1. Trang chủ
  2. » Nghệ sĩ và thiết kế

Tải Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao - Dàn ý + 11 bài phân tích nhân vật Thị Nở

26 37 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 35,25 KB

Nội dung

Mà Thị Nở thì xấu thật "cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công: Nó ngắn đến nỗi mà bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu hai má nó p[r]

Trang 1

Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao - Văn

mẫu 11

1 Dàn ý phân tích nhân vật Thị Nở

I Mở bài

- Vài nét về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo

- Khẳng định trong truyện ngắn có một tình yêu nảy sinh giữa Chí Phèo và ngườiđàn bà xấu “ma chê quỷ hờn”, nhưng không thể phủ nhận đó là nhân vật có vị triquan trọng, it nhất, cũng coi Chí như một “con người” – Thị Nở

II Thân bài

1 Ngoại hình

- Miêu tả khách quan, trần trụi: một người “ngẩn ngơ như những người đần trong cổtích và xấu ma chê quỷ hớn”

+ Ngẩn ngơ: hành độngt hep bản năng

+ Xấu ma chê quỷ hờn: từng đường nét trên khuôn mặt không giống với những gìnên có trên khuôn mặt con người

+ Đã vậy, Thị còn nghèo và nhà có mả hủi:

⇒ Thị khó có được hạnh phúc bởi một con người mang trên mình toàn những điềubất lợi

2 Là con người với phẩm chất tốt đẹp, giàu tình người

- Nam Cao xây dựng hình tượng nhân vật Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn không phải

để miệt thị mà nhằm làm nổi bật nội tâm đầy tình thương của Thị Nở

+ Sau cuộc gặp gỡ vào đêm định mệnh, Thị Nở dành sự quan tâm cho Chí Phèo:+ Thị Nở quan tâm đến Chí Phèo, nấu cháo hành cho Chí ăn khi hắn bị ốm Bưngbát cháo hành thị Nở đưa cho “hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt Bởi vì lần này

là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho”

+ Chính thị Nở đã suy nghĩ về Chí Phèo: “Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cáithằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người” một cái nhìn khác⇒ với những cái nhìn của người làng Vũ Đại

Trang 2

+Tình cảm và sự quan tâm của Thị Nở với Chí Phèo đã như một liều thuốc chữalành bao nhiêu “vết thương, vết rạch” để Chí Phèo quay trở lại thành một ngườ với

sự lương thiện trong căn tính

⇒ Chính tình thương và sự quan tâm khiến Thị trở nên có duyên trong mắt Chí

3 Thị Nở còn là người có khát khao hạnh phúc gia đình

- Thị Nở thích cuộc sống gia đình có vợ có chồng

- Suy nghĩ rất nghiêm túc về mối quan hệ với Chí

- Đối với Chí, cảm giác “ngượng ngượng mà thinh thích”

- Bởi khát khao và suy nghĩ nghiêm túc về hạnh phúc gia đình nên Thị đã trở về xinphép bà cô và thái độ tức giận khi bà cô từ chối

4 Là nhân vật góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: bi kịch cuộc đời Chí Phèo

- Xây dựng nhân vật Thị Nở, Nam Cao muốn làm trọn vẹn thêm vấn đề trung tâmcủa tác phẩm: sự bi thảm trong bi kịch cuộc đời Chí Phèo

+ Ban đầu, Thị Nở và Chí Phèo đến với nhau chỉ bởi sự chung đụng về mặt thể xác+Sau đó, chính tình thương của Thị Nở đã làm thức dậy sự lương thiện vốn có trongChí

+ Khi Thị Nở từ chối Chí, Chí Phèo từ chỗ khát khao và hạnh phúc đến tột cùng bịđẩy xuống tận cùng của nỗi tuyệt vọng đẩy Chí đến những hành động sau này:⇒ uống rượu, xách dao đi giết Bá Kiến và tự sát

⇒ Thị Nở là nhân vật thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện, đồng thời cho người tacảm nhận sâu sắc hơn bi kịch của nhân vật chính: Chí Phèo

III Kết bài

- Khẳng định những nét nghệ thuật làm nên hình tượng nhân vật Thị Nở

- Xây dựng nhân vật Thị Nở, Nam Cao trao tấm lòng trân trọng vào con người,đồng thời cũng phơi bày thực tế tàn bạo, khắc nghiệt của xã hội đẩy người nông dânvào bi kịch

2 Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo - mẫu 1

Trang 3

Trước cách mạng tháng tám, Nam Cao nổi lên như một hiện tượng của văn học hiệnthực với những tác phẩm xoay quanh hai chủ đề chính là người trí thức nghèo vàngười nông dân nghèo Trong số đó, “Chí phèo” được xem như là một kiệt tác củaông bởi sự tài hoa trong việc khắc họa những nhân vật điển hình trong những hoàncảnh điển hình.

Nếu như Chí Phèo hiện lên với những tính cách, bộ dạng của một con quỷ trong mộtcuộc sống đầy mâu thuẫn và cùng cực thì Thị Nở lại hiện lên với một bộ dạng xấu

xí chưa từng thấy trong lịch sử văn học Hai con người bị xã hội ruồng rẫy được đặtcạnh nhau trong một câu chuyện để rồi tạo nên biết bao giá trị nhân văn sâu sắc

Có ai ngờ một nhân vật như Thị Nở lại trở thành một bước ngoặt trong câu chuyện,đưa Chí Phèo từ một con quỷ dữ trở về đời sống của một con người Câu chuyệnđược Nam Cao viết vào năm 1936, nguyên có tên là Cái lò gạch cũ, sau đó nhà xuấtbản Đời mới tự ý đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi” Đến khi in lại trong tập Luốngcày (Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội,1946), tác giả đặt lại tên là Chí Phèo.Tác phẩm “là kết tinh những thành công của Nam Cao trong đề tài nông dân” vớicâu chuyện xoay quanh cuộc đời và nhân vật Chí Phèo Bên cạnh đó, là một nhânvật phụ song lại có một vị trí quan trọng mang tính chất bước ngoặt trong cuộc đờiChí Phèo-Thị Nở Chính Thị đã làm cho một kẻ chỉ biết chém giết và uống rượubiết mơ ước về một gia đình và sống đúng nghĩa một con người

Trong tác phẩm của mình, Nam Cao không tập trung miêu tả kĩ về thân thế Thị Nở

mà chỉ phác họa đôi nét Về lai lịch, ông chỉ kể ngắn gọn, Thị có “ một người cô đã

có thể gọi được là già, và đã không chồng như thị… Người cô làm thuê cho mộtngười đàn bà buôn chuối và trầu không xếp tàu đi Hải Phòng, có khi đi tận Hòn Gia,Cẩm Phả”

Ngược lại, Nam Cao lại tập trung vào điểm nhấn điển hình của Thị :là người xấunhất làng Vũ Đại, vốn được Nhà văn miêu tả như sau: “Cái mặt của thị thực là một

sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi mà bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má

nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu hai má nó phinh phính thì mặt thị lại còn đượchao hao như mặt lợn… Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏcam sành…”

“Đã thế thị còn dở hơi… và thị lại nghèo… và thị lại là dòng giống của một nhà có

mả hủi…”Thế nên, người ta tránh thị như tránh một con vật rất tởm… Song chínhchân dung đầy kinh hãi ấy lại làm nổi bật hơn những phẩm chất của Thị Khác với

Trang 4

Chí Phèo, Thị Nở xuất hiện ở phần sau của câu chuyện khi mà Chí Phèo đã trởthành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Lúc ấy, sau khi uống rượu ở nhà tự Lãng, Chí “lảo đảo ra về, nhưng không về lều

mà đi ra bờ sông gần nhà Ở đó, Chí Phèo đã gặp Thị Nở, một người đàn bà xấu xí,ngẩn ngơ, ế chồng.-ra sông kín nước ngồi nghỉ rồi ngủ quên Họ ăn nằm với nhaurồi cùng ngủ say dưới trăng”

Cứ tưởng đó chỉ đơn thuần là bản năng trỗi dậy, song sau sự việc đó, Thị Nở đã có

sự thay đổi Thị chìm đắm trong cơn say của bản năng thiên tạo, quên hết thảy mọiràng buộc, mọi định kiến trên đời, trong đầu Thị giờ chỉ còn hình ảnh của Chí Phèo

Và cứ thế những gì thuộc về bản chất của người đàn bà cứ thế bộc lộ ra

Thị nhận thức được tình yêu thương trong mình, khi thấy “Nửa đêm, Chí Phèo đaubụng, nôn mửa Thị Nở dìu hắn vào trong lều, đặt lên chõng, đắp chiếu cho hắn rồi

ra về…” Nghe có vẻ phũ phàng khi Thị bỏ Chí Phèo về trong đêm và dường nhưhành động quan tâm của Thị chỉ là sự đáp trả cho việc đã xảy ra giữa hai người.Tuy nhiên không phải vậy, trong lúc Chí Phèo đang “thấy miệng đắng, lòng mơ hồbuồn, người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc” và chìm đắm trong những ýnghĩ về cuộc đời mình “hắn đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời”, “Chí Phèo hìnhnhư đã trông thấy cái tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc” thì Thị Nở xuấthiện

Sự xuất hiện của Thị như một sự cứu rỗi linh hồn của hắn: “Nếu Thị không vào, cứ

để hắn vẩn vơ nghĩ mãi, thì đến khóc được mất” “Thị vào cắp một cái rổ, trong cómột nồi gì đậy vung Đó là một nồi cháo hành còn nóng nguyên.” Rõ là thị về đểchuẩn bị nồi cháo ấy cho hắn dẫu cho “lúc còn đêm, thị trằn trọc một lát”

Thế nhưng “Vừa sáng thị đã chạy đi tìm gạo Hành thì nhà thị may lại còn Thị nấu

bỏ vào cái rổ mang cho Chí Phèo” Một người ngẩn ngơ, không quan tâm ai bao giờnhư Thị, nay lại dành hết thảy mọi yêu thương cho Chí Phèo – “ đó là cái lòng yêucủa một người làm ơn, cũng có cả cái lòng yêu của một người chịu ơn” Nhưng sựlàm ơn của Thị vốn dĩ không bình thường, bởi lẽ người chịu ơn lại là một con quỷ

dữ mà không ai dám lại gần

Phải can đảm và giàu lòng yêu thương lắm thì Thị mới dám hết lòng với Chí bởitheo thị, Chí là “cái thằng trời đánh không chết ấy” Trong cái “xã hội bị tha hóatoàn diện (tha hóa vì quyền lực, tha hóa vì cùng cực cùng đường, tha hóa vì bản

Trang 5

thân) Quan hệ xã hội ở đây là quan hệ giữa các đơn vị đã bị tha hóa (cá nhân với cánhân, nhóm loại với nhóm loại)” và cứ thế “người ta sống quẩn quanh, đói nghèo,

bế tắc đã đành, họ lại còn tỏ ra lạnh lùng, tàn nhẫn, định kiến với người xung quanh.Với một đứa con hoang, một thằng không cha không mẹ, không tấc đất cắm dùi,một “con quỷ dữ” chuyên sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ Chí Phèo, chẳng một aitrong cái làng Vũ Đại chấp nhận Người làng dường như loại bỏ Chí ra khỏi quan hệcủa mình, “mặc thây cha nó”,” (Đức Mậu trong bài Các mối quan hệ xã hội tronglàng Vũ Đại, in trong Nghĩ tiếp về Nam Cao, NXB Hội Nhà văn, H., 1992)

Người ta cho rằng Thị là kẻ ngẩn ngơ, chẳng ai ngó ngàng nhưng chính Thị lại là kẻtỉnh nhất trong những người điên Khi mà mọi người vẫn cho rằng Chí là kẻ khôngthể cải tạo thì chỉ bằng bát chào hành và sự quan tâm thì Chí Phèo bắt đầu thấy

“thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người biết bao” và ước mong có một giađình

Rõ ràng, Thị đã can dự sâu sắc vào cuộc đời Chí, đánh thức những phẩm chất tốtđẹp tiềm tàng trong một con người Và một lần nữa hành động của Thị đã chứngmình cho tình yêu thương là không giới hạn dẫu rằng Thị chỉ là một kẻ xấu xí, bị xalánh

Tuy giàu lòng yêu thương là thế song Thị vẫn cứ là người ngẩn ngơ: Cứ tưởng Thị

và Chí sẽ sống bên nhau hạnh phúc vậy mà “đến hôm thứ sáu, thì thị bỗng nhớ rằngthị có một người cô ở đời Người cô ấy nội nay sẽ về Thị nghĩ bụng: hãy dừng yêu

để hỏi cô thị đã” Một người gàn dở đến mức quên cả người thân đã đành nay lạicòn có khái niệm “dừng yêu”

Tường rằng khi bị bà cô xỉa xói “đã nhịn được đến bằng này tuổi thì nhịn hẳn; ai lại

đi lấy thằng Chí Phèo!” Thị sẽ bảo vệ tình yêu của mình nhưng không “Thị nghethấy thế mà lộn ruột…Thị tức lắm! Thị cần đổ cái tức lên một người Thị ton tonchạy lên nhà nhân ngãi” Và khi bị Chí chửi vì phải đợi “Thị giẫm chân xuống đất,rồi lại nhảy cẫng lên như thượng đồng…

Thị chống tay vào háng, vênh vênh cái mặt, và dớn cái môi vĩ đại lên, trút vào mặthắn tất cả lời bà cô” rồi “ngoay ngoáy mông đít đi ra về” xem mọi thứ như chưatừng xảy ra mặc cho “đuổi theo Thị, nắm lấy tay” Thị dường như quên hết mọi thứ,bát cháo hành và tình yêu thương trước đó của mình Chính cái sự gàn dở trong suynghĩ và hành động của Thị đã đẩy câu chuyện đến bi kịch bằng cái chết của Chí

Trang 6

Dẫu rằng trong tâm tư và hành động của Thị vẫn có nhiều mâu thuẫn song trongmột con người gàn dở lại có một sự yêu thương mà người bình thường không hề cóthì thật đáng trân trọng Rõ ràng, Nam Cao đã rất thành công khi xây dựng một hìnhtượng như thế Từ đó chứng tỏ khả năng thiên bẩm của ông trong việc đặt nhân vậtvào hoàn cảnh của mình.

Khác với những nhân vật thường thấy trong các tác phẩm văn học, Nam Cao khôngchọn cho mình một nhân vật đẹp người đẹp nết như nàng Tấm để ra tay cứu vớt đờiChí Phèo mà để cho một nhân vật xấu xí bậc nhất lịch sử Việt Nam xuất hiện

Để rồi làm toát lên những thông điệp mà ông muốn gửi gắm, trong cái xã hội ấy, cái

xã hội của sự chia cách phân biệt, nơi con người ta sẵn sàng chà đạp lên nhau màsống thì tình yêu thương dẫu xuất phát từ một con người xinh đẹp hay xấu xí đều rấtđáng trân trọng

Và dù trong hoàn cảnh nào, dù có đói khổ ra sao thì chỉ cần tình yêu thương conngười ta sẽ lấp đầy tất cả khó khăn đó bởi lẽ “người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráohoảnh của phường ích kỉ” (Phrangxoa Cope)

3 Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo - mẫu 2

Là một nhà văn hiện thực cho nên Nam Cao không hề tô vẽ những cuộc đời, những

số phận của người nông dân Những nhân vật của ông luôn là những con người bình

dị, chân quê và có phần xấu xí Trong đó có thể kể đến Thị Nở trong truyện ngắn

"Chí Phèo" là một người đàn bà xấu xí và dở hơi có một không hai trong lịch sử vănhọc Việt Nam Vậy mà người đàn bà ấy lại có khả năng đánh thức con người lươngthiện trong hình hài quỷ dữ Chí Phèo Có lẽ, điều kì diệu ấy chắc chỉ có Thị Nở mớilàm được và chắc cũng chỉ có Nam Cao mới có thể biến hóa được

Xây dựng nhân vật Thị Nở xấu xí không phải nhà văn muốn bôi bác người phụ nữViệt Nam, mà ngược lại, tác giả chính là muốn nói đến vẻ đẹp sâu thẳm trong tâmhồn của họ, mặc dù hình hài của họ có phần xấu xí Mà Thị Nở thì xấu thật "cái mặtcủa thị thực là một sự mỉa mai của hóa công: Nó ngắn đến nỗi mà bề ngang hơn bềdài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu hai má nó phinh phính thìmặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ,vừa sần sùi như vỏ cam sành " Với những dòng miêu tả đầy chân thực như thế này,người đọc có cảm tưởng cả trong văn học lẫn ngoài đời thực thì không có ai có thểxấu hơn Thị Nở được nữa "Đã thế thị lại dở hơi Và thị lại nghèo Và thị lại là

Trang 7

dòng giống của một nhà có mả hủi " Thế nên, Thị Nở không có chồng và "người

Thị từ một người đàn bà xấu xí dở hơi đã trở thành một người phụ nữ biết quan tâm

và lo lắng cho người khác: "Mình mà bỏ hắn lúc này thì cũng bạc Dẫu sao cũng đã

ăn nằm với nhau! Ăn nằm với nhau như vợ chồng Đêm qua thổ trận ấy thật là phảibiết Cứ gọi hôm nay nhọc đừ Phải cho hắn ăn tí gì mới được Đang ốm thế thì chỉ

ăn cháo hành Ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà " Không nhữngthế, khi Thị tự tay nấu cháo rồi đem đến cho Chí Phèo, Thị đã coi đó là người đànông của đời mình cho nên hết sức lo lắng và thương yêu Ánh mắt và nụ cười toetoét của Thị tưởng chừng như rất vô duyên nhưng kì thực nó lại khiến cho Chí cảmthấy Thị thật có duyên

Bát cháo hành mà Thị nở mang sang cùng những quan tâm mà Thị dành cho Chí đãkhiến cho hắn thực sự xúc động Hắn nghĩ đến những mơ ước thời trai trẻ, hắn ănnăn và hối hận về những việc mình đã làm Chính vì thế hắn muốn được trở lại làmngười lương thiện, muốn sống một cuộc đời bình dị mà hạnh phúc với Thị Nở Cóthể nói tình yêu của người đàn bà dù xấu xí nhưng vẫn có thể khiến cho con người

ta rung động Không những thế, có lẽ, cả làng Vũ Đại không ai có thể cảm hóa đượccon quỷ dữ Chí Phèo, vậy mà chỉ một người phụ nữ xấu xí, dở hơi bằng tình yêuchân thành của mình lại có thể làm được

Quả thật Nam Cao đã rất thành công khi xây dựng hình ảnh con quỷ dũ làng Vũ Đại

và còn thành công hơn nữa khi xây dựng nhân vật Thị Nở – người phụ nữ đầy tìnhthương yêu và bao dung đã đánh thức phần con người lương thiện trong Chí Phèo.Tình yêu của người đàn bà xấu xí là tình yêu chân thành, xuất phát tự trái tim, từlòng cảm thông sâu sắc, không vụ lợi cho nên nó là một tình yêu đẹp và rất đángtrân trọng Thị chính là tia sáng, là niềm hy vọng, là cầu nối để Chí Phèo trở về làmngười, sống với cộng đồng Mặc dù sau này Chí Phèo có tự kết liễu đời mình thìnhân vật Thị Nở và chi tiết bát cháo hành vẫn có ý nghĩa to lớn đối với một cuộcđời, một số phận Để cho ngay cả những kẻ cùng đường, lạc lối vẫn biết hy vọng vềtương lai tốt đẹp, vẫn khao khát được sống và được yêu

Trang 8

Với tác phẩm "Chí Phèo", người đọc có thể thấy rằng, không phải chỉ những ngườiphụ nữ xinh đẹp mới có thể để lại những ấn tượng tốt đẹp Những người phụ nữ cóhình hài xấu xí nhưng có tấm lòng yêu thương, nhân hậu như Thị Nở cũng khiếncho người đọc nhớ mãi Tuy rằng xấu xí nhưng chính cái nét duyên thầm của ngườiphụ nữ đã làm cảm hóa được một "con quỷ dữ", thổi bùng lên ngọn lửa thương yêugiữa những con người với nhau Đó chính là giá trị nhân văn, nhân đạo mà NamCao muốn gửi gắm trong tác phẩm.

4 Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo - mẫu 3

Cùng với Lão Hạc, truyện ngắn Chí Phèo là một trong những kiệt tác của Nam Caoviết về đề tài người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 Cả haitruyện ngắn xuất sắc này đều được chọn đưa vào chương trình phổ thông (Ngữ văn

8 và Ngữ văn 11, tập 1) cùng với nhiều truyện ngắn khác, từng đem đến cho NamCao vinh dự là tác gia có số lượng truyện ngắn trong nhà trường phổ thông nhiềunhất

Lâu nay, nhắc đến hình tượng nhân vật điển hình của truyện ngắn Chí Phèo, người

ta nghĩ ngay đến nhân vật chính mà tác giả lấy làm nhan đề tác phẩm mình lúc đầuđược Nam Cao đặt tên là Cái lò gạch cũ Khi in thành sách lần đầu (1941), Nhà xuấtbản Đời mới đổi tên là Đôi lứa xứng đôi Đến khi in lại trong tập Luống cày (HộiVăn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), Nam Cao đặt lại tên là Chí Phèo (Ngữvăn 11 Nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, H., 2007, tr 178) Đã có không ít nhữngcông trình, bài viết về nhân vật độc đáo, có một không hai trong lịch sử văn họcViệt Nam này Đây là điều tất yếu Bởi toàn bộ ý nghĩa của nội dung truyện ngắnhầu như toát ra từ hình tượng nhân vật Chí Phèo (Trần Tuấn Lộ trong bài viết Quatruyện ngắn "Chí Phèo" bàn thêm về cái nhìn hiện thực của Nam Cao, T/c Văn học,

số 4/1964) và Chí Phèo là kết tinh những thành công của Nam Cao trong đề tài nôngdân

Bên cạnh Chí Phèo, theo chúng tôi, còn có một hình tượng nhân vật điển hình nữa

mà ta vẫn ít nhắc tới Nhân vật này xuất hiện không nhiều, chỉ có mặt ở gần cuốitruyện, là một nhân vật phụ nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triểnmạch truyện Sự xuất hiện của nhân vật này là một bước ngoặt đối với sự chuyểnbiến của câu chuyện cũng như đối với cuộc đời, số phận của nhân vật trung tâm.Hơn nữa, nhân vật này còn mang tính điển hình rất rõ nét Đó là nhân vật bà cô ThịNở

Trang 9

Quả thật, nhân vật bà cô Thị Nở chỉ là một nhân vật phụ Trong truyện, Nam Caomiêu tả nhân vật bà cô ấy không nhiều, chỉ phát thảo sơ lược vài nét Về lai lịch, tácgiả chỉ kể ngắn gọn: "trừ một người cô đã có thể gọi được là già, và đã không chồngnhư thị Người cô làm thuê cho một người đàn bà buôn chuối và trầu không xếp tàu

đi Hải Phòng, có khi đi tận Hòn Gia, Cẩm Phả" Ngay cả cái tên nhân vật này cũngkhông có, chỉ được gọi theo quan hệ họ hàng với nhân vật chính Ở gần cuối truyện,khi Thị Nở sau năm ngày ăn ở với Chí, đến ngày thứ sáu, sực nhớ mình còn người

cô và "nghĩ bụng: Hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã" thì nhân vật bà cô này mới hiệnlên qua một ít suy nghĩ và hai lời thoại Tất cả chỉ có vậy Cho nên rất khó để dựngchân dung nhân vật này

Tuy chỉ là nhân vật rất phụ nhưng có thể nói, nhân vật bà cô này lại là một tình tiếtbất ngờ, vô cùng quan trọng làm xoay chuyển toàn bộ câu chuyện cũng như cuộcđời nhân vật Chí Phèo Chỉ một câu nói tàn nhẫn "Đã nhịn được đến bằng tuổi nàythì nhịn hẳn, ai lại đi lấy thằng Chí Phèo" đã đụng chạm đến tận cùng đến lòng tự áicủa một người đàn bà đã quá ba mươi, "ngẩn ngơ như những người đần trong cổtích và xấu ma chê quỷ hờn" và dở hơi, ế chồng Chính câu nói cay độc vô ấy đãđoạn tuyệt một cách đau đớn một tình yêu vừa mới chớm, đã lạnh lùng cắt đứt sợidây liên lạc cuối cùng giữa Chí với loài người Bát cháo hành "mới thơm làm sao"chưa kịp đưa Chí từ thế giới loài quỷ quay về xã hội con người thì một câu nói caynghiệt ấy coi như là dấu chấm hết cho mọi quá trình tái sinh trong Chí, đẩy Chíxuống tận cùng vực thẳm khổ đau và cái chết dữ dội Có người bảo phải chi NamCao đừng xây dựng nhân vật này, hay ít nhất đừng để bà cô Thị Nở không xuất hiện

ở cuối truyện thì câu chuyện sẽ kết thúc có hậu hơn biết mấy Có thể là như vậy.Nhưng theo chúng tôi, nếu cắt đi chi tiết này thì Nam Cao không còn là chính ôngnữa Giá trị của Chí Phèo cũng vì thế giảm sút rất nhiều Bởi cái chết của Chí vớinhiều nguyên nhân, trong đó trực tiếp nhất là sự khước từ một cách thô bạo của bà

cô Thị Nở, mang nhiều ý nghĩa Riêng ở nhân vật người cô này cũng mang nhiềugiá trị điển hình

Trước hết nhân vật này rất tiêu biểu cho câu thành ngữ của dân gian "giặc bên ngôkhông bằng bà cô không chồng" (Còn có dị bản "giặc bên ngô không bằng bà côbên chồng") Bà cô Thị Nở đã ngoài năm mươi, hơn nửa cuộc đời mà vẫn không tìmđược một tấm chồng Trong mắt của người đàn bà khốn khổ ấy, chuyện chồng concủa "con cháu gái ba mươi tuổi mà chưa trót đời" "sao mà đĩ thế! Thật đốnmạt Nhục nhã ơi là nhục nhã" Thái độ giãy nảy lên, những lời cay độc, "xỉa xóivào mặt con cháu gái" đã có hiệu quả ngay lập tức Bởi bà cô này tự ái, uất ức bao

Trang 10

nhiêu thì cháu bà càng tự ái, uất ức bấy nhiêu Thậm chí cả khi Chí chết đi rồi, bàvẫn không tha cho cháu mình mà còn "chỉ vào mặt cháu mà đay nghiến" Rõ ràng,thái độ, lời nói của nhân vật rất tiêu biểu cho những nét tính cách của những ngườiphụ nữ lớn tuổi lận đận trong chuyện tình duyên Xét cho cùng, nó mang nỗi ẩn ứctính nữ cả về tâm lí lẫn sinh lí mà biểu hiện rõ nhất là thái độ "không ăn được thìđạp đổ", "trâu buộc ghét trâu ăn" Bà cô không chồng trong truyện, xét ở phươngdiện nào đó, có thể xem là một điển hình Tuy vậy, ở nhân vật này cũng có nhữngđiểm làm cho người đọc xót xa, tội nghiệp, thấy đáng thương hơn là đáng ghét.Ngòi bút nhân đạo Nam Cao không dừng lại ở lời nói, hành động nhân vật mà còn

đi sâu mổ xẻ tâm trạng khi nhân vật rơi vào hoàn cảnh trớ trêu trên Nhà văn viết :

"Cũng có lẽ tủi cho thân bà Bà nghĩ đến cái đời dằng dặc của bà, không có chồng

Bà thấy chua xót lắm " Chỉ từng ấy thôi, ta cũng hiểu hết được nỗi đau thân phậnphụ nữ không chồng trong xã hội cũ – xã hội thực dân nửa phong kiến cũng bấtcông, ngang trái không thua gì xã hội trước đó

Đặc biệt, nhân vật bà cô Thị Nở rất điển hình cho người nông dân ở làng Vũ Đạingày ấy nói riêng và làng quê nông thôn Bắc Bộ trước Cách mạng 1945 nói chung

Đó là một xã hội bị tha hóa toàn diện (tha hóa vì quyền lực, tha hóa vì cùng cựccùng đường, tha hóa vì bản thân) Quan hệ xã hội ở đây là quan hệ giữa các đơn vị

đã bị tha hóa (cá nhân với cá nhân, nhóm loại với nhóm loại) (Đức Mậu trong bàiCác mối quan hệ xã hội trong làng Vũ Đại, in trong Nghĩ tiếp về Nam Cao, NXBHội Nhà văn, H., 1992) Nghiêm trọng nhất, đó là xã hội sống trong những địnhkiến nghiệt ngã Trong cái làng đóng kín vùng đồng bằng Bắc Bộ (Đức Mậu, tài liệu

đã dẫn) ấy, người ta sống quẩn quanh, đói nghèo, bế tắc đã đành, họ lại còn tỏ ralạnh lùng, tàn nhẫn, định kiến với người xung quanh Với một đứa con hoang, mộtthằng không cha không mẹ, không tấc đất cắm dùi, một con quỷ dữ chuyên sốngbằng nghề rạch mặt ăn vạ Chí Phèo, chẳng một ai trong cái làng Vũ Đại chấp nhận.Người làng dường như loại bỏ Chí ra khỏi quan hệ của mình, mặc thây cha nó, coinhư Chí không hề tồn tại trong cộng đồng "người" ấy Cái định kiến hẹp hòi vềnguồn gốc, gia cảnh, về những quãng đời u ám của Chí này có một sức mạnh ghêgớm, như bức tường vô hình cao ngất mà Chí khi được tình yêu Thị Nở tái sinh trởnên "thèm lương thiện", "muốn làm hòa với mọi người biết bao", tìm mọi cách vượtqua nhưng mãi không phá bỏ được Ngay cả khi Chí chết đi một cách thảm khốc,người làng chẳng một ai tỏ ra xót xa cho Chí, dẫu một giọt nước mắt thương hại.Làng Vũ Đại là một điển hình cho làng quê nông thôn miền Bắc trước 1945 Trongcái làng quê nghèo nàn, tù túng và đầy những định kiến hẹp hòi, lạc hậu ấy, nhân

Trang 11

vật bà cô Thị Nở được Nam Cao xây dựng thành công mang giá trị điển hình rõ nét.Những suy nghĩ của bà cô khi đứa cháu thưa chuyện "vợ chồng" với Chí (Đàn ôngchết hết cả rồi sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha Ai lại đi lấy mộtthằng chỉ có một nghề là đi rạch mặt ra ăn vạ) cũng như câu nói đay nghiến của bàcuối truyện với Thị Nở trước cái chết không ai ngờ được của Chí "Phúc đời nhàmày, con nhé Chả ôm lấy ông Chí Phèo" đã nói lên tất cả Bà cô không được mô tảnhiều nhưng qua những suy nghĩ, thái độ, ngôn ngữ của nhân vật này, hiện thựclàng quê nông thôn Bắc Bộ trước 1945 còn mang nhiều định kiến nặng nề, lạc hậu

đã được phản ánh, khái quát rất thành công

Tóm lại, không được miêu tả cụ thể, đầy đủ nhưng nhân vật bà cô Thị Nở là mộtsáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nam Cao Bên cạnh Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến,nhân vật này cũng mang trong mình nhiều ý nghĩa điển hình như trên đã phân tích,

do đó mang nhiều giá trị nội dung của tác phẩm Xây dựng nhân vật này, Nam Cao

đã sử dụng một ngòi bút sắc sảo, không tả nhiều nhưng giàu sức ám ảnh Nhiềungười thường nghĩ về nhân vật này với cái nhìn ác cảm, ghét bỏ Tuy nhiên, theochúng tôi, suy cho cùng nhân vật bà cô Thị Nở cũng chỉ là nạn nhân của số phận,của chế độ xã hội cũ đen tối mà thôi Nhân vật náy đáng thương hơn là đáng ghét.Đây cũng là một biểu hiện của ngòi bút lấp lánh tình người, sáng ngời giá trị nhânvăn của Nam Cao

5 Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo - mẫu 4

Nghèo, xấu, ngẩn ngơ như bộ mặt của một lô cốt hình tam giác chóp, nơi tác giả đãnhốt chặt nhân vật Thị Nở của mình vào trong đó Nhưng có thật thị chỉ có ba điều

ấy không? Nhà văn Nam Cao đã xử lý như thế nào trong quá trình triển khai "dự ánthiết kế ban đầu" này?

Tôi cho rằng nhân vật Thị Nở ngay từ đầu là một biểu hiện nguyên khối của conngười tự nhiên, thuộc về tự nhiên, chứ không hề sắm vai con người xã hội Thị xấu

ma chê quỷ hờn ư? Trong biết bao nhiêu thành phẩm của tạo hóa có phải thứ nàocũng đẹp cả đâu! Đã là giới tự nhiên thì vừa có cái hoàn toàn đẹp, có cái hoàn toànxấu, lại có cái vừa đẹp vừa xấu Thị Nở xấu xí như thể một bộ phận của tự nhiênxấu xí, là chuyện có thực Hơn nữa, thị ăn ngủ, yếm áo, nghĩ ngợi lúc nào cũng cứ

"vô tâm" như không vậy, thì đó chẳng phải là đặc tính hồn nhiên bậc nhất của tựnhiên đó sao! Cho nên trước sau, toàn bộ con người Thị Nở hiện diện với tư cách là

cả một khối tự nhiên thô mộc Mà đã là tự nhiên thì dù thế nào đi nữa, tự nó có vịtrí, quyền năng riêng của nó Nam Cao đã xây dựng chân dung Thị Nở dưới sự chỉ

Trang 12

đạo của luồng ánh sáng tư tưởng này (cũng xin lưu ý điều đang nói ở đây hoàn toànkhác với thứ chủ nghĩa tự nhiên, cái mà Nam Cao đã từng bị mang tiếng).

Thì đây, sau lần "ăn nằm" với Chí, tức là sau cái hành động tạo hóa đầy màu nhiệmnày, cả Thị Nở lẫn Chí đều được thay đổi Thị Nở đã hoàn toàn chìm đắm trong cơnđam mê tột cùng của bản năng thiên tạo Thị đã quên hết thấy mọi ràng buộc củađời sống thường nhật, quên bà cô, quên bặt cả những định kiến tầng tầng lớp lớpcủa cái xã hội làng Vũ Đại Khi mà cả làng Vũ Đại quay lưng với Chí, thì chỉ duynhất mình thị đến với Chí một cách hồn nhiên hết mực Thế là cái thiên chức (sựchăm lo), thiên lương (tình thương, lòng tốt), những gì gọi là năng lực đàn bà trongthị bỗng động đậy, đòi được thể hiện Nhưng khác với thị, trong khi hưởng thụ Chílại là người không hẳn vô tư Trong con người anh ta cũng bắt đầu xuất hiện ý thức

sở hữu duy nhất, triệt để đối với thị, một ý thức về tình yêu của giống người: Vừadâng hiến vừa đòi hỏi Chính vì thế mà Chí đã nghĩ xa xôi đến một tổ ấm, thứ hạnhphúc bình dị theo kiểu con người Chí đã khóc khi ăn bát cháo hành, tức là đã khóc

vì cái hạnh phúc lần đầu tiên được hưởng thụ theo cung cách của một tổ ấm Vìkhông thể vô tư được nên khi phải chờ đợi Thị Nở, Chí Phèo đã sốt ruột, tức tối.Trong khi đó, cuối cùng thị đã đến để trút giận, rồi "ngoay ngoáy cái mông đít" ra

về cũng theo một cách vô tâm nhất, không mảy may băn khoăn tiếc nuối, không tínhtoán xem lợi hại thế nào, bỏ lại Chí trong nỗi đau phụ bạc (theo cách nghĩ của Chí).Vậy là, cái khối tự nhiên vô tâm Thị Nở kia va đụng vào con người xã hội Chí Phèo

vụ lợi này thành ra ắt phải đổ vỡ Quan hệ Thị Nở - Chí Phèo đến đây đã trở thànhhạt nổ quyết định bắn vào quả nổ lớn tiếp theo - tấn kịch ắt phải bùng nổ, đẫm máu,

vỡ nát (như đã thấy ở phần cuối truyện) Đây là một quan hệ có tính cách khai sáng.Nhờ đó mà cái đầu mụ mị và đầy thù địch của Chí bỗng thay đổi hẳn Chí Phèo bắtđầu thấy "thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người biết bao" Thị Nở sẽ mởđường cho hắn Không còn nghi ngờ gì nữa, thị đã can dự sâu sắc vào cuộc đời Chí,đánh thức toàn bộ tâm hồn Chí, làm cho đời sống tâm hồn của hắn rung lên từngnếp xếp bấy nay nằm ngủ Thị Nở đã mang quyền lực của thiên tạo - chiếc đũa thầnyêu thương gõ vào cái hộp tối đen đầy bất trắc ấy, thổi vào đó những đốm lửa nhânvăn ấm áp, và trên thực tế đã kéo được Chí ra khỏi cõi rồ dại ấy rồi Đi theo tiếnggọi cảm động của tình yêu, Chí đã bước những bước chập chững, non nớt về với cõingười Tội đồ bất đắc dĩ mang về nước chúa phục thiện Ai ngờ, ngoắt một cái, Chílại nốc rượu, lại xách dao đi Thế là cả một công trình do thị tạo dựng bỗng chốc

đổ vỡ tan tành Tại thị cả, người chỉ biết cho, chứ không biết giữ mà, khổ thế!

Trang 13

Xét toàn bộ tâm trạng của Chí có hai sự kiện mang tính bước ngoặt: lần một - đi ở

tù, lần hai - tình yêu với Thị Nở Sự kiện lần một không được miêu tả mà chỉ nhắcđến như một dữ kiện Tác giả chỉ chú tâm khai thác triệt để sự kiện lần hai, và trênthực tế số trang dành cho nó chiếm hơn một phần ba truyện Nói như thế để thấyrằng sự có mặt của Thị Nở trong cuộc đời Chí (tuy mới chỉ vẻn vẹn có năm ngàysau chót) thực sự có nghĩa lý và quan trọng đến ngần nào Giả dụ vắng bóng Thị

Nở, thì nhân vật Chí Phèo chả có gì đáng nói đáng bàn lắm

Vậy thì, với tư cách là một khối tự nhiên thô mộc, khiếm khuyết về hình thể, Thị Nở

đã bảo toàn trong mình những phẩm chất "nhân chi sơ, tính bản thiện" của giốngngười: thiên lương, thiên chức, thiên năng - lớp bản chất nằm ở bề sâu khuất chưa bịtha hóa Cho nên Thị Nở đã thoát ra khỏi cái lốt bọc xấu xí ấy để trở thành mộtngười đàn bà đáng trọng

6 Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo - mẫu 5

Chí Phèo là truyện ngắn nổi tiếng trước cách mạng tháng tám, nó được sáng tác đểphản ánh giá trị hiện thực sâu sắc của xã hội lúc bấy giờ, trong câu chuyện mỗi nhânvật đều được tác giả miêu tả tinh tế, phản ánh sâu sắc được hiện thực cuộc sống.Nhân vật nổi bật truyền tải giá trị nhân vật trong tác phẩm đó là nhân vật Thị Nở.Thi Nở là nhân vật phụ, tuy nhiên nhân vật này được tác giả Nam Cao đặt cho trọngtrách khá lớn trong tác phẩm, một nhân vật truyền tải giá trị yêu thương trong tácphẩm, mỗi chi tiết đều được biểu hiện sâu sắc, mang đậm giá trị nhân văn, nhân đạođược thể hiện trong tác phẩm đó

Thị Nở được tác giả miêu tả là một người có có bề ngoài xấu xí, ngôn ngữ mà NamCao thể hiện trong tác phẩm đó là "xấu ma chê quỷ hờn" Với diện mạo được tác giảmiêu tả "Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bànhbạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi: có

lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môidày được bồi cho dày thêm một lần, cũng may quết trầu sánh lại, che được cái màuthịt trâu xám ngoách Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sựcân đối chữa được một vài phần cho sự xấu" Chính ngay trong chi tiết này tác giả

đã thể hiện được ngoại hình của Thị Nở với những nét bề ngoài cực xấu xí

Người đọc thường lấy Thị Nở ra để ví " xấu như Thị Nở", chính với diện mạo đókhông ai có thể mơ mộng được với bề ngoại, với ngoại hình của Thị Nở Tuy nhiênvới việc xây dựng cho nhân vật một nhiệm vụ đặc biệt, sâu sắc, hình ảnh đó đã thể

Ngày đăng: 25/12/2020, 21:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w