Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
72,51 KB
Nội dung
LÝLUẬNCHUNGVỀCHẤTLƯỢNGĐỘINGŨLAOĐỘNGTRONGKHÁCHSẠN 1.1. CHẤTLƯỢNGĐỘINGŨLAOĐỘNGTRONGKHÁCHSẠN 1.1.1. Nguồn laođộngtrongkhách sạn. Cũng như các cơ sở sản xuất vật chất, các doanh nghiệp khác, đối với kháchsạn thì con người là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một khách sạn. Bởi lẽ, chính con người là chủ thể năng động nhất tiến hành mọi hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu của khách sạn. Muốn hiểu rõ vị trí của con người (người lao động) trongkháchsạn thì trước hết chúng ta đi tìm hiểu khái niệm về nguồn nhân lực trongkhách sạn. 1.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực trongkhách sạn. - Khái niệm chung: Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh. Nguồn nhân lực với tư cách là nơi cung cấp sức laođộng xã hội, nó bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Nguồn nhân lực với tư cách là nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, là khả năng laođộng xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi có khả năng lao động. Nguồn nhân lực còn được hiểu với tư cách là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động. Với cách hiểu này, nguồn nhân lực bao gồm những ngưới bắt đầu bước vào độ tuổi laođộng trở lên có thể tham gia vào nền sản xuất xã hội. Ở Việt Nam, theo cách xác định của Tổng cục thống kê, nguồn nhân lực xã hội bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có tính thêm cả laođộng trẻ em và laođộng cao tuổi. Cách hiểu trên đều có chung một ý nghĩa là nói lên khả năng laođộng của xã hội. Tuy nhiên, chúng khác nhau về việc xác địng quy mô của nguồn nhân lực. Mặc dù có sự khác nhau trong quan niệm nguồn nhân lực nhưng nhìn chung nguồn nhân lực được xem xét dưới hai góc độ là số lượng và chất lượng. Số lượng được hiểu thông qua các chỉ tiêu, quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu về số lượng này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Tuy nhiên mối quan hệ này chỉ được thể hiện ra sau một khoảng thời gian nhất định. Vềchất lượng: đây là một trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chấtlượng nguồn nhân lực không những là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế mà còn là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển về mặt đời sống xã hội, bởi lẽ chấtlượng nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ hơn với tư cách không chỉ là nguồn nhân lực của sự phát triển mà còn thể hiện mức độ văn minh của một xã hội nhất định, nó được xem xét trên các mặt: tình trạng sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn và năng lực phẩm chất . - Khái niệm nguồn nhân lực trongkhách sạn: Khái niệm nguồn nhân lực trongkháchsạn cũng giống như khái niệm nói chung, tại Việt Nam nguồn nhân lực trongkháchsạn là nguồn nhân lực trong xã hội nhưng được xem xét trong phạm vi ngành kinh doanh kháchsạn hay liên quan đến khách sạn. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh trongkhách sạn, độingũlaođộng gồm: laođộng kinh doanh lưu trú, laođộng kinh doanh ăn uống, laođộng kinh doanh dịch vụ bổ sung, laođộng quản lý. Cách phân loại này làm cho người laođộng hiểu rõ giới hạn, trách nhiệm và phạm vi laođộng của mình. Mặt khác cũng giúp cho công tác tổ chức laođộngtrongkháchsạn dễ dàng, đơn giản hơn. Căn cứ vào trình độ chuyên môn phân chia laođộng theo các mức độ: laođộng tốt nghiệp đại học và trên đại học, laođộng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và laođộng chưa qua đào tạo. Cách phân chia này làm cho kháchsạn nắm được tình hình chấtlượngđộingũlaođộng của mình, từ đó có kế hoạch tuyển dụng lao động, bồi dưỡng và đào tạo lao động, sử dụng laođộng một cách hợp lý nhất. Căn cứ vào mức độ tác độngđối với quá trình kinh doanh, laođộngtrongkháchsạn gồm có: laođộng trực tiếp và laođộng gián tiếp. Laođộng trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh là những laođộng thực hiện chức năng cơ bản. Bộ phận này chiếm tỷ trọng lớn 80 -90%, quyết định đến hoạt động kinh doanh của khách sạn, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp, kháchsạn muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải có độingũlaođộng trực tiếp lành nghề trong phục vụ khách du lịch. Laođộng gián tiếp là laođộng quản lý và điều hành quá trình kinh doanh. Bộ phận laođộng này chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng rất cần thiết đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nhất định. Để tăng hiệu quả kinh doanh các kháchsạn phải duy trì tỷ lệ hợp lý giữa laođộng trực tiếp và laođộng gián tiếp. Thông qua cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp kháchsạn trả công cho từng bộ phận hợp lý, có sự khác nhau theo chế độ, chính sách Ngoài ra còn có thể phân loại căn cứ vào giới tính, độ tuổi, phương thức hoạt độnglaođộng . 1.1.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực trongkhách sạn. Nguồn nhân lực trongkháchsạn có một số đặc điểm sau: - Laođộngtrongkháchsạn chủ yếu là laođộng dịch vụ do sản phẩm là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn. - Tính chuyên môn hoá cao: mỗi loại laođộng chuyên làm một công việc nhất định. Chuyên môn hoá tạo ra sự thành thạo, khéo léo nên nâng cao được chấtlượng phục vụ, tiết kiệm được chi phí và thời gian, tạo ra năng suất laođộng cao, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, do chuyên môn hoá sẽ làm cho tổ chức laođộng cứng nhắc, laođộng giữa các bộ phận khó có thể thay thế cho nhau, do vậy có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Đặc điểm này đòi hỏi kháchsạn phải bố trí laođộng phù hợp. Đối với đối tượng laođộng đặc biệt cần có sự dự phòng về mặt nhân sự để có thể đảm bảo thay thế bất cứ lúc nào. Phải thực hiện tốt thông tin giữa các bộ phận để có sự kết hợp đồng bộ trong hoạt động. - Khó có khả năng cơ khí hoá, tự động hoá dẫn đến số lượnglaođộng nhiều trong cùng một thời gian và không gian (chưa kể đến sự có mặt của người tiêu dùng), nhiều loại chuyên môn nghề nghiệp dẫn đến việc khó khăn trong tổ chức quản lý điều hành. - Laođộng kinh doanh kháchsạn có tính thời điểm và thời vụ. Thời gian làm việc của hầu hết các bộ phận trongkháchsạn phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách. Vì đặc điểm này mà vào thời điểm chính vụ thì nhu cầu sử dụng laođộng rất cao còn ngược lại vào trái vụ thì nhu cầu sử dụng laođộng là rất thấp. - Laođộngtrong kinh doanh kháchsạn có cường độ làm việc không cao nhưng môi trường làm việc phức tạp. Laođộng thuộc nhiều ngành nghề khách nhau ( laođộng buồng, bàn, bar, bếp, lễ tân…), phục vụ nhiều đối tượng khách nhau về trình độ, tập quán, thói quen, cách ứng xử,…nên đòi hỏi người laođộng phải có tâm lý tốt, khả năng chịu đựng được áp lực công việc. Không những chịu đựng tâm lý khi phục vụ khách du lịch mà còn phải chịu đựng môi trường làm việc có hại cho sức khoẻ như bụi bẩn ở các bộ phận bếp, laođộng buồng, vệ sinh… 1.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao chấtlượngđộingũlaođộng 1.1.2.1. Đối với kháchsạnChấtlượngđộingũlaođộng chính là lợi thế cạnh tranh của khách sạn. Kinh doanh kháchsạn là kinh doanh sản phẩm dịch vụ. Chấtlượngsản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu của khách du lịch là tổng hợp của các yếu tố: cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi; bản thân sản phẩm; thái độ phục vụ cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên tốt; công tác tổ chức quản lý việc phục vụ khách tốt. Như vậy có thể nói nếu nâng cao được chấtlượngđộingũ nhân viên tức là đã góp phần vào quá trình phục vụ khách, đáp ứng nhu cầu của khách một cách chuyên môn, bài bản. Qua đó cũng tạo ra thiện cảm của khách du lịch với khách sạn, là một yếu tố nâng cao mong muốn tiêu dùng của khách tại khách sạn. Điều này rất có ý nghĩa với hoạt động kinh doanh của khách sạn. 1.1.2.2. Đối với bản thân người laođộng Qua quá trình nâng cao chấtlượng chuyên môn nghiệp vụ của mình họ có thể làm tốt hơn các công việc được giao, giảm được thời gian mà vẫn hoàn thành được công việc, từ đó nâng cao được thu nhập, cải thiện đời sống của bản thân. 1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NÂNG CAO CHẤTLƯỢNGĐỘINGŨLAOĐỘNGTRONGKHÁCHSẠNTrong mọi doanh nghiệp vấn đề nguồn nhân lực luôn là một vấn đề then chốt, chiếm vị trí quan trọngtrong công tác quản trị cũng như trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, khách sạn. Vậy làm thế nào để có độingũlaođộngchấtlượng cao, đáp ứng được yêu cầu của công việc cũng như xu thế hiện nay? Đây cũng là một vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp đều nghiên cứu và cố gắng thực hiện. Có thể nói việc đầu tiên các doanh nghiệp cần làm là có một chính sách thu hút laođộng thật hợp lý, thật hấp dẫn. Khi đã chọn ra được một độingũ nhân sự thì cần chú trọng đến việc sử dụng, đào tạo, phát triển nhân sự, thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công việc của của người lao động. Và điều cuối cùng cũng quan trọng không kém đó là phải có một chế độ đãi ngộ nhân sự phù hợp. 1.2.1. Chính sách thu hút nhân sự 1.2.1.1. Hoạch định tài nguyên nhân sự Hoạch định tài nguyên nhân sự là một tiến trình quản trị bao gồm việc phân tích các nhu cầu và khả năng cung ứng nhân sự cho một tổ chức dưới những điều kiện thay đổi và sau đó triển khai các chính sách và các biện pháp nhằm thoả mãn nhu cầu đó. Hoạch định tài nguyên nhân sự như vậy có nghĩa là quá trình biến đổi những mục tiêu của doanh nghiệp thành những dữ kiện về nhân công nhằm đáp ứng sự hoàn thành những mục tiêu ấy. Căn cứ để hoạch định nhân sự được thể hiện ở biểu sau: Biểu 1.1: Căn cứ xác định nhu cầu nhân sự trong doanh nghiệp. chiến lược phát triển kinh doanh trình độ, trang bị máy móc, thiết bị cho laođộng trình độ nhân lực kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh cụ thể định mức laođộng nhu cầu nhân lực (cơ cấu nhân lực cần có) nhu cầu tuyển thêm nhu cầu thay thế cho số laođộngvề hưu, chuyển đi nơi khác và đi đào tạo số hiện có phù hợp với yêu cầu của các vị trí mới kể cả chuyển đổi và đào tạo lại cấp tốc. 1.2.1.2. Định mức laođộng Định mức laođộng là việc quy định các mức hao phí cần thiết cho việc chế tạo ra một sản phẩm hay một công việc nhất định. Định mức laođộng chính là nghiên cứu phát hiện và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực của doanh nghiệp để không ngừng nâng cao năng suất laođộng và hiệu quả kinh tế trongsản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thường xuyên tình hình sử dụng laođộng của mọi cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, phân tích khả năng của các đơn vị , tham khảo kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của các doanh nghiệp khác trên cơ sở đó xây dựng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Thường xuyên theo dõi kiểm tra, thống kê phân tích và quản lý tình hình thực hiện mức laođộng kết hợp với việc động viên khen thưởng vật chấtđối với những người đạt và vượt mức lao động, bảo đảm cho công tác định mức laođộng thực sự là công cụ quan trọng của quản lý doanh nghịêp. 1.2.1.3. Tổ chức tuyển dụng nhân sự. Đây là khâu quan trọng nhất, chọn lựa nhằm đảm bảo có được người phù hợp và người được chọn sẽ thành công trong công việc. Muốn tuyển chọn tốt phải tiến hành phân tích công việc. Quá trình phân tích công việc sẽ giúp cho nhà quản lý chọn lựa đúng người vào đúng việc. Người được chọn cần có kiến thức kỹ năng cần thiết, phải được giao trách nhiệm và nhiệm vụ rõ ràng. Quá trình tuyển chọn sẽ cho phép doanh nghiệp chọn được trong số các ứng viên ai là người phù hợp nhất với yêu cầu của công việc. Những người bị loại không phải là người xấu, không sử dụng được mà chỉ vì họ không thích hợp với công việc mà doanh nghiệp cần. Khả năng của con người chỉ phát huy được mạnh nhất nếu chúng ta bố trí họ vào đúng công việc thích hợp với họ. Tiến trình tuyển chọn nhân viên thường qua 7 bước sau đây (theo kiểu Âu- Mỹ): Bước 1: Xem xét hồ sơ xin việc Bước 2: Thi trắc nghiệm Bước 3: Phỏng vấn sơ bộ Bước 4: Phỏng vấn sâu Bươc 5: Sưu tra lý lịch Bước 6: Khám sức khoẻ Bước 7: Quyết định tuyển dụng Khi chúng ta tuyển dụng lao động, muốn công việc sau này đạt hiệu quả cao nhất thì nhất thiết phải tập trung vào những con người có khả năng chuyên môn cao, biết ngoại ngữ, giỏi vi tính, có lòng nhiệt tình với công việc, có sức sáng tạo cao, có ý thức trách nhiệm, linh hoạt trong ứng xử, tiết kiệm, biết thích ứng với môi trường đồng nghiệp. 1.2.2. Sử dụng, đào tạo và phát triển nhân sự. Theo “Quản trị nhân sự” của tác giả Nguyễn Hữu Thân thì: Đào tạo là một quá trình có hệ thống nhằm nuôi dưỡng việc tích luỹ các kỹ năng, các quy tắc khái niệm hay thái độ dẫn đến sự tương xứng hơn giữa các đặc điểm của công nhân viên và giữa những yêu cầu của công việc. Hoạt động đào tạo cần được gắn rõ ràng với những nhu cầu cụ thể của đơn vị kinh doanh và những kết quả kinh doanh chủ chốt đặt ra những nhu cầu đào tạo. Đào tạo là một vũ khí chiến lược đối với các tổ chức. Việc đầu tư cho đào tạo gắn liền với khả năng sinh lợi lâu dài, có sự khác biệt rất lớn giữa đào tạo với tư cách là một hoạt động. Đào tạo đòi hỏi phải xác định cẩn thận các mục tiêu, đánh giá có hệ thống các phương án và đánh giá khắt khe các thành tựu. Phát triển là quá trình lâu dài nhằm nâng cao năng lực và động cơ của công nhân viên để biến họ thành thành viên tương lai quý báu của tổ chức đó. Phát triển không chỉ có đào tạo mà còn có cả sự nghiệp và các kinh nghiệm khác nữa. Việc đào tạo nhân viên trong một doanh nghịêp có thể thực hiện theo 3 giai đoạn: lúc mới đầu nhận việc, trong thời gian làm việc và để chuẩn bị cho công việc mới. * Đào tạo lúc mới bắt đầu nhận việc: Đào tạo lúc mới đầu nhận việc được gọi là hướng dẫn hay giới thiệu công việc. Mục tiêu của việc đào tạo trong giai đoạn này là để nhân viên mới làm quen với môi trường hoạt động hoàn toàn mới mẻ đối với họ và qua đó nhằm tạo cho nhân viên mới tâm trạng thoải mái, yên tâm trong những ngày đầu tiên làm việc. Nội dung đào tạo hướng dẫn thường đề cập đến lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp, mục tiêu hoạt động, sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất, vai trò của chức danh mà nhân viên mới đảm nhận đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, các chính sách, quy định về lề lối, giờ giấc làm việc và những quyền lợi mà nhân viên được hưởng. Sự giới thiệu nhân viên mới với các nhân viên khác và các đơn vị trong doanh nghiệp cũng rất cần thiết đối với nhân viên mới. * Đào tạo trong lúc làm việc: Việc đào tạo trong thời gian làm việc có thể được tiến hành theo 2 cách sau: - Cách thức vừa làm vừa học: được áp dụng khi nội dung đào tạo chủ yếu là về nghiệp vụ kỹ thuật. Các phương pháp có thể cho việc vừa làm vừa học cụ thể như sau: + Luân chuyển công việc: là phương pháp mà theo đó nhân viên sẽ được luân chuyển qua nhiều chức danh công việc khác nhau trong một khoảng thời gian để nhằm hiểu biết tổng quát các công việc có liên quan. + Thực tập: có nghĩa là vừa tập làm thực tế vừa theo học bài giảng trên lớp. + Thực hành: phương pháp đào tạo trực tiếp qua việc làm cụ thể dưới sự hướng dẫn của một nhân viên có trình độ. - Cách thức tạm ngưng công việc để học: được thực hiện bên ngoài nơi làm việc và có nhiều phương pháp có thể áp dụng. Phổ biến nhất ở nước ta hiện nay là gửi theo học ở các trường lớp đào tạo bên ngoài doanh nghiệp, hoặc tổ chức ngay trong hội trường của doanh nghiệp. * Đào tạo công việc cho tương lai: [...]... công việc của người laođộng hay chính là năng suất laođộng của cá nhân trong doanh nghiệp Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình độ laođộng của người laođộng Năng suất laođộng chính là kết quả biểu hiện chất lượngđộingũ lao động của công ty và phản ánh được kết quả kinh doanh của công ty Năng suất laođộng phản ánh mức doanh thu bình quân một nhân viên thực hiện trong kỳ, hoặc số lượngsản phẩm bình... nghiệp - Muốn có được độingũlaođộng tối ưu phải biết xác định cơ cấu laođộng tối ưu giữa các bộ phận laođộng trực tiếp và laođộng gián tiếp: + Laođộng gián tiếp: là độingũ cán bộ quản lý, lãnh đạo đòi hỏi cần phải có cơ cấu hợp lý, có trình độ cao, nhạy bén trong kinh doanh, phản ứng kịp thời với những thay đổi của thị trường Ngoài ra độingũ lãnh đạo còn phải quan tâm đến việc động viên tinh thần,... NÂNG CAO CHẤTLƯỢNGĐỘINGŨLAOĐỘNG Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chấtlượngđộingũ lao độngtrongkháchsạn Các yếu tố đó được xếp làm 2 nhân tố chính là nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan 1.3.1 Nhân tố chủ quan Nhân tố chủ quan là bản thân những yếu tố thuộc về người laođộng Đó là trình độ, sức khoẻ, tuổi đời, khả năng hoàn thành công việc, kinh nghiệm, nhu cầu và động cơ... trị trong doanh nghiệp cần phải thực hiện một số vấn đề sau: - Laođộngtrong toàn thể doanh nghiệp phải được phân thành các khâu, các bộ phận với một số lượng, chất lượng, ngành nghề, giới tính và lứa tuổi Ứng với mỗi bộ phận thì người laođộng có chức năng quyền hạn nhất định trong phạm vi doanh nghiệp - Sử dụng độingũlaođộng tối ưu chỉ khi lực lượnglaođộng đảm bảo đủ số lượng, ngành nghề, chất. .. Để nâng cao chấtlượngđộingũ lao động thì vai trò của doanh nghiệp đóng góp một phần khá quan trọng Vì chính các doanh nghiệp sẽ phải dùng các biện pháp cụ thể để tác động vào động cơ làm việc của người laođộngTrong điều kiện các doanh nghiệp muốn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của laođộngtrong doanh nghiệp mình thì cần tạo cơ hội cho người laođộng được tham gia học các lớp về nâng cao... sự trả thù lao theo giờ cho người laođộng theo một thời gian nhất định (ngày, tuần, tháng, năm, ) Tiền lương được hiểu là số tiền mà người laođộng nhận được từ người sử dụng laođộng của họ thanh toán lại tương ứng với số lượng và chấtlượnglaođộng mà họ đã tiêu hao trong quá trình tạo ra của cải cho xã hội Do vậy để thu hút được nhân sự cũng như tăng cường sự laođộng của nhân viên trong doanh... ảnh hưởng đến việc nâng cao chấtlượngđộingũ lao động Nhóm nhân tố này quyết định đến việc công tác và sự nhiệt tình trong công việc của người laođộng Nói cách khác hiệu quả công việc chỉ có thể đạt được khi kết hợp được cả 2 yếu tố từ người lao động, đó là muốn làm và có thể làm * Người laođộng chỉ cảm thấy thoả mãn khi làm một công việc hứng thú, nhiệm vụ hứng thú Trong một công ty, một doanh... của độingũlaođộng chính là yếu tố then chốt Với bản thân người laođộng khi nền kinh tế xã hội phát triển thì động cơ của họ cũng thay đổi Họ sẽ có sự nhìn nhận khái quát hơn về giá trị sức laođộng của mình Do đó họ cần nhiều hơn từ doanh nghiệp vềlương bổng, cơ hội thăng tiến, đào tạo, môi trường làm việc cũng phải thuận lợi hơn Đặc biệt là những yêu tố về tâm lý và sự tôn trọng các giá trị lao. .. chức Laođộng Quốc tế ( ILO) tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập bất luận tên gọi hay cách tính khác nhau như thế nào mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người laođộng và người sử dụng laođộng hoặc bằng pháp luật theo một hợp đồnglaođộng được viết ra hay bằng miệng Tiền công theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các hình thức bù đắp mà doanh nghiệp trả cho người lao động. .. phẩm bình quân một nhân viên thực hiện được trong một đơn vị thời gian Vì vậy mà năng suất laođộng được sử dụng để so sánh hiệu quả sử dụng laođộng hoặc hiệu quả kinh doanh giữa các kỳ của công ty 1.3.2 Nhân tố khách quan Là những yếu tố bên ngoài, những yếu tố thuộc về doanh nghiệp, về môi tường vĩ mô nơi mà người laođộng làm việc 1.3.2.1 Nhóm yếu tố thuộc về doanh nghiệp Gia nhập WTO mở ra cơ hội . LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG TRONG KHÁCH SẠN 1.1. CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG TRONG KHÁCH SẠN 1.1.1. Nguồn lao động trong khách sạn. . doanh trong khách sạn, đội ngũ lao động gồm: lao động kinh doanh lưu trú, lao động kinh doanh ăn uống, lao động kinh doanh dịch vụ bổ sung, lao động quản lý.