1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án dinh học 10(GDTX)

5 406 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Giáo án sinh học 11 Ngày soạn: 20/11/2010 Tiết: 13 Chương III. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO Bài 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT A. MỤC TIÊU : Sau khi học xong bài này học viên phải: 1. Kiến thức - Trình bày được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (năng lượng, thế năng, động năng, chuyển hóa năng lượng). - Nêu được cấu trúc hóa học của ATP và vai trò của ATP - Trình bày được khái niệm chuyển hóa năng lượng - Nêu được quá trình chuyển hóa năng lượng. 2. Kỹ năng: Phân tích kênh hình và làm việc với sgk. 3. Thái độ: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Vấn đáp tìm tòi, trực quan, thảo luận nhóm. C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu liên quan Học viên: Soạn bài trước ở nhà. D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Trả bài thực hành và nhận xét. 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề: Mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần có năng lượng (sự sinh trưởng của tế bào, sự vận động và dẫn truyền phân tử vật chất qua màng…). Vậy năng lượng là gì? Có những dạng năng lượng nào trong tế bào sống? Chúng chuyển hóa ra sao? Đó là nội dung của bài học mới. b. Triển khai bài dạy: Hoạt động 1 Tìm hiểu năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào. GV: Cho HV quan sát tranh SGK để trả lời câu hỏi sau. - Năng lượng là gì? Cho ví dụ về sử dụng năng lượng trong tự nhiên mà em biết? HV: Lấy ví dụ thực tế GV: Nhận xét và bổ sung kiến thức. GV mở rộng thêm: Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác .Thế năng → động năng. GV: Trong cơ thể (TB) năng lượng ở dạng nào? HV tham khảo sgk trả lời GV: Bổ sung kiến thức. + Năng lượng tiềm ẩn trong tế bào dưới dạng các liên kết hóa học trong các phân tủ hữu cơ như cacbohiđrat, lipít I. Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào. 1. Khái niệm về năng lượng: - Năng lượng là đặc trưng cho khả năng sinh công. - Trạng thái của năng lượng. + Động năng: Là dạng năng lượng sẵn sàng sinh công. +Thế năng: Là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công. * Các dạng năng lượng trong tế bào - Năng lượng trong tế bào tồn tại ở dạng hóa năng, nhiệt năng, điện năng, quang năng. + Nhiệt năng: Giữ ổn định nhiệt độ cho cơ thể, tế bào, không có khả năng sinh công. + Hóa năng: Năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học, đặc biệt là ATP. + Điện năng: Năng lượng có khả năng sinh Giáo viên: Phan Thị Như Quỳnh Giáo án sinh học 11 + Năng lượng này thô giống như than đá, dầu mở vì không trực tiếp sinh ra công mà phải qua các hệ thống chuyển hóa năng lượng + Dạng năng lượng tế bào dùng được phải là ATP Hoạt động 2 Tìm hiểu ATP đồng tiền của năng lượng. GV: Yêu cầu HV quan sát hình 13.1 SGK trả lời câu hỏi. - ATP Là gì? - Tại sao ATP được coi là đồng tiền của năng lượng? HV quan sát tranh hình kết hợp sgk trả lời. GV: Năng lượng ATP được sử dụng trong tế bào như thế nào? Cho ví dụ minh họa ? HV tham khảo sgk trả lời. GV: Nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến thức. Liên hệ: Khi lao động năng, lao động trí óc đòi hỏi tốn nhiều năng lượng ATP. Hoạt động 3 Tìm hiểu chuyển hóa vật chất GV: Cho HV đọc thông tin SGK / Trang 55 trả lời câu hỏi sau. Thế nào là chuyển hóa vật chất? Bản chất của quá trình chuyển hóa vật chất? Vai trò của chuyển hóa vật chất là gì? HV tham khảo sgk trả lời. Liên hệ: GV chia lớp thành nhóm nhỏ, yêu cầu thảo luận các câu hỏi sau: - Sự chuyển hóa vật chất lipíp, gluxit, prôtêin, sinh ra năng lượng - Nếu ăn thức ăn giàu năng lượng mà không được cơ thể sử dụng đẫn đến bêhng béo phì, tiểu đường - Cách ăn uống hợp lí, kết hợp các loại thức ăn HV thảo luận nhóm trả lời GV: Nhận xét và bổ sung kiến thức. công. 2 ATP: Đồng tiền của năng lượng : a. Cấu tạo: - ATP là hợp chất cao năng gồm 3 thành phần: + Bazơ nitơ Ađênin + Đường ribôzơ + 3 nhóm phốt phát - Liên kết giữa 2 nhóm phốt phát cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. b. Sử dụng năng lượng ATP trong tế bào. + Tổng hợp nên chất hóa học cần thiết cho tế bào. + Vận chuyển các chất qua màng, đặc biệt là vận chuyển chủ động tiêu tốn nhiều năng lượng. + Sinh công cơ học đặc biệt co cơ, hoạt động lao động. II. Chuyển hóa vật chất + Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào. + Bản chất chuyển hóa vật chất: * Đồng hóa: Tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất hữu cơ đơn giản. * Dị hóa: Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản → Dị hóa cung cấp năng lượng cho quá trình đồng hóa và các hoạt động sống khác của tế bào. * Vai trò: - Giúp cho tế bào thực hiện các đặc tính đặc trưng khác của sự sống như sinh trưởng, phát triển, cảm ứng và sinh sản. - Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng. 4. Cũng cố: Cho HV nhắc lại khái niệm năng lượng, các dạng năng lượng, phân biệt đồng hóa và dị hóa? 5. Dặn dò: Vế soạn bài Bài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT Ngày soạn: 28/11/2010 Giáo viên: Phan Thị Như Quỳnh Giáo án sinh học 11 Tiết 14 Bài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT A. MỤC TIÊU : Sau khi học xong bài này học viên phải: 1. Kiến thức - Trình bày được cấu trúc của enzim, nêu được vai trò của enzim trong tế bào. - Trình bày được cơ ché tác động của enzim. - Nêu được các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim 2. Kỹ năng: Phân tích kênh hình và làm việc với sgk. 3. Thái độ: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Vấn đáp tìm tòi, trực quan, thảo luận nhóm, giảng giải. C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu liên quan Học viên: Soạn bài trước ở nhà. D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1. Nêu cấu trúc hóa học của ATP và vai trò của ATP ? Câu 2. Nêu quá trình chuyển hóa năng lượng? 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề: Tại sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được xenlulôzơ? Vì ở người không có enzim phân giải xenlulôzơ.-->vào bài b. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 Tìm hiểu khái niệm, cấu trúc và cơ chế tác động của Enzim GV Enzim là gì? Em hãy nêu một vài Enzim mà em biết ? GV Giảng giải: Hình 14.1 SGK sau đó Cho HV đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi sau : - Bản chất của enzim? Enzim có cấu trúc như thế nào ? HV : Nghiên cứu SGK và quan sát hình 14.1SGK câu hỏi trả lời GV: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức GV chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu hoàn I Enzim : 1 Khái niệm Enzim : + Enzim là chất xúc tác sinh học bản chất là prôtêin được tổng hợp trong tế bào sống Enzim là tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng 2 Cấu trúc : - Thành phần là prôtêin , hoặc prôtêin kết hợp với chất khác - Enzim có vùng trung tâm hoạt động : + Là chỗ lõm xuống hay một khe nhỏ ở trên bề mặt của enzim để liên kết với cơ chất + Cấu hình không gian của enzim tương ứng với cấu hình của cơ chất + Là nơi enzim liên kết tạm thời với cơ chất 3. Cơ chế tác động của enzim Giáo viên: Phan Thị Như Quỳnh Giáo án sinh học 11 thành nội dung phiếu học tập về cơ chế tác động của enzim. HV : Nghiên cứu SGK . Thảo luận nhóm + Các nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập + Cử đại diện nhóm trình bày phiếu học tập, cả lớp bổ sung GV: Treo phiếu học tập lên bảng GV : Nhận xét và hoàn thành phiếu học tập GV: Cho HV nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: - Nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của enzim ? HV: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi + Nhiệt độ + Độ pH + Nồng độ cơ chất , + Hoạt hóa enzim , + Chất ức chế GV: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức Hoạt động 2 Tìm hiểu vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa GV : Cho HV nghiên cứu SGK/trang 58 và hình 14.2. Để trả lời câu hỏi sau: - Enzim có vai trò như thế nào trong quá trình chuyển hóa vật chất? HV: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến + Cử đại diện nhóm trình bày cả lớp bổ sung GV : Gợi ý bằng câu hỏi dễ :- Nếu không có enzim thì điều gì sẽ xảy ra ? - Tế bào điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào ? - Chất ức chế và hoạt hóa có tác động như thế nào đối với enzim ? HV thảo luận yêu cầu nêu được các ý sau: - Hoạt động sống của tế bào không duy trì nếu không có enzim vì các phản ứng xảy ra chậm - Tế bào điều chỉnh hoạt tính của enzim - Chất ức chế làm enzim không liên kết Cơ chất Saccarôzơ Enzim Các tác động Kết quả Kết luận (Đáp án phiếu học tập xem ở phần phụ lục) 4.Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim : + Nhiệt độ: - Tại nhiệt độ tối ưu, tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất. - Nhiệt độ dưới mức tối ưu , hoạt tính en zim tăng theo sự gia tăng của nhiệt độ. - Nhiệt độ trên mức tối ưu: enzim mất hoạt tính và ngừng hẳn. + Độ pH: mỗi enzim có một độ pH thích hợp + Nồng độ cơ chất: hoạt tính của enzim thay đổi theo hàm lượng cơ chất. + Chất ức chế: làm tăng hoặc giảm hoạt tính của enzim. + Nồng độ enzim: Với một lượng cơ chất xác định, khi nồng độ enzim tăng hì hoạt tính của enzim càng tăng. II Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa : + Enzim xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào + Tế bào tự điều hòa quá trình chuyển hóa vật chất thông qua điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế + Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con con đường chuyển hóa Giáo viên: Phan Thị Như Quỳnh Giáo án sinh học 11 với cơ chất - Chất hoạt hóa làm tăng hoạt tính của enzim GV: Nhận xét và bổ sung kiến thức 4. Cũng cố:Nhắc lại bản chất và cấu trúc của enzim? 5: Dặn dò: Ôn tập lại từ bài 7 đến bài 14 để tiết sau ôn tập và kiểm tra 1 tiết. PHỤ LỤC ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP Cơ chất Saccarôzơ Enzim Sucraza Các tác động +Enzim liên kết với cơ chất taoh phức hợp enzim cơ chất +Enzim tương tác với cơ chất +Enzim biến đổi cấu hình cho phù hợp với cơ chất Kết quả + Tạo sản phẩm + Giải phóng enzim Kết luận + Enzim liên kết với cơ chất mang tính đặc thù + Enzim xúc tác cả 2 chiều của phản ứng Giáo viên: Phan Thị Như Quỳnh . trong các liên kết hóa học, đặc biệt là ATP. + Điện năng: Năng lượng có khả năng sinh Giáo viên: Phan Thị Như Quỳnh Giáo án sinh học 11 + Năng lượng này. với cơ chất 3. Cơ chế tác động của enzim Giáo viên: Phan Thị Như Quỳnh Giáo án sinh học 11 thành nội dung phiếu học tập về cơ chế tác động của enzim. HV

Ngày đăng: 26/10/2013, 11:11

Xem thêm: giáo án dinh học 10(GDTX)

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

GV: Treo phiếu học tập lên bảng - giáo án dinh học 10(GDTX)
reo phiếu học tập lên bảng (Trang 4)
+Enzim biến đổi cấu hình cho phù hợp với cơ chất Kết quả + Tạo sản phẩm  - giáo án dinh học 10(GDTX)
nzim biến đổi cấu hình cho phù hợp với cơ chất Kết quả + Tạo sản phẩm (Trang 5)
w