Tình GiàPhanKhôi Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa, Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai mái đầu xanh kề nhau than thở; - "Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn đà không đặng. Để đến nỗi tình trước phụ tình sau, chi bằng sớm liệu mà buông nhau!" - "Ơ hay, nói mới bạc làm sao chớ! Buông nhau làm sao cho nỡ ? Thương được chừng nào hay chừng ấy, chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy! Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng, mà tính chuyện thủy chung!" Hai mươi bốn năm sau, tình cờ nơi đất khách gặp nhau. Đôi mái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được? Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi, con mắt còn có đuôi. * Chuyện phíasaubàithơ “Tình già” Ông PhanKhôi và người vợ chánh năm 1956 tại Hà Nội. (Ảnh tư liệu của gia đình). 45 tuổi, PhanKhôi viết bàithơ “Tình già”, trong đó câu “Hai mươi bốn năm sau, tình cờ đất khách gặp nhau” là nói đến một chuyện tình ngang trái của ông hồi 21 tuổi. Năm 1908, vì tham gia chống Pháp, PhanKhôi bị bắt giam tại nhà lao Hội An, lúc ấy ông chưa tròn 21 tuổi. Tại đây, ông đã lọt vào “mắt xanh” của một thiếu phụ trạc tuổi ông, vợ một võ quan hàng tứ phẩm trông coi nhà tù. Thấy ông là một thanh niên khí phách, vào tù chỉ vì tội tham gia lật đổ chế độ cai trị của thực dân Pháp, còn mình làm vợ viên võ quan này là do sự ép buộc nào đó, bà đem lòng yêu người tù nhân trẻ tuổi. Một hôm, một bạn tù trao cho PhanKhôi cái gói lớn có mười miếng trầu têm kiểu Huế, mười miếng cau tươi bửa để dính nhau, thêm mười miếng vỏ chay và mấy chùm hoa sói. Ông hỏi thì người bạn tù bảo là của bà Ch. nhờ đưa cho ông. Ông lắc đầu: “Tôi có biết bà ấy là ai đâu, tôi không nhận”. Người đưa cái gói kể đầu đuôi: “Lâu nay tôi phục dịch hằng ngày trong nhà ông Ch. Tôi được bà Ch. tin cậy đem tình riêng ngỏ với tôi. Bà nói bà thấy thầy thì thương lắm, bữa nay gửi vật nhỏ này làm tin, mong ngày khác thầy cho bà gặp mặt để nói chuyện”. Nghe vậy, ông Phan không biết nói sao, cũng nhận gói trầu cau, nhưng thầm nghĩ: “Mình mà dính líu vào bà này, nếu chồng bà ta hay được, cũng khó cho mình. Khi họ là người có quyền thế trong tay, mà mình chỉ là một tên tù!”. Bữa nọ, ông Ch. sai lính vào nhà lao hỏi thầy đội coi trong đám tù nhân có ai viết chữ tốt thì lấy một người ra nhà viết câu đối cho ông. Trong lao đều nhất loạt cử chàng tù nhân trẻ tuổi Phan Khôi. Khi ông Phan theo lính đến nhà ông Ch. thì đã thấy bày mấy vuông lụa đỏ và một nghiên mực lớn. Ông Ch. ngồi trên sập giữa nhà, người to lớn, mặt đen, mũi to, trông khoảng chừng 50 tuổi, hất hàm chào người tù. Một thiếu phụ còn trẻ lắm, người trắng trẻo, khuôn mặt trái xoan, cổ quấn khăn nhiễu điều, ngồi bên kia sập. Ông Ch. hỏi người tù có biết uống rượu không, rồi quay sang bảo thiếu phụ vào trong đem ra một chai rượu thuốc, rót đưa ông Phan một cốc đầy. Lúc ấy, ông Phan mới biết thiếu phụ chính là bà Ch. Trong khi người tù viết, ông Ch. cứ ngồi nhắc chừng, chữ này viết thế này, chữ kia viết thế kia làm chàng trai muốn nổi cáu. Thiếu phụ chừng như biết ý, nói cùng chồng: “Tôi xem người này viết thạo, ông cứ để cho người ta viết tự do, khỏi phải nhắc nhở!”. Ông Ch. gạt ngang: “Mình nói lạ! Câu đối lụa ít tiền lắm sao!”. Thiếu phụ không nhịn được, cãi lại: “Nhưng có ai làm hư của ông đâu, ông cứ kèm một bên thì ai mà viết được!”… Sau lần đó, một hôm, nhân chồng đi việc quan, bà Ch. sai người tin cậy vào nhà lao mời chàng trai tù nhân ra cho bà gặp, có người tâm phúc cảnh giới bên ngoài. Bà tiếp chàng trai trong một buồng xép. Ông Phan ngồi trên chõng nhỏ, bà ngồi ghế bên cạnh, đặt tay lên vai ông, dịu dàng hỏi: “Chớ anh làm chi mà họ bắt tù anh?”. Ông Phan trả lời một câu có vẻ bâng quơ mà hóm hỉnh: “Nội một việc tôi dám đến đây cùng bà là đủ mắc tội rồi!”. Vừa lúc ấy, người cảnh giới giơ cao hai tay làm hiệu. Bà Ch. biết chồng đã về, vội mở cửa cho người tình xuống bếp và dặn cứ ở đó một lúc. Nhưng ông Phan nghe tiếng nói ồ ồ của ông Ch. trên nhà, vội mở cửa bếp, chạy một mạch về nhà lao. Từ đó, hai người không có dịp gặp nhau nữa. Không biết có phải ông Ch. do mang máng biết không, mà quản vợ rất kỹ… Không biết làm sao gặp được người mình yêu, bà nhờ người tin cậy nhắn ông Phan kiếm cớ đi ngang nhà bà để bà trông thấy. Mấy tháng sau, ông Ch. dọn nhà sang ở chỗ mới cách nhà lao không xa, hai người trông thấy nhau nhưng không gặp được nhau. Một bữa, ông Phan nhận được thư của bà Ch. Đó là lá thư đầu tiên mà cũng là lá thư cuối cùng. Trong thư, bà cho biết sắp tới bà đi chữa đồ nữ trang, mong gặp ông tại nhà thợ bạc. Ông Phan cũng đến nhà thợ bạc nhưng người đông quá, hai người chỉ nhìn nhau, không dám hỏi nói gì. Chợt ông Ch. cũng lò dò đến đó, mới thấy bóng ông ta xuất hiện trước cửa, ông Phan đã vòng ra ngõ sau đi một mạch. Không ngờ đó là lần cuối cùng ông Phan thấy người thiếu phụ đa tình. Vài tháng sau, bà lâm bệnh, được đưa về Huế điều trị một thời gian ngắn rồi có tin bà từ trần. Ông Phan chợt nhớ lại câu bà viết trong thư độ trước như một lời trăng trối: “Yêu nhau mà không được gần nhau, thôi thì sống để dạ, chết đem theo!”. Chuyện xưa, PhanKhôi đã trút tâm sự trong bài “Tình già”, nhưng trong đó có một chi tiết hư cấu là “tình cờ đất khách gặp nhau”. Bởi thiếu phụ ấy đã chết khi ông Phan còn ngồi trong lao. (Theo sách “Phan Khôi, tiếng Việt, Báo chí và Thơ Mới” của Vu Gia, xuất bản năm 2003). . Chuyện phía sau bài thơ “Tình già Ông Phan Khôi và người vợ chánh năm 1956 tại Hà Nội. (Ảnh tư liệu của gia đình). 45 tuổi, Phan Khôi viết bài thơ “Tình già ,. Tình Già Phan Khôi Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa, Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai mái đầu xanh kề nhau than thở; - "Ôi