4 những vấn đề chung

3 110 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
4 những vấn đề chung

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

những vấn đề chung 1. Vai trò, đặc điểm của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh. TSCĐ là cơ sở điều kiện kỹ thuật không thể thiếu được trong bất kỳ một nền kinh tế quốc dân nào cũng như hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. TSCĐ phản ánh năng lực hiện có, trình độ và tiến bộ khoa học kỹ thuật của ta. TSCĐ, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành. Trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo ra sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp. Để quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ nhằm tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp thì cần phải xuất phát từ những đặc điểm của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Đó là: - TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng không sử dụng được nữa (đối với TSCĐ hữu hình). - Trong quá trình tham gia vào sản xuất, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó chuyển dịch dần vào chi phí sản xuất trong kỳ. -TSCĐ ở doanh nghiệp có nhiều loại, có những loại có hình thái vật chất cụ thể như nhà cửa máy móc thiết bị…có những loại không có hình thái vật chất thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư chi trả, mỗi loại đều có đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau. 2. Hao mòn và khấu hao TSCĐ TSCĐ trong quá trình sử dụng bị hao mòn cả về mặt giá trị và hiện vật. * Hao mòn TSCĐ: Là sự giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị hao mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ thuật, . trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Hao mòn TSCĐ được thể hiện dưới hai dạng: - Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận. - Hao mòn vô hình: Là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những TSCĐ cùng loại có nhiều tính năng với năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn. Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ người ta tiến hành trích khấu hao TSCĐ. * Khấu hao TSCĐ: Là quá trình kế toán phân bổ giá trị hao mòn của TSCĐ vào chi phí theo một cách thức hợp lý và phù hợp nhằm có được lợi ích từ việc sử dụng TSCĐ.Việc phân bổ giá trị của TSCĐ vào chi phí là phù hợp với nguyên tắc chi phí và doanh thu . Như vậy, hao mòn TSCĐ là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn. - Mục đích của khấu hao: + Nhằm thu hồi lại vốn đã đầu tư vào TSCĐ. + Giúp doanh nghiệp có nguồn vốn để đầu tư mua sắm lại TSCĐ khi cần thiết. - ý nghĩa của khấu hao: + Về mặt kinh tế: Khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp, do đó giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. + Về mặt kế toán: Khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá của TSCĐ. * Giá trị còn lại của TSCĐ: Thể hiện phần vốn đầu tư chưa thu hồi ở TSCĐ. Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn TSCĐ ở đây cần phân biệt giữa giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách và giá trị còn lại thực của TSCĐ. Giá trị còn lại thực của TSCĐ là giá thị trường của TSCĐ vào thời điểm đánh giá và được xác định theo công thức: NG 1 = NG 0 x H 1 x H 0 Trong đó: NG 1 : Nguyên giá đánh giá lại. NG 0 : Nguyên giá ban đầu. H 1 : Hệ số trượt giá. H 0 : Hệ số hao mòn vô hình. Hệ số trượt giá bình quân sẽ do cơ quan tài chính của Bộ chủ quản xác định mỗi năm, từ đó có thể xác định được giá trị còn lại của TSCĐ: G CL = NG 1 x ( 1 - M KH ) Trong đó: - G CL : Giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với nguyên giá đánh giá lại. - M KH : Tổng mức khấu hao TSCĐ cho tới thời điểm đánh giá lại. Như vậy, bên cạnh việc theo dõi giá trị còn lại trên sổ sách, cần phải theo dõi giá trị còn lại thực của TSCĐ để có thể đưa ra các quyết định thanh lý, nhượng bán, nâng cấp, hoặc đầu tư mới TSCĐ. . những vấn đề chung 1. Vai trò, đặc điểm của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh. TSCĐ là. -TSCĐ ở doanh nghiệp có nhiều loại, có những loại có hình thái vật chất cụ thể như nhà cửa máy móc thiết bị…có những loại không có hình thái vật chất thể

Ngày đăng: 26/10/2013, 04:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan