kết kể trên. Hiện nay người ta chưa có một phương pháp hữu hiệu nào để biểu diễn chính xác một dạng liên kết thực. Như thế, chẳng hạn một hợp chất được gọi là ion nếu dạng liên kết của nó có tính chất nghiêng về dạng ion. Cũng vì lí do đó mọi sự phân loạicác chất dựa trên cơ sở liên kết hoá lí đều không đứng vững được. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm ý nghĩa to lớn của luận thuyết về liên kết hoá lí đối với hoá học tinh thể. 4.3 CÁCLOẠI CẤU TRÚCTINHTHỂ TIÊU BIỂU Đối tượng xem xét dưới đây không phải cấutrúctinhthể của từng chất cụ thể. Trong hệ thống khảo sát ở đây, loạicấutrúc tập hợp các chất khác nhau về hoá học, về dạng liên kết trong mạng, nhưng cùng chung một trật tự phân bố hạt vật chất. Một trong những chất đồng cấutrúc được biết đến sớm nhất sẽ dùng để gọi tên cho cả loạicấu trúc. Đương nhiên, loạicấutrúc không bao hàm chi tiết cụ thể; như kích thước ô mạng chẳng hạn, vì điều chú trọng là cách sắp xếp của hạt trong phạm vi ô mạng cơ sở. Đôi khi, loạicấutrúc còn bao hàm những cấutrúc gần giống, sai khác ít nhiều về đối xứng. 4.3.1 Cách thức thể hiện loạicấutrúc Mỗi cách thể hiện cấutrúc có ưu điểm riêng, có hiệu quả truyền đạt riêng tùy trường hợp. Có 4 cách thể hiện cấutrúc (đều là sơ đồ của ô cơ sở) sau đây: a) Hệ thống nút điểm, đúng hơn là chấm đậm hay khuyên tròn với tâm điểm chỉ thị nhân của hạt vật chất. Mô hình cấutrúc kim cương như trên hình 4.9 là ví dụ. Nếu cách đơn giản này còn hi ệu quả đối với cấutrúc của đơn chất, thì đối với hợp chất tương đối phức tạp, nó không giúp phân biệt cácloại hạt vật chất với bán kính khác nhau chẳng hạn. b) Hệ thống các quả cầu kích thước thay đổi (hình 4.22), tuỳ thuộc bán kính hạt vật chất các loại. Nếu cần, sử dụng các mầu sắc để phân biệt loại hạt. Thông thường, m ầu đỏ dùng cho oxy, vàng đậm cho silic v.v . Cách này cũng có nhược điểm riêng, nhất là khi hợp chất có nhiều loại kích thước hạt; hạt nhỏ bé thường bị khuất sau hạt lớn. Trong hai cách trên, các hạt thường nối nhau bằng đường liền hay đường đứt, độ đậm nhạt khác nhau, nhằm tăng hiệu quả thể hiện hình khối và biểu diễn mối liên kết hóa lí. c) Hệ thống các đa diện phối trí: cấutrúctinhthể phức tạp thường biểu diễn dưới dạng đa diện phối trí các loại, thường gặp là các hình bát diện đều và tứ diện đều. Trong khối cầu anion xếp chặt, ứng với n quả cầu anion là n khoang bát diện và 2n khoang tứ diện; chúng có thể chứa cầu cation bán kính lần lượt là 0,41 và 0,22 25 (coi bán kính anion là đơn vị). Hình 4.11 cho thấy các khoang tứ diện và bát diện sắp xếp thành chuỗi (song song trục chính) theo quy luật của 2 luật xếp cầu. Nếu trong xếp cầu sáu phương (hình 4.11,a) từng cặp chuỗi khoang tứ diện nằm xen kẽ giữa các chuỗi khoang bát diện, thì ở xếp cầu lập phương (hình b) sự xen kẽ 2 : 1 này cho thấy ngay trong từng chuỗi. Theo quy tắc hóa trị tĩnh điện, các cation cỡ khác nhau sẽ không chiếm hết số khoang trống ấy, chúng chiếm từng phần theo tỉ lượng quy định trong thành phần hoá học và theo những sơ đồ riêng. Những đa diện phối trí chứa cation này sẽ gắn với nhau tạo thành sơ đồ cấutrúc cho mỗi chất. Ngoài những đa diện thông thường, cấutrúc có thể có những đa diện khác. Ví dụ hình lập phương, hình tám mặt lập phương v.v . Hình 4.12 giới thiệu mô hình cấ u trúc của khoáng vật molybdenit MoS 2 xây dựng bằng các khối lăng trụ ba phương, chúng là đa diện phối trí của nguyên tử molybden (xen giữa các lớp này là này là lớp bát diện trống). Đối với nhiều trường hợp đơn giản, để diễn đạt hiệu quả một loạicấu trúc, chỉ cần sử dụng vài ba câu đơn giản (xem 4.3.2), mà không nhất thiết nhờ đến hình vẽ. d) Cách đây không lâu, nhu cầuthể hiện cấutrúctinh th ể trên mặt phẳng làm xuất hiện hình chiếu ô cơ sở của nó. Mặt chiếu này (là mặt hình vẽ) đi qua tâm của ô cơ sở. Trên đó, các vòng tròn có tâm ứng với vị trí nguyên tử. Đường kính vòng tròn thay đổi, tỉ lệ thuận với khoảng cách từ tâm nguyên tử đến mặt chiếu. Nguyên tử nằm phía trên mặt chiếu thể hiện bằng vòng đậm, nguyên tử ở phía dưới bằng vòng thanh nét. Những hạt n ằm tại mặt chiếu thì biểu diễn bằng vòng tròn nhỏ hay bằng một nút điểm. Hình 4.13 Nguyên tử A, B, C, D thể hiện bằng khuyên tròn trên mặt chiếu nằm ngang Hình 4.13 cho biết cách thể hiện nguyên tử A, B, C, D bằng vòng tròn (hình bên phải) mặt chiếu dựng song song với các cạnh đáy của tứ diện đều ABCD và đi qua tâm của nó (hình bên trái). Nguyên tử cách đều mặt chiếu AA’ = BB’ = CC’ = DD’, cho nên các vòng tròn ứng với bốn nguyên tử cũng bằng nhau, đôi vòng A’B’ đậm hơn C’D’, vì chúng ở phía trên mặt chiếu, ví dụ: cấutrúc kim cương (hình 4.14). Nguyên tử carbon ở đỉnh ô lập phương và ở tâm hai đáy thể hiện bằng tâm củ a 8 vòng tròn lớn (hình bên phải). Bốn nguyên tử tại tâm các mặt bên ứng với 4 vòng tròn nhỏ; tâm của chúng nằm trên mặt chiếu. Bốn nguyên tử còn lại nằm trọn trong lòng ô; 2 ở phía trên, 2 ở phía dưới mặt chiếu và cùng cách đều mặt chiếu một Hình 4.12 Cấutrúctinhthể của khoáng vật molybdenit MoS 2 thể hiện bằng lăng trụ–đa diện phối trí của nguyên tử Mo (theo Belov N.V., năm 1947) khoảng bằng 1/4 cạnh ô. Tại hình bên phải chúng là bốn vòng tròn với đường kính bằng 1/2 của vòng lớn Hình 4.14 Cấutrúctinhthể kim cương Bên trái: mô hình ô mạng, bên phải: thể hiện bằng khuyên tròn trên mặt chiếu nằm ngang 4.3.2 Phân loại cấu trúctinhthểCấutrúctinhthể có thể phân loại theo hợp chất hoá học. Đơn chất kim loại và phi kim hợp thành nhóm A. Nhóm B bao gồm các hợp chất gồm hai thành phần hoặc phức tạp hơn, cũng có thể chứa nhóm chức. Chẳng hạn, cấutrúc của hợp chất dạng AX thuộc nhóm B, của hợp chất AX 2 thuộc nhóm C, cấutrúc hợp chất dạng A n X m thuộc nhóm D. Những hợp chất có hơn hai loại nguyên tử mà không chứa nhóm chức thì thuộc nhóm E. Chứa nhóm chức khác nhau là cấutrúc thuộc các nhóm F, G, H, K; cấutrúc silicat thuộc nhóm S. Hệ thống phân loại này có nhược điểm riêng; những hợp chất khác nhau về loạicấutrúc và về tính chất thì tập hợp trong một nhóm. Một nguyên tắc phân loại khác dựa vào dạng liên kết hoá học: cấutrúc với liên kết kim loại, cấutrúc với liên kết c ộng hoá trị, v.v . Nhược điểm của hệ thống này rất rõ: phần lớn hợp chất đặc trưng bằng liên kết trung gian. Bây giờ, nếu lưu ý mối tương quan ngược giữa kích thước của ô cơ sở và dạng quen của tinhthể (xem lại mục 3.3.4), thì có thể xếp cáccấutrúctinhthể vào ba nhóm chính: – Cấutrúc đẳng thước; – Cấutrúc lớp và dạng lớp; – Cấ u trúc chuỗi và dạng chuỗi. Nhóm một tập hợp những cấutrúc hệ lập phương và những cấutrúccác hạng khác với tỉ lệ c a hay 22 c ab ⎛⎞ + ⎜⎟ ⎝⎠ hay 22 b ac ⎛⎞ + ⎜⎟ ⎝⎠ hay 22 a bc ⎛⎞ + ⎜⎟ ⎝⎠ xấp xỉ bằng 1 (tức là có các thông số cạnh gần bằng nhau). Nhóm hai gồm cáccấutrúc với tỉ lệ c/a lớn hơn một, nhỏ hơn một là c/a của cáccấutrúc nhóm ba (xem hình 4.6 và 4.4.1). a) Cấutrúc đẳng thước 27 Loạicấutrúc đồng Cu hay là luật xếp cầu lập phương với nhóm không gian Fm3m là nền tảng của số đông loạicấutrúc đẳng thước. Nguyên tử của nhiều kim loại (đồng, vàng, bạc, chì, niken, cobalt, bạch kim, sắt, nhôm, scandi, calci, stronti, nguyên tố đất hiếm, v.v ., xem phụ lục 2), cũng như một loạt hợp kim, đều xếp theo luật này. Loạicấutrúc halit NaCl. Cơ sở của cấutrúc là luật x ếp cầu lập phương của anion Cl − . Cation Na + chiếm hết số khoang bát diện. Ion dương này cũng xếp theo sơ đồ của ion âm. Số phối trí của hai loại ion đều bằng 6. Tất cả khoang tứ diện đều bỏ trống. Cấutrúc của chất khoáng vật pyrit FeS 2 (xem hình 1.8,b); nguyên tử sắt chiếm vị trí của natri, cặp nguyên tử lưu huỳnh S 2 (dạng gánh cân, hoá trị –2) nằm tại chỗ của chlor. Nhóm dạng trục S 2 định hướng lần lượt theo hướng bốn trục bậc ba của ô lập phương. Nhóm không gian của pyrit Pa3 khác hẳn của halit Fm3m. Mạng lập phương tâm mặt trở thành nguyên thuỷ, mặt ảnh trượt thay cho mặt gương. Cấutrúc calcit CaCO 3 (xem hình 4.18) cũng có thể xem như cùng loại, bởi vì cation Ca 2+ sắp đặt giống như Fe 2+ trong pyrit và Na + trong halit. Anion 2 3 CO − hay 2 2 S − tuy không có dạng cầu như Cl − nhưng lại giống nó về trật tự sắp xếp. Loạicấutrúc halit đặc trưng cho halogenur của kim loại kiềm (trừ cesi), của bạc (trừ AgI); các oxit, sulfur và selenur của kim loại kiềm đất; các sulfur, selenur và tellurur của kẽm, mangan, cobalt, nickel, sắt, bạch kim, v.v… (xem các bảng 4.2, 4.9, 4.10 và 4.17). Loạicấutrúc sphalerit ZnS. Cũng như trong cấutrúc halit, cơ sở của cấutrúc sphalerit là xếp cầu luật lập phương của nguyên tử lưu huỳnh. Khác với halit, trong sphalerit nguyên t ử kẽm chiếm khoang tứ diện; chỉ một nửa số khoang này bị chiếm. Chính vì thế, tâm nghịch đảo và trục xoay bậc bốn biến mất: nhóm không gian của sphalerit là F 3m. Khoang tứ diện chứa kẽm định hướng song song nhau, ngược với hướng của khoang trống. Nếu cả hai loại nguyên tử thay bằng nguyên tử carbon thì cấutrúc thu được sẽ là của tinhthể kim cương (xem hình 4.14). Loạicấutrúc sphalerit ZnS cũng phổ biến trong các hợp chất AX, thuộc loại này có halogenur đồng, sulfur, selenur, tellurur của beryli, kẽm, cadimi, thuỷ ngân cũng như một số arsenur và antimonur (của Ca và Al). Là biến thể đa hình hệ sáu phương của sphalerit, vurtzit có cùng thành phần hóa học và cùng phối trí tứ diện của kẽm, nhưng nguyên tử lưu huỳnh của nó lại xếp theo luật xếp cầu sáu phương (xem các bảng 4.7 và 4.8). Loạicấutrúc fluorit CaF 2 . Tương tự sphalerit, cấutrúc fluorit cũng có nền móng là luật xếp cầu lập phương, nhưng do nguyên tử calci tạo nên. Các nguyên tử này giãn rộng tới mức khoang tứ diện có thể chứa nguyên tử cỡ lớn như fluor, và chúng bị chiếm hết, không giống trường hợp sphalerit, số phối trí của calci bằng 8, của fluor 4. Nhóm không gian giữ nguyên Fm3m (hình 4.15). Loạicấutrúc fluorit và fluorit ngược (A 2 X) thường gặp trong sulfur, halogenur và oxit (xem các bảng 4.1, 4.12, 4.16 và 4.20). Loạicấutrúc sắt α ( α -Fe) hay là mạng lập phương tâm khối với nhóm không gian Im3m là sơ đồ cấutrúc của nhiều kim loại ngoài sắt: crom, vanadi, molybden, wonfram, niobi, titan, ziriconi, bari, kim loại kiềm và số lớn hợp kim (xem phụ lục 2). Nếu coi 2 loại nguyên tử là đồng nhất, tức là thuộc cùng một nguyên tố hoá học, thì cấutrúc này theo sơ đồ mạng lập phương tâm khối. Nói cách khác, trong loạicấutrúc clorur cesi CsCl, nguyên tử của mỗi nguyên tố sắp xếp theo sơ đồ mạng lập phương nguyên thuỷ; hai loại nguyên tử này lồng vào nhau và cách nhau 1/2 đường chéo khối của ô mạng. Số phối trí của cả hai loại nguyên tử đều bằng 8, đa diện phối trí là khối lập phương. Nhóm không gian Pm3m. Loạicấutrúc này bao gồm các halogenur còn lại của cesi (trừ fluorur cesi thuộc loạicấutrúc halit), halogenur của tali (trừ fluorur tali), của amoni (như NH 4 Cl, NH 4 Br và NH 4 I) và hàng loạt hợp kim (AgCd, AgLi, AgMg, AlCo, AlFe, BeCo, BeCu, v.v .) (xem bảng 4.11). Loạicấutrúc spinel MgAl 2 O 4 . Nguyên tử oxy xếp theo luật xếp cầu lập phương, magnesi nằm tại khoang tứ diện, nhôm tại khoang bát diện. Ô cơ sở chứa 8 đơn vị công thức. Nguyên tử Mg chỉ chiếm 8 trong số 64 khoang tứ diện, nguyên tử Al chiếm 16 trong 32 khoang bát diện. Công thức ứng với ô mạng cơ sở là Mg 8 Al 16 O 32 . Phần lớn khoang cácloại bị bỏ trống, do đó nhóm đối xứng không gian của loạicấutrúc là Fd3m (mặt ảnh trượt d nằm thay mặt gương ở vị trí toạ độ), đối xứng thấp hẳn so với đối xứng của luật xếp cầu. Dọc trục bậc ba cation kim loại phân bố trên các lớp gồm hai loại. Xen giữa các lớp nhôm phối trí bát diện là lớp nhôm và magnesi với tỉ l ệ Al : Mg = 1 : 2. Loạicấutrúc này bao gồm khoảng 60 hợp chất (nhóm spinel) với công thức tổng quát AB 2 X 4 . Ví dụ: hercynit Fe 2+ Al 2 O 4 , gahnit ZnAl 2 O 4, galaxit MnAl 2 O 4 , chromit Fe 2+ Cr 2 O 4 , v.v… Trong nhóm spinel một số hợp chất có cấutrúc hoán đổi giữa A và B. Cùng chiếm vị trí A với cation hóa trị hai có cả 50% cation hóa trị ba. Số cation còn lại nằm tại vị trí B. Chẳng hạn, magnetit Fe 3+ (Fe 2+ Fe 3+ )O 4 và magnesioferrit Fe 3+ (Mg Fe 3+ )O 4 (xem hình 6.36 và bảng 4.22). Với công thức hóa học đồng dạng của spinel, cấutrúc forsterit Mg 2 SiO 4 gần giống cấutrúc của nó. Nguyên tử oxy xếp theo luật (không phải lập phương) giả sáu phương. Nhưng, với sự góp mặt của cation các loại, olivin không có cấutrúc lớp; 1/8 khoang tứ diện do nguyên tử silic chiếm. Nguyên tử magnesi chiếm một nửa số khoang bát diện (xem 6.1). Một phần lớn silicat khung có thể liệt vào nhóm cấutrúc đẳng thước, điển hình là cristobalit, biến thể SiO 2 nhiệt độ cao. Cấutrúc này có thể suy ra từ cấutrúc kim cương (hình 4.14); nằm tại chỗ của carbon là nhóm tứ diện SiO 4 (silic nằm tại tâm tứ diện, oxy tại đỉnh, xem 6.11 và hình 4.16). Nói cách khác, nguyên tử silic xếp theo hai sơ đồ của mạng lập phương tâm mặt (a và c, xem cuối mục 4.4.1); hai F LP này cách nhau 1/4 đường chéo khối. Nguyên tử oxy nằm ở trung điểm khoảng Si−Si, nhận số phối trí 2. Silic có phối trí tứ diện với 4 oxy (xem thêm hình 4.36). Giống kim cương, cristobalit cũng kết tinh thành bát diện (xem chi tiết ở 6.12). Nếu bỏ qua những tính chất vật lí phụ thuộc vào đối xứng, ví dụ: tính cát khai, hiệu ứng hoả điện, áp điện; thì đặc điểm của cấutrúc đẳng thước là thường đẳng hướng đối với hàng loạt tính chất. Chẳng hạn, tốc độ truyền sóng sáng, truyền nhiệt, dẫn điện, giãn nở nhiệt. b) Cấutrúc lớp và dạng lớp 29 Khác với cấutrúc đẳng thước, cáccấutrúc lớp có đặc điểm dị hướng rõ nét. Trong luật xếp cầu sáu phương tỉ lệ thông số giữa trục đứng và trục ngang c : a = 1,633; mặt mạng (0001) luôn là mặt có mật độ hạt lớn nhất. Bởi vì mật độ hạt của các mặt vuông góc v ới trục c và song song với nó là khác nhau, nên tỉ lệ c/a càng lớn hơn 1,633 thì đặc điểm dị hướng của luật xếp cầu sáu phương càng rõ nét. Chẳng hạn, cấutrúccác kim loại kẽm và cadimi có tỉ số c/a lần lượt bằng 1,86 và 1,89; sự biến dạng của xếp cầu sáu phương làm cho cấutrúc phân lớp càng mạnh (hình 4.27). Loạicấutrúc magnesi Mg hay luật xếp cầu .ABABAB . là s ơ đồ cấutrúc chung cho hàng loạt nguyên tố kim loại như Be, Os, Rh, Sc, Gd, Y, β-Cr, Cd, Ti, Zr, v.v . và nhiều hợp kim (xem thêm 4.4.1). Cơ sở của Hình 4.18 Cấutrúctinhthể của calcit nhiều loạicấutrúctinhthể của các hợp chất. Trong đó, khoang tứ diện và khoang bát diện do các nguyên tử kích thước nhỏ và trung bình chiếm một phần theo những sơ đồ riêng. Chẳng hạn, cấutrúc corindon ỏ-Al 2 O 3 là luật xếp cầu hai lớp biến dạng đôi chút của nguyên tử oxy. Nguyên tử nhôm chiếm 2/3 số khoang bát diện, khoang tứ diện bỏ trống hoàn toàn. Các khoang bát diện trống nằm xen giữa các cặp khoang chứa nhôm, nếu khảo sát dọc theo cáctrụctinhthể học (hình 4.17). Hematit Fe 2 O 3 , ilmenit FeTiO 3 , geikielit MgTiO 3 , pyrophannit MnTiO 3 đều thuộc loạicấutrúc corindon. Cấutrúc calcit CaCO 3 rất giống cấutrúcloại halit. Vị trí do calci chiếm giữ trong calcit tương tự vị trí của natri trong halit. Thay thế chỗ cho chlor là nhóm chức 2 3 CO − . Bởi vì nhóm chức này không có dạng cầu, cấutrúc calcit khác với cấutrúc halit ở chỗ ô cơ sở lập phương của halit bị biến dạng. Nó bóp dẹt dọc một trục ba và biến thành ô mặt thoi R, đỉnh tù với góc 102 o (thay cho 90 o ). Nếu ion hình cầu là chỗ giao nhau của bốn trục xoay đối xứng bậc ba thì calcit chỉ giữ lại một trục đó. Trục chính này xuyên tâm nhóm chức và vuông góc với mặt phẳng của chúng. Dọc trục bậc ba này, các tam giác của nhóm chức xen kẽ ngược chiều nhau (hình 4.18). Các nhóm hình phẳng này song song với nhau, gây nên đặc điểm dị hướng rõ rệt của cấutrúc và của cáctính chất (xem thêm 6.13.1). Thuộc loạicấutrúc này là một loạt carbonat (Mg, Zn, Co, Fe, Mn, Cd, v.v .), nitrat (Na, Li), một s ố borat của đất hiếm v.v . Cấutrúc lớp của iodur cadimi CdI 2 xây dựng trên cơ sở luật xếp cầu hai lớp của iod. Nguyên tử cadimi chiếm một nửa số khoang bát diện, lớp bát diện này nằm xen giữa các lớp khoang bát diện rỗng. Lực gắn kết các tệp bát diện với nhau là lực liên kết tàn dư. Loạicấutrúc này đặc trưng cho hàng loạt iodur (Mg, Ca, Mn, Fe, Co, Pb), bromur (Mg, Mn, Fe, Cs), sulfur, selenur, tellurur (Ti, Zr, Sn, Ta, Pt), hydroxit như brucit Mg(OH) 2 (xem hình 4.19 và các bảng 4.3, 4.14 và 4.23). Tương tự, cấutrúc lớp của chlorur cadimi CdCl 2 cũng có các tệp bát diện của Cd, xen giữa chúng là tệp bát diện rỗng; nhưng các nguyên tử Cl xếp theo luật lập phương. Loạicấutrúc này bắt gặp trong một số halogenur khác (xem bảng 4.15). Gibcit Al(OH) 3 với nhôm hoá trị ba chiếm 2/3 số khoang bát diện được coi là mẫu hình lá O hai bát diện. Còn brucit với cation chiếm hết hình phối trí bát diện thì tạo thành lá O hai bát diện của silicat lớp. Sau đây là một số ví dụ. Nhóm SiO 4 trong cấutrúccác khoáng vật này gắn kết với nhau theo cách riêng, tạo nên nhóm chức dạng lá (hình 4.20) với công thức [Si 4 O 10 ] 4− . Các lá tứ diện đều có hai mặt khác nhau; nếu phía đáy tứ diện đã trung hoà điện tích, thì phía đỉnh (với ion oxy còn dư điện tích −1) của chúng tập trung tất cả điện âm của nhóm chức. Lá ba bát diện (Al+OH) 2+ của kaolinit trung hoà điện tích −4 của nó, bằng cách gắn ngay với nó từ phía đỉnh tứ diện và cùng với nó tạo ra tệp hai lá TO. Hình 4.19 Cấu trúctinhthể của CdI 2 31 Hình 4.20 Cấu trúctinhthể kaolinit Hình 4. 21 Cấutrúctinhthể của pyrophyllit Kaolinit Al 2 [Si 2 O 5 ](OH) 4 Pyrophyllit Al 2 [Si 4 O 10 ](OH) 2 Muscovit KAl 2 [AlSi 3 O 10 ](OH) 2 Phlogopit KMg 3 [AlSi 3 O 10 ](OH) 2 Các tệp này gắn với nhau bằng liên kết yếu. Trong pyrophyllit, cấutrúc bao gồm các tệp ba lá TOT liên kết trực tiếp với nhau (hình 4.21). Lá Al+OH kẹp giữa hai lá nhóm chức; chúng đều hướng mặt lá tích điện âm về phía lá Al+OH dư điện tích dương. Trong ba lá của cấutrúc muscovit và phlogopit, 1/4 nguyên tử silic bị nhôm thay thế; điện tích âm dư sẽ do cation K + trung hoà. Bằng cách đó, nó gắn các tệp ba lá với nhau (xem thêm 6.8, 6.9, 6.10 và các hình 6.24, 6.25 và 6.26). Tinhthể với cấutrúc lớp hay dạng lớp thường có biểu hiện dị hướng rõ nét. Song song với mặt lớp, thường là hướng cát khai hoàn toàn và chỉ số khúc xạ đạt giá trị cao nhất, còn theo hướng vuông góc thì thấp nhất. Theo hướng này hệ số giãn nở nhiệt và co cơ cũng cho giá trị cao nhất. Thông thường, với cấutrúc lớp điển hình, tinhthể có độ cứ ng thấp và dạng quen hình tấm. c) Cấutrúc chuỗi và dạng chuỗi Loạicấutrúc rutil TiO 2 (một trong những biến thể đa hình của dioxit titan). Nguyên tử titan phối trí bát diện, có 6 nguyên tử oxy vây quanh. Mỗi oxy lại nằm giữa 3 nguyên tử titan, ứng với phối trí tam giác đều. Các khối bát diện titan−oxy gắn với nhau bằng cạnh chung, tạo nên chuỗi song song với trục bậc bốn đối xứng. Các chuỗi này gắn với nhau qua đỉnh của bát diện. Nhóm không gian P4 2 /mnm (hình 4.22). Cùng loại với cấutrúc này là stishovit, khoáng vật với số phối trí 6 khác thường của Si 4+ và do đó trọng lượng riêng cao nhất so với các biến thể đa hình khác của silica. Kiểu ghép song tinh phổ biến của rutil phù hợp với đặc điểm cấutrúc của nó: chuỗi bát diện có thể ghép với nhau bằng cạnh bất kì của đa diện phối trí, tạo song tinh dạng khuỷu điển hình (hình 4.23). Thuộc loạicấutrúc rutil có các khoáng vật như cassiterit SnO 2 , platnerit PbO 2 , pyrolusit MnO 2 , các fluorur của Mg, Zn, Mn, Fe, Co, Ni, Pd (xem bảng 4.13) và những hợp chất với công thức AX 2 khác. Loạicấutrúc nickelin NiAs. Cơ sở của cấutrúc là luật xếp cầu hai lớp do nguyên tử arsen tạo ra. Nguyên tử nickel chiếm hết số khoang bát diện giữa 6 quả cầu arsen, các khối bát diện chứa nickel gắn với nhau qua mặt chung tạo nên chuỗi kéo dài theo hướng trục đối xứng bậc sáu. Dạng chuỗi của cấutrúcthể hiện ở s ự khác nhau về khoảng cách giữa các nguyên tử nickel Ni–Ni: 2,52Å dọc hướng c so với 3,61Å dọc hướng a. Cùng loại với cấutrúc này có pyrrhotin Fe 1− x S (x không vượt quá 0,2). Cấutrúc thuộc loại sai hỏng Frenkel; sắt hoá trị hai không thể chiếm hết số khoang bát diện do nhu cầu trung hòa điện tích của hệ. Hiện tượng này gây ra sự thiếu hụt điện tích dương; vì vậy, một lượng tương ứng Fe 3+ vào thay cho Fe 2+ . Điều này sẽ nói rõ hơn ở chương V. Nhiều đồng cấutrúc khác của nickelin liệt kê trong bảng 4.4. Loạicấutrúc chuỗi điển hình thuộc về pyroxen và amphibol (hình 4.24). Trong pyroxen các tứ diện SiO 4 kết nối nhau qua đỉnh chung, tạo nhóm chức [Si 2 O 6 ] 4− dạng chuỗi dích dắc kéo dài vô hạn dọc trụctinhthể học chính. Trong amphibol, nhóm chức [Si 4 O 11 ] 6− Hình 4.22 Cấu trúctinhthể của rutil Hình 4.23 Sơ đồ gắn kết song tinh dạng khuỷu của rutil . đối với hoá học tinh thể. 4.3 CÁC LOẠI CẤU TRÚC TINH THỂ TIÊU BIỂU Đối tượng xem xét dưới đây không phải cấu trúc tinh thể của từng chất cụ thể. Trong hệ. của tinh thể (xem lại mục 3.3.4), thì có thể xếp các cấu trúc tinh thể vào ba nhóm chính: – Cấu trúc đẳng thước; – Cấu trúc lớp và dạng lớp; – Cấ u trúc