Đánh giá kết quả phẫu thuật mở điều trị sỏi thận có biến chứng tại bệnh viện hữu nghị việt đức giai đoạn 2015 2018

63 32 0
Đánh giá kết quả phẫu thuật mở điều trị sỏi thận có biến chứng tại bệnh viện hữu nghị việt đức giai đoạn 2015 2018

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐÊ Sỏi tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở Việt Nam cũng nhiều nước thế giới [1] [2] [3] Sỏi thận chiếm một tỷ lệ cao bệnh lý sỏi tiết niệu, theo thống kê của Nguyễn Kỳ tại Bệnh viện Việt Đức từ 1982 – 1992, sỏi thận chiếm 31,3% Theo Trần Văn Hinh (2013) [4] tỷ lệ bệnh sỏi tiết niệu chiếm 40 – 60% các bệnh lý đường tiết niệu Các thống kê cũng cho thấy sự đa dạng, phức tạp về bệnh lý, hình thái sỏi thận Sỏi thận có triệu chứng lâm sàng phong phú, đa dạng, có trường hợp đến bệnh viện với triệu chứng ban đầu của bệnh hoặc tình cờ phát hiện, nhiều trường hợp phát hiện muộn với nhiều biến chứng nặng nề.[69] Nhận thức về bệnh, điều kiện khám sức khỏe, điều kiện kinh tế của một bộ phận nhân dân hạn chế nên việc phát hiện bệnh và điều trị cịn ṃn, nhiều bệnh nhân đến bệnh viện giai đoạn có nhiều biến chứng tại chỗ và toàn thân suy thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, ứ mủ thận, thận giãn ứ nước, xơ teo thận Hiện nay, tại các nước phát triển thế giới, việc điều trị can thiệp sỏi thận có nhiều tiến bợ nhờ các kỹ tḥt sang chấn tán sỏi ngoài thể (ESWL), lấy sỏi thận qua da (PNL), lấy sỏi thận qua nội soi niệu quản (URS) Tuy nhiên hiệu của một số phương pháp này cũng cịn mợt sớ hạn chế, khơng điều trị cho loại sỏi thận, cũng tỷ lệ các tai biến và và biến chứng cao…do mổ mở cịn có chỗ đứng bị nhất định của mà khơng bị mất thời đại ứng dụng phổ biến các kỹ thuật xâm phạm Ơ Việt Nam nhiều trung tâm ứng dụng các phương pháp hiện đại sang chấn cịn hạn chế, mợt phần trang thiết bị chưa đầy đủ, đồng bộ, một phần kỹ thuật và kinh nghiệm chưa nhiều và đặc biệt người bệnh đến điều trị khơng cịn định điều trị các phương pháp xâm lấn, thường ṃn sỏi phát triển to, phức tạp dạng san hô, bán san hơ, sỏi kết hợp nhiều viên hoặc có biến chứng nhiễm khuẩn niệu, thận ứ nước, ứ mủ, chức thận suy giảm nên việc điều trị rất khó khăn và tỷ lệ phải phẫu thuật lấy sỏi cao [5] [6] Hơn tại các tuyến địa phương ở Việt Nam hiện đa số các bệnh viện chưa có đủ điều kiện trang bị các thiết bị máy móc hiện đại để áp dụng các phương pháp can thiệp sang chấn điều trị sỏi thận, chủ yếu phải phẫu thuật mở, trường hợp sỏi phức tạp hay có biến chứng ln là thách thức lớn đối với các phẫu thuật viên Nhằm nâng cao hiệu phẫu thuật điều trị mổ mở sỏi thận có biến chứng, tránh tai biến, hạn chế biến chứng và sót sỏi sau mổ, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật mở điều trị sỏi thận có biến chứng bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai đoạn 2015-2018” với hai mục tiêu: Nhận xét đặc điểm chẩn đốn sỏi thận có biến chứng điều trị phẫu thuật mở bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Đánh giá kết quả phẫu thuật mở điều trị sỏi thận có biến chứng bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức CHƯƠNG TỔNG QUAN 1.1 Giải phẫu thận 1.1.1 Hình thể ngồi [7] [8] [9] Hình 1.1: Giải phẫu thận mặt trước (Atlas Nguyễn Quang Quyền)[10] Thận hình hạt đậu, màu nâu đỏ, trơn láng bọc mợt bao xơ, bóc dễ dàng Mỗi thận có hai mặt là mặt trước lồi và mặt sau phẳng Hai bờ là bờ ngoài lồi, bờ lõm, hai đầu là cực và cực dưới Ơ thận bình thường, kích thước trung bình là cao 12 cm, rộng cm và dày cm, cân nặng khoảng 150 gam Thận nằm sau phúc mạc, góc hợp bởi xương sườn XI và cợt sớng, ngang phía trước thắt lưng Trục của thận chếch từ xuống dưới, từ ngoài Thận phải thấp thận trái khoảng 1-2cm Thận cố định bởi mạc thận, cuống thận, trương lực của các thành bụng và các tạng phúc mạc Ơ tư thế đứng, thận hạ thấp tư thế nằm khoảng 2-3 cm 1.1.2 Hình thể [7] [8] [9] 1.1.2.1 Xoang thận Theo Nguyễn Quang Quyền (1997), Hollishead W H (1985) và Michel J R (1983) thì xoang thận là một khoang dẹt theo chiều trước sau, nằm thận, mở ngoài bởi một khe hẹp ở phần bờ của thận gọi là rốn thận Bao quanh xoang là nhu mơ thận Trong xoang có hệ thớng đài bể thận, mạch máu, bạch huyết thần kinh và tổ chức mỡ đệm [7] [9] [11] Theo Michel J R., xác định giới hạn, kích thước của xoang thận một cách gián tiếp dựa hình ảnh chụp X quang thận có tiêm th́c cản quang tĩnh mạch Rốn thận là chỗ trũng của phần bờ thận, nhận nhờ vào thì nhu mô của niệu đồ tĩnh mạch Đáy của xoang xác định tương đối theo đường Hodson, là đường nối các đầu mút ngoài của đài nhỏ Chiều cao của xoang thận thường chiếm 1/2 chiều dài thận Từ xác định vị trí của bể thận so với xoang thận phim niệu đồ tĩnh mạch 1.1.2.2 Nhu mô thận Nhu mô thận chia làm vùng: tuỷ thận và vỏ thận * Tuỷ thận: Được cấu tạo gồm nhiều khới hình nón gọi là tháp thận, đáy quay về phía bao thận, đỉnh hướng về xoang thận tạo thành nhú thận Thường thì số lượng tháp thận nhiều nhú thận Các tháp thận xếp thành hai hàng dọc theo hai mặt trước và sau thận * Vỏ thận gồm có: - Cợt thận: Là phần nhu mô nằm các tháp thận - Tiểu thùy vỏ: Là phần nhu mô từ đáy tháp tới bao sợi Tiểu thuỳ vỏ chia làm phần: + Phần tia: Gồm các khối hình tháp nhỏ, đáy nằm đáy tháp thận, đỉnh hướng về phía bao thận + Phần lượng: Là phần nhu mô xen phần tia 1.1.3 Giải phẫu ứng dụng mạch máu thận [7] [12] [13] 1.1.3.1 Phân chia động mạch thận [14] Thông thường (98%), động mạch (ĐM) thận bắt nguồn từ sườn bên ĐM chủ bụng ngang sụn liên đốt sống L1 – L2 Thường (67 – 78%) thận có mợt ĐM đến cấp máu Từ nguyên ủy, ĐM thận dài khoảng 3cm cuống thận, sau ĐM thận sau vào rớn thận, chia thành hai ngành trước và sau bể; ĐM thận phụ là ĐM vào rốn thận cấp máu cho một vùng thận, ĐM không vào rốn thận cấp máu cho một vùng thận là ĐM xiên hay ĐM cực 70 – 80% các trường hợp, ĐM thận chia thành ngành: ĐM trước và ĐM sau bể cịn cách rớn thận – 3cm, sớ cịn lại chia thành chùm: – ngành tận, xoang hay sát rốn thận ĐM thận chia ngoài xoang chiếm tỷ lệ 68 – 80%, chia xoang 18%, chia tại rốn thận 14% Phân chia ĐM ngoài rốn thận ĐM trước bể chạy chếch xuống dưới, sau chia thành – nhánh thường ở ngoài xoang, 64,6% các trường hợp các nhánh này tỏa che phủ kín mặt trước bể thận sau mới vào rớn thận ĐM sau bể có hai đoạn: đoạn thứ nhất chạy ngang theo bờ bể thận, sau ĐM này đổi hướng thành đoạn thứ hai chạy thẳng xuống dưới và bắt chéo mép sau rốn thận hình chữ X để vào xoang, vào xoang ĐM sau bể mới chia thành – nhánh chi phối cho phân thùy sau Nghiên cứu của Trần Văn Hinh (2001) [15] 39 tiêu nghiên cứu động mạch và tĩnh mạch (TM), tác giả ghi nhận ở mép rốn thận thấy: Mặt trước thận, 97,44% mạch máu (ĐM hoặc TM) trước vào thận, liên quan toàn bộ mép trước rớn thận Nhánh TM trước bể phía dưới nhiều liên quan tới góc trước dưới rớn thận, thậm chí sát bờ dưới rớn thận, làm cho mở nhu mô dọc bờ cực dưới theo Turner – Warwick (1969) có gặp khó khăn, nên phần mở nhu mơ có phải lấn sang mặt sau Mặt sau thận: 71,79% mạch máu không liên quan 2/3 dưới mép sau rốn thận, trường hợp này mở bể thận kéo dài vào nhu mô mặt sau tương đới tḥn lợi, gặp khó khăn 94,87% mạch máu không liên quan 1/3 dưới mép sau rốn thận, trường hợp này mở bể thận kéo dài vào nhu mô mặt sau cũng gặp khó khăn Vùng 2/3 dưới mép sau rớn thận và 1/3 dưới mép sau rốn thận, đặc biệt là vùng góc sau dưới rớn thận khơng liên quan với mạch máu thận, là nơi kéo dài đường mở bể thận vào nhu mơ Chỉ có 5,13% ĐM sau bể xuống cấp máu cho cực dưới, liên quan toàn bộ mép sau rốn thận là mở bể thận kéo dài vào nhu mô Phân chia động mạch thận Trong thận, ĐM thùy đảm nhiệm một thùy (tháp Malpighi) và vùng vỏ tương ứng Trước vào nhu mô, ĐM thùy chia thành vài ĐM gian thùy, các ĐM này chạy quanh tháp và về phía đáy tháp, sau tách ĐM cung nằm vùng vỏ và vùng tủy, ĐM cung có kích thước và nhánh bên lớn nhất ở hai mặt thận, tới bờ lồi thận và bé nhất ở vùng sát mép rốn thận ĐM cung tách nhánh thẳng vào tháp Malpighi để nối với TM thẳng và ĐM liên tiểu thùy các tháp Ferrein, từ cho các nhánh ĐM tới vào cuộn mạch của tiểu cầu thận Ngành ĐM trước bể thận chia – ngành bên và một ngành thường ở ngoài rốn thận, các ngành này thường che phủ kín mặt trước bể thận Ngành ĐM sau bể cũng tách – nhánh ở sâu xoang thận và che phủ mợt phần sau của bể thận, dó phẫu tḥt vào mặt sau bể thận nguy hiểm mặt trước bể thận Các nhánh của ĐM sau bể và trước bể là các ĐM phân thùy thận, ĐM phân thùy tách – 10 ĐM thùy Phần ranh giới phạm vi cấp máu ĐM trước và sau bể thường nằm ở góc sau dưới rớn thận và chạy dọc bờ ngoài thận dịch về sau khoảng 1cm Đó là vùng nhu mơ có mạch máu thường sử dụng phẫu thuật có mở nhu mơ thận ĐM thận khơng có sự nới thơng (ĐM tận), dó tổn thương mợt nhánh ĐM dẫn thiếu máu hoại tử một vùng nhu mô cấp máu [16] [17] Nghiên cứu của Trần Văn Hinh (2001), ĐM phân thùy nằm tổ chức mỡ nằm đài bể thận và nhu mô Ơ mặt trước, các ĐM phân thùy che phủ kín bể thận, đặc biệt ĐM cho phân thùy cực dưới thường bắt chéo mặt trước bể thận sau qua góc trước dưới rốn thận (62,2 – 80%) và chi phối cực dưới thận Do phẫu thuật vào mặt trước thận rất nguy hiểm Ơ mặt sau thận, sau vào xoang, đoạn thứ hai của ĐM sau bể có phần ngang hơn, ĐM phân thùy sau và các nhánh của thường che phủ phần sau bể thận và liên quan phần mép sau rốn thận, 57,3% các ĐM này liên quan chỗ tiếp giáp bể thận và đài trên; 42,7% lại ĐM sau bể và các nhánh của liên quan 1/3 bể thận Các nhánh của ĐM phân thùy sau thường tận hết trước tới góc sau dưới rớn thận Do phẫu tḥt vào mặt sau thận đặc biệt là góc sau dưới rớn thận là phù hợp với giải phẫu của thận Trong thực tế ĐM sau bể có các nhánh x́ng chi phối cho cực dưới với tỷ lệ khoảng 30% tùy theo thớng kê, phẫu tḥt vào vùng góc sau dưới rớn thận nhiều cũng gặp khó khăn Hình 1.2: Giải phẫu đợng mạch thận (Atlas Nguyễn Quang Quyền)[10] 1.1.3.2 Phân chia tĩnh mạch thận [7] [8] [14] Tĩnh mạch thận bắt nguồn từ vỏ và tuỷ thận Trong vỏ thận, các tiểu tĩnh mạch đổ vào các tĩnh mạch gian tiểu thuỳ Trong tuỷ thận, các tiểu tĩnh mạch thẳng đổ vào tĩnh mạch cung Các tĩnh mạch hai vùng này đổ vào tĩnh mạch cung tập trung về tĩnh mạch gian thuỳ, tĩnh mạch thận, cuối đổ vào tĩnh mạch chủ dưới [7] [8] Ơ xoang thận, các tĩnh mạch xếp thành ba lớp [8]: - Tĩnh mạch trước bể thận - Tĩnh mạch sau bể thận - Tĩnh mạch các đài thận nối tiếp với các lớp Tĩnh mạch thận có sự nới tiếp rất phong phú 1.1.3.3 Sự phân chia phân thùy thận Dựa vào sự phân chia cấp máu cho thận, thận chia thành phân thùy động mạch theo Bretan 1999 [18]: - Phân thùy - Phân thùy trước - Phân thùy trước dưới - Phân thùy dưới - Phân thùy sau A B 4 Hình 1.3: Các phân thuỳ thận: nhìn từ trước (A), Sau (B); Trên (1); Trước (2); Trước (3); Dưới (4); Sau (5) Theo Bretan 1999 [18] Về mặt ứng dụng ngoại khoa, chia làm phân thuỳ theo Hinman 1998 [19]: - Phân thuỳ - Phân thuỳ dưới - Phân thuỳ trước - Phân thuỳ sau 10 A B Trên C Trên Trước Dưới Sau Trước Dưới Trên Sau Dướ i Hình 1.4: Các phân thuỳ mạch máu thận: nhìn từ trước (A), mặt bên(B), mặt sau (C), theo Hinman 1998 [19] 1.1.3.4 Vùng vô mạch có ít mạch máu lớn [14] Vùng nhu mơ thận nằm hai phân thùy ĐM (vùng cấp máu) có mạch máu lớn gọi là vùng (mặt phẳng) vơ mạch Đó là các mặt phẳng: - Mặt phẳng nằm phân thùy trước và phân thùy sau coi là lớn nhất, chạy dọc bờ ngoài thận, dịch về phía sau khoảng 1cm, khơng vượt quá 2/3 chiều dài thận không tồn tại - Mặt phẳng nằm cực và phân thùy sau tồn tại cực cấp máu từ ĐM trước bể, mặt phẳng này thường bị một nhánh của ĐM sau bể bắt chéo - Mặt phẳng nằm cực dưới và phân thùy trước đề cập - Mặt phẳng nằm cực dưới và phân thùy sau: theo nghiên cứu của Trần Văn Hinh (2001), vùng ranh giới phạm vi cấp máu phần dưới của ĐM sau bể nằm mặt sau thận theo hình nan hoa, phân thùy sau và cực dưới thận, tạo với mặt phẳng đứng dọc trước sau qua mép rốn thận mợt góc 40º - 52º (đợ tin cậy 95%) Đây là mặt phẳng vơ mạch nằm phân thùy sau và cực dưới Mặt phẳng này tồn tại khơng có ćng mạch đo qua góc sau dưới rốn thận cấp máu cho cực dưới Vùng ranh giới phạm vi cấp máu hình nan hoa thường nằm theo hướng xiên của trục đài dưới, là vùng nhu mơ thận có mạch máu lớn áp dụng mở bể thận kéo dài vào nhu mô mặt sau 25 Trần Đức và Trần Đức Hòe (1995) Kết sơ bợ phân tích 80 mẫu sỏi tiết niệu phương pháp quang phổ hồng ngoại Y học Quân sự, tr.7273 26 Trần Văn Hinh và Kiều Chí Thành (2002) Nghiên cứu thành phần hoá học sỏi thận Tạp chí thông tin Y dược, (số 3), tr.33-35 27 Nguyễn Tiến Khanh và cộng sự (1992) Điều tra thành phần hoá học sỏi niệu quản qua phân tích quang phổ hồng ngoại, Báo cáo hội thảo về sỏi Tiết niệu ở Việt Nam, Trà Cổ 28 Dinzel C and Ozdiler E (1999) Incidence of urinary tract infection in patients without bacteriuria undergoing shock wave lithotripsy: comparison f stone types J Urol, vol.161 (2th ed), pp.727-728 29 Vandepitte.J, Engbaek.K, Piot.P et al (1991) Basic laboratory procedures in clinical bacteriology, World Health Organization Geneva, pp.100 30 Trần Đức Hoè và Trần Các (1994) Lâm sàng và thái đợ xử trí 65 trường hợp sỏi san hô hai bên thận Ngoại khoa, (số 2), tr.6-10 31 Ngô Gia Hy và Vũ Lê Chuyên (2000) Kinh nghiệm tán sỏi năm, Tóm lược cơng trình tổng kết nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật 10 năm tại bệnh viện Bình Dân 1990 - 1999 Bệnh viện Bình Dân, tr.149 32 David.LM (1992) Extracorporeal Shosk wave lithotripsy Campbell’s Urology, vol.3, pp.2157-2169 33 Lê Sỹ Trung (2004) Biến chứng nội soi thận qua da nhân 215 trường hợp, Hội nghị khoa học toàn quốc, tr.561-564 34 Kerlem R.K, Kahn R.K and Laberge J.M et al (1985) Percutaneous re,val of renal staghorn caculi AJR, vol.10, pp.779-800 35 Wong M.Y (1998) Evolving technique of percutaneous nephrolithotomy in a developing country Singapore General Hospital experience J- Endo urol, vol.12 (5th ed), pp.397-401 36 Lê Quang Cát và Nguyễn Bửu Triều (1973) Rạch bể thận mặt sau dưới vừa dủ rộng vào nhu mô thận lấy sỏi san hô và sỏi lớn Công trình nghiên cứu khoa học Y dược, tr.115 37 Arakaki.Y, Koga and Matsuoka.M (1990) Managerment of Pyelo ureterotomy incison Urology, pp.235-256 38 Nguyễn Bửu Triều và cộng sự (1984) Áp dụng đường Gil-Vernet có cải tiến phẫu thuật lấy sỏi san hô lớn và phức tạp Ngoại khoa, tập 11 (số 3), tr.68-76 39 Trần Văn Hinh (1998) Lựa chọn đường mổ thận điều trị sỏi thận san hô Ngoại khoa, (số 2), tr.32-36 40 Gil-Vernet.J.M (1983) Pyelolithotomy Urologic Surgery, J.B Lippincott company, pp.159-180 41 Boyce S (1998) Nephrolithotomy Atlas of Urologic Surgery, W.B.Saunders Company, Philadelphia, 2th ed, 42 Resnick.M.I (1981) Pyelonephrolithotomy for removal of calculi from the inferior renal pole Uro Cli of No Ame, vol.8 (3th ed), pp.585-590 43 Trần Văn Sáng và cộng sự (1997) Áp dụng đường Turner-Warwick phẫu thuật lấy sỏi thận phức tạp, Trường đại học Y dược thành phớ Hồ Chí Minh, 44 Turner-Warwick.R.T (1969) Lower pole pyelo-calycotomy, retrograde partial nephrectomy, and uretero-calycostomy British Juornal of Urology, vol 37, 45 Segura J.W (1997) Staghorn caculi Urol Clin North Am, vol.24 (1st ed), pp.80-81 46 Brisset.J.M (1978) Tactique opératoire dans la lithiase rénale Encyclopédie -Médico- Chirurgicale, 1.41090-41013.41092 47 Trần Đức Hoè và Nguyễn Hữu Hảo (1993) Rạch rộng nhu mô thận lấy sỏi san hô dưới hạ nhiệt độ thận tại chỗ Ngoại khoa, tập 12 (số 2), tr.712 48 Graves F.T (1963) Renal hypothermia: an aid to partial nephrectomy J.Brit.Surg, pp.350-362 49 Nony P (1993) Données actuelles et perspectives d’avenir dans le traitement de la lithiase coralliforme de l’adulte, A propos de 113 calculs opérés, Thèse pour la Doctorat d’Etat en Médecine, Bordeaux, France, 50 Menon M, Parulka B.G and Drad G.W (1998) Urinary lithiasis: Etiology, diagnosis and medical management Campbell’s Urology, W.B Saunders Company, Philadelphia, 7th ed, 51 Al-Khatib M (1997) Kidney functional status in patients with staghorn nephrolithiasis complicated by chronic kidney failure after an organpreserving surgical intervention Lik Sprava, 2, 96-99 52 Witherow R.O and Wickham J.E.A (1980) Nephrolithotomy in chronic renal failure-saved from dialysis Br J Urop Int, 52 (3), 419-423 53 Küss R., Camey M and Lassau J.P (1997) Etude sur l'Ðvolution de la fonction rÐnale dans 166 cas de lithiase corralliforme chez l'adulte J d' Urol NÐphrol, vol.76 (1st ed), pp 186-196 54 Goel.M.C, Ahlawat.R and Bhandari.M (1999) Management of staghorm calculus: analysis of combination therapy and open surgery Urol Int, vol.63 (4th ed), pp.223-228 55 Nguyễn Thành Đức, Trần Đức Hoè và Nguyễn Hữu Hảo (1996) Nhân 188 trường hợp phẫu thuật lấy sỏi san hô Ngoại khoa, tập (số 1), tr.4-9 56 Nguyễn Văn Xang, Trần Văn Chất và Nguyễn Nguyên Khôi (1996) Một số chuyên đề về suy thận Tài liệu bổ túc sau đại học tập huấn chuyên ngành nội khoa, Sở Y tế Hà Nội, 57 Bùi Văn Lệnh và Trần Công Hoan (2004) Siêu âm chẩn đoán bộ máy tiết niệu và sinh dục NXB Y học, 58 Nguyễn Văn Luân (2008) Nghiên cứu chẩn đoán kết quả phẫu thuật điều trị sỏi đài bể thận Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội giai đoạn 2006-2008, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội 59 Nguyễn Thanh Hải (2011) Đánh giá kết quả điều trị sỏi san hô thận phương pháp Tuffier – Boyce bệnh viện Việt Đức, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội 60 Nguyễn Hồng Trường (2007) Nghiên cứu điều trị phẩu thuật sỏi san hô thận bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2006 – 2007, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường đai học Y Hà Nội 61 Trần Đình Thiện (2015) Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật sỏi san hô thận Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai đoạn 2012-2015, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội 62 Nguyễn Ngọc Hiền (2004) Kết điều trị sỏi thận san hô phương pháp: Mở lấy sỏi không làm teo nhu mô Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, (số 8), tr.96-105 63 Phan Chính Đăng (2004) Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật sỏi bể thận Bệnh viện Việt Nam – Thụy điển (Uông bí-Quảng Ninh), Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội 64 Trần Văn Hinh (2013) Cận lâm sàng chẩn đoán sỏi tiết niệu Các phương pháp chẩn đoán điều trị bệnh sỏi tiết niệu, NXB Y học, tr.64-74 65 Trần Văn Hinh (2013) Phẫu thuật cắt thận sỏi Các phương pháp chẩn đoán điều trị bệnh sỏi tiết niệu, NXB Y học, tr.221-230 66 Andrew C., Novick and Streem S.B (1998) Surgery of the kidney Campbell's Urology, W.B Saunders Company, Philadelphia, 7th ed, 67 Esew A.A, Kirkali Z and Gulor.C (1994) Open stone surgery, is it still preferable procedure in the management of staghorn caculi Uro Nephrol, vol.26 (3th ed), pp 247-253 68 Errando C et al (1995) Open surgery of calculus of the Kidney pelvis Resultas and complicationin the era of extracorporeal lithotripsy Ann Urol Esp, 29 (6-7), pp 378-381 69 Trần Văn Hinh (2013) Sỏi tiết niệu nhiễm khuẩn Các phương pháp chẩn đoán điều trị bệnh sỏi tiết niệu, NXB Y học, tr.97-113 70 Trần Đức Hoè (2003) Phẫu thuật các đài bể thận, phẫu thuật lấy sỏi thận Những kỹ thuật ngoại khoa tiết niệu, Nhà xuất Y học, Hà Nội, tr.194-230 71 Nguyễn Thành Đức (1999) Nghiên cứu tai biến, biến chứng sớm phẫu thuật sỏi đường tiết niệu số yếu tố liên quan, Luận án Tiến sĩ Y Học, Học Viện Quân Y 72 Nguyễn Hoàng Đức (2005) Phẫu thuật cắt thận cầm máu sau mổ sỏi thận Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 9, tr 90-94 73 Husain I Salah R and EI Fagih (1995) Renal stone in the tropic: Epidemiology, Pathogensis and Current Choices in Non - Surgycal Treatment Asian journal of surgery, Vol 18 (N01), pp 12-19 74 Faure G và Sarramon J.P (1982) Traitement chirurgical du calcul coralliforme J d' Urol, vol.88 (7th ed), pp.448-453 75 Hoàng Mạnh An (2013) Tỷ lệ sót sỏi phẫu thuật sỏi thận và các kỹ thuật bổ trợ để hạn chế sót sỏi Các phương pháp chẩn đốn điều trị bệnh sỏi tiết niệu, NXB Y học, tr.202-214 76 Sarramon J.P (1994) Traitement de la lithiase coralliforme Viatique de NÐphrologie et d' Urologie, FourniÐ-Fonsegrives, Toulouse, France, 77 Trần Văn Hinh (2005) Tai biến và biến chứng phẫu thuật lấy sỏi thận xoang theo kỹ thuật RESNICK.M.I Tạp chí Y học Việt Nam, (số 4), tr.19-22 78 Hinman F.Jr (1998) Kidney Reconstruction Atlas of Urologic Surgery, W.B Saunders Company, Philadelphia, 2th ed 79 Resnick.M.I and S J.P (1991) Kidney and ureteral stone surgery Adult and Pediatric Urology, Vol.1, 540 - 615 MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU Số bệnh án:…………… I.ĐẶC ĐIỂM CHUNG Họ và tên bệnh nhân:…………………………Tuổi : .Giới: Nam □ Nữ □: Địa chỉ: Điện thoại: Chiều cao:…………cm Thận phẫu thuật: Cân nặng :………….kg Phải □ Trái □ Ngày vào viện: Ngày phẫu thuật: Ngày viện: Lý vào viện: Đau quặn niệu □ Đau thắt lưng □ Đái máu □ Đái buốt dắt □ Đái mủ □ Thận to đau □ Khám tình cờ □ Tiền sử mổ sỏi tiết niệu: Bệnh nội khoa nặng kèm theo: II LÂM SÀNG 1.Cơ Đau quặn niệu : Có □ Khơng □ Đau thắt lưng: Có □ Khơng □ Thời gian:………ngày Đái máu: Có □ Khơng □ Thời gian:………ngày Đái b́t dắt: Có □ Khơng □ Thời gian:………ngày Đái mủ: Có □ Khơng □ Thời gian:………ngày Đái sỏi: Có □ Khơng □ 2.Tồn thân Hút áp:…………mmHg: Sớt: ≥150/100mmHg □ Có □ Khơng □ Thiếu máu: Có □ Khơng □

Ngày đăng: 15/12/2020, 20:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 1.1. Đánh giá mức độ suy thận theo Nguyễn Văn Xang (1981)

  • * Chụp niệu đồ tĩnh mạch:

  • - Bệnh nhân được chuẩn bị đại tràng trước khi chụp. Thuốc dùng Ultravis với liều 1mg/kg cân nặng. Sau mỗi 15 phút chụp một phim, sau 60 phút tháo ép chụp một phim lấy toàn bộ hệ tiết niệu.

  • - Đánh giá tình trạng giãn nở đài thận, bể thận, niệu quản, chức năng của thận, độ gấp góc của niệu quản, xem thuốc có xuống phía dưới hòn sỏi hay không, các dị dạng đường tiết niệu kèm theo.

  • - Căn cứ vào mức độ ngấm và bài tiết thuốc cản quang, đánh giá chức năng thận với 4 mức độ:

  • + Thận ngấm thuốc bình thường: 15-30 phút thuốc ngấm rõ đài bể thận.

  • + Giảm chức năng: Thuốc bài tiết chậm hơn 30 phút đến 45 phút.

  • + Chức năng kém: Thuốc bài tiết chậm hơn 45 đến 60 phút.

  • + Chức năng xấu: Thuốc bài tiết sau 60 phút.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan