1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIỚI THIỆU VỀ NHNo& PTNT huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp

8 979 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 16 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NHN O & PTNT HUYỆN LẤP TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHN o & PTNT HUYỆN LẤP TỈNH ĐỒNG THÁP Cùng với yêu cầu đổi mới nền kinh tế, đồng thời nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh, NHNo& PTNT tỉnh Đồng Tháp đã đặt Chi nhánh ở hầu hết các huyện trong tỉnh để phục vụ cho sự phát triển kinh tế ở từng vùng và từng địa phương trong tỉnh Đồng Tháp. Tiền thân của NHNo & PTNT huyện Lấp là NHNo Thạnh Hưng được thành lập vào tháng 11 năm 1989. Đến năm 1990, Chi nhánh chính thức mang tên là NHNo & PTNT huyện Lấp Vò, là một chi nhánh của NHNo & PTNT tỉnh Đồng Tháp, nằm trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. Trụ sở chính của chi nhánh đặt tại thị trấn Lấp nằm trên quốc lộ 80, ngoài ra chi nhánh còn có một phòng giao dịch tại xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò. Lấp là một huyện phía nam của tỉnh Đồng Tháp, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, bao gồm 12 xã và một thị trấn. Kinh tế chủ yếu của huyện là sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích gieo trồng khoảng 34.483 ha. Do đặc điểm chung của nền sản xuất nông nghiệp là sản xuất theo mùa vụ nên mỗi lúc vào mùa vụ thường xảy ra tình trạng thiếu vốn, trong khi đó vẫn có nơi thừa vốn. Vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng là làm thế nào để cân bằng giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn. Ra đời đúng vào lúc nền kinh tế đang chuyển hướng theo nền kinh tế thị trường, vì vậy đòi hỏi Ngân hàng có những phương thức kinh doanh hữu hiệu và dịch vụ tốt để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn nhằm góp phần làm thay đổi nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói chung và huyện Lấp nói riêng. Qua hơn 19 năm trưởng thành và phát triển, Chi nhánh đã thể hiện vai trò và vị trí quan trọng của mình trong quá trình phát triển kinh tế của huyện nhà. Hoạt động của chi nhánh ngày càng đi vào ổn định và hiệu quả hoạt động ngày càng cao. Những năm đầu hoạt động nhờ vào nguồn vốn tài trợ kịp thời của Ngân www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Trang 17 hàng tỉnh, từ đó góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh tốc độ phát triển nông nghiệp. Hiện nay chi nhánh có 34 cán bộ viên chức, với phương châm hoạt động “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng” chi nhánh đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, triển khai các chương trình tín dụng trọng điểm, đẩy mạnh huy động và cho vay khách hàng, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Vì vậy, Chi nhánh đã tạo được sự tín nhiệm của Ngân hàng tỉnhđông đảo khách hàng. Đồng thời, cán bộ nhân viên Chi nhánh cũng ý thức được rằng: “Được khách hàng tín nhiệm là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng”. 3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.2. Chức năng, nghiệm vụ của các phòng, ban 3.2.2.1. Ban Giám đốc Gồm một Giám Đốc và một Phó Giám Đốc. - Ban giám đốc là người trực tiếp lãnh đạo, điều hành và quản lý mọi hoạt động của Chi nhánh. Hướng dẫn chỉ đạo nhân viên thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của cấp trên giao. - Quyết định những vấn đề quan trọng có liên quan đến tổ chức, bãi nhiệm, khen thưởng và kỷ luật cán bộ, nhân viên của đơn vị. - Ban giám đốc đại diện cho Chi nhánh trong mọi quan hệ với ngân hàng cấp trên, đồng thời là người xét duyệt cuối cùng trong việc quyết định cho vay đối với khách hàng. Giám đốc P. Giám đốc Phòng Tín Dụng Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ Phòng Huy động vốn Phòng Hành Chánh www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Trang 18 - Ban giám đốc có thẩm quyền xét duyệt, thiết lập các chính sách và đề ra các chiến lược hoạt động kinh doanh và phương hướng phát triển cho Chi nhánh. Đồng thời, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. 3.2.2.2. Phòng Tín dụng - Đây là nơi mà khách hàng sẽ giao dịch trực tiếp với nhân viên tín dụng khi có nhu cầu vay vốn. Cho vay là nghiệp vụ rất quan trọng trong Ngân hàng, vì vậy nhân viên tín dụng được đào tạo và huấn luyện về kỹ năng cũng như nghiệp vụ rất tốt. Mỗi nhân viên tín dụng chịu trách nhiệm phụ trách một xã, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thủ tục vay vốn và thẩm định điều kiện vay vốn của khách hàng, hoàn tất hồ sơ trước khi trình lên ban giám đốc xét duyệt, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng từ lúc cho vay đến khi thu nợ. - Kết hợp với phòng kế toán theo dõi tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn… tiến hành báo cáo định kỳ cho ban giám đốc, đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro trong tín dụng. - Tổng hợp, thống kê, phân tích thông tin số liệu, đề xuất chiến lược kinh doanh trình lên Ban Giám đốc. 3.2.2.3. Phòng Kế toán – Ngân quỹ - Trực tiếp hạch toán kế toán, thanh toán theo qui định của NHN o & PTNT Việt Nam. - Tổ chức giao dịch với khách hàng có quan hệ thanh toán vay vốn và trả nợ trên địa bàn huyện. Thực hiện kết toán các khoản thu chi hàng ngày để xác định lượng vốn hoạt động của Chi nhánh. - Thu thập, tổng hợp số liệu, lưu trữ thông tin từ khách hàng làm cơ sở cho sự hoạt động của Chi nhánh. - Có trách nhiệm quản lý an toàn ngân quỹ, thực hiện các qui định, qui chế về nguồn vốn, thu chi vận chuyển tiền. - Kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu… trong kho hàng ngày, trực tiếp thực hiện thu ngân, giải ngân khi có nghiệp vụ phát sinh trong ngày. Cuối mỗi ngày có nhiệm vụ khóa sổ thu chi chuyển sang ngày mới. Phát hiện và ngăn chặn tiền giả, xác định tiền đúng tiêu chuẩn lưu thông, đảm bảo thực hiện chính xác kịp thời đúng chế độ kho quỹ. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Trang 19 3.2.2.4. Phòng Huy động vốn Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn của Chi nhánh, hướng dẫn khách hàng lập thủ tục xin mở tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh, thực hiện các nghiệp vụ thu chi chuyển tiền nhanh, thanh toán các dịch vụ tài khoản khác. 3.2.2.5. Phòng Hành chánh - Phòng hành chánh là bộ phận tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên, đề xuất các vấn đề liên quan đến công tác nhân sự, ngoài ra còn là bộ phận thực hiện các chế độ lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng và kỷ luật của đơn vị. - Thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các văn bản về nội qui cơ quan, chế độ thời gian làm việc, thực hiện các chế độ an toàn lao động, quyết định phân phối quỹ tiền lương, xác định chương trình nội dung thi đua nhằm nâng cao năng suất lao động. - Thực hiện công tác mua sắm tài sản và công cụ phục vụ hoạt động kinh doanh, quản lý tài sản, đảm bảo trang thiết bị, dụng cụ làm việc, chăm lo đời sống cho cán bộ nhân viên. 3.3. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG Trong tiến trình phát triển kinh tế của đất nước cùng với sự hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế của Việt Nam đạt được thành quả như hiện nay không thể không kể đến sự đóng góp của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ở bất cứ quốc gia nào cũng vậy, hệ thống ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế, nền sản xuất ngày càng phát triển hệ thống ngân hàng càng trở nên quan trọng. Hệ thống ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế, là chiếc cầu nối giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn. Trong đó, Việt Nam là một nước có hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, vì vậy hoạt động của hệ thống NHN o & PTNT Việt Nam là rất cần thiết. Hòa chung với sự phát triển của hệ thống NHN o & PTNT Việt Nam, NHN o & PTNT Chi nhánh huyện Lấp đã và đang cố gắng để đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đáp ứng nguồn vốn kịp thời cho các thành kinh tế, đặc biệt là nông dân trên địa bàn huyện phát triển sản xuất và cải thiện đời sống. Những hoạt động chủ yếu của Chi nhánh NHNo& PTNT huyện Lấp Vò: www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Trang 20 - Nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân bằng nội tệ và ngoại tệ. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế để tài trợ vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước. 3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHN 0 & PTNT HUYỆN LẤP TỈNH ĐỒNG THÁP QUA BA NĂM (2006-2008) NHN o & PTNT huyện Lấp là tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Ngân hàng không như các tổ chức kinh doanh khác luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, mà nó hoạt động vì mục đích xã hội. Mục tiêu của Chi nhánh là đầu tư phát triển tín dụng dưới mọi hình thức, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân. Đồng thời còn góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, cải thiện thu nhập cho người dân. Mục tiêu sâu xa là nhằm đưa nền kinh tế huyện nhà tăng trưởng cùng với sự phát triển của xã hội. Để thực hiện được điều này thì bản thân Ngân hàng phải đứng vững, có nghĩa là phải hoạt động thực sự có hiệu quả. Chỉ tiêu lợi nhuận luôn là yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Khi lợi nhuận tăng sẽ tạo điều kiện trích lập dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua như sau: Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM (2006 – 2008) Đvt: triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Thu nhập 31.230 43.448 58.645 12.218 39,1 15.197 35,0 Chi phí 25.192 35.220 52.259 10.028 39,8 17.039 48,4 Lợi nhuận 6.038 8.228 6.386 2.190 36,3 -1.842 -22,4 (Nguồn: Phòng kế toán) www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Trang 21 Qua bảng trên, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua tuy hiệu quả nhưng chưa cao, đang có xu hướng tăng chi phí, giảm lợi nhuận. Với mức thu nhập năm 2007 là 43.448 triệu đồng tăng 12.218 triệu so với năm 2006, đồng thời với sự gia tăng về thu nhập là sự gia tăng khá cao của chi phí, mặc dù vậy năm 2007 vẫn đạt mức lợi nhuận cao hơn năm 2006 là 2.190 triệu đồng. Sang năm 2008, tổng thu nhập của Ngân hàng tiếp tục gia tăng với tỷ lệ 35,0 % so với năm 2007. Đây là điều đáng mừng cho hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên, mức tăng chi phí năm 2008 lại rất cao 52.259 triệu đồng, tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng thu nhập. Tỉ lệ tăng thu nhập của năm 2008 so với năm 2007 là 35,0% trong khi đó tỉ lệ tăng chi phí là 48,4% với số tuyệt đối là 17.039 triệu đồng, làm lợi nhuận của năm 2008 giảm xuống còn 6.386 triệu đồng, giảm 1.842 triệu so với năm 2007 với tỉ lệ giảm 22,4%. Nguyên nhân của sự tăng chi phí là do năm 2008 Ngân hàng gia tăng lãi suất tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá nhằm thu hút khách hàng phục vụ hoạt động huy động vốn, lãi tiền vay cũng tăng lên, chi cho hoạt động kinh ngoại tệ và vàng tăng cao, chi phí quản lý, chi phí cho nhân viên cũng ngày càng tăng. Đồng thời cũng do tăng các chi phí về tài sản như: khấu hao tài sản cố định, bảo dưỡng sửa chữa, mua công cụ lao động…, chi dự phòng bảo hiểm. 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Hình 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM (2006-2008) www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Trang 22 3.5. ĐÁNH GIÁ TÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHN o & PTNT HUYỆN LẤP TỈNH ĐỒNG THÁP 3.5.1. Thuận lợi - Thuận lợi đầu tiên của NHN o & PTNT Lấp là được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền tỉnh, huyện đối với công tác tín dụng. Bởi vì, đây là nhân tố rất quan trọng để tăng trưởng hoạt động và xã hội hóa công tác ngân hàng. - Các chương trình tín dụng đã xây dựng từ những năm trước đã tạo điều kiện cho Ngân hàng định hướng đầu tư phát triển ngày càng hiệu quả. - Dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc Ngân hàng phối hợp cùng chính quyền các đoàn thể đã tạo được sự đoàn kết nhất trí trong toàn thể cán bộ nhân viên góp phần đưa hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả hơn. - Chi nhánh có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, được huấn luyện về chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình phục vụ khách hàng. - Cơ sở vật chất được trang bị ngày càng quy mô và hiện đại hơn. Ngân hàng có một bộ phận khách hàng truyền thống có uy tín, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và gắn bó lâu dài với Ngân hàng. - Các thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của nhân viên nên khách hàng dễ hiểu và thuận lợi hơn trong giao dịch với Ngân hàng. - Trụ sở của Ngân hàng đặt tại thị trấn Lấp cũng là trung tâm của huyện nên về mặt kinh tế xã hội và tình hình an ninh trật tự rất ổn định và an toàn, đời sống người dân ngày một nâng cao, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi phát triển mạnh, nhiều tổ chức kinh tế ra đời và hoạt động có hiệu quả. Vì vậy đã tạo được uy tín và an toàn cho việc đảm bảo tiền vay và mở rộng đối tượng cho vay của Ngân hàng. 3.5.2. Khó khăn - Hiện tại Ngân hàng đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL, Ngân hàng chính sách xã hội làm cho khả năng mở rộng thị trường và khả năng huy động vốn của Ngân hàng đang hạn chế. - Do thiếu nhân viên nên gặp phải tình trạng quá tải trong công việc. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Trang 23 - Bên cạnh một bộ phận khách hàng truyền thống trung thành với Ngân hàng vẫn có một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, dẫn đến rủi ro trong tín dụng, gặp khó khăn trong công tác quản lý và thu hồi nợ. Mặc dù không thể tránh khỏi những khó khăn trong quá trình hoạt động nhưng với kinh nghiệm qua hơn 19 năm hoạt động NHN o & PTNT huyện Lấp đã tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường tiền tệ, tín dụng nông thôn. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net . CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NHN O & PTNT HUYỆN LẤP VÒ TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHN o & PTNT HUYỆN LẤP VÒ TỈNH ĐỒNG THÁP. trấn Lấp Vò nằm trên quốc lộ 80, ngoài ra chi nhánh còn có một phòng giao dịch tại xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò. Lấp Vò là một huyện phía nam của tỉnh Đồng Tháp,

Ngày đăng: 25/10/2013, 12:20

Xem thêm: GIỚI THIỆU VỀ NHNo& PTNT huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.2. Chức năng, nghiệm vụ của các phòng, ban  - GIỚI THIỆU VỀ NHNo& PTNT huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp
Hình 1 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.2. Chức năng, nghiệm vụ của các phòng, ban (Trang 2)
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM (2006 – 2008)  - GIỚI THIỆU VỀ NHNo& PTNT huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp
Bảng 1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM (2006 – 2008) (Trang 5)
Qua bảng trên, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua tuy hiệu quả nhưng chưa cao, đang có xu hướng tăng chi phí, giảm  lợi nhuận - GIỚI THIỆU VỀ NHNo& PTNT huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp
ua bảng trên, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua tuy hiệu quả nhưng chưa cao, đang có xu hướng tăng chi phí, giảm lợi nhuận (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w