*Các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm: là miêu tả những suy nghĩ, tình cảm của em khi gặp người chiến sĩ; những suy nghĩ của em về chiến tranh và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với q[r]
Trang 1Tuần 16: Tiết 80, bài 16:
Ngày dạy:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Ôn tập củng cố kiến thức về VB tự sự
- Đánh giá, ưu điểm, nhược điểm của bài viết cụ thể
2.Kĩ năng:
Rèn luyện cách viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị
luận
3.Thái độ:
Tự giác, sửa lại bài viết của mình một cách hoàn chỉnh
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Sách GK, giáo án
- HS: Chuẩn bị ý kiến
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
*Vào bài:
*HĐ1: Tìm hiểu đề- lập dàn ý
ĐỀ: Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1: Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ “Ánh
trăng” của Nguyễn Duy, em hãy kể lại dòng cảm nghĩ trong bài
thơ thành một bài văn bằng lời của mình (Bài làm có kết hợp sử
dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm)
HƯỚNG DẪN CHẤM A.YÊU CẦU CHUNG:
- Viết đúng kiểu bài tự sự theo yêu cầu, có kết hợp sử dụng yếu tố
nghị luận và miêu tả nội tâm
- Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc tự nhiên, giàu cảm
xúc, sáng tạo
- Không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt
B.YÊU CẦU CỤ THỂ:
I.Mở bài: (Học sinh có thể giới thiệu câu chuyện bằng nhiều tình
huống)
- Giới thiệu tình huống câu chuyện: Kết thúc chiến tranh, bước vào
cuộc sống hoà bình với bao tiện nghi hiện đại, không phải ai cũng
còn nhớ đến thời gian lao mà tình nghĩa…
- Tôi cũng đã một lần “giật mình” trước cái điều vô tình dễ có ấy…
II.Thân bài:
Dựa vào bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, kể lại dòng tâm sự
I Tìm hiểu đề- lập dàn ý
1.Tìm hiểu đề 2.Tìm ý 3.Lập dàn ý 3.Đáp án
Trang 2của mình theo trình tự thời gian: (Học sinh có thể kể bằng nhiều hình
thức khác nhau, nhưng cơ bản phải đảm bảo các ý sau)
a.”Tôi” gắng bó với vầng trăng trong quá khứ nghĩa tình:
- Tuổi thơ: ở đồng, sông, bể…; hồi chiến tranh: ở rừng,…
- Vầng trăng là hình ảnh thiên nhiên tươi mát, là kỉ niệm đẹp, là
người bạn tri kỉ thân thiết, nghĩa tình, gắn bó với “tôi” ngỡ không
bao giờ quên “cái vầng trăng tình nghĩa”
b.”Tôi” xem trăng “như người dưng”, lạnh nhạt, vô tình:
- Kể từ khi rời khỏi núi rừng, về thành phố, cuộc sống thay đổi, “tôi”
quen với ánh điện, cửa gương, quen với phồn hoa đô thị, …
- Tôi là người vong tình, bội nghĩa, quên hẳn người bạn tri kỉ của
một thời gian khổ hi sinh,…
c.Tình huống bất ngờ: thành phố cúp điện, phòng buyn- đinh tối
om, “tôi” gặp lại vầng trăng tròn.
- Trăng làm thức dậy kỉ niệm tri kỉ: mặt nhìn mặt, tôi thấy mình có
lỗi, mình đã thành con người khác… tôi rưng rưng có nhớ (đồng,
rừng,…), có cả ân hận…
- Bộc lộ cảm xúc (miêu tả nội tâm kết hợp nghị luận)
d.Trăng vẫn nghĩa tình, vẹn toàn, trong sáng, “tôi” phải “giật
mình”- cái giật mình thấm thía làm đẹp con người.
- Trăng luôn tròn đầy bất diệt, bất chấp sự vô tình, lãng quên của con
người…
- “Tôi” xấu hổ, thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm
tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước
bình dị, hiền hậu,…
(miêu tả nội tâm kết hợp nghị luận)
đ.Rút ra bài học:
- Bài học về lẽ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân tình, thuỷ chung
sau trước
- Bài học về lẽ sống chung thuỷ với chính mình
III.Kết bài:
- Kết thúc dòng tâm sự - Lời khuyên, lời nhắn nhủ với mọi người
- Liên hệ bản thân, suy nghĩ về cách sống của mình trong tương lai
C.BIỂU ĐIỂM:
Điểm: 8- 10: Đạt các yêu cầu của bài văn tự sự, diễn đạt mạch lạc,
có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận hợp lí, kể đúng ngôi
kể, mắc không quá 5 lỗi dùng từ, chính tả
Điểm 6.5- 7.5: Đạt các yêu cầu của bài văn tự sự, có sử dụng yếu tố
miêu tả nội tâm và nghị luận hợp lí, kể đúng ngôi kể, có thể còn
thiếu sót một vài ý, văn viết suôn sẻ, mắc không quá 7 lỗi dùng từ,
chính tả
Điểm 5- 6: Đạt các yêu cầu của bài văn tự sự, có sử dụng yếu tố
miêu tả nội tâm và nghị luận, kể đúng ngôi kể, còn sơ lược, mắc
không quá 10 lỗi dùng từ, chính tả
Điểm 3- 4.5: Bài viết có nhiều yếu kém, chưa đạt các yêu cầu trên.
Điểm: 0- 2.5 Bài làm lạc đề, không đạt các yêu cầu trên Bài viết bộc
II.Nhận xét đánh giá
1.Nhận xét chung
- Ưu
- Khuyết
2.Kết quả cụ thể
3.Trả bài rút kinh nghiệm
Trang 3lộ quá nhiều yếu kém Không làm bài.
Đề 2: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện
đó (Bài làm có kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm)
HƯỚNG DẪN CHẤM A.YÊU CẦU CHUNG:
- Viết đúng kiểu bài tự sự theo yêu cầu, có kết hợp các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm
- Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc tự nhiên, giàu cảm xúc, sáng tạo
- Không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt
B.YÊU CẦU CỤ THỂ:
I.Mở bài:
Giới thiệu về câu chuyện kể Trong đó, xác định tình huống của cuộc gặp gỡ (trong một giấc mơ, trong một chuyến thăm đài liệt sĩ, dự Lễ truyền thống ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam,…)
II.Thân bài: Tập trung kể các nội dung sau:
- Miêu tả được người lái xe (tuỳ theo tình huống cuộc gặp) về giọng nói, nụ cười, khuôn mặt, trang phục; không gian, cảnh vật, địa điểm, với ai,…
- Trong cuộc gặp gỡ, trao đổi, tái hiện:
+Hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh qua: Hình ảnh những chiếc xe không kính, những nguyên nhân những chiếc xe trở nên như vậy
+Sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ qua: Tư thế ung dung hiên ngang; thái độ, tình cảm lạc quan, tràn đầy niềm tin chiến thắng; tình đồng chí đồng đội, như anh em, như gia đình trên đường Nam tiến của họ
*Các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm: là miêu tả những suy
nghĩ, tình cảm của em khi gặp người chiến sĩ; những suy nghĩ của
em về chiến tranh và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quá khứ lịch
sử của cha anh, cũng như đối với hiện tại (Làm thế nào để không có chiến tranh? Làm thế nào để giữ hoà bình?)
III.Kết bài:
- Nêu suy nghĩ về hiện thực khốc liệt của chiến tranh và tinh thần của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn
- Bài học bản thân
*HĐ2: Nhận xét đánh giá:
1/Nhận xét chung: GV nhận xét khái quát toàn bộ bài kiểm tra.
*Ưu điểm:
- Thể loại: Xác định đúng VB tự sự, kết hợp miêu tả
- Nội dung: Kể chuyện tưởng tượng, kể theo văn bản có sẵn
- Phương pháp: tự sự kết hợp miêu tả nội tâm và nghị luận
Trang 4- Hình thức: Bố cục 3 phần tương đối hợp lý Trình bày sạch đep.
Nhiều bài viết mạch lạc, câu, đoạn, liên kết câu chặt chẽ
- Nhiều bài viết có cảm xúc, đầy đủ các nội dung, có nhiều sáng tạo
trong khi kể
*Hạn chế:
+Đ1: Nhiều bài viết lạc đề, viết lan man chưa tập trung vào câu
chuyện và nhân vật chính
+Đ2: Còn sai ngôi kể, sửa đổi, thêm bớt chi tiết của cốt truyện không
hợp lí Lời văn chưa phù hợp Chưa biết cách dẫn gián tiếp để nội
dung bài cụ thể, chi tiết hơn Kể những chi tiếp không cần thiết
Nhiều bài viết theo lối phân tích không phải kể chuyện
+Một số bài viết sơ lược, mắc nhiều lỗi dùng từ, đặt câu, xây dựng
đoạn, dùng từ ngữ, hình ảnh thô mộc Chưa vận dụng tốt các yếu tố
miêu tả nội tâm và nghị luận
2/ Kết quả
3/Trả bài – Rút KN
- Trao đổi bài cho nhau – thảo luận, rút kinh nghiệm
- Đọc một số đoạn, bài viết tốt
- Chữa 1 số lỗi dùng từ sai, lỗi viết câu, trình bày đoạn, diễn đạt, …
IV.CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu
tả?
*HD: Chuẩn bị bài Tập làm thơ tám chữ (tiết 2)