỉ dừng ở mức cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh, giá bán, giá mua và phương thức thanh toán
1.5.3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang
Sở Công Thương đã phối hợp với Cục TMĐT, Trung tâm TMĐT tổ chức được
8 lớp cho đối tượng là sinh viên các trường nghề, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh (năm 2016 tổ chức 4 lớp; năm 2017 tổ chức 4 lớp); 01 lớp cho cán bộ quản lý nhà nước (năm 2016); 02 lớp cho đối tượng là cán bộ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (năm 2016: 01 lớp; 2017: 01 lớp) với những nội dung như Pháp luật về TMĐT và những văn bản hướng dẫn thi hành, cách thức triển khai TMĐT trong doanh nghiệp, giới thiệu các chương trình mô hình ứng dụng TMĐT hỗ trợ doanh nghiệp… Năm 2017,
Sở đã hỗ trợ 10 doanh nghiệp đưa thông tin lên Cổng Thông tin xuất khẩu: www.vnex.com.vn; Cổng Thông tin thị trường nước ngoài: www.ttnn.com.vn; ), và liên kết tới website của các Bộ, ngành; các tổ chức, đơn vị XTTM… trong cả nước nhằm tuyên truyền, quảng bá thông tin doanh nghiệp ra thị trường trong và ngoài nước Sở đã phối hợp triển khai hỗ trợ 70% kinh phí thiết lập và sử dụng hệ thống thư điện tử với tên miền dùng riêng cho doanh nghiệp; Xây dựng website TMĐT cho 40 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (năm 2016 là 20 doanh nghiệp; năm
2017 là 20 doanh nghiệp) và hỗ trợ các doanh nghiệp đã có website tham gia gian hàng trên sàn giao dịch TMĐT của Sở Công Thương và đào tạo kỹ năng quản trị gian hàng trực tuyến cho doanh nghiệp
Tỉnh Bắc Giang thường xuyên tổ chức cho đoàn đi học tập, tiếp thu kinh nghiệm
Trang 19tại các tỉnh phía Nam, nơi có các tỉnh triển khai ứng dụng về TMĐT cao nhằm liên kết, hợp tác trong các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT Qua đó đã tiếp thu và học tập được một số kinh nghiệm như: phối hợp với các tổ chức đoàn thể (Tỉnh đoàn, Đoàn khối cơ quan, các Hiệp hội) tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các buổi toạ đàm, hội thảo bàn tròn… về TMĐT, lựa chọn những doanh nghiệp có nhu cầu cao trong việc ứng dụng TMĐT để hỗ trợ giúp tạo các mô hình ứng dụng TMĐT điển hình, làm mẫu cho các doanh nghiệp khác học tập…
1.6 Kỳ vọng kết quả thực hiện luận văn
Luận văn này hướng đến mục tiêu đánh giá tác động của chính sách phát triển TMĐT đến quyết định ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Đồng thời, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả tác động đó Trên cơ sở tìm hiểu nguyên nhân, tác giả kỳ vọng đưa ra các hàm ý nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ ứng dụng TMĐT nhằm triển khai thực hiện thành công chính sách phát triển TMĐT của tỉnh Đồng Tháp Từ đó giúp các doanh nghiệp cải thiện hiệu quả kinh doanh, cạnh tranh tốt hơn trên thị trường
Trang 20Chương 2 KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm về TMĐT
Từ năm 1995, thuật ngữ TMĐT lần đầu tiên được đề cập bởi hãng máy tính IBM của Mỹ Tuy nhiên, cho đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về TMĐT Theo nghĩa hẹp, TMĐT là quá trình mua, bán và trao đổi sản phẩm, dịch vụ và thông tin thông qua hệ thống máy tính trên nền Internet (Kalakota và Whinston, 1997) Hay, TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ (Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000)
Theo nghĩa rộng, TMĐT là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan đến các tổ chức hay cá nhân, được thực hiện thông qua phương tiện điện tử Nói cách khác, TMĐT là việc tiến hành hoạt động thương mại, sử dụng các công nghệ xử
lý thông tin số hóa và phương tiện điện tử Theo Hiệp hội thương mại điện tử (AEC, 2000), TMĐT là kinh doanh có sử dụng các công cụ điện tử
Dưới góc độ doanh nghiệp, TMĐT là việc thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối, thanh toán thông qua các phương tiện điện tử (UNCTAD, 2000) Như vậy, khi doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử và mạng vào hoạt động kinh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối, thanh toán thì được xem là tham gia TMĐT
Trong đề tài nay, TMĐT được hiểu là việc doanh nghiệp sử dụng website để thực hiện một hoặc một số nội dung như marketing, thanh toán hay mua, bán hàng hàng hóa, dịch vụ
2.1.2 Các hình thức giao dịch TMĐT của doanh nghiệp
Dựa trên thành phần tham gia, TMĐT được chia thành một số loại chủ yếu như B2B, B2C, B2G Hình thức giao dịch TMĐT doanh nghiệp với khách hàng (B2C) thành phần tham gia gồm doanh nghiệp (người bán) và người tiêu dùng (người mua)
Sử dụng internet để tìm kiếm sản phẩm, đặt mua hàng, thực hiện thanh toán điện tử
Trang 21Hình thức giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B): thành phần tham gia là doanh nghiệp và doanh nghiệp, tức là người mua là doanh nghiệp và người bán là doanh nghiệp khác Sử dụng Internet để tạo mối quan hệ giữa nhà cung cấp và các cửa hàng thông qua các vấn đề về chất lượng, dịch vụ
Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan chính quyền (Business to Government- B2G) Các giao dịch này gồm khai thuế, hải quan, nộp thuế, nộp báo cáo tài chính và nhận các văn bản
2.1.3 Đặc trưng của TMĐT
TMĐT có một số điểm khác biệt cơ bản so với thương mại truyền thống, cụ thể: Một là, các bên giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau, không cần phải biết nhau từ trước Trong thương mại truyền thống, các bên thường gặp nhau trực tiếp để giao dịch Giao dịch truyền thống thường được thực hiện theo cách như chuyển tiền, vận đơn, báo cáo Các phương tiện viễn thông như: fax, telex chỉ sử dụng
để trao đổi dữ liệu kinh doanh Việc sử dụng phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ để chuyển thông tin trực tiếp giữ hai đối tác giao dịch TMĐT cho phép mọi khách hàng ở khắp nơi từ vùng sâu, vùng xa cho đến đô thị, đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường toàn cầu mà không cần phải quen biết với nhau Hai là, TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới Thị trường trong TMĐT là thị trường phi biên giới Mọi người ở tất cả các quốc gia trên thế giới không phải di chuyển tới bất kỳ địa điểm nào mà vẫn có thể tham gia và tiến hành giao dịch TMĐT bằng cách truy cập vào website TMĐT, các trang mạng xã hội
Ba là, trong giao dịch TMĐT đòi hỏi phải có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể Trong đó, có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực là những người tạo môi trường cho các giao dịch TMĐT Nhà cung cấp dịch vụ mạng, cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giao dịch giữa các bên thực hiện giao dịch TMĐT, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của thông tin trong giao dịch TMĐT
Bốn là, đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin là thị trường
Trang 22Năm là, thông qua TMĐT, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành Các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các nhà trung gian ảo
là các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng; các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính
2.1.4 Các cấp độ của TMĐT
2.1.4.1 Cấp độ phát triển theo chiều rộng
Theo Nguyễn Văn Hùng và cộng sự (2013), phát triển TMĐT theo chiều rộng được chia theo 3 cấp độ:
Cấp độ 1: Thương mại thông tin (i-commerce): doanh nghiệp có website để cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ Nhưng hoạt động mua bán vẫn thực hiện theo cách truyền thống
Cấp độ 2: Thương mại giao dịch (t-commerce): website của doanh nghiệp cho phép thực hiện đặt hàng, mua hàng, có thể bao gồm cả thanh toán trực tuyến
Cấp độ 3: Thương mại tích hợp (c-business): website của doanh nghiệp kết nối trực tiếp với cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, làm giảm đáng kể chi phí hoạt động
2.1.4.2 Cấp độ phát triển theo chiều sâu
Theo Nguyễn Văn Hùng (2013), phát triển hoạt động TMĐT theo chiều sâu được phân thành 6 cấp độ phát triển: Hiện diện trên mạng; (2) có website chuyên nghiệp; (3) chuẩn bị TMĐT; (4) áp dụng TMĐT; (5) thương mại điện tử không dây; (6) Thế giới trong một máy tính
Cấp độ 1 - Hiện diện trên mạng Doanh nghiệp có website trực tuyến nhưng chỉ cung cấp thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm mà không có các chức năng khác Cấp độ 2 - Có website chuyên nghiệp Website có cấu trúc phức tạp hơn, có nhiều chức năng tương tác với khách hàng, hỗ trợ khách hàng, khách hàng có thể liên
hệ với doanh nghiệp một cách thuận tiện
Cấp độ 3 - Chuẩn bị TMĐT Doanh nghiệp triển khai bán hàng, dịch vụ qua mạng Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để cung cấp các giao dịch trên mạng, các giao dịch còn chậm, bảo mật thấp
Trang 23Cấp độ 4 - Áp dụng TMĐT Website của doanh nghiệp liên kết trực tiếp với cơ
sở dữ liệu của doanh nghiệp, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả
Cấp độ 5 - TMĐT không dây Doanh nghiệp áp dụng TMĐT trên các thiết bị không dây như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay, … sử dụng giao thức truyền không dây
Cấp độ 6 - Thế giới trong một máy tính Chỉ với thiết bị điện tử, một người có thể truy cập vào nguồn thông tin khổng lồ, mọi loại thông tin (hình ảnh, âm thanh, phim) mọi nơi, mọi lúc và thực hiện các loại giao dịch
Trong nghiên cứu này, đề tài sử dụng cách tiếp cận phát triển TMĐT của các doanh nghiệp theo chiều rộng, gồm 3 cấp độ là 1, 2, 3
2.1.5 Các lợi ích của TMĐT
2.1.5.1 Đối với các doanh nghiệp
TMĐT mở rộng phạm vi giao dịch trên thị trường toàn cầu Doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận được với nhiều khách hàng, lựa chọn được nhà cung ứng tốt nhất và xác định được đối tác kinh doanh phù hợp nhất
Nhờ sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử, doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí phát hành séc bằng giấy, chi phí di chuyển từ công ty đến ngân hàng TMĐT tạo ra khả năng chuyên môn hóa cao trong kinh doanh, đặc biệt là đối với doanh nghiệp thương mại
TMĐT góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác kinh doanh, đơn giản công việc kinh doanh, rút ngắn chu kỳ và thời gian giao nhận hàng hóa, tăng năng suất, loại bỏ giấy tờ, xử lý thông tin nhanh hơn, giảm chi phí vận chuyển, tăng sự linh hoạt trong kinh doanh của doanh nghiệp (Trần Văn Hòe, 2006)
2.1.5.2 Lợi ích đối với người tiêu dùng
TMĐT cho phép khách hàng mua sắm và thực hiện các giao dịch 24/24 giờ trong ngày, tất cả các ngày trong năm, không bị giới hạn bởi vị trí địa lý
TMĐT cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn, khách hàng có thể lựa
Trang 24chọn các cơ sở cung cấp khác nhau, từ máy bán hàng tự động cho đến siêu thị, lựa chọn các loại sản phẩm khác nhau, từ hàng điện tử lâu bền đến một món quà tặng TMĐT làm giảm chi tiêu cho khách hàng về sản phẩm hàng hóa/dịch vụ họ nhận được thông qua việc chấp nhận mua bán không phụ thuộc vị trí địa lý của nhà cung cấp, có thể so sánh, lựa chọn nhà cung ứng nhanh nhất, giá cả phù hợp nhất
2.1.5.3 Lợi ích đối với xã hội
TMĐT cho phép nhiều người có thể làm việc tại nhà, giảm thiểu việc đi mua sắm, do đó giảm phương tiện giao thông lưu thông trên đường, giảm thiểu tai nạn và
ô nhiễm môi trường sống
TMĐT dẫn đến việc bán hàng với giá thấp hơn nên nhiều người có thể mua được khối lượng hàng hóa lớn hơn, tăng mức sống và hưởng thụ của người dân TMĐT tạo điều kiện để dân cư ở các nước đang phát triển hoặc khu vực nông thôn thụ hưởng các sản phẩm và dịch vụ mà họ không có khả năng tiếp cận, họ còn có cơ hội để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và nhận được bằng cấp cao hơn
TMĐT thúc đẩy việc cung cấp các dịch vụ công cộng như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và phân phối các dịch vụ xã hội của chính phủ ở mức chi phí thấp hoặc cải thiện chất lượng của các dịch vụ đó (Trần Văn Hòe, 2006)
2.1.6 Doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, lao động hay doanh thu Liên minh Châu Âu (EU) đã có khái niệm về doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có dưới 50 lao động Ở Hoa Kỳ, doanh nghiệp có số lao động dưới 100 người được gọi là DN nhỏ Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), các DN được chia theo quy mô sau:
(1) Doanh nghiệp siêu nhỏ: là doanh nghiệp có không quá 10 lao động, tổng tài sản không quá 100.000 USD, doanh thu hàng năm không quá 100.000 USD
(2) Doanh nghiệp nhỏ: là doanh nghiệp có không quá 50 lao động, tổng tài sản không quá 3.000.000 USD, tổng doanh thu hàng năm không quá 3.000.000 USD Một số quốc gia như Úc, Đức, Indonesia, Thái Lan xác định doanh nghiệp nhỏ dựa trên các đặc thù riêng của quốc gia mình (Bảng 2.1)
Trang 25Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ ở một số nước trên thế giới
Úc 1 - 99 người Không quy định Không quy định Đức Dưới 49 người Không quy định Dưới 1 triệu mác Indonesia 5 - 19 người 70 triệu Rupi Không quy định Thái Lan Dưới 50 người Dưới 20 triệu Baht Không quy định
(Nguồn: Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, 2009)
Tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định rõ tại Nghị định
số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bảng 2.2: Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Lĩnh vực
DN siêu nhỏ DN nhỏ Tổng nguồn
vốn (tỷ đồng)
Số lao động (người)
Tổng nguồn vốn (tỷ đồng)
Số lao động (người) Nông, lâm, thủy sản ≤ 3 ≤ 10 ≤ 20 ≤ 100 Công nghiệp xây
dựng ≤ 3 ≤ 10 ≤ 20 ≤ 100 Thương mại dịch vụ ≤ 3 ≤ 10 ≤ 50 ≤ 50
Nguồn: Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ
Trong phạm vi luận văn này, tác giả sử dụng tiêu chí doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ theo phân loại tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp nhỏ
Các lý thuyết thường được sử dụng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là: Lý thuyết hành động (TRA); Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB); Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM); Sự khuếch tán của lý thuyết đổi mới (IDT); Khung công nghệ, tổ chức và môi trường (TOE)
TRA ban đầu được phát triển bởi Fishbein và Ajzen (1975) Theo lý thuyết này, hành vi của một cá nhân, tổ chức được quyết định cao bởi ý định của cá nhân, tổ chức
Trang 26thực hiện hành vi đó và ý định này bị ảnh hưởng chung bởi hai yếu tố, đó là thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan (Davis, Bagozzi, & Warshaw, 1989) Giả thuyết này đã bị chỉ trích bởi Ajzen (1991) do mô hình không thể thỏa hiệp trong một tình huống mà cá nhân, tổ chức không chịu sự kiểm soát của ý chí
Ajzen (1991) đã sửa chữa giới hạn của TRA bằng cách phát triển Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) Trong TPB, Ajzen (1991) đã thêm các cấu trúc mới gọi
là kiểm soát hành vi nhận thức (PBC) Do đó, có ba yếu tố ảnh hưởng đến ý định thực hiện một hành vi nhất định, đó là thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức Tuy nhiên, theo Yousafzai và cộng sự (2010) cả TRA
và TPB vẫn cho rằng có sự gần gũi giữa ý định và hành vi, do đó khả năng dự đoán của mô hình này vẫn còn yếu nếu áp dụng trong tình huống có ý định và hành vi có mối tương quan cao Hơn nữa, Yousafcai và cộng sự (2010) cũng chỉ trích mô hình này vì đã bỏ qua, hoặc không bao gồm, một số yếu tố có thể làm tăng sức mạnh dự đoán, chẳng hạn như các quy tắc cá nhân và đánh giá hành vi tình cảm
Mô hình TAM được phát triển bởi Davis (1989) cung cấp một mô hình nhằm mục đích giải thích một hành vi liên quan đến việc sử dụng máy tính Mô hình này được xây dựng dựa trên khung TRA Trong lý thuyết này, hành vi thực tế được xác định cao bởi ý định hành vi và ý định hành vi được xác định chung bởi thái độ đối với và nhận thấy sự hữu ích Bên cạnh việc xác định ý định hành vi, nhận thấy sự hữu ích cùng với việc dễ sử dụng cũng ảnh hưởng đến thái độ
Mô hình khuếch tán đổi mới (ID) được phát triển bởi Rogers (1983) dựa trên lý thuyết tâm lý học và xã hội học rộng lớn Trong lý thuyết này, lợi thế tương đối, tính tương thích, độ phức tạp, khả năng thử nghiệm và khả năng quan sát là những yếu tố quyết định tỷ lệ chấp nhận đổi mới
Khung công nghệ, tổ chức và môi trường (TOE) được phát triển ban đầu bởi Tomatzky, Fleischer và Chakrabarti (1990) để mô tả ảnh hưởng của các yếu tố theo ngữ cảnh trong việc áp dụng đổi mới Có ba bối cảnh của một doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc áp dụng đổi mới công nghệ, đó là bối cảnh công nghệ, bối cảnh tổ chức và bối cảnh môi trường
Trang 27Bối cảnh công nghệ liên quan đến cả công nghệ bên trong và bên ngoài có liên quan đến doanh nghiệp, trong khi bối cảnh tổ chức liên quan đến bản chất và nguồn lực của doanh nghiệp, được quy định bởi quy mô doanh nghiệp và phân cấp, chính thức hóa và sự phức tạp của cấu trúc quản lý của họ Sau đó, bối cảnh môi trường đề cập đến các bên khác xung quanh doanh nghiệp như đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp
Yếu tố tổ chức
Quy mô, cấu trúc, mô hình tổ chức, nguồn lực, chiến lược của doanh nghiệp, kiến thức của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp
Yếu tố môi
trường
Chính sách của chính phủ, các yếu tố văn hóa, môi trường kinh tế,
cơ sở vật chất, hạ tầng mạng lưới
Nguồn: Lê Văn Huy (2012)
Khung TOE đã được công nhận rộng rãi là khung lý thuyết tốt để nghiên cứu
về ứng dụng TMĐT (Morteza và cộng sự 2011; Ramdani và cộng sự, 2013; Salwani
và cộng sự, 2009; Sila và Dobni, 2012) Bên cạnh đó, khung TOE xem xét các yếu tố khác nhau nên khả năng giải thích tốt hơn các mô hình chỉ bao gồm một vài yếu tố (Li và Xie, 2012; Molla và Licker, 2005) Tuy nhiên, Ghobakhloo và Tang (2013), cho rằng mô hình TOE có hạn chế là bỏ qua các yếu tố liên quan đến các thuộc tính của nhân viên và người quản lý
2.3 Khung phân tích
2.3.1 Khung phân tích
Trên cơ sở Khung công nghệ, tổ chức và môi trường (TOE) và lý thuyết về các các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng TMĐT tại doanh nghiệp nhỏ và vừa được trình bày tại chương 2, khung phân tích các yếu tố tác động đến quyết định ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ gồm có (Hình 2.1): (1) Yếu tố công
Trang 28nghệ: Có hệ thống mạng nội bộ (2) Yếu tố tổ chức: Quy mô (nhỏ, siêu nhỏ); Doanh thu; Nguồn vốn kinh doanh; Thời gian đã kết nối Internet; Nhân sự chuyên về CNTT; Trình độ của người đứng đầu; Ngành nghề kinh doanh; (3) Yếu tố môi trường: Áp lực cạnh tranh; (4) Yếu tố chính sách: Chính sách phát triển TMĐT
Hình 2.1: Khung phân tích của đề tài
Nguồn: Tổng hợp lý thuyết và đề xuất của tác giả (2019)
2.3.2 Mô tả và định nghĩa các biến trong khung phân tích
2.3.2.1 Biến phụ thuộc
Quyết định ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp nhỏ, cửa hàng bán lẻ (Y): Đề tài
sử dụng biến phụ thuộc dựa vào hiện trạng ứng dụng TMĐT trong giai đoạn 2015 -
2018 của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ để đại diện cho quyết định ứng dụng TMĐT
2.3.2.2 Biến độc lập
Biến quan tâm chính: Tham gia chính sách phát triển TMĐT hay không Vì
mục tiêu thứ nhất của luận văn là đánh giá tác động của chính sách phát triển TMĐT đến quyết định ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, và tác giả sử dụng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt của phương pháp bán thí nghiệm để thực hiện đánh giá nên sẽ tiến hành xem xét 2 nhóm doanh nghiệp
ở tỉnh Đồng Tháp có điều kiện tương đồng về những yếu tố còn lại trong khung phân tích (xem phía dưới) Chỉ khác nhau là một nhóm (70 doanh nghiệp) được tham gia chính sách phát triển TMĐT, nhóm còn lại (70 doanh nghiệp) thì không
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Có hệ thống mạng nội bộ
Quy mô
Doanh thu
Nguồn vốn kinh doanh
Thời gian đã kết nối Internet
Quyết định ứng dụng TMĐT
Trang 29Có mạng nội bộ (LAN): Có hoặc không có mạng nội bộ Khi doanh nghiệp có
mạng nội bộ thì sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc ứng dụng TMĐT (Tomatzky, Fleischer và Chakrabarti, 1990)
Như vậy, để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về yếu tố mạng nội bộ, tác giả
đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.4
Bảng 2.4: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố mạng nội bộ
Mạng nội bộ
Nhóm xử lý 30% 70% 100% Nhóm kiểm soát 25% 75% 100%
Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
Quy mô (QM): Doanh nghiệp thuộc loại nhỏ hoặc siêu nhỏ theo phân loại dựa
theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP Doanh nghiệp nhỏ sẽ có tiềm lực tốt hơn để ứng dụng TMĐT, nên khả năng có website sẽ cao hơn doanh nghiệp siêu nhỏ
Như vậy, để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về quy mô, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.5
Bảng 2.5: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố quy mô
Quy mô
Nhóm
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp siêu nhỏ Cộng Nhóm xử lý 80% 20% 100% Nhóm kiểm soát 80% 20% 100%
Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
Doanh thu (DT): Là doanh thu bình quân hàng năm, đơn vị tính là triệu đồng
Doanh thu càng lớn, thì nhu cầu giao dịch với khách hàng lớn, ứng dụng TMĐT sẽ giúp thúc đẩy doanh thu (Lê Văn Sơn, 2017)
Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về doanh thu, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.6
Trang 30Bảng 2.6: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố doanh thu
Doanh thu
Nhóm
< 2 tỷ 2 - 3 tỷ > 3 - 4 tỷ > 4 tỷ Cộng
Nhóm xử lý 10 28 25 7 70 Nhóm kiểm soát 11 22 29 8 70
Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
Thời gian đã kết nối Internet (TIME): Là thời gian được tính từ lúc doanh
nghiệp, cửa hàng bán lẻ bắt đầu kết nối Internet đến năm 2018 Khi doanh nghiệp có thời gian kết nối Internet càng lớn thì đồng nghĩa với thời gian kinh doanh càng lớn, khả năng tạo dựng được uy tín, thương hiệu trên thị trường, được nhiều khách hàng biết đến, tạo điều kiện tiêu thụ được nhiều hàng hóa hơn Mặt khác, họ cũng thấy được lợi ích của TMĐT mang lại, từ đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc ứng dụng TMĐT
Theo Quan Minh Nhựt và Huỳnh Văn Tùng (2015), khi doanh nghiệp hoạt động nhiều năm thì nhu cầu đổi mới công nghệ sẽ cao hơn
Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về thời gian đã kết nối Internet, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.7
Bảng 2.7: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố thời gian đã kết nối Internet
Thời gian đã kết nối Internet
Nhóm
< 5 năm > 5 - 10
năm
> 10 năm
Cộng
Nhóm xử lý 29 16 25 70 Nhóm kiểm soát 22 16 32 70
Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
Nhân sự chuyên về CNTT (IT): Thể hiện tình trạng doanh nghiệp có hoặc
không có nhân sự chuyên trách về CNNT Khi doanh nghiệp có người được đào tạo
có trình độ cao về CNTT thì việc ứng dụng TMĐT sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn (Irene Bertschek và Helmut Fryges, 2002)
Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về nhân sự chuyên về CNTT, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.8
Trang 31Bảng 2.8: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố nhân sự chuyên về CNTT
Nhân sự chuyên về CNTT
Nhóm
Có Không Cộng
Nhóm xử lý 71% 28% 100% Nhóm kiểm soát 77% 23% 100%
Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
Trình độ người đứng đầu (TRINHDO): Thể hiện trình độ học vấn của người
đứng đầu là đại học/sau đại học hoặc dưới đại học Trình độ học vấn của người quản
lý doanh nghiệp có ảnh hưởng đến quyết định áp dụng khoa học công nghệ trong doanh nghiệp (Lakhanpal, 1994) Quan Minh Nhựt và Huỳnh Văn Tùng (2015) cho rằng trình độ người quản lý ở doanh nghiệp càng cao thì càng quan tâm đến đổi mới công nghệ
Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về trình độ người đứng đầu, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.9
Bảng 2.9: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố trình độ người đứng đầu
Trình độ người đứng đầu
Nhóm
Đại học/Sau đại học
Khác Cộng
Nhóm xử lý 88% 12% 100% Nhóm kiểm soát 93% 7% 100%
Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
Ngành nghề kinh doanh chính (NGANH): Thể hiện ngành nghề kinh doanh
chính của doanh nghiệp là ngành thương mại, dịch vụ hoặc không phải thương mại, dịch vụ Doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ sẽ có nhu cầu ứng dụng TMĐT cao hơn các ngành nghề khác (Lê Văn Sơn, 2017; Nguyễn Xuân Thủy, 2016)
Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về ngành nghề kinh doanh chính, tác giả
đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.10
Trang 32Bảng 2.10: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố ngành nghề kinh doanh chính
Ngành nghề kinh doanh
Nhóm
Thương mại, dịch vụ
Khác Cộng
Nhóm xử lý 22% 78% 100% Nhóm kiểm soát 32% 68% 100%
Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
Áp lực cạnh tranh (APLUC): Doanh nghiệp cảm nhận về áp lực cạnh tranh
cao hoặc không cao Khi doanh nghiệp cảm nhận áp lực cạnh tranh cao thì họ càng
có nhu cầu đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh nhằm giữ khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới mà TMĐT là một phương thức được xem xét (Lưu Tiến Thuận và Trần Thị Thanh Vân, 2015) Do đó, khi áp lực cạnh tranh cao thì nhu cầu ứng dụng TMĐT càng lớn Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về
áp lực cạnh tranh, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.11
Bảng 2.11: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố áp lực cạnh tranh
Áp lực cạnh tranh
Nhóm
Cao Không cao Cộng
Nhóm xử lý 43% 57% 100% Nhóm kiểm soát 36% 64% 100%
Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
2.4 Dữ liệu nghiên cứu
Để đáp ứng điều kiện của kỹ thuật khác biệt trong khác biệt của phương pháp bán thí nghiệm, đề tài chọn 70 doanh nghiệp thuộc nhóm kiểm soát (nhóm không tham gia) có điều kiện tương đồng với 70 doanh nghiệp thuộc nhóm xử lý (Nhóm tham gia) - vui lòng xem phần khung phân tích ở phía trên
Phân bổ mẫu khảo sát
Đề tài chọn kháo sát doanh nghiệp tại thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc Đây là 2 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Đồng Tháp có số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ được thụ hưởng từ chính sách phát triển TMĐT của tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2015 - 2018 (Bảng 2.12)
Trang 33Bảng 2.12: Phân bổ mẫu khảo sát
Stt Thành phố Nhóm xử lý Nhóm kiểm soát Cộng
1 Sa Đéc 31 (44,3%) 31 (44,3%) 62 (44,3%)
2 Cao Lãnh 39 (55,7%) 39 (55,7%) 78 (55,7%)
Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi sẽ thu thập một số thông tin của đối tượng phỏng vấn ở thời điểm năm 2014 và năm 2018 bằng phương pháp hồi cứu Các nội dung chính trong bảng hỏi (Phụ lục 1) gồm:
i) Phần sàng lọc: Giúp chọn đúng đối tượng điều tra là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ thuộc nhóm xử lý hoặc nhóm kiểm soát
ii) Thông tin về hiện trạng ứng dụng TMĐT (cấp độ TMDT, đánh giá các lợi ích mà TMĐT mang lại)
iii) Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp (Quy mô, Doanh thu, Thời gian đã kết nối Internet, Nhân sự chuyên về CNTT, Trình
độ người đứng đầu, Ngành nghề kinh doanh, …) ở thời điểm năm 2014 và năm 2018; iv) Thông tin về tiếp cận chính sách phát triển TMĐT, các đề xuất, kiến nghị đối với chính sách phát triển TMĐT
Cách thức thu thập dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp bằng bảng câu hỏi Tác giả đến cơ sở sản xuất, kinh doanh để phỏng vấn chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện của doanh nghiệp Các bước tiến hành khảo sát doanh nghiệp: (1) Liên hệ Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp để có danh sách các doanh nghiệp
có tham gia chính sách phát triển TMĐT trong giai đoạn 2015 - 2018 nhưng không tham gia chính sách phát triển TMĐT ở thời điểm năm 2014 làm nhóm xử lý; (2) Liên hệ Chi Cục thuế thành phố Cao Lãnh và Sa Đéc để chọn các doanh nghiệp không tham gia chính sách phát triển TMĐT trong giai đoạn 2014 - 2018, có đặc điểm tương đồng với nhóm xử lý ở thời điểm 2014, làm nhóm kiểm soát;
Trang 34(3) Tiến hành phỏng vấn cả hai nhóm doanh nghiệp này Nếu doanh nghiệp từ chối tham gia phỏng vấn, sẽ được thay thế bằng doanh nghiệp khác Trong quá trình phỏng vấn, để đảm bảo sự chính xác, điều tra viên bắt buộc phải kiểm tra ngay bằng cách truy cập vào địa chỉ website của doanh nghiệp đối với trường hợp doanh nghiệp trả lời đã có website
2.5 Cách tiếp cận và kỹ thuật sử dụng để thực hiện đề tài
Với mục tiêu thứ nhất, tác giả sử dụng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt (DID)
để trả lời Để áp dụng được phương pháp DID, cần phải có số liệu bảng, nghĩa là số liệu vừa phản ánh thông tin theo thời gian vừa phản ánh thông tin chéo của đối tượng quan sát (Nguyễn Xuân Thành, 2006) Thực hiện phương pháp DID bằng cách chia các đối tượng phân tích thành hai nhóm: Nhóm tham gia chính sách (còn gọi là nhóm
xử lý) và nhóm không tham gia chính sách (còn gọi là nhóm kiểm soát) Giả thiết quan trọng của phương pháp DID là nếu không có chính sách thì đầu ra của nhóm xử
lý và nhóm kiểm soát có xu hướng biến thiên như nhau Sự khác nhau trong biến thiên theo thời gian giữa hai nhóm này là do ảnh hưởng của chính sách
Gọi Y là biến phản ánh đầu ra của chính sách Gọi D là biến phản ánh nhóm quan sát, D = 0: Nhóm kiểm soát; D = 1: Nhóm xử lý T = 0 là khi chưa có chính sách, T = 1 là sau khi có chính sách Tại thời điểm trước khi có chính sách, đầu ra của nhóm kiểm soát là Y00 (D = 0, T = 0) và đầu ra của nhóm xử lý là Y10 (D = 1, T = 0)
Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn tác động của phương pháp khác biệt trong khác biệt
Nguồn: Nguyễn Xuân Thành (2006)
Trang 35Chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này trước khi có chính sách là Y10-Y00 Tại thời điểm sau khi áp dụng chính sách, đầu ra của nhóm kiểm soát là Y01 (D = 0, T = 1) và đầu ra của nhóm xử lý là Y11 (D = 1, T = 1) Chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này là Y11-Y01 Tác động của chính sách là (Y11-Y01) - (Y10-Y00)
Đề tài chọn doanh nghiệp có tham gia chính sách phát triển TMĐT của tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2015 - 2018 nhưng trước đó không tham gia chính sách phát triển TMĐT làm nhóm xử lý Và doanh nghiệp không tham gia chính sách phát triển TMĐT của tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2014 - 2018 nhưng có các đặc điểm (Có hệ thống mạng nội bộ, Quy mô, Doanh thu, Thời gian đã kết nối Internet, Nhân
sự chuyên về CNTT, Trình độ người đứng đầu, Ngành nghề kinh doanh, Áp lực cạnh tranh) tương tự với các doanh nghiệp thuộc nhóm xử lý ở thời điểm năm 2014, làm nhóm kiểm soát Với giả định rằng vào năm 2014, hai nhóm này có xuất phát điểm như nhau, nếu cả hai nhóm không tham gia chính sách phát triển TMĐT thì quyết định ứng dụng TMĐT của họ thay đổi tương tự nhau từ năm 2015 đến 2018
Tác giả sẽ chuẩn bị sẵn các nội dung cần phỏng vấn, thiết kế phiếu khảo sát có đầy đủ các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu, in ra sẵn và gửi trước cho các doanh nghiệp tham khảo, hẹn trước ngày gặp để phỏng vấn trực tiếp Đến ngày gặp mặt, tác giả sẽ phỏng vấn trực tiếp chủ doanh nghiệp hoặc người trực tiếp điều hành doanh nghiệp về những nội dung trong phiếu khảo sát Bên cạnh đó, tác giả còn phỏng vấn sâu, lấy ý kiến của doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn có kết hợp ghi chép
và ghi âm
Đối với mục tiêu 2, tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu của phương pháp nghiên cứu định tính để trả lời câu hỏi thứ 2 của luận văn: nguyên nhân dẫn đến kết quả tác động của Chính sách khuyến khích phát triển thương mại điện tử (TMĐT) đến quyết định ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là gì?
Đối tượng phỏng vấn chính là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ Ngoài ra, tác giả cũng phỏng vấn thêm các cán bộ, công chức thuộc Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư đã tham gia xây dựng, triển khai chính sách phát
Trang 36triển TMĐT để đối chiếu thông tin Dàn ý phỏng vấn sâu xem phụ lục 3, 4
Tóm tắt Chương 2
Chương 2 trình bày các khái niệm liên quan và lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp Trên cơ sở đó thiết lập khung phân tích Chương này cũng trình bày về dữ liệu, cách tiếp cận và kỹ thuật thực hiện đề tài
Trang 37Chương 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TMĐT ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ỨNG DỤNG TMĐT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ, SIÊU NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG THÁP
3.1 Tổng quan về chính sách phát triển TMĐT của tỉnh Đồng Tháp
3.1.1 Giới thiệu về chính sách
Theo Kế hoạch số 181 /KH-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh Đồng Tháp
về phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 với định hướng là: Xây dựng và triển khai đồng bộ các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; góp phần nâng cao hiệu quả, quản
lý và điều hành của các cơ quan nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế Mục tiêu đạt được vào năm 2020 (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2017):
1 ) Có từ 40% - 50% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên, thông tin giới thiệu và bán sản phẩm của doanh nghiệp
2) Có từ 60% - 70% doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử
3) Có 80% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết
bị chấp nhận thẻ thanh toán (POS) và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng
4) Có 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
5) Nguồn nhân lực thương mại điện tử được đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội
6) 100% dịch vụ công liên quan đến xuất nhập khẩu được cung cấp trực tuyến
ở mức độ 3 và mức độ 4
7) Phấn đấu nâng 10 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công thương được cung
Trang 38bá thương hiệu của mình được sâu rộng hơn, cả trong và ngoài nước Các doanh nghiệp lớn, có đủ năng lực về tài chính và nhân sự thì tự đăng ký thành lập website riêng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm và thực hiện các giao dịch mua bán trên mạng internet (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2018)
Để tiếp tục tạo môi trường ứng dụng TMĐT và hỗ trợ các doanh nghiệp trong Tỉnh tham gia quảng bá thương hiệu, sản phẩm trên môi trường TMĐT, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất Từ năm 2017, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư triển khai nâng cấp và tích hợp Sàn giao dịch TMĐT lên thiết bị di động
Theo Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp (2016, 2017, 2018, 2019), giai đoạn 2015
- 2018, có 235 doanh nghiệp trực tiếp tham gia chính sách hỗ trợ phát triển TMĐT, với tổng số tiền là 2.137 triệu đồng Trong đó: Tập huấn chuyên sâu về kỹ năng thương mại điện tử cho 60 doanh nghiệp với số tiền là 225 triệu đồng; Hỗ trợ xây dựng các mô hình TMĐT tiên tiến cho 64 doanh nghiệp với số tiền là 738 triệu đồng;
Hỗ trợ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử ứng dụng trong TMĐT cho 54 doanh nghiệp với số tiền là 380 triệu đồng; Hỗ trợ sàn giao dịch TMĐT của tỉnh cho 57 doanh nghiệp với số tiền là 794 triệu đồng
Trang 39Bảng 3.1: Kết quả triển khai TMĐT đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2018
Khoản mục
Số lượt doanh nghiệp
Số tiền
hỗ trợ
Số lượt doanh nghiệp
Số tiền
hỗ trợ
Số lượt doanh nghiệp
Số tiền
hỗ trợ
Số lượt doanh nghiệp
Số tiền
hỗ trợ
Số lượt doanh nghiệp
Số tiền
hỗ trợ Tập huấn chuyên sâu về kỹ
năng thương mại điện tử
cho doanh nghiệp
Hỗ trợ xây dựng các mô
Hỗ trợ các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chuẩn trao đổi dữ liệu điện
Trang 403.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Số lượng phiếu khảo sát thu về là 140 phiếu đầy đủ thông tin, gồm 70 doanh nghiệp thuộc nhóm xử lý và 70 doanh nghiệp thuộc nhóm kiểm soát
Về chức vụ người trả lời khảo sát: 72,9% là giám đốc, chủ cơ sở (nhóm xử lý là 75,7%; Nhóm kiểm soát là 70,0%) Như vậy, chất lượng thông tin được đảm bảo (Bảng 3.2)
Bảng 3.2: Chức vụ người trả lời khảo sát
Chức vụ
Nhóm xử lý Nhóm kiểm soát Cộng chung
Số quan sát
Tỷ lệ (%)
Số quan sát
Tỷ lệ (%)
Số quan sát
Tỷ lệ (%) Giám đốc, chủ cơ sở 53 75,7 49 70,0 102 72,9 Khác 17 24,3 21 30,0 38 27,1
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)
3.2.1 Cơ cấu mẫu khảo sát
Cơ cấu mẫu phân theo địa bàn cho cả nhóm xử lý và nhóm kiểm soát như sau: Cao Lãnh chiếm 55,7%; Sa Đéc chiếm 44,3% (Hình 4.2)
Hình 3.1: Cơ cấu mẫu khảo sát theo địa bàn
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)
3.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp khảo sát
Bảng 4.3 cho thấy đặc điểm của doanh nghiệp khảo sát tại thời điểm năm 2014
Tỷ lệ doanh nghiệp có mạng nội bộ là 73,6% (Nhóm xử lý: 74,3%; Nhóm kiểm soát: