tiet 60 kiem tra tieng viet

2 692 4
tiet 60 kiem tra tieng viet

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TUẦN 15. TIẾT 60. KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Ma trận đề: Mức độ Lvực ND Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao TN TN TN TL TN TL Câu Điểm Tiếng Việt Cấp độ, TTV C1, C2, C3, C4 (II) 4 2 Từ TD ĐP C5 1 0,5 Trợ từ C6 1 0,5 Thán từ C7 1 0,5 BP Tu từ C8, C9 2 1 Câu C10 II 2 5,5 Tổng số câu 10 1 11 10 I. TRẮC NGHIỆM(5đ_mỗi câu đúng được 0,5đ): Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đại diện: Câu 1: Từ nào có nghĩa bao hàm các từ sau đây: Học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, A. Đồ dùng C. Nghề nghiệp B. Môn học D. Tính cách Câu 2: Những từ "trao đổi, buôn bán, sản xuất" được xếp vào Trường từ vựng nào? A. Hoạt động kinh tế C. Hoạt động văn hóa B. Hoạt động chính trị D. Hoạt động xã hội Câu 3: Các từ in đậm trong bài thơ sau thuộc Trường từ vựng nào? "Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi" (Hồ Xuân Hương) A. Động vật ăn cỏ C. Động vật thuộc loài ếch nhái B. Động vật ăn thịt D. Côn trùng Câu 4: Trong các dãy từ sau, dãy nào sắp xếp đúng với Trường từ vựng "văn học"? A.Tác giả, tác phẩm, nhân vật, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, B. Tác giả, tác phẩm,biên đạo múa, nhân vật, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, C.Tác giả, tác phẩm, nhân vật, bút vẽ, hình khối, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, D.Tác giả, tác phẩm, nhân vật, giọng điệu, âm vực, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, Câu 5: Trong bài thơ sau, từ "cá tràu" thuộc từ ngữ nào? "Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế Khế trong vườn thêm một tí rau thơm Ờ! Thế đó một thời xa cách mẹ Hai mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm" (Chế Lan Viên) A.Từ địa phương C. Từ toàn dân B. Biệt ngữ xã hội D. Cả A, B, C đều sai Câu 6: Các từ in đậm trong những câu sau, từ nào là Trợ từ? A. Những ý tưởng ất tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi . B. Một người đau chân có lúc nào quên đi cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu C. Nó vợ con chưa có D. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về, lúng túng như tôi cả. Câu 7: Trong những từ ngữ in đậm sau, từ nào là Thán từ? A. Hồng! mày có muốn vào Thanh Hóa . C. Không, ông giáo ạ! B. Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ D. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã khỏe lại rồi Câu 8: Trong những câu sau, câu nào sử dụng phép Nói quá? A. Chẳng tham nhà ngói ba tòa- Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành B. Làm trai cho đáng nên trai- Khom lưng, uốn gối gáng hai hạt vừng C. Hỡi cô tát nước bên đàng- Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi? D. Miệng cười như thể hoa ngâu- Đội hoa như thể đội mây trên đầu Câu 9: Biện pháp Nói giảm nói tránh (được in đậm) trong khổ thơ sau nói về điều gì? " Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc ngày xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành" (Tây Tiến, Quang Dũng) A.Sự vất vả C. Sự nguy hiểm B. Cái chết D. Sự xa xôi Câu 10: Câu ghép nào sau đây có quan hệ từ chỉ mục đích? A. Nếu trời mưa thì lớp tôi không đi cắm trại nữa B. Để cha mẹ, thầy cô vui lòng, chúng ta phải chăm chỉ học tập C. Vì nhà nghèo nên bạn ấy không thể tiếp tục đên trường D. Tuy còn nhỏ nhưng Hải đã giúp được rất nhiều cho bố mẹ II. TỰ LUẬN: (5 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 15 dòng) sử dụng các từ thuộc Trường từ vựng "thể thao". Gạch chân các từ ấy. Đáp án: I. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ. án C A C A A A C B B B II. Căn cứ vào bài làm của học sinh để đánh giá, cho diểm . TUẦN 15. TIẾT 60. KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Ma trận đề: Mức độ Lvực ND Nhận biết Thông hiểu Vận dụng. Chẳng tham nhà ngói ba tòa- Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành B. Làm trai cho đáng nên trai- Khom lưng, uốn gối gáng hai hạt vừng C. Hỡi cô tát nước bên đàng-

Ngày đăng: 24/10/2013, 10:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan