I Vận hành : I.1. Chưong trình chính : Lần đầu tiên chạy chương trình, hộp thoại cấu hình sẽ hiện ra cho người dùng chọn modem, số tiếng chuông reo và thời gian rỗi tối đa. Khi bắt đầu chạy, chương trình có giao diện như sau : Đây là trạng thái của hệ thống đang tắt, nghĩa là mọi cuộc gọi tới sẽ không được trả lời. Sau khi nhấn nút “Chờ cuộc gọi” thì hệ thống sẽ bắt đầu hoạt động, chờ tín hiệu của cuộc gọi tới : Nếu có người gọi tới, hình ảnh minh họa tiếng chuông đang reo của chiếc điệnthoại như sau : Sau một số tiếng chuông reo được đặt trước thì hệ thống sẽ “nhấc máy” để trả lời người gọi : Sau khi người gọi kết thúc cuộc gọi, hệ thống sẽ trở lại trạng thái 2, tức là chờ đợi cuộc gọi khác. Khi hệ thống đang hoạt động, bất kỳ lúc nào người sử dụng nhấn nút “Dừng” thì hệ thống sẽ ngắt kết nối (nếu có) và ngừng hoạt động ngay. Tóm lại, hệ thống sẽ ở một trong 4 trạng thái trên. Ngoài ra, người dùng có thể mở chương trình cập nhật dữ liệu và thu tiếng nói thôngqua menu “Cập nhật dữ liệu” : I.2. Chưong trình cập nhật dữ liệu : Chương trình chia làm 8 phần cập nhật sẽ được chọn thôngqua menu : Phần “Học sinh” sẽ cho phép thêm, sửa, xóa các họcsinh thuộc lớp và năm học hiện tại được chọn : Trong phần này, nút “Chuyển lớp” cho phép chuyển một họcsinh từ lớp hiện tại sang lớp khác. Nút “Học sinh cũ” cho phép lấy lại tất cả các họcsinh thuộc một lớp ở năm học trước. Đây chính là thời điểm bắt đầu năm học mới nên cần cho các họcsinh lên lớp sang năm học mới. Bảy phần cập nhật còn lại sẽ có giao diện tương tự như nhau : Ở bất kỳ phần nào, người dùng có thể tìm tới một họcsinh nào đó thôngqua mã số củahọc sinh. Ngoài ra, ở các mục như : năm học, lớp, lý do nghỉ học, lý do vi phạm nội quy, môn học, loại kiểm tra, người dùng có thể nhấn vào nút bên cạnh để thêm, sửa hoặc xóa tùy thích I.3. Chưong trình thu tiếng nói : Bên trái là bảng liệt kê các từ đã được thu sẵn. Người dùng có thể chọn một từ trong bảng này hoặc gõ vào ô trắng bên phải để nghe hoặc thu âm lại hoặc xóa bỏ. Để tìm nhanh một từ, người dùng gõ vào ô trắng từ cần tìm rồi nhấn nút “Tìm” .Nếu tìm thấy, từ đó sẽ xuất hiện trong bảng liệt kê từ bên trái. Nếu không tìm thấy, một thôngbáo sẽ xuất hiện. Người dùng có thể chọn lời chào hoặc lời tạm biệt bên dưới bảng liệt kê từ để thu âm lại nếu muốn , nhưng không cho phép xóa. Để thu một từ (hoặc lời chào) , người dùng chỉ cần gõ từ đó vào ô trắng (theo bảng mã tiếng Việt là VNI for Windows) hoặc chọn từ đó ở bảng liệt kê , sau đó nhấn nút “Thu”. Quá trình thu âm sẽ bắt đầu cho tới khi người dùng nhấn nút “Dừng” hoặc quá 90 giây. Để nghe lại, người dùng có thể nhấn nút “Phát”. Nếu không hài lòng thì nhấn lại nút “Thu” và thực hiện việc thu âm lại. Nếu nhấn nút “Xóa” thì chương trình sẽ xóa từ hiện tại trong ô trắng Để chèn thêm một khoảng thời gian im lặng vào trước hoặc sau từ đã thu, gõ thời gian vào 2 ô trắng (đơn vị là mili giây), sau đó nhấn nút “Thêm” Phía dưới cùng là thanh trạng thái cho biết tiến trình thực hiện đang diễn ra của một thao tác nào đó. II. Đánh giá hệ thống : Sau khi hoàn tất và chạy thử chương trình , em có một số nhận xét như sau : ♦ Ưu điểm : -Chạy được trên các phiên bản Windows khác nhau -Không đòi hỏi cấu hình máy tính cao. Chẳng hạn với cấu hình như sau, chương trình vẫn hoạt động tốt : CPU : AMD- K5 - 100 MHz ; RAM : 48 MB ; MODEM : Motorola 56K - Internal -Chương trình sử dụng giao tiếp là modem để hoạt động nên người dùng chỉ cần trang bị một modem (internal/external) với giá không quá cao. -Có khả năng đọc được hầu hết những từ tiếng Việt thông dụng -Cho phép cập nhật dữ liệu củahọcsinh ngay khi hệ thống đang hoạt động -Cho phép thu lại tiếng nói của người dùng ♦ Hạn chế : -Vì chương trình sử dụng giao tiếp là modem nên tại một thời điểm, hệ thống chỉ tiếp nhận được một cuộc gọi. Tuy nhiên, hệ thống chỉ hoạt động trong một trường học nên điều này có thể chấp nhận được. -Cơ sở dữ liệu được cài đặt bằng Access nên chưa được mã hóa để bảo mật -Vì thời gian có hạn nên tiếng nói thu vào chưa được lọc để đạt chất lượng cao hơn -Bảng chỉ mục chưa được tối ưu ♦ Hướng phát triển : -Hỗ trợ telephony card nhằm kết nối với nhiều cuộc gọi tới ở cùng thời điểm. -Mã hóa cơ sở dữ liệu Access hoặc thay thế bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác như Oracle, SQL Server, . để tăng cường khả năng bào mật -Mở rộng chương trình cập nhật dữ liệu ở dạng bảng (lưới) nhằm cho phép thấy nhiều mẫu tin cùng lúc -Thêm một số chức năng cho chương trình thu âm để người dùng linh động hơn trong việc thu tiếng nói như : giảm độ ồn, chỉnh sửa trực tiếp sóng âm thanh ở dạng đồ họa, . -Tạo lại bảng chỉ mục để tìm kiếm nhanh hơn PHẦN 5 KẾT LUẬN KẾT LUẬN Chương trình “Thông báokếtquảhọctậpcủahọcsinhquađiện thoại” đã được hoàn thiện, có thể cài đặt để chạy trên bất kỳ hệ điều hành Windows 32-bit nào. Với những yêu cầu đặt ra của đề tài, chương trình đã giải quyết được và cho ra kếtquả như mong muốn. Chương trình này có thể ứng dụng cho các trường học phổ thông. Đề tài “Thông báokếtquảhọctậpcủahọcsinhquađiện thoại” là một đề tài rất hay và thiết thực. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, em đã có dịp ôn lại rất nhiều kiến thức đã học như : phân tích thiết kế hệ thốngthông tin quản lý, cài đặt, kết nối và truy xuất cơ sở dữ liệu, tạo và xử lý file âm thanh và các kỹ thuật lập trình trong Visual Basic. Song song đó, em cũng được biết thêm nhiều điều mới như các kiến thức liên quan đến lập trình giao tiếp giữa điệnthoại và máy tính (TAPI), lập trình giao tiếp với multimedia. Từ những kiến thức thu thập được , em đã hiểu được phần nào về hoạt động của các hộp thư thoại ( voice mail) và các hệ thống trả lời tự động (answering machine) mà hiện nay được sử dụng rất nhiều. Tuy đề tài đã được khép lại nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và phát triển thêm nhằm mở rộng chương trình như : sử dụng telephony card để trả lời nhiều cuộc gọi ở cùng thời điểm, mở rộng cơ sở dữ liệu và tăng cường chức năng bảo mật, xử lý nhiều hơn tiếng nói được thu vào nhằm cho chất lượng cao hơn, vv . Đó là những mục tiêu phát triển mà bất cứ một chương trình nào cũng có. . chỉ mục để tìm kiếm nhanh hơn PHẦN 5 KẾT LUẬN KẾT LUẬN Chương trình Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại đã được hoàn thiện, có thể cài. trình này có thể ứng dụng cho các trường học phổ thông. Đề tài Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại là một đề tài rất hay và thiết thực.