Lúc đi ngang qua cửa Thượng Tứ, Phan Chu Trinh đã ngâm lên bốn câu thơ sau : Nguyên văn chữ Hán Luy tuy thiết tỏa xuất đô môn, Khẳng khái bi ca thiệt thượng tồn Quốc thổ trầm luân dân tộ
Trang 1CHÍ THÀNH THÔNG THÁNH
Cuộc đời ngoảnh lại vắng không,
Giang sơn nào khóc anh hùng được đâu;
Cường quyền dậm đạp mái đầu,
Văn chương tám vế say câu mơ màng,
Tháng ngày uất hận đành cam,
Sổ lồng tháo cũi biết làm sao đây ?
Những ai tâm huyết vơi đầy,
Dốc lòng văn đạo, thơ này thấu cho
CẢM TÁC
Làm trai quyết gánh gánh gian nan,
Dám nại xa xôi bỏ giữa đàng,
Coi lại chỉ còn ba tấc lưỡi,
Trải qua đã nát mấy buồng gan,
Tếch dương Ấn Ðộ nhì thiên hạ,
Lên tháp Ba Lê nhất thế gian
Mượn bút Tương Như đề mấy chữ
Thân này xin phó với giang san
ÐẬP ÐÁ CÔN LÔN
I
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lỡ núi non,
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan nào sá sự cỏn con
II
Biển dâu dời đổi mấy thu đông,
Cụm núi Côn Lôn đứng vững trồng,
Bốn mặt dày vò oai sóng gió,
Một mình che chở tội non sông
Cỏ hoa đất nảy cây trắm thức,
Rồng cá trời riêng biển một vùng
Nước biếc non xanh thương chăng nhẽ !
Gian nan xin hộ khách anh hùng
Bị giam ở nhà giam Phủ Thừa ít lâu, Phan Chu Trinh bị đày đi Côn đảo Lúc đi ngang qua cửa Thượng Tứ, Phan Chu Trinh đã ngâm lên bốn câu thơ sau : Nguyên văn chữ Hán
Luy tuy thiết tỏa xuất đô môn,
Khẳng khái bi ca thiệt thượng tồn
Quốc thổ trầm luân dân tộc lụy
Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn
(Bản dịch của Phan Khôi)
Mang xiềng nhẹ bước khỏi đô môn,
Hăng hái hò reo lưỡi vẫn còn,
Ðất nước hãm chìm dân tộc héo,
Trang 2Làm trai đâu xá thứ Côn Lôn.
KHUYÊN QUỐC DÂN TẤN THỦ
Gió tố mưa dông đổ lộn phèo,
Trời già chi nỡ thắt khi eo,
Ngẫm mùi trung hiếu nên cay đắng,
Dở túi văn chương đã mốc meo,
Bợm điếm lăng xăng lo chợ cháy,
Con hoang lơ lửng khóc cha nghèo
Non cao bể rộng mênh mông cả,
Mặc sức bơi chơi mặc sức trèo
TRONG NGỤC QUỐC SỰ PHẠM SANTÉ
I
Ba năm trải khắp đất Ba-Ri
Lao ngục chưa hề biết tí ti,
Sự khiến xui nên hay buộc tới,
Sống thừa còn có oán hờn chi
Mỗi ngày đúng bữa ba lần xúp,
Hai đứa chia nhau một bánh mì
Tám kiếp trâu già chi sợ ách,
Ngồi buồn bắt vế cứ ngâm thi
II
Từ ấy giam luôn mấy tháng tròn,
Nhờ trời ngủ kỹ lại ăn ngon
Ngày ba lần xực coi còn đói,
Ðêm chín giờ chơi ngáy vẫn giòn
Mỗi bữa nửa giờ ra hóng mát,
Mỗi tuần hai bận xuống thăm con
Vui buồn mình biết lòng mình vậy,
Miễn trả cho rồi nợ nước non
QUÂN TRỊ VÀ DÂN TRỊ
So sánh hai cái chủ nghĩa quân trị và dân trị, thì ta thấy chủ nghĩa dân trị hay hơn cái chủ nghĩa quân trị nhiều lắm Lấy theo ý riêng của một người hay là của một triều đình mà lên trị nước, thì cái nước ấy không khác nào một đàn dê, được no ấm vui vẻ hay là phải đói rét khổ sở chỉ tùy theo lòng của người chăn Còn như theo cái chu? nghĩa dân trị thì tự quốc dân lập ra hiến pháp, luật lệ, đặt ra cơ quan để lo việc chung cả nước, lòng quốc dân muốn thế nào thì làm thế ấy Dù không có người ta giỏi làm cho hay lắm, cũng không đến nổi phải đè đầu khốn nạn làm tôi một nhà một họ nào
Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ Còn dân thì ngu dại,
cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường
Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi
Trang 3BỨC THƯ GỬI CHO VUA KHẢI ÐỊNH
(Trích bản dịch của Ô Nguyễn Kim Ðính)
Trinh này viết đến đây thì bút đã cùn rồi, tay đã mõi rồi, giấy đã hết rồi, mực đã cạn rồi, mà còn muốn nói chưa dứt lời Những điều của Trinh bày tỏ ra đó, chẳng phải công kích riêng một mình bệ hạ đâu chính là công kích những bậc làm vua hôn muội đó Ông Mạnh Tử có nói rằng: Tôi có muốn nói nhiều đâu, cực chẳng đã nên phải nói đó thôi ! Ấy là cái tâm sự của Trinh này cũng như thế đó Bệ hạ nếu còn một chút thiên lương mà biết hối ngộ ra, tin rằng quân quyền không có thể cậy được, dân quyền không thể đoạt được, mau mau quay đầu lại mà thoái vị đi, đem chính quyền trao trả cho quốc dân, để quốc dân được trực tiếp ngay với chính phu? Pháp mà làm công việc để mưu sự lợi ích sau này , vậy thì may ra quốc dân còn thương cái lòng mà tha cái tội đi, ấy là cái kế sách của bệ hạ ngày nay, không còn gì hơn nữa Chứ ví bằng thói cũ không chừa, choán cái ngôi chí tôn, ra cái chuyên chế, hãm chìm quốc dân xuống vực sâu, hang thẳm kiếp kiếp đời đời, thì Trinh này sẽ bố cáo với quốc dân và thương thuyết với chính phủ Pháp, tính mạng hai mươi lăm triệu đồng bào Việt Nam, cùng với bệ hạ tuyên chuyến một trận kịch liệt, hễ cái ngày nào đầu Trinh nầy rớt xuống đất tức là cái ngày quân quyền của Bệ
hạ chìm xuống đáy sâu, kẻo lại trách rằng Trinh không bảo trước
Bức thư này một bản viết bằng Hán văn gửi cho bệ hạ, ngoài ra còn dịch ra Pháp văn để đăng lên các báo, và phát đơn ra để yêu cầu người Pháp công đoán
Một là vì Trinh này đối cùng bệ hạ đã đoạn tuyệt hẳn, không còn một chút quan hệ
gì, chỉ đứng vào cái địa vị đối đãi mà thôi, cho nên bức thư này không phải dâng lên cho bệ hạ, mà chính là gửi cho bệ hạ, hai chữ bệ hạ mà tôi dùng đây, chẳng qua là cái tiếng xưng hô đã quen trong Hán văn đó mà thôi
Một là Trinh, vì là người theo Khổng giáo nên không theo cái lễ phép chuyên chế đặt ra từ đời Tần Thủy Hoàng trở về sau, cái tên húy của Vua không dám nói động đến; nước Tàu nước Nhật bỏ đã lâu rồi chỉ còn nước Nam đó thôi, ngày nay Trinh này đề thư cứ gửi ngay cho ông Bửu Ðạo là cái tên húy của bệ hạ, để tỏ ý phản đối